BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT

8 794 6
BÁO CÁO THỰC TẬP-MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ. Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt. Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy. Qua thực tế điều tra qua các bài viết của học sinh khối 2 chúng tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, tỉ lệ học sinh yếu đối với phân môn chính tả đầu năm là 50,8%. Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng chuyên đề “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ” với mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả của khối 2. II/ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 2 1. THƯC TRẠNG CHUNG : Trường TH Đinh Trang Hòa 2 là một khu kinh tế mới, nơi tập trung dân cư của rất nhiều vùng miền trong cả nước sinh sống ( miền Bắc, miền Trung, miền Nam và người địa phương là dân tộc K’Ho). Nằm ở vị trí xa nơi trung tâm, việc giao lưu để phát triển vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế. Mỗi một vùng miền lại có những lỗi phát âm khác nhau nên việc nghe- viết, phát âm các em còn có nhiều hạn chế do phương ngữ. Chính vì vậy, việc nghe- viết chính tả các em thường mắc nhiều lỗi. Mặt khác, đa số gia đình các em có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán trắng cho giáo viên. Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng. Ví dụ: / k / ghi bằng c, k, q, âm “gờ” ghi bằng g , gh; âm “ng” ghi bằng ng, ngh. Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có. Mỗi tiết học trong phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học có hai phần đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Phần chính tả đoạn bài là học sinh nghe, viết (tập chép) một đoạn văn, đoạn thơ (theo số lượng tiếng của từng bậc học trong chuẩn KTKN) sau khi được đọc và tìm hiểu các hiện tượng chính tả trong thời gian khoảng 15 phút. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu môn học. 1 2. THỰC TRẠNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY a. Đối với học sinh: - Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả. Qua thống kê các loại lỗi, học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau: - Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh,… ) - Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành - tranh giành) - Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả ( gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.) g / gh: đua ge ng / ngh : củ ngệ c / k: cây céo - Lỗi phát âm do sai phương ngữ ( l - n, s - x, tr - ch,…) ch / tr: con chăn s / x: chim xẻ Qua thực tế các lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ; v/d/ gi , l/n là phổ biến hơn cả Nguyên nhân: - Do các em phát âm theo thói quen địa phương - Do các em chưa hiểu nghĩa từ - Về nhà ít đọc sách, báo nên không nhớ mặt chữ. - Khi thầy cô giảng bài phân tích các chữ khó các em không chú ý lắng nghe. - Do không thuộc các quy tắc chính tả. b/ Về phía phụ huynh: - Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc kiểm tra bài vở của con mình. - Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai. c/ Về dạy chính tả của giáo viên: - Trong quá trình dạy phân môn chính tả, giáo viên chưa làm công tác điều tra để phân biệt các nhóm đối tượng học sinh viết sai chính tả để giáo viên có biện pháp với từng nhóm đối tương. - Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên chưa quan tâm đến cách đọc, giáo viên chủ yếu đọc theo cụm từ để học sinh viết mà chưa đọc trọn câu để học sinh nghe và hiểu câu văn để viết đúng. - Đối với các bài tập âm vần, giáo viên chưa giải nghĩa từ, khắc sâu kiến thức bằng cách đặt câu hoặc đặt từ vào một số tình huống cụ thể để học sinh hiểu nghĩa của từ. Một số giáo viên chưa lựa chọn được các bài tập cần làm phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên chưa phát huy hết tác dụng của bài tập để sửa lỗi sai cho học sinh. - Việc chấm bài của học sinh thực hiện thường xuyên, song việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi giáo viên chưa thực sự quan tâm . III- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ: 1. Đối với học sinh - Rèn luyện kỹ năng: Nghe - Nhớ - Vận dụng thực hành đối với phương châm “em nghe - em nhớ - em làm - em hiểu”. - Ở nhà thường xuyên giải bài tập SGK, trong vở bài tập với phương châm “Học thầy không tày học bạn”, học ở bất cứ nơi nào, dù ở nhà hay ở trường cũng phải luôn nghiêm túc và tập trung trong khi học tập. - Cùng với lớp tham gia trò chơi hàng tuần để kiểm tra kiến thức chính tả của mình qua việc bồi dưỡng học sinh yếu và học sinh giỏi sau một tuần học tập . 2 2. Đối với phụ huynh : - Phụ huynh cần trao đổi với giáo viên về cách học của con em mình ở nhà. Quan tâm kiểm tra tình hình học tập của con em hàng ngày. Hàng tuần báo tình hình học tập ở nhà của con em mình cho giáo viên. - Khắc phục lỗi phát âm sai để con cái nêu gương, không bị ảnh hưởng khi giao tiếp. 3. Đối với giáo viên dạy trên lớp : 3.1/ Tự bồi dưỡng: Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến chính tả. Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Học sinh có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Vì vậy trước hết giáo viên phải phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải để học sinh dễ phân biệt các âm hay lẫn lộn. 3.2/ Dùng các biện pháp hướng dẫn HS phân biệt các hiện tượng chính tả, ghi nhớ quy tắc chính tả a/ Phân tích so sánh Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này. Nặng = N + ăng + thanh nặng Nặn = N + ăn + thanh nặng So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”, tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai. b/ Giải nghĩa từ Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ví dụ: vác nặng - lặng im Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn… nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa từ ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh… với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. c/ Hướng dẫn mẹo luật chính tả: Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau : Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử,… Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng… chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi,… 3 d/ Cho HS làm nhiều dạng bài tập chính tả: Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc chính tả để ghi nhớ. Trong quá trình dạy các bài tấp chính tả âm vần, giáo viên cần có sự lựa chọn bài tập phù hợp với đa số đối tượng học sinh của lớp và cá biệt đối với các nhóm đối tượng học sinh của lớp. Bài tập trắc nghiệm khoanh tròn Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng : nàng xóm b- chổi che c- xa xa d- lo lắng e- chang chang g- chim xẻ Trắc nghiệm đúng – sai Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả: gia đình da vào cặp da dòng giống giông bão râm bụt Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả: A B long dữ sáng sủa giận chăn con lanh Bài tập lựa chọn Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau: Đôi………này đế rất………. (dày, giày) Em thích nghe kể…………hơn đọc……… ( truyện, chuyện ) Bài tập phát hiện + Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng: Đàn xếu đang sải cánh trên cao. Hồ về thu, nước chong vắt, mênh mông. Bài tập điền khuyết Điền vào chỗ trống cho phù hợp d, r hoặc gi : …án cá, ….ễ….ãi, đêm….ao thừa, xếp hàng….ọc s hoặc x : ….ôn….ao,….a….ôi,….ung phong, đơn….ơ Bài tập điền từ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: (lịch, nịch): quyển ; chắc Điền vào chỗ trống tr hay ch: cây e; mái e; ung thành; ung sức. Điền vào chỗ trống ng hay ngh? - ày tháng; ỉ ngơi; ười bạn; ề nghiệp. Bài tập phân biệt Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau no – lo dành – giành Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng. 4 4/ Một số lưu ý: * Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.Trong khi cung cấp kiến thức cho học sinh , giáo viên cần tuân theo : “Thầy nêu vấn đề – trò suy nghĩ (thảo luận nhóm, cặp cá nhân…) đưa ra nhận xét (kết quả) thầy bổ sung đi đến kết luận - trò ghi nhớ ( thuộc lòng )” * Nắm chắc từng đối tượng học sinh của lớp, tạo nhu cầu học tập cho các em, linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học tạo cho các em hứng thú và ham thích học chính tả và tập đọc . Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Đối với dạng bài tập không chỉ có đáp án đúng duy nhất, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì hiệu quả và việc chữa bài tối ưu hơn cả. * Tổ chức hướng dẫn các phương pháp học tập hợp tác (học nhóm, học tổ …) soạn giảng chu đáo gọn nhẹ đầy đủ cho các đối tượng đặc biệt là hệ thống câu hỏi cho học sinh trung bình, yếu và chậm. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý, hiệu quả. * Trong một tiết học cần dành nhiều thời gian thực hành cho học sinh trung bình, yếu động viên giúp đỡ, khuyến khích ưu tiên câu hỏi dễ bài điền từ dễ và tạo điều thuận lợi cho học sinh trung bình, yếu tham gia phát biểu ý kiến nhằm tạo hứng thú học tập cho các em . * Khi đọc cho học sinh viết thì giáo viên phải đọc thật chuẩn, rõ ràng chính xác và nhấn mạnh nhiều lần ở các từ, tiếng khó đó. * Khi học sinh viết bài giáo viên phải luôn luôn theo dõi kiểm tra và sửa chữa kịp thời những từ, tiếng mà các em vừa viết sai theo tiếng địa phương . * Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét góp ý bài của bạn, chỉ ra được lỗi để cùng chữa. Trường hợp nếu học sinh không phát hiện ra lỗi, giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra và chữa lỗi. Khi đánh giá, ngoài việc chấm bài cho học sinh, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự chấm bài hoặc chấm bài cho bạn dựa vào đáp án đúng và hướng dẫn chấm của giáo viên. Qua mỗi bài tập giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kỹ năng cần rèn luyện. Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. * Vào giờ luyện viết ở buổi 2 và các ngày học có 4 tiết, dành tiết thứ 5 để luyện tập cho học sinh trung bình, yếu một số bài tập về dạng vừa mới học, lần lượt gọi học sinh trung bình, yếu lên viết. Lớp nhận xét để bạn thấy được chỗ sai, thiếu sót rồi xoá đi để bạn viết lại cho đúng mới thôi. * Giao cho HS luyện viết thêm ở nhà mỗi ngày 5 dòng các bài tập đọc trong tuần. Giao cho đôi bạn học tập kiểm tra chéo thường xuyên vào mỗi buổi sáng. * Tổ chức trò chơi “đố vui tìm tiếng đúng” cho cả lớp về kiến thức từ mới cho một tuần – khen thưởng động viên sự tiến bộ của các học sinh trong lớp ở tất cả các đối tượng giỏi – khá – trung bình - yếu kịp thời … Tóm lại: Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết hướng dẫn, chờ đợi thì kết quả sẽ không cao. 5 Ngoài việc giúp học sinh khắc phục các lỗi chính tả, giáo viên cần chú trọng phần rèn chữ viết của học sinh về: mẫu chữ, độ cao con chữ, cách trình bày. Trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên chú trọng các kĩ thuật viết: khoảng cách, cách cầm bút, tư thế ngồi viết, kĩ năng nghe và luyện phát âm chuẩn để viết đúng. Giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen luyện chữ trong tất cả các môn học không chỉ riêng môn Chính tả. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần trau dồi chữ viết của mình, đó chính là phương tiện trực quan nhất mà có ảnh hưởng lớn nhất đến học sinh. Trên đây là một số biện pháp giúp cho học sinh khối 2 viết đúng chính tả. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của BGH, các anh, chị, em đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao trong quá trình vận dụng. Đinh Trang Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2012 Người viết báo cáo: Duyệt của BGH Tổ trưởng Lê Thị Mai Liên 6 BÀI SOẠN MINH HOẠ TIẾT DẠY THỂ HIỆN CHUN ĐỀ Ngày soạn : 17/ 10 / 2012 Ngày dạy : Thứ năm, 18/ 10/ 2012 CHÍNH TẢ (Nghe - viết) CÔ GIÁO LỚP EM I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe, viết chính xác bài chính tả và trình bày đúng khổ thơ 2 và 3 của bài Cơ giáo lớp em. - Làm được BT2, BT3a - GD học sinh viết bài cẩn thận, trình bày sạch đẹp. II.Đồ dùng dạy và học: Bảng gài, thẻ từ cho bài tập 2, 3. III.Hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài cũ GVđnhận xét bài chính tả tiết trước 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng HĐ1 : Hướng dẫn viết chính tả Mục tiêu: Nghe, viết chính xác bài viết -Treo bảng phụ và đọc 2 khổ thơ cần viết. H: Tìm hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy tập viết? H: Bạn nhỏ có tình cảm gì đối với cô giáo? H: Một khổ thơ có mấy dòng? H: Mỗi dòng thơ có mấy chữ? Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? -Đọc các từ khó và yêu cầu học sinh viết: lớp, lời, dạy, giảng, trang, u. -Chỉnh sửa lỗi cho học sinh nhất là những em yếu. Đọc từng dòng thơ cho HS viết. Đọc lại bài, sửa bài. -Thu và chấm bài. -Nhận xét bài viết. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập Mục tiêu: Biết phân biệt âm, vần để làm bài chính xác, hiểu nghóa của từ. Bài 2: -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. -Treo bảng có sẵn bài tập 2. -Gọi HS làm mẫu, chỉnh sửa lỗi nếu có và cho học sinh làm tiếp bài tìm càng nhiều từ ngữ càng tốt. -Nhận xét, ghi bảng từ đúng. Ví dụ : Thủy: Tàu thủy, thủy quân, thủy chung, thủy tinh thủy thủ, ngun thủy, thủy chiến, thủy thủ…. Lắng nghe, nhắc lại. Đọc đồng thanh. Một số em trả lời. 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. Nghe, viết bài. Soát lỗi, sửa bài nếu sai. Nộp bài Lắng nghe. 2 em đọc kó yêu cầu của bài tập. Đọc thầm. Một số em lên tập tìm và nêu kết quả. Nhận xét. 7 Núi: núi non, núi đá, sông núi, ngọn núi, miền núi, đồi núi, rừng núi… Lũy: lũy tre, thành lũy, đắp lũy, chiến lũy, tích lũy …. Bài 3a : -Cho học sinh hoạt động theo nhóm. -Treo bảng phát thẻ từ cho hai nhóm HS và yêu cầu hai nhóm này cùng thi gắn từ đúng. -Nhận xét. 3. Củng cố Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò Về nhà xem lại bài sửa chữa lỗi sai trong bài. Nhóm 3. Nhận thẻ và gắn vào chỗ trống. Cả lớp làm vào SGK Một số em đọc bài làm Cả lớp nhận xét, sửa chữa Lắng nghe. Ghi nhận, chuyển tiết. 8 . “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ” với mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả của khối 2. II/ THỰC. CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ NGHE VIẾT I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành. trung học cơ sở không có. Mỗi tiết học trong phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học có hai phần đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Phần chính tả đoạn bài là học sinh nghe, viết (tập

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan