SKKN Tổ chức học hai buổi trong một ngày ở trường tiểu học Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

7 464 1
SKKN Tổ chức học hai buổi trong một ngày ở trường tiểu học Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "TỔ CHỨC HỌC HAI BUỔI TRONG MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐỨC THỌ" \ I.Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường: 1.Tình hình địa phương: Thị Trấn Đức Thọ là trung tâm văn hóa huyện Đức Thọ; có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận lợi; nơi đây có truyền thống hiếu học và học giỏi; công tác xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh mẽ; cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm và đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là phần đông các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh đã đầu tư đúng mức về tinh thần lẫn vật chất cho con em đi học. Họ sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhất là những gia đình ở các vùng địa phương khác đến định cư làm ăn buôn bán, chài lưới ở dọc tuyến sông La và cạnh chợ Hôm nên cuộc sống thiếu ổn định. Các gia đình này phần lớn ít quan tâm đến việc học hành của con em, còn phó thác cho nhà trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. 2.Quy mô của nhà trường : a.Về đội ngũ : Trường có tỉ lệ giáo viên 1,5/lớp, đủ giáo viên dạy các môn đặc thù, các môn Tự chọn ; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 74,3% trên chuẩn Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm; nhiều cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học tốt ; trường có 01 giáo viên giỏi quốc gia, 5 giáo viên giỏi Tỉnh, 13 giáo viên giỏi Huyện. Đặc biệt, năm học 2009 - 2010, số giáo viên dạy các môn chuyên biệt, môn tự chọn, nhân viên phục vụ được đầu tư đầy đủ hơn so với các năm trước. b. Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch- đẹp, an toàn. Tổng số phòng học: 20 (cao tầng: 16 phòng, cấp 4: 4 phòng), đảm bảo đủ 1 phòng/lớp. Các phòng làm việc, phòng hội đồng, thư viện, thiết bị; phòng dạy hát nhạc, mỹ thuật, tin học, các phòng chức năng phục vụ đầy đủ cho dạy các môn văn hoá, các môn Tự chọn; các phòng ăn, phòng nghỉ phục vụ của học sinh khối Một, khối Hai, khối Ba bán trú ăn nghỉ tại trường. Trang thiết bị dạy học: Có 34 máy vi tính, 1 máy potôcopy, 1 máy chiếu đa năng, 1 máy chụp ảnh kĩ thuật số, ti vi, điện thoại, đài catset; các trang thiết bị khác, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ, phục vụ tốt cho dạy - học 2 buổi/ngày và các hoạt động khác của nhà trường. c. Số lượng học sinh: Trường có 20 lớp, 569 học sinh. Phần lớn các em chăm ngoan, thích đến trường, ham học hỏi, thích tìm tòi, thích khám phá, thích hoạt động, vui chơi nhiều em có năng khiếu về Toán, Tiếng Việt, Tin học, hát, vẽ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em hạn chế về nắm các kiến thức cơ bản các môn học, kĩ năng sống còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể. Đặc biệt có 6 em thiểu năng về trí tuệ, 1 em khuyết tật vận động. II. Tổ chức thực hiện công tác dạy học 2 buổi/ngày: 1.Chỉ đạo thực hiện : Thực hiện nhiệm vụ năm học của Ngành, công văn 869 và các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở giao quyền chủ động cho từng nhà trường, từng giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học; dựa vào tình hình thực tế của địa phương, trường Tiểu học Thị Trấn Đức Thọ đã triển khai tổ chức dạy học 2 buổi/ngày như sau: - Đầu năm học Hiệu trưởng đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở bám sát các yêu cầu về nội dung, kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình SGK theo quy định. Nội dung dạy học buổi 2 chú trọng thực hành kiến thức đã học, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn Tự chọn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng, lựa chọn giáo viên giảng dạy ở các khối lớp, giáo viên giảng dạy các môn chuyên biệt phù hợp với khả năng, sở trường của từng giáo viên. Động viên cán bộ giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong sắp xếp, bố trí giáo viên nhà trường ưu tiên cho những lớp đầu cấp và cuối cấp. - Xây dựng cơ cấu các khối, tổ chuyên môn. Giao trách nhiệm cho khối, tổ, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối, từng lớp của mình đang dạy. - Đ/c P.Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác dạy học 2 buổi/ ngày. 2. Hình thức tổ chức : - Buổi học thứ nhất: Chỉ đạo dạy học theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình, sách giáo khoa quy định cho mỗi lớp, theo chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi buổi học không quá 4 tiết. Chỉ đạo GV dạy đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm HS (Giỏi, Khá, TB, Yếu). Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, không gây áp lực, tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình, với phương châm nhẹ nhàng, hiệu quả. - Buổi thứ hai: ( 5 buổi /tuần - mỗi buổi 3 tiết) a. Phân nhóm học sinh theo đối tượng : Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường đã chỉ đạo khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm từ khối 2 cho đến khối 5 phân loại học sinh theo 4 nhóm ( Giỏi, Khá, TB và Yếu ) để học vào tất cả các buổi 2 trong tuần. Riêng chiều thứ 4 nhà trường tổ chức luyện các môn Âm nhạc, Mĩ Thuật, Thể dục theo nhu cầu đăng kí của phụ huynh và học sinh. Khối Một giao cho giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh mình nắm vững chương trình học đầu cấp ( chưa thể hiện nội dung phụ đạo hay bồi dưỡng mà chỉ tập trung cho học sinh nắm vững cách đọc viết, tính toán trong phạm vi chương trình học do Bộ GD&ĐT quy định). b. Phân công giáo viên dạy theo nhóm đối tượng : Dựa theo năng lực của từng giáo viên, nhà trường đã phân công giáo viên chịu trách nhiệm dạy ở các nhóm phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có năng lực dạy Toán được phân công bồi dưỡng môn Toán; giáo viên có năng lực dạy Tiếng Việt được phân công bồi dưỡng môn Tiếng Việt; giáo viên có kinh nghiêm phụ đạo học sinh yếu được phân công dạy nhóm yếu. c. Chương trình dạy buổi 2: - Tổ chức dạy luyện Toán, Tiếng Việt: 2 tiết/môn/tuần Giáo viên hướng dẫn và tổ chức các hoạt động thực hành cho học sinh. Đối với đối tượng học sinh yếu, giáo viên có biện pháp cụ thể, sát hợp với khả năng để giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đối với đối tượng học sinh giỏi, giáo viên đưa ra các dạng bài tập mở rộng, đào sâu kiến thức và kích thích tư duy của học sinh. - Tổ chức luyện các môn Âm nhạc, Mĩ Thuật, Thể dục: 1 tiết/tuần Theo đăng kí và năng khiếu của từng em các buổi chiều thứ tư hàng tuần, nhà trường bố trí cho học sinh từ khối II đến khối V vào học các lớp: hát, múa, vẽ, TDTT. - Tổ chức dạy học các môn tự chọn Tin học, Tiếng Anh: 2 tiết/ môn/tuần cho tất cả học sinh từ khối III đến V. Tin học : Thực hiện giáo trình Cùng em học Tin học do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Tiếng Anh: Sử dụng bộ sách Let’go của Nhà xuất bản Oxford phát hành. - Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp: 1 tiết/tuần Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động 1 tiết/ tuần ( 4 tiết/ tháng). Nội dung này được thực hiện tích hợp vào các môn Mỹ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhà trường. Ngoài ra, đưa một số luật như luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật Bảo vệ môi trường, luật An toàn giao thông ; một số làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian vào dạy ở các tiết NGLL; hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh. Hàng tháng nhà trường chỉ đạo Đoàn, Đội phối hợp với bộ phận chuyên môn tổ chức cho các em tham gia nhiều sân chơi: sinh hoạt câu lạc bộ Tuổi thơ thông minh, Sắc màu kiến thức, Hoa trạng nguyên, Rung chuông vàng Giải báo bảng, giải toán qua thư, giải toán trên mạng Internet Giao lưu tiếng hát dân ca, các trò chơi dân gian, thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá, nghề nghiệp, tìm hiểu gương người tốt, việc tốt ở địa phương, tổ chức lao động chăm sóc nhà bia tưởng niệm, tham quan ngoại khoá các di tích lịch sử trong, ngoài huyện nhằm giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương cho các em. Phân công các em trong đội cờ đỏ, đội xung kích, chữ thập đỏ, lập nhóm học tập, hàng ngày giúp đỡ những học sinh học lực còn yếu, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần để học sinh có điều kiện vươn lên trong học tập, cuộc sống. Năm học qua, nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày. Riêng HS lớp 1,2,3 được học chương trình bán trú. Qua việc tổ chức dạy học bán trú, nhà trường đã tập trung xây dựng tốt nề nếp, học tập, nề nếp ăn ngủ đúng giờ giấc. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khẩu phần ăn, chế độ các chất dinh dưỡng cho học sinh. Vì vậy, chất lượng học tập cũng như thể lực của các em học sinh bán trú so với các em không học bán trú hơn hẳn về mọi mặt. Chính vì lẽ đó, nhà trường đã tạo được niềm tin lớn đối với các bậc phụ huynh. III. Kinh phí chi cho buổi thứ 2: Nhờ làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền trong nhân dân nên năm học qua, được sự đồng ý của các bậc cha mẹ học sinh cho phép thu mức đóng góp 2000/ em /buổi = 45000/em/tháng. Kinh phí thu được nhà trường đã sử dụng chi trả một cách hợp lý cho giáo viên dạy quá 5 buổi/tuần, giáo viên hợp đồng, nhân viên phục vụ, phần nào đã động viên được tinh thần của CBGV. Cụ thể: 60% cho GVCN giảng dạy các môn văn hoá, 20% cho GV dạy các môn đặc thù, bộ phận phục vụ bán trú, 15% cho cán bộ quản lý chuyên môn, quản lý thu chi, trực trưa, 5% cho việc tu sửa CSVC trang thiết bị đồ dùng máy móc. IV. Kết quả đạt được: Năm học 2008-2009, trường tiểu học Thị Trấn Đức Thọ đã thu được những kết quả hết sức to lớn trong phong trào dạy học, các hoạt động toàn diện. Đặc biệt về chất lượng mũi nhọn là một trong những trường thuộc tốp đầu của tỉnh, chất lượng đại trà đạt tỉ lệ cao, giữ vững tính ổn định. - Xếp loại hạnh kiểm và văn hoá: Năm học Hạnh kiểm Tiếng Việt Toán Đ CĐ Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 2006 2007 100% 0 43,4% 35,6% 17,7% 3,3% 51,1% 28,5% 16,9% 2,8% 2007 2008 100% 0 47,8% 32,3% 18,9% 1,1% 56,2% 28,9% 13,8% 1,1% 2008 2009 100% 0 46,0% 38,1% 14,4% 1,5% 55,3% 27,9% 15,0% 1,8% - Chất lượng mũi nhọn: + Giáo viên: Năm học GVG Tỉnh GVG Huyện GVG trường, LĐTT 2006 - 2007 4 12 13 2007 - 2008 5 12 10 2008 - 2009 5 13 11 + Học sinh: Năm học GVG Tỉnh GVG Huyện GVG trường, LĐTT 2006 - 2007 4 12 13 2007 - 2008 5 12 10 2008 - 2009 5 13 11 V. Những ưu điểm và khó khăn: 1. Ưu điểm: Việc dạy học 2 buổi/ngày là một chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học. Nhờ học 2 buổi/ngày nên thời lượng học ở mỗi buổi được giảm, việc dạy học cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì thế chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, nhất là đối tượng học sinh yếu kém giảm hẳn; các tố chất của học sinh năng khiếu được bộc lộ và phát triển; thể lực của học sinh tốt hơn; kỹ năng sống của học sinh được nâng lên. 2. Khó khăn - Dạy 2 buổi/ngày vẫn tạo nên áp lực cho giáo viên. Giáo viên lên lớp cả ngày, thời gian dành cho việc nghiên cứu bài quá ít. Tổ chức hội họp, dự giờ thăm lớp khó khăn. Những em học sinh ở xa trường, gia đình không có điều kiện đưa đón rất vất vả trong việc đi lại đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học buổi 2. - Những giáo viên cao tuổi, sức khỏe không đảm bảo chưa đáp ứng được yêu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học sinh. - Việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy buổi 2 ở một số giáo viên còn lúng túng. - Kinh phí chi trả cho giáo viên thấp. . NGHIỆM ĐỀ TÀI: "TỔ CHỨC HỌC HAI BUỔI TRONG MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ĐỨC THỌ" I.Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường: 1.Tình hình địa phương: Thị Trấn Đức Thọ là trung. dạy học 2 buổi/ ngày là một chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp tiểu học. Nhờ học 2 buổi/ ngày nên thời lượng học ở mỗi buổi được giảm, việc dạy học cũng trở. để học sinh có điều kiện vươn lên trong học tập, cuộc sống. Năm học qua, nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày. Riêng HS lớp 1,2,3 được học chương trình bán trú. Qua việc tổ

Ngày đăng: 24/04/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan