SKKN Kinh nghiệm tích hợp kiến thức văn học để làm phong phú một số bài giảng lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản

22 1.4K 7
SKKN Kinh nghiệm tích hợp kiến thức văn học để làm phong phú một số bài giảng lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 TRƯNG THPT TH XUÂN 5    !"#$%&'( )*+,*"#  /0123420567829:6- 2;4<=70>?<086 12@A4BC62<34DEF6G7942H I('J 1 KLMN 1. OP?<0Q1R>6-S0Q6S0626-205E Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự xuất hiện xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển, trong đó “con người ” là yếu tố quan trọng, là chủ nhân của xu thế phát triển thế giới. Vậy nên vấn đề giáo dục nâng cao tri thức cho con người được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Cùng với các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội cũng góp phần quan trọng trong nội dung giáo dục. Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Vì vậy mở đầu bài “Lịch sử nước ta” Bác Hồ đã viết: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Trong những năn gần đây, thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông đã và đang áp dụng những phương pháp mới để làm phong phú bài giảng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các thầy cô giáo không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp mong muốn khơi dậy lòng yêu thích bộ môn ở học sinh. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề thầy giáo là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, sang tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn toàn như cũ. Chính vì vậy, trong học tập lịch sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn, nhất là với những tri thức lịch sử cách xa với đời sống hiện nay. Vì lẽ đó, việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh cần chú ý phương pháp Thông tin- tái hiện nhằm khôi phục bức tranh lịch sử một cách sâu sắc. Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử cần sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó tài liệu văn học là một trong những nguồn tài liệu phong phú, có nhiều lợi thế vì văn học phản ánh cuộc sống. Tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời 2 sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Với mong muốn giúp học sinh tái hiện 1 cách sinh động về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Nhớ và khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp các em thêm yêu thích bộ môn tôi đã lồng ghép các kiến thức văn học vào quá trình dạy bộ môn Lịch Sử. Qua nhiều năm thực hiện tôi đã đúc rút “kinh nghiệm tích hợp kiến thức văn học để làm phong phú một số bài giảng lịch sử lớp 10”. Xin chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2. =4TO42K Xây dựng bài giảng lịch sử phong phú, khơi dậy lòng yêu thích bộ môn. Giúp học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức lịch sử lớp 10 qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. 3. 2UE<04VWR>6-S0Q6S0626-205E. Tích hợp kiến thức văn học trong 1 số bài học lịch sử lớp 10- chương trình cơ bản. 4. 2.X6-Y2>YK Có rất nhiều phương pháp để chuyển tải vấn đề. Trong phạm vi của đề tài, tôi đã sử dụng 1 số phương pháp sau đây: + Phương pháp nghiên cứu và tích luỹ tư liệu. + Phương pháp giáo dục liên môn + Phương pháp kể chuyện lịch sử + phương pháp xây dựng các bài tường thuật, miêu tả + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan + Phương pháp nêu vấn đề. 5. Z@1[\44VWR>6-B0Q6S0626-205E Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, SKKN gồm có 4 chương: + Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề + Chương II: Thực trạng của vấn đề + Chương III: Các giải pháp và tổ chức thực hiện + Chương IV: Hiệu quả trong việc triển khai SKKN 6. -@]61^0B05@6-20864;@: + Lịch sử Văn minh thế giới -NXB Giáo dục 1998 + Phương pháp dạy học lịch sử- NXB Giáo dục 2000 + Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội + Sách Ngữ văn lớp 10. + SGK, SGV lịch sử lớp 10 3 "K#_`aMN )*7*`b 'K 2>0605EcO422dYe “Tích hợp ” Là một khái niệm rộng có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Integration- có nghiã là xác lập cái chung, cái toàn thể, các thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển tiếng Anh, Integration- có nghiã là sự kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong 1 tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng kết hợp được với nhau. Trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau. Ví như kết hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục dân số trong dạy học bộ môn Địa lí; kết hợp kiến thức pháp luật trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân… Tích hợp trong dạy học lịch sử có nghĩa là lồng ghép các nội dung có liên quan vào bài học lịch sử, ví như lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh, lồng ghép kiến thức văn học, lồng ghép giáo dục truyền thống dân tộc trong những bài học cụ thể. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã chọn lồng ghép kiến thức văn học để làm phong phú bài giảng, tạo hứng thú học tập cho học sinh. IK f0g@W625-0hW1^0B05@<i62j4<^B942RH Theo Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội thì Lịch sử là quá trình phát sinh phát triển của tự nhiên và xã hội, diễn ra theo thứ tự thời gian. Lịch sử: Là những gì đã diễn ra trong quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Lịch Sử bao gồm tất cả những lĩnh vực trong đời sống xã hội. Văn học: Có thể nói văn học là nhân học. Văn học dạy con người cách nhận thức về tự nhiên, xã hội. Văn học dạy nhân cách làm người. Lịch sử và văn học có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Lịch sử là cội nguồn sáng tạo của văn học, lịch sử nào thì văn học ấy. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật trong một giai đoạn nhất định để khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân xác, khách quan. Văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. Ví như: Thời đại Lí- Trần là thời đại hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế độ phong khiến Việt Nam. Vì đây là thời đại dân tộc thống nhất, đất nước phát triển, thời kì khoan giản và mở rộng dân chủ. Văn học thời Lí- Trần đã phản ánh sắc nét những đặc điểm cơ bản của thời đại Lí- Trần, được minh chứng qua các tác phẩm như “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt); “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn); “Tụng giá hoàn kinh sư” (Trần Quang Khải)… 4 Hay thời kì 1930-1945, nhân dân Việt Nam sống dưới 2 tầng áp bức. Nhân dân Việt Nam đặc biệt là nông dân bị bần cùng hoá. Hiện thực đó đã được phản ánh qua các tác phẩm văn học như “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố); “Một bữa no” (Nam Cao); “Lão Hạc” (Kim Lân)… Hoặc giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975 đã khôi phục lại bức tranh lịch sử 1 cách chân xác. Hình ảnh người lính dũng cảm trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng; Tinh thần đoàn kết toàn dân hiện ra đầy đủ nhất qua “ Trường ca Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm; Ca ngợi những con người hăng say trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc qua truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải … Nói tóm lại: Với 3 giá trị của Văn học là giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẫm mĩ có thể tích hợp vào trong bài giảng lịch sử làm cho bài giảng lịch sử không còn “khô cứng”. 3. kEg@W61[j6-4VW<0541O422dYS0Q62dY1^0B05@<i62j41[?6-PUl 2j4B942RHK Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, dựng lại các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trình bày những qui luật của thời đại 1 cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp học sinh tái hiện lịch sử 1 cách dễ dàng, dễ hình dung và nhớ lâu kiến thức. Tài liệu văn học làm cho sự kiện lịch sử trở nên sinh động, có sức thu hút và không cò rời rạc. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điển nhân vât, sự kiện rất được coi trọng. Người giáo viên lịch sử không thế lần lượt chuyển tải những nội dung đó 1 cách cứng nhắc, dập khuôn mà nên thông qua những hình tượng văn học, những bài thơ, những câu chuyện để làm sảng tỏ vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài 21, mục III.2 giáo viên sử dụng 1 đoạn trong bài thơ “Thư gửi Bến Tre” của nhà thơ Tố Hữu qua đó giúp các em hiểu được tính tàn bạo của luật 10/59 và cũng hiểu được vì sao phong trào lại nổ ra như thác lũ ở miền quê sứ dừa Anh biết không Long Mĩ, Hiệp Hưng Nó giết thanh niên ác quá chừng Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng Có những ông già nó khảo tra Không khai nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh không chịu nhục. Lấy vồ nó đập vọt thai ra… 5 )*Km+nMN 'K2@o6Bd07 Cùng với các môn học khác, môn Lịch Sử là một môn học cơ bản trong chương trình THPT có nhiệm vụ quan trọng là tái dựng lại bức tranh quá khứ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy bộ môn Lịch Sử rất phong phú như sách hướng dẫn, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, phim tư liệu… Môn Lịch sử là một trong 3 môn thi đại học bắt buộc của khối C , có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn trường, chọn ngành nghề tương lai của học sinh nên lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Do cấu tạo đồng tâm của sách giáo khoa nên học sinh đã được tiếp cận những kiến thức cơ bản ở chương trình Trung học cơ sở. Điều này sẽ thuận lợi cho học sinh học lịch sử ở cấp học THPT. IK2pS2i6 Đối với bậc THPT thì việc dạy và học môn Lịch sử có tầm quan trọng lớn lao trong việc hình thành và nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp về lịch sử nước nhà. Tuy nhiên để thực hiện đạt hiệu quả tối ưu thì không phải là điều dễ dàng. Nó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà thực tiễn đã chứng minh. Thực tế hiện nay học sinh không mấy mặn mà với các môn KHXH (Đặc biệt là môn Lịch sử). Đây là hệ luỵ của hàng ngàn điểm “0” trong các kì thi tốt nghiệp và đại học hàng năm. Tài liệu, sách giáo khoa hiện nay cung cấp lượng kiến thức quá nặng đối với học sinh. Sách giáo khoa dày, kiến thức nhiều, dàn trải trong khi thời lượng chỉ có 1-1,5 tiết/tuần. Điều này thực sự khó khăn cho giáo viên khi truyền tải kiến thức và việc tiếp nhận kiến thức của học sinh Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề: Kiến thức nhiều, số tiết ít, trong khi nhiều giáo viên lại quan niệm rằng lịch sử là môn học khô khan, chỉ có những con số và sự kiện, mà đã là lịch sử thì phải dạy đúng những gì vốn có. Điều này vô hình chung đã tạo nên những giờ học nhàm chán chỉ có đọc- chép… Vậy nên học sinh không hứng thú, không say sưa. 6 )*K#qm 'K>4-0r0Y2>Y. 1.1 Một số phương pháp tích hợp tài liệu văn học trong dạy học lịch sử a. Kể chuyện lịch sử. Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm thích hợp, giáo viên kể chuyện lịch sử không những giúp học sinh dễ nhớ mà tâm hồn, trái tim các em cũng thực sự rung cảm. b. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật. Với những sự kiện cụ thể, giáo viên có thể sinh động hoá kiến thức qua bài miêu tả, tường thuật. Ví dụ như miêu tả về đời sống của bầy người nguyên thuỷ; tường thuật diễn biến sự kiện quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti c. Lồng ghép các đoạn văn, thơ vào những nội dung cụ thể của bài học để khắc sâu kiến thức. Văn thơ dễ rung động lòng người, cuốn hút con người vào những vần thơ đầy màu sắc. Giáo viên cần lồng ghép có chọn lọc những đoạn văn, thơ phản ánh nội dung lịch sử đang nhắc tới. Qua đó các em sẽ chú ý và khắc sâu kiến thức, làm cho bài giảng lịch sử phong phú. Đây là yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và phát triển tư duy của học sinh. d. Tài liệu văn học kết hợp với các nguồn tài liệu khác như: Tài liệu của Hồ Chí Minh, hoặc sử dụng đồ dùng trực quan để làm phong phú bài giảng. IKs42;412342056 a. Cơ sở thực hiện: + Chọn những tài liệu phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ của học sinh. + Tài liệu văn học đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng. +Tài liệu văn học đảm bảo tính điển hình. + Giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp để chuyển tải nội dung làm sáng tỏ vấn đề lịch sử. Trên cơ sử đã nêu, tuỳ từng nội dung bài học tôi có thể tích hợp những kiến thức khác nhau. Trong chương trình lịch sử lớp 10, tôi chọn 1 vài bài tiêu biểu có thể tích hợp kiến thức văn học để giới thiệu cùng đồng nghiệp. b. Tổ chức thực hiện. Nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn, bản thân tôi đã tìm tòi, sáng tạo, áp dụng vào một số bài cụ thể sau đây: Bài 1: Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ. Khi đặt vấn đề về sự xuất hiện của loài người, giáo viê nên tích hợp kiến thức văn học dân gian qua phương pháp kể chuyện lịch sử: GV kể tóm tắt chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ; hoặc GV đọc đoạn thơ: Âu Cơ con gái Đế Lai Cưới chồng kén chọn Rồng ngoài cõi Tiên 7 Lạc Long Quân vị vua hiền Cùng Âu Cơ đã nên duyên vợ chồng Giữa trời và đất mênh mông Đẻ ra trăm trứng, sắc hồng vui tươi Trăm con đẹp đẽ rạng ngời Mang bao tinh túy đất trời ban cho Kể chuyện “Quả Bầu tiên” (Dân tộc Mường) hoặc chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người…Trên cơ sở đó, GV giúp HS hiểu có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của loài người nhưng dựa trên cơ sở khoa học thì loài người do 1 loài vượn cổ chuyển biến thành cách đây khoảng 6 triệu năm. Khi trình bày về đời sống của bầy người nguyên thuỷ giáo viên tích hợp kiến thức văn học qua phương pháp xây dựng bài thuyết minh, miêu tả, dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh kết hợp với ngữ điệu trầm bổng của giáo viên: “Các em thử hình dung cuộc sống của tổ tiên chúng ta trong buổi bình minh của lịch sử. Ngày ấy tổ tiên loài người sống còn hoang sơ lắm, nhân thức về tự nhiên hầu như chưa có gì. Nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm đầy huyền bí, thỉnh thoảng chỉ có những cơn sấm chớp kinh hoàng. Nhìn quanh là rừng rậm, núi cao, đầm lầy, đâu đâu cũng loé lên những ánh mắt rình mồi của muôn vàn ác thú. Cuộc sống của họ luôn bị đe doạ hàng ngày. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy họ luôn phải tụ kết với nhau thành bầy đàn. Ngày thì lang thang hái lượm săn bắt, tối trở về ẩn náu trong hốc hẻm hang sâu. Cuộc sống nặng nề theo từng thế kỉ. Rồi 1 ngày kia họ tìm ra lửa. Lửa không chỉ giúp họ chống lại cái rét thấu xương mùa đông khắc nghiệt mà còn làm chín thức ăn để cơ thể- nhất là bộ não phát triển nhanh. Ngôn ngữ xuất hiện, bầy người dần thoát khỏi kiếp sống động vật” Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rôma. