SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT HỌC SINH LỚP 2-3 HỌC TỐT KIỂU CÂU AI THẾ NÀO?" A. MỞ ĐẦU I.ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.Thực trạng của vấn đề. Để đáp ứng được thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỷ 21 đòi hỏi phải có những con ngưòi phát triển toàn diện về:( trí lực, tâm lực và thể lực). Chính vì vậy Nghị quyết Trung ương II đã chỉ rõ:“ Các ngành học, cấp học cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cơ sở vững chắc cho việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Cần tạo nên sự chuyển biến cơ bản trong phát triển giáo dục về quy mô và đặc biệt là về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo”. Để đáp ứng được mục tiêu: “ kép ” đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tìm biện pháp có hiệu quả nhất giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Muốn làm được điều đó thì người Hiệu trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Con người sống trong thời đại nào cũng cần có tri thức, tri thức là một trong những nhân tố giúp con người tồn tại và phát triển, khám phá thế giới xung quanh. Mà hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền khoa học công nghệ và thông tin, của nền kinh tế tri thức. Vì thế tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong xu thế phát triển chung của mỗi quốc gia. Chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố, động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Xuất phát từ vị trí quan trọng của bậc Tiểu học ta thấy bậc Tiểu học là bậc học nền móng xây dựng cho trẻ em những viên gạch đầu tiên của toà nhà tri thức, tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành kĩ năng và phát triển tri thức ở các bậc cao hơn. Ở bậc học này nếu học sinh được giáo dục tốt, chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đó là cơ sở để trẻ học tốt các cấp học sau hoặc giúp một số ít học sinh nghèo không có điều kiện học tiếp bước vào cuộc sống. Trong các môn học ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết không thể thiếu được. Đây là môn học khai thác mọi mặt của thế giới khách quan, một cách có hệ thống, gắn liền với thực tế cuộc sống sinh hoạt Môn Tiếng Việt là môn học công cụ, nó góp phần vào việc thực hiện mục đích chung của sự nghiệp giáo dục. Nó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, thông qua việc cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho sự ứng xử của học sinh sau khi học xong cấp tiểu học. Tiếng Việt là môn học có vai trò rất lớn, nó là ngôn ngữ giao tiếp chung cho tất cả các dân tộc trên đất nước ta. Nhờ có Tiếng Việt mà con người có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau. Chính vì thế mà ngay từ khi bắt đầu bước vào bậc học Tiểu học các em đã được học Tiếng Việt để biết cách sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận và diễn đạt các kiến thức cần ghi nhớ. Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chính, nó bao gồm nhiều phân môn như: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Mỗi môn học đều có mục đích, nhiệm vụ và phương pháp giảng dạy riêng, đặc biệt phân môn Luyện từ và câu là một phân môn quan trọng không thể thiếu được vì nó là công cụ để học sinh khám phá thế giới xung quanh. Nó cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết, vốn từ, câu phục vụ quá trình giao tiếp , cung cấp những cơ sở để học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ nghệ thuật của các tác phẩm văn chương, khơi dậy, phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo của học sinh, tính hiếu động, tò mò thích khám phá; củng cố các kiến thức đã học, phát triển trí tưởng tượng phong phú, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ, lòng tự hào, yêu quý tôn trọng tiếng mẹ đẻ Từ đó giúp các em hình thành được thói quen dùng lời hay, ý đẹp, tế nhị trong giao tiếp, giúp học sinh hiểu biết cơ bản về cách dùng từ đặt câu, để viết câu văn hay, đoạn văn có hình ảnh, học tốt các môn học khác. Đối với việc dạy và học Tiếng Việt cụ thể là phân môn Luyện từ và câu thì việc nắm chắc kiểu câu, cấu trúc câu, mục đích sử dụng của câu là rất quan trọng. Việc nói, viết đúng các câu văn ấy giúp cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập, giao tiếp hàng ngày. Nếu học sinh không nắm chắc các kiểu câu, cấu trúc câu, mục đích sử dụng câu thì việc giao tiếp gặp khó khăn, việc tiếp nhận kiến thức mới, diễn đạt kiến thức của học sinh cũng bị hạn chế. Phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế giảng dạy phân môn này đạt kết quả chưa cao. Đó là vấn đề tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, kiểm tra phân môn Luyện từ và câu tôi thấy các bài tập về kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? có vai trò rất quan trọng. Trong việc học tập, tiếp nhận kiến thức các phân môn, môn học khác cũng như trong giao tiếp các em sử dụng rất nhiều đến kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? vì đó là những kiểu câu cơ bản nhất. Cùng với kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì? thì kiểu câu Ai thế nào? được sử dụng thường xuyên, nó có thể xuất hiện trong bất cứ văn bản nào, trong bất cứ cuộc giao tiếp đối thoại nào đặc biệt là trong các bài văn tả cảnh. Vì vậy việc nắm chắc cấu trúc, mục đích sử dụng câu kiểu Ai thế nào? là điều rất cần thiết. Nhưng khi dạy đến kiểu câu Ai thế nào? trong chương trình lớp 3, mặc dù là những tiết ôn tập về kiểu câu Ai thế nào? nhưng tôi thấy giáo viên, học sinh còn lúng túng, có lúc mơ hồ không phân biệt rõ, không nhận biết chính xác về kiểu câu Ai thế nào?, có khi còn nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai thế nào? với câu kiểu Ai làm gì?, có rất nhiều câu làm cho học sinh khó xác định nó là kiểu câu gì.? Có câu không phải theo mẫu Ai thế nào? nhưng giáo viên, học sinh vẫn cho rằng nó là câu kiểu Ai thế nào?, một số câu là kiểu câu Ai thế nào? thì các em lại cho rằng nó là câu kiểu Ai làm gì? hoặc xác định sai bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào ? Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này ? Muốn giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt, làm tốt các bài tập về câu kiểu Ai thế nào ? Tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm tìm đến đích: Giúp giáo viên dạy tốt- học sinh lớp 2 - 3 học tốt về kiểu câu Ai Thế nào?. 2. Ý nghĩa và tác dụng: Đối với việc dạy và học Tiếng Việt cụ thể là phân môn Luyện từ và câu thì việc nắm chắc kiểu câu, cấu trúc câu, mục đích sử dụng của câu là rất quan trọng. Việc nói, viết đúng các câu văn ấy giúp cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập, giao tiếp hàng ngày. Nếu học sinh không nắm chắc các kiểu câu, cấu trúc câu, mục đích sử dụng câu thì việc giao tiếp gặp khó khăn, việc tiếp nhận kiến thức mới, diễn đạt kiến thức của học sinh cũng bị hạn chế. Phân môn Luyện từ và câu có vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế giảng dạy phân môn này đạt kết quả chưa cao. Đó là vấn đề tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, kiểm tra phân môn Luyện từ và câu tôi thấy các bài tập về kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? có vai trò rất quan trọng. Trong việc học tập, tiếp nhận kiến thức các phân môn, môn học khác cũng như trong giao tiếp các em sử dụng rất nhiều đến kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? vì đó là những kiểu câu cơ bản nhất. Góp phần giúp học sinh hiểu các dạng bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào? Và cách làm các dạng bài tập đó. Qua đó vận dụng kiến thức vào thực tế trong cuộc sống. Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có các phương pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm các bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào? 3. Phạm vi nghiên cứu - Miền nghiên cứu: Trường Tiểu học Đại Tập huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. - Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên dạy lớp 2- 3, học sinh khối 2- 3. - Nghiên cứu về phương pháp dạy học sinh lớp 2- 3 học tốt về kiểu câu Ai Thế nào?. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1.1Cơ sở lí luân. * Cơ sở Tiếng Việt: Trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt thì tôi thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó nhất vì lượng kiến thức rất phong phú, đa dạng. Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn khó không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối với mỗi giáo viên cũng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khi giảng dạy mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ để đưa ra phương pháp giảng dạy hợp lí nhất. Đối với học sinh lớp 2- 3 việc hiểu và làm tốt các bài tập về kiểu câu Ai thế nào ? không phải là vấn đề dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy và chỉ đạo, kiểm tra học sinh tôi thấy khi làm các bài tập này các em thường lúng túng, các em còn xác định nhầm, gặp nhiều khó khăn khi làm bài, chất lượng chưa cao, đặc biệt khi cho các em đặt câu thì các em đặt nhiều câu sai, rất đa dạng. Nguyên nhân tình trạng trên là do các em chưa được cung cấp khái niệm về câu Ai thế nào?, căn cứ để nhận biết từng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?thế nào?; các em chưa hiểu rõ câu theo kiểu Ai thế nào ? dùng để làm gì và khi nào thì dùng câu kiểu Ai thế nào ? mà ở lớp 2 các em chỉ được làm bài qua các ví dụ mẫu của giáo viên và sự khẳng định đó là câu Ai thế nào ? của giáo viên, lên lớp 3 các em ôn lại kiểu câu này cũng qua một số bài tập. Lượng bài tập trong sách giáo khoa còn ít, chưa phong phú nên việc luyện tập sâu về kiểu câu này còn hạn chế. Cụ thể một số học sinh trung bình còn xác định chưa đúng, cứ cho rằng kiểu câu Ai thế nào ? là câu mà trong đó có từ chỉ đặc điểm, tính chất. Khi đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? thì dù bộ phận đó là con vật hay cây cối các em vẫn dùng là Ai, cái gì. Thậm chí có học sinh khá giỏi vẫn xác định câu kiểu Ai thế nào? là câu kiểu Ai làm gì ? Giáo viên ra câu hỏi căn cứ vào đâu mà em xác định đó là câu theo mẫu Ai thế nào ? thì các em không trả lời được Chính vì vậy nếu chỉ dạy như trong sách giáo khoa, học sinh làm một số bài cụ thể đó là xong thì thực sự học sinh không thể hiểu sâu kiến thức về phần này và vận dụng kiểu câu Ai thế nào? để làm bài tập kém hiệu quả. Chất lượng đạt được thấp không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của ngành giáo dục. Không phải chỉ có những ví dụ bài tập sách giáo khoa là câu Ai thế nào ? mà kiến thức Tiếng Việt rất phong phú. Các em dễ bắt gặp nhiều câu kiểu Ai thế nào? trong tác phẩm văn học cũng như trong ngôn ngữ nói, ứng xử sinh hoạt hàng ngày mà không trả lời chính xác được nó là câu theo kiểu gì? Để khắc phục tình trạng trên với vai trò là người quản lý ngoài cách giảng dạy như sách giáo khoa, sách thiết kế tôi đã đi sâu nghiên cứu sách giáo khoa, sách thiết kế, sách giáo viên, sách tham khảo, tích luỹ tổng hợp kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, bạn bè để tìm ra phương pháp, thực nghiệm giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. *Cơ sở tâm lí học. - Đối với học sinh Tiểu học việc làm tốt các bài tập về kiểu câu Ai thế nào? không phải là vấn đề dễ dàng. Do nhận thức của các em thường là nhận thức trực quan. Và quan trọng hơn đó là đối với học sinh lớp 2 – 3 ngôn ngữ nói và viết của các em còn rất hạn chế. - Học sinh chưa có khả năng phân tích cấu tạo câu và có thể đặt câu hỏi cho các bộ phận chính của câu nên dẫn đến việc xác định sai kiểu câu. * Cơ sở phương pháp dạy học: Để khắc phục tình trạng trên ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa tôi đã thường xuyên tham khảo các loại sách, báo chí, tạp chí…Qua đó tích lũy cho bản thân vốn kiến thức sâu rộng. Ngoài ra tôi luôn luôn gắng trao đổi, học hỏi nghiệm của đồng nghiệp, bạn bè. từ đó rút ra những phương pháp hay tạo cho các em hứng thú học tập và xác định được vai trò và trách nhiệm với bản thân của mỗi em học sinh. • Nội dung các dạng bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào? Vì lượng bài tập trong sách giáo khoa còn ít nên tôi sưu tầm, tự nghĩ đưa ra một số bài tập từ dễ đến khó như sau: Dạng 1: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Dạng 2: Nối từ ngữ cột A với cột B để tạo thành câu kiểu Ai thế nào? Dạng 3: Tìm các bộ phận của câu. Dạng 4: Cho một số từ sắp xếp thành kiểu câu Ai thế nào? Dạng 5: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu. Dạng 6: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ trống để được kiểu câu Ai thế nào? Dạng 7: Nhận biết kiểu câu Ai thế nào? Dạng 8: Sử dụng câu kiểu Ai thế nào?