Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
62 KB
Nội dung
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - Năm học 2010- 2011 - Đề : Cảm nhận của anh, chò về các nhân vật cụ Mết,T.nú, Dít, bé Heng trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Dàn ý : I. Mở bài : Thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành là thế giới của cái hùng. Ông lại rất gắn bó với Tây Nguyên- quê hương của những bộ sử thi đồ sộ. Vì vậy, cái hùng trong sáng tác của ông gặp chất sử thi và cảm hứng lãng mạn càng trở nên phi thường. “ Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật Nguyễn Trung Thành với những hình tượng nhân vật đẹp như cụ Mết, T.nú, Dít, bé Heng. II. Thân bài : - Câu chuyện kể về T.nú tham gia cách mạng. Giặc bắt vợ con anh đánh đập đến chết. T.nú xông ra đònh cứu vợ con, nhưng không được. Bản thân anh bò giặc bắt và trói bằng dây rừng, chúng còn tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh và đốt cháy. Dân làng Xô-man đã vùng lên giết giặc, cứu T.nú. Rồi T.nú gia nhập lực lượng giải phóng quân. Ba năm sau, anh được đơn vò cho phép về thăm làng. - Câu chuyện được kể trên bối cảnh cuộc đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên- qua nhân vật cụ Mết. Cách kể, giọng kể góp phần xây dựng tác phẩm sinh động, tạo nên một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên. - T.nú, cụ Mết, Dít, bé Heng là những hình tượng nhân vật đẹp, nổi lên trong bối cảnh hùng vó và trang nghiêm của truyện. Tất cả đều có chung phẩm chất của con người làng Xô-man nhưng mỗi hình tượng lại có vẻ đẹp riêng và mang ý nghóa tư tưởng sâu sắc. + Cụ Mết có hình dáng bên ngoài như một nhân vật huyền thoại ( râu dài tới ngực và đen bóng, mắt sáng, xếch ngược, “ ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn” ). Giọng nói ông “ ồ ồ, dội vang lồng ngực”. Cách nói cũng khác lạ : nói như ra lệnh, không bao giờ khen “ Tốt ! Giỏi !”, những khi vừa ý nhất cũng chỉ nói “ Được !”. Cụ Mết là linh hồn của dân làng Xô-man. Cụ giàu lòng tự hào và tin tưởng vào dân tộc mình, quê hương mình. Cụ là người lưu giữ truyền thống của cộng đồng, dìu dắt các thế hệ nối tiếp nhau sống xứng đáng với truyền thống. Cụ Mết là già làng, là người đònh hướng cho dân làng Xô-man đi đến một chân lí tất yếu “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !”. + T.nú là nhân vật chính của thiên truyện. Đây là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của làng Xô-man, của người S.trá, được khắc họa bằng những đường nét giàu chất sử thi : .Lúc nhỏ, T.nú là một thiếu niên gan dạ, dũng cảm, sớm giác ngộ cách mạng. .Lớn lên, là một thanh niên cường tráng sống chan hòa với buôn làng, hạnh phúc cùng vợ con, lãnh đạo dân làng kháng chiến. .Sau đó là những bi thương lớn nhất trong đời T.nú : chứng kiến cảnh vợ con bò kẻ thù dùng gậy sắt đánh chết mà không thể bảo vệ được, bản thân anh cũng chòu sự tra tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn tay bò đốt cháy, mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt nhưng phẩm chất anh hùng của T.nú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kòch cá nhân để gia nhập bộ đôi, chiến đấu dũng cảm, giết giặc trả thù cho quê hương và gia đình. .T.nú còn là anh bộ đội giàu tình yêu thương và có tính kỉ luật cao. Ba năm đi bộ đội, T.nú nhớ tha thiết cảnh và người của buôn làng quê hương, anh được đơn vò cho phép về một đêm. Sáng hôm sau, anh lại lên đường để đem lại “tiếng chày rộn rã và bình yên cho dân làng”. . T.nú thật sự là niềm kiêu hãnh, là người anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xô-man, là hình tượng đẹp mang tính sử thi, tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của các dân tộc ít người. + Dít là hiện thân và sự tiếp nối của Mai. Cô trưởng thành một cách nhanh chóng từ đau thương. Ở cô bộc lộ một sự gan góc và sức chòu đựng hiếm có. Khi T.nú lên đường đi bộ đội, Dít thay T.nú lãnh đạo cuộc chiến đấu của dân làng và cô đã xứng đáng với vò trí ấy. Dít là hình tượng tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mó. Nổi bật lên ở Dít là một tình cảm trong sáng, sâu sắc mà lặng lẽ, kín đáo ẩn bên trong vẻ nguyên tắc, lạnh lùng. + Bé Heng còn nhỏ nhưng đã biết đóng góp công sức xây dựng làng chiến đấu và ngày càng trưởng thành về ý thức trách nhiệm, là thế hệ tương lai, là “ lứa cây xà nu mới lớn, hứa hẹn sẽ trở thành những cây xà nu mạnh mẽ, bất tử”. III. Kết bài : Tóm lại, “ Rừng xà nu” thật sự là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mó. Nguyễn Trung Thành đã khắc họa được những nhân vật anh hùng gắn bó với nhau thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên. ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - Năm học : 2010- 2011 - PHẦN TÓM TẮT TRUYỆN : 1. Đoạn trích “ Vợ chồng A.Phủ” của Tô Hoài : Mò là cô gái Hơ-mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời. Chỉ vì món nợ lúc xưa của cha mẹ mà phải trở thành “ con dâu gạt nợ” cho nhà thống lí Pá-Tra. Cuộc sống đòa ngục ở nhà chúa đất ấy đã biến một cô gái hồn nhiên , tràn đầy sức sống và giàu mơ ước thành một nô lệ lầm lũi, cam chòu, thành một “ con vật” trong nhà thống lí “ Mỗi ngày Mò càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nhưng khi mùa xuân về, quang cảnh thay đổi “ gió và rét rất dữ dội”, cỏ gianh thì vàng ửng, các cô gái phơi những chiếc váy hoa “ trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”.Tiếng hát, tiếng sáo đã đánh thức Mò. Mò nhẩm thầm bài hát, cô uống rượu rồi sống trong hồi ức tươi đẹp. Mò thấy lòng phơi phới trở lại, Mò muốn đi chơi.Mò đến góc nhà, thắp đèn lên cho sáng và quấn lại tóc, lấy cái váy hoa chuẩn bò đi chơi. ASử về, trói đứng Mò vào cột nhà, Mò như không biết mình đang bò trói . Cô vùng bước đi theo tiếng sáo, dây trói siết chặt, Mò trở về thực tại “ nghó mình không bằng con ngựa”. Suốt đêm, Mò bò trói, lúc mê, lúc tỉnh. Cho đến khi gần sáng, Mò chợt nhớ lại câu chuyện cũ, Mò sợ quá “ cựa quậy xem mình còn sống hay chết”. Rồi Mò được thả ra để lên rừng tìm lá thuốc trò thương cho A.Sử vì đánh nhau với A.Phủ. A.Phủ mồ côi cha mẹ, lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê để kiếm sống. Dần dần A.Phủ lớn lên trở thành một chàng trai khỏe mạnh, “ biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Các cô gái trong làng, nhiều người mê, ao ước có được A.Phủ nhưng theo tục lệ của làng “ A.Phủ không thể lấy nổi vợ”. Tuy vậy, vào mùa xuân A.Phủ cũng cùng trai tráng đi chơi. Rồi gặp A.Sử “ phá đám”, A.Phủ xông vào đánh A.Sử nên bò bắt về nhà thống lí Pá-Tra, A.Phủ bò xử phạt : bò đánh, bò chửi và bò phạt nộp tiền. Không có tiền, thống lí Pá-Tra cho A.Phủ vay. Thế là từ đấy A.Phủ phải đi ở trừ nợ cho nhà quan thống lí Pá-Tra. Chẳng may, năm đó đói rừng, hổ gấu từng đàn ra phá nương, bắt bò ngựa. A.Phủ vì mê bẫy nhím đã để hổ bắt mất một con bò. A.Phủ bò Pá-Tra bắt trói đứng vào một cây cột trong góc nhà, chờ khi nào A.Sử bắn được hổ mới tha. Những đêm mùa đông, Mò ra sưởi ấm bên bếp lửa và chứng kiến cảnh A.Phủ bò cha con thống lí Pá-Tra hành hạ có thể chết nay mai. Lúc đầu, cô dửng dưng nhưng có một đêm Mò thấy “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A.Phủ, Mò hồi tưởng lại cảnh A.Sử trói mình, Mò thấy thương cảm cho A.Phủ rồi nhận ra tội ác tàn bạo của cha con Pá-Tra. Cô liên tưởng đến cái chết của A.Phủ “ chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Cô lại tưởng tượng có khi A.Phủ trốn được, cô phải bò trói thay nhưng Mò không cảm thấy sợ. Cuối cùng Mò đã hành động táo bạo và quyết liệt : rút con dao nhỏ cắt lúa cắt đứt dây mây để cởi trói cho A.Phủ. Sau đó, Mò cũng chạy theo A.Phủ cùng trốn khỏi Hồng Ngài. 2. Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân : Tác phẩm tái hiện lại nạn đói năm 1945. Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư : các lều chợ đầy những người đói bồng bế, dắt díu nhau “ như những bóng ma”, xác người chết đói thì nằm ngổn ngang bên đường, làng xóm xơ xác, đêm về không nhà nào có ánh đèn, lửa…. Hình như không ai tin là mình có thể sống qua nạn đói khủng khiếp ấy. Vậy mà, giữa lúc “ cái cảnh tối sầm lại vì đói khát”, Tràng lại nhận người đàn bà làm vợ và đưa cô về làng. Mọi người ngạc nhiên, bà cụ Tứ cũng ngạc nhiên…cả bản thân Tràng cũng không ngờ chỉ có hai lần gặp, bốn bát bánh đúc rồi một câu nói đùa “ tầm phơ tầm phào” vậy mà anh có vợ. Hạnh phúc đến với anh bất ngờ quá, lớn quá cho nên trên đường về nhà nếu người đàn bà vẫn cảm thấy lo lắng, ngượng nghòu thì anh luôn “ tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt sáng lên lấp lánh”, “ thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người “ biết có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Bà thở dài, lo lắng nhưng cũng “ mừng lòng”. Bà nhìn người con dâu không chút coi thường mà “ lòng đầy thương xót”. Bà nghó đến việc phải có “ dăm ba mâm cho phải lẽ”, chứng tỏ trong lòng bà không có ý nghó “ nhặt không người đàn bà” cho con mình. Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau, vẫn trong cơn đói khát nhưng một không khí đầy sinh khí đã đến với gia đình Tràng. Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy ăm ắp… người vợ trở nên hiền hậu, đúng mực, bà mẹ cũng “ nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”, trong bữa ăn dù chỉ có cháo và rau,còn phải ăn thêm cám mới đủ no nhưng bà nói tồn chuyện vui, chuyện làm ăn, chuyện sung sướng về sau … Anh Tràng thì “ Bỗng nhiên thấy thương u, gắn bó với cái nhà lạ lùng”, “ Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Một niềm tin vào tương lai gieo vào lòng mọi người nhưng chỉ với lòng thương u, hi vọng sng khơng thể cứu họ qua khỏi nạn đói. Những tin về Việt Minh phá kho thóc Nhật, chia cho dân nghèo, những hình ảnh về đồn người đi trên đê Sộp lại gieo vào lòng họ những hi vọng mới, gợi ý những hành động mới. Những con người đã vượt qua mặc cảm đói nghèo, tủi hờn để khẳng định sự sống, chắc chắn họ sẽ đi theo tiếng gọi của Việt Minh để giành lại sự sống cho mình trong cách mạng. 3.Truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành Sau ba năm đi bộ đội, T.nú được đơn vò cho phép về thăm làng. Đó là làng Xô-man bất khuất, kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn ở Tây Nguyên. Thằng bé Heng dẫn anh về và kể lại những đổi thay của làng sau khi T.nú đi vắng : làng đã trở thành làng kháng chiến, Dít đã làm Bí thư chi bộ. T,nú chợt nhớ đến những kỉ niệm về Mai, người vợ đã bò giặc giết hại. Về đến làng, T.nú được mọi người đón tiếp nồng nhiệt. Cụ Mết dẫn T.nú ra máng nước đầu làng. Dù đã rửa ở suối rồi nhưng T.nú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như ngày trước. Đêm đó, ở nhà ưng dân làng tụ tập để mừng T.nú và nghe cụ Mết kể lại cuộc đời của anh. T.nú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh được dân làng S.trá nuôi nấng, đùm bọc, sớm giác ngộ cách mạng. Lúc nhỏ, là một thiếu niên rất gan dạ, dũng cảm thường vào rừng cùng Mai tiếp tế, nuôi giấu cán bộ. Được anh Quyết dạy học chữ. Vì thua kém Mai, có lần T.nú dám lấy đá đập vào đầu đến chảy máu. T.nú hay quên chữ nhưng làm liên lạc thì thông minh, nhanh nhẹn khác thường. Nhưng có một lần, vừa đònh vượt thác thì T.nú bò giặc bắt và bò tra tấn dã man. Ba năm sau, T.nú vượt ngục trở về làng. Anh Quyết đã bò thương nặng trong một trận phục kích và hi sinh. T.nú thay anh lãnh đạo dân làng Xô-man chiến đấu. Bọn giặc nghe tin kéo về lùng sục dùng mọi cách khủng bố, uy hiếp tinh thần người dân và ép buộc T.nú ra đầu hàng. Cụ Mết và T.nú dẫn thanh niên lánh vào rừng. Con Dít nhỏ, lanh lẹn đem gạo ra rừng tiếp tế cho T.nú rồi bò bọn giặc bắt , chúng bắn dọa làm cho “ váy nó rách tượt từng mảng” nhưng không khai thác được gì. Chúng bèn bắt vợ con T.nú và đánh đập, hành hạ dã man bằng gậy sắt. T.nú nấp ở gốc cây vả đầu làng, anh tận mắt chứng kiến kẻ thù giết vợ con. Không chòu được, anh đã xông ra nhưng cũng không cứu được vợ con. Bản thân anh bò giặc bắt, trói bằng dây rừng. Chúng còn tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh đốt cháy. Cụ Mết đi vào rừng tập hợp thanh niên dùng giáo, mác, dụ, rựa cùng dân làng nổi dậy tiêu diệt bọn ác ôn, cứu T.nú. Rồi bàn tay anh được chữa lành, anh tham gia lực lượng giải phóng quân để trả thù cho người thân và buôn làng. Vào bộ đội, T.nú rất nhớ quê hương, buôn làng nhưng phải ba năm sau đơn vò cho phép anh về thăm một đêm . Rồi sáng hôm sau, T.nú lại ra đi, anh ra đi để đem lại “tiếng chày rộn rã, bình yên cho dân làng”, cho những người S.trá như Mai, như mẹ anh ngày xưa- những người mà anh hằng yêu mến nhất trong cuộc đời mình. 4. Truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi : Việt là một chiến só Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mó- ngụy : ông nội và cha Việt đều bò giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách của bọn giặc. Cuối cùng, má Việt cũng chết vì bom đạn của giặc. Gia đình chỉ còn lại Việt, chò Chiến, thằng Út em, chú Năm và một người chò nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những đau thương mất mát nặng nề do tội ác của Mó-ngụy gây ra đối với gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình. Việt và Chiến lớn lên, hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt chưa đến tuổi nhưng cũng giành với chò. Hai chò em không ai nhường ai, cuối cùng được chú Năm dàn xếp, cả hai cùng lên đường.Việt là một thanh niên mới lớn, rất vô tư, hồn nhiên : việc gì cũng phó thác hết cho chò, trong đêm tòng quân Chiến thu xếp việc nhà cẩn thận, lo liệu chu đáo “ đâu vào đó”, còn Việt thì cái gì cũng “ừ”, “ Tôi nói chò tính sao cứ tính mà…” rồi lăn ra ván ngủ quên lúc nào không biết. Vào bộ đội, Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là cậu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vò, đặc biệt là với tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thòt. Ở anh luôn luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu, quyết lập được nhiều chiến công để cùng chò Chiến trả thù cho ba má. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của đòch nhưng bò thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua : kỉ niệm về má, chò Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh…. Ba ngày sau, Tánh cùng tiểu đội tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì bò ăn đạn của cậu Tư, bởi dù đã kiệt sức không bò đi được nữa nhưng một ngón tay Việt vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng và anh tưởng là quân đòch tới. Nếu Tánh không lên tiếng ngay, có lẽ Việt đã nổ súng… Việt được đưa về điều trò tại một bệnh viện dã chiến, sức khỏe dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chò Chiến kể chiến công của mình. Việt nhớ chò Chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao. Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vò và những ước mong của má. 5. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu : Để có thể xuất bản một bộ lòch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghò nghệ só nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu (người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án tòa án huyện ), Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống Mó. Phùng đã “ phục kích” mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghó, tìm kiếm, Phùng đã thấy được một cảnh “ đắt” trời cho : một bức tranh thiên nhiên trên biển vào một buổi sớm mờ sương “ có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, ẩn hiện trong đó là chiếc thuyền lưới vó với “ vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng”, cảnh đẹp như “ một bức tranh mực tàu” làm Phùng cảm thấy sung sướng, tâm hồn như được thanh lọc, trở nên trong trẻo. Nhưng anh cũng tận mắt chứng kiến một cảnh phi thẩm mó, phi nhân tính không ngờ, đến nỗi “ cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Cũng trên chiếc thuyền đó, khi cập vào bờ thì bước ra là một người đàn bà xấu xí, rỗ mặt, một người đàn ông “ mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ”. Khi nào cảm thấy đau khổ quá, hắn lại lôi vợ ra đánh một cách tàn nhẫn. Anh cũng thấy người đàn bà “ với một vẻ cam chòu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Không phải một lần, mà ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chò gái tước đoạt con dao găm mà đứa em trai đònh dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương. Không thể nén chòu được nữa, Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bò thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Ở đó anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Là một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ, sống nhẫn nhục, chòu đựng “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” của người chồng vũ phu, độc ác chỉ vì tình thương con. Bề ngoài thì xấu xí, thô kệch nhưng chò có một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu, vò tha và thấu hiểu lẽ đời. Chò thông cảm với nỗi đau khổ, bế tắc của chồng, chò vui sướng với niềm vui của lũ con, trong đau khổ triền miên vẫn chắt lọc được hạnh phúc “Ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ” và “ Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Đến đây, Đẩu mới vỡ lẽ ra nghòch lí của cuộc sống và Phùng bắt đầu ngộ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. 6. Truyện ngắn “ Thuốc” của Lỗ Tấn : Một đêm thu gần về sáng, ông bà Hoa gom hết số tiền dành dụm đi đến pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về làm “ thuốc” chữa bệnh lao cho con trai là bé Thuyên. Mua được “ thuốc” rồi, lão Hoa rất vui sướng và hai vợ chồng bọc vào một cánh lá sen già nướng lên cho con “ ăn” với niềm tin cao độ là con mình sẽ khỏi bệnh Đúng lúc thằng con ăn bánh thì cậu Năm Gù xuất hiện ở quán trà. Sau đó là bác cả Khang và một số người đến uống trà. Họ bàn tán xôn xao : về thứ thuốc “ tiên dược” chữa bệnh lao; bàn về người tử tù vừa bò chém sáng nay. Thì ra anh là Hạ Du- một chiến só cách mạng tiên phong, yêu nước, dũng cảm đấu tranh vì độc lập dân tộc vì hạnh phúc nhân dân, nằm trong tù mà dám tuyên truyền và rủ lão đề lao làm cách mạng. Nhưng tiếc thay chẳng ai hiểu gì về anh, về việc làm của anh . Họ xem thường gọi anh là “ thằng nhãi con”, “ thằng quỹ sứ”, cho là anh “ làm giặc”, là “điên”. Năm sau, vào tiết thanh minh mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con vì thằng bé ăn bánh nhưng vẫn chết, mộ gần mộ Hạ Du. Hai người mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Bỗng họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa “ hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du như bắt đầu hiểu ra việc làm của con mình qua tiếng khóc “ Oan con lắm, Du ơi !”, “ Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bò báo ứng thôi!”. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh “ con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa” như hé mở một hi vọng, một niềm tin về tương lai cách mạng. 7. Truyện ngắn “ Số phận con người” của Sô-lô-khốp : Mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp anh lái xe An-đrây Xô- cô- lốp 46 tuổi và bé Va-ni-a chừng 5-6 tuổi trên bến đò. Nhân dòp này, Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời đau khổ của mình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh ra trận, để lại vợ và ba con ở hậu phương. Chiến đấu chừng một năm, anh bò thương hai lần, vào tay và chân. Tiếp đó là hai năm bò đọa đày trong các trại tập trung của phát xít Đức. Năm 1944, bọn phát xít bò thua to trên mặt trận Xô-Đức, buộc phải dùng cả tù binh làm lái xe. Nhân cơ hội đó, Xô-cô-lốp đã cướp xe, bắt sống tên thiếu tá phát xít, chạy thoát về phía quân ta. Mãi lúc ấy anh mới biết vợ và hai con gái đã bò bom phát xít giết hại từ giữa năm 1942. A-na-tô-li, con trai anh, giờ là đại úy pháo binh. Hai cha con cùng tiến đánh Béc-lin, sào huyệt của bọn phát xít. Đúng ngày 9 tháng 5 năm 1945, ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn chết A-na-tô-li, đứa con trai yêu quý, niềm hi vọng cuối cùng của An-đrây Xô-cô-lốp. Sau khi chôn cất con xong, Xô-cô-lốp trở về đơn vò như người mất hồn. Anh không biết phải đi đâu, về đâu…Cuối cùng, anh chợt nhớ còn người bạn đồng đội cũ ở U-riu- pin-xcơ, anh tìm đến xin ở nhờ và làm lái xe cho một đội vận tải để kiếm sống. Rồi anh gặp bé Va-ni-a, một đứa bé rất dễ thương nhưng gặp hoàn cảnh bất hạnh : cha chết trận, mẹ bò bom phát xít chết trên tàu hỏa, em lang thang, rách rưới, hàng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó, không biết quê hương, không người thân thích. Xúc động trước tình cảnh của bé, anh đã nhận nó làm con. Nó rất vui mừng, sung sướng đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà nó nghó là cha ruột của mình. Còn Xô-cô-lốp cũng sung sướng trong tình cảm cha con, anh chăm lo cho bé Va-nia-a từng cái ăn, cái mặc, từng giấc ngủ và cả tương lai của bé nữa. Một hôm, do đường lầy xe anh đụng phải một con bò, anh bò tước bằng lái xe. Rồi anh cùng bé Va-ni-a chuyển đến huyện Ka-sa-rư tiếp tục cuộc sống mới. 8. Tác phẩm “ Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê : Có một ông già thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu tên là Xan-ti-a-gô đã 84 ngày liền không kiếm được một con cá nào. Chú bé Ma-nô-lin, người bạn nhỏ của lão cũng không còn được bố mẹ cho đi theo thuyền của “ lão già xúi quẩy” nữa. Đêm ngủ, lão vẫn mơ về Châu Phi thời trai trẻ, tiếng sóng gào, hương vò biển, những con tàu, đàn sư tử… Lần này được chú bé phụ giúp chuẩn bò, ông xuống thuyền “ biết rằng mình sẽ đi rất xa”. Rồi ông đi ra khơi xa, thả mồi vào lúc trời chưa sáng hẳn, theo dòng thủy lưu, lão cứ thế rong ruổi trên biển : theo đuổi những con cá chuồn, cá cháy, ngắm những đàn sứa đỏ, ngũ sắc, thương xót cho những con rùa…. Nhưng đúng lúc đònh chợp mắt vì quá mệt mỏi thì lão thấy “ có chuyện”. Dần dà , con thuyền bò kéo phăng phăng ra khơi. Lão cố gập mình níu kéo dây câu để giữ con cá lớn đã mắc mồi cho đến lúc không còn nhìn thấy đất liền. Đêm xuống, lão phải nhìn hướng sao để đònh hướng. Đến rạng sáng ngày thứ hai, con cá phản ứng dữ dội, nó quẫy mạnh khiến lão ngã vập cả mặt, máu chảy đầy má. Càng ngày, sợi dây kéo càng căng thẳng đến độ muốn đứt… Một con chim gáy mỏi cánh, kiệt sức đậu xuống sợi dây câu và lắng nghe lão chuyện trò. Mặt trời mọc lần thứ ba thì con cá bắt đầu lượn vòng. Con cá dần bơi chậm lại nhưng vẫn lượn vòng còn ông lão thì mồ hôi ướt đẫm, mệt thấu xương “Ông thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão… , lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng” nhưng con cá vẫn tiếp tục lượn vòng và ông lão phải huy động hết sức mạnh trong người , quyết tâm chiến thắng nó. Đến vòng thứ ba, lão thấy con cá. Đó là con cá kiếm rất lớn và đẹp “thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. Một con cá mà từ lâu lão hằng mơ tưởng “ Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tónh,cao thượng hơn mày, người anh em ạ.”. Rồi ông lão cố gắng “ vận hết sức bình sinh” dùng ngọn lao cắm phập vào con cá “ mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền”. Cuối cùng, ông lão cũng giết được con cá kiếm và quay vào bờ. Lúc ông quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo, rỉa thòt con cá kiếm. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghó “ không ai cô đơn nơi biển cả”, “ con người có thể bò hủy di65t nhưng không thể bò đánh bại” Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. . chính của thi n truyện. Đây là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của làng Xô-man, của người S.trá, được khắc họa bằng những đường nét giàu chất sử thi : .Lúc nhỏ, T.nú là một thi u niên. ước thành một nô lệ lầm lũi, cam chòu, thành một “ con vật” trong nhà thống lí “ Mỗi ngày Mò càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nhưng khi mùa xuân về, quang cảnh thay. mẹ anh ngày xưa- những người mà anh hằng yêu mến nhất trong cuộc đời mình. 4. Truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi : Việt là một chiến só Giải phóng quân, xuất thân từ