để viết một đoạn văn. Dạng 9: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa câu kiểu Ai thế nào? và câu kiểu Ai là gì ?, câu kiểu Ai thế nào? và câu kiểu Ai làm gì? 1.2 Cơ sở thực tiễn a.Giáo viên. * Ưu điểm Để giảng dạy tốt môn Luyện từ và câu nói chung và các bài tập về kiểu câu Ai thế nào? nói riêng đạt hiệu quả cao, học sinh hăng hái học tập để chiếm lĩnh được kiến thức. Tôi đã cố gắng nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2, lớp 3. Ngoài ra tôi đọc sách nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, các báo, tạp chí…nhằm tìm ra phương pháp mới, dạy phù hợp với bài với đối tượng học sinh. Từ đó tìm ra những kiến thức, dạng bài, rồi hệ thống lại kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt kiến thức cho các em giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ. Mặt khác tôi đi sâu nghiên cứu kết hợp giữa gia đình, nhà trường, tạo điều kiện cho các em có đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở nâng cao, tạo mọi điều kiện cho các em có thời gian học tập. Thường xuyên trao đổi thảo luận với các cô giáo trong nhà trường giúp giáo viên tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất, tạo cho các em có nề nếp học ngay từ đầu năm học, thành lập các đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập trong cuộc sống. Phân loại từng đối tượng học sinh để bồi dưỡng các em học còn yếu. Tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm khảo sát, đánh giá để biết được kết quả học tập của các em.Từ đó rút ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và tìm cách tháo gỡ khó khăn gặp phải. *Nhược điểm: - Học sinh chưa được vận dụng thực hành có hệ thống các bài tập. Vì vậy không nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm. - Hoạt động dạy và học của các đồng chí giáo viên còn chưa phong phú để kích thích tính tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. b. Học sinh: *Ưu điểm: - HS làm đầy đủ các bài tập trong SGK. *Nhược điểm: Nhìn chung các em học sinh lớp 2- 3 chưa có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cá nhân khi áp dụng kiến thức để làm các bài tập kiểu câu Ai thế nào?. Các em thường làm bài theo “lối mòn” áp dụng các dạng bài tương tự để làm bài. Do đó khi gặp phải các bài tập khác với những bài mà thầy cô đã cho là các em thường bỏ không làm. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian thực hiện: 2.1: Các biện pháp tiến hành. Để giảng dạy tốt phân môn Luyện từ và câu nói chung và bài tập về kiểu câu Ai thế nà ? nói riêng đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập để lĩnh hội kiến thức tốt, tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2- 3 Sách giáo viên TiếngViệt 2- 3, sách thiết kế, vở luyện Tiếng Việt 2- 3, sách nâng cao Tiếng Việt 2- 3, sách luyện từ và câu 2- 3, 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 3… Nhằm tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh, tìm ra cách để học sinh ghi nhớ kiến thức, căn cứ để học sinh làm bài đúng, chủ động hơn, tìm ra những câu văn phong phú từ dễ đến khó thuộc kiểu câu Ai thế nào? để học sinh, làm quen, tìm hiểu, ứng dụng… Bên cạnh đó tôi đã đi sâu nghiên cứu trao đổi với giáo viên, gia đình, tạo điều kiện cho các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập thúc đẩy các em thêm yêu thích môn học, thích tìm tòi khám phá phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã khảo sát phân loại đối tượng giao cho giáo viên khối 2- 3 bàn với phụ huynh học sinh, có kế hoạch giúp đỡ, bồi dưỡng từng loại đối tượng học sinh cho phù hợp. Xây dựng cho học sinh có nền nếp học tập khoa học, học theo tổ, theo nhóm. Tổ chức những đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ, học tập đạt kết quả. Thường xuyên toạ đàm trao đổi với anh em đồng nghiệp để giúp học sinh làm tốt bài tập về kiểu câu Ai thế nào?. Thực nghiệm dạy, khảo sát chất lượng, so sánh, rút kinh nghiệm… Để đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh đều nắm được kiến thức về câu kiểu Ai thế nào ? người giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và nhấn mạnh, khắc sâu những kiến thức cơ bản hay đưa ra những căn cứ, lưu ý cụ thể dễ nhớ cho học sinh. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, đưa ra cách khắc phục, để giáo viên và học sinh nắm được kiến thức, làm bài tập về kiểu câu Ai thế nào? một cách dễ dàng hơn. Đó là: - Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào ? là câu như thế nào? - Giúp học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào? - Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? dùng để làm gì? Bằng cách cung cấp cho học sinh một số căn cứ, lưu ý và các dạng bài tập để học sinh làm bài như sau: *. Một số căn cứ + Căn cứ thứ nhất: Câu kiểu Ai thế nào ? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào ? + Căn cứ thứ 2: - Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối và thường đứng ở đầu câu( đối với những câu không có phần phụ) - vì ở lớp 2- 3 các em chưa biết khái niệm danh từ. - Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất( vì các em chưa biết khái niệm tính từ ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? + Căn cứ thứ 3: Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng. * Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu. * Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt. - Học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào? là câu như thế nào? - Học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào? - Học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? dùng để làm gì? * Một số lưu ý: - Có những câu các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào? VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ. Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu Ai thế nào ? Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ. hợp lí. Đàn bò thế nào? không có câu trả lời hợp lí. Mặt khác tôi hướng dẫn học sinh xác định từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm. Để khẳng định đó là từ chủ đạo tôi hướng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính. VD: Đàn bò thung thăng cỏ. chưa rõ nghĩa. Đàn bò gặm cỏ. rõ nghĩa dễ hiểu hơn. Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhưng không phải là từ chính trong phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? mà gặm mới là từ chỉ hoạt động chính. Theo các căn cứ ta khẳng định nó không phải là câu kiểu Ai thế nào ? Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì ? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào ? VD 2: Bé Lan bi bô cất tiếng gọi mẹ. Hướng dẫn tương tự như trên ta thấy đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào?, mặc dù có từ chỉ đặc điểm là bi bô. - Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào? VD: Quả khế này ăn rất chua. Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất rất chua. Nhưng ăn không phải là hoạt động của quả khế. Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để khẳng định: Quả khế này làm gì? không có câu trả lời hợp lí. Quả khế này thế nào? có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua. Vậy câu đó là câu kiểu Ai thế nào? - Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào? VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông. [...]... các bài thuộc kiểu câu Ai thế nào? - Tổ chức dạy thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên II NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1.Mô tả sáng kiến: * Giúp
giáo viên dạy tốt- học sinh lớp 2 - 3 học tốt về kiểu câu Ai Thế nào ? Để đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh đều nắm được kiến thức về câu kiểu Ai thế nào? giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và nhấn... gian thực nghiệm - Năm học 2012 – 2013, học kỳ I năm học 2013- 2014 B NỘI DUNG I MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào? là câu như thế nào? - Giúp học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào ? - Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào ? dùng để làm gì ? - Qua đây đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp
dạy học vào việc hình thành những hiểu biết... thế nào? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào? - Xét câu d: Sông Hồng mùa lũ rất hung dữ Hướng dẫn học sinh dựa vào các kiến thức đã học để xác định kiểu câu Học sinh có thể xác định Đây là câu kiểu Ai thế nào? đánh dấu x vào ô trống trước nó - Xét câu e: Mặt trời xanh ngắt Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào các căn cứ đã biết thì câu này đúng cấu trúc câu kiểu Ai thế nào? nhưng về nghĩa thì hoàn toàn sai... những vấn đề nêu trên, để giúp
giáo viên dạy tốt - các em làm tốt các bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào? tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: b.1 Dạy đúng quy trình : Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung
dạy học về kiểu câu Ai thế nào? được trình bày qua hệ thống bài tập Bài tập được chia làm 2 loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng Nhìn chung, cách dạy hai loại bài tập này đều... tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: rào? (tiếng suối chảy) Cái gì rì Tiếng suối chảy thế nào? (rì rào) Các câu hỏi đặt ra đều có câu trả lời hợp lí Vậy câu trên là câu kiểu Ai thế nào? VD2: Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ Tôi hướng dẫn học sinh tương tự như trên để học sinh xác định được câu đó là câu kiểu Ai thế nào ? - Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu... rõ Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? Câu này là câu kiểu Ai là gì? Rất chăm chỉ chỉ là bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? (rất chăm chỉ ) Tôi nhấn mạnh, cho học sinh thấy cả hai câu trên đều có từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng không phải là câu kiểu Ai thế nào? mà là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? - Một số câu có từ chỉ... câu Dạng 6: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ trống để được kiểu Ai thế nào? Dạng 7: Nhận biết kiểu câu Ai thế nào? Dạng 8: Sử dụng câu kiểu Ai thế nào? để viết một đoạn văn Dạng 9: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa câu kiểu Ai thế nào? và câu kiểu Ai là gì ?, câu kiểu Ai thế nào?và câu kiểu Ai làm gì? - Hướng dẫn các em cách trình bày - Đưa ra các phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài... trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào? VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ Học sinh thường xác định Đàn bò là bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì ,con gì)? còn lông mượt như tơ đang gặm cỏ là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Khi đó tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò thế nào? (lông mượt như... được câu kiểu Ai thế nào ? a) Học sinh trường Tiêủ học Đại Tập……… b) Chiều nay, lặng sóng c) Tiếng suối d) .nặng trĩu bông a )Học sinh trường Tiểu học Đại Tập………… Tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Học sinh trường Tiểu học Đại Tập là từ chỉ gì ? là từ chỉ người - là từ chỉ sự vật, nên nó là bộ phận trả lời câu hỏi ai ? - bộ phận còn thiếu là bộ phận trả lời câu hỏi gì ? (thế nào) (?) Học sinh trường... nhớ cho học sinh Vì vậy tôi đã nghiên cứu, đưa ra cách khắc phục, để
giáo viên và học sinh nắm được kiến thức, làm bài tập về kiểu câu Ai thế nào? một cách dễ dàng hơn Tôi đã hệ thống được các dạng bài tập ở trên Sau đây là các biện pháp mà tôi đưa ra với từng dạng bài Sau đây là một số bài tập minh hoạ: Dạng 1: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? 1 Đặt câu theo mô hình Bài tập: Đặt 3 câu kiểu Ai thế nào? theo . TIÊU: - Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào? là câu như thế nào? - Giúp học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào ? - Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào ? dùng. sáng kiến: * Giúp giáo viên dạy tốt- học sinh lớp 2 - 3 học tốt về kiểu câu Ai Thế nào ?. Để đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh đều nắm được kiến thức về câu kiểu Ai thế nào? giáo viên cần lựa. biết kiểu câu Ai thế nào? Dạng 8: Sử dụng câu kiểu Ai thế nào? để viết một đoạn văn. Dạng 9: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa câu kiểu Ai thế nào? và câu kiểu Ai là gì ?, câu kiểu Ai thế nào? và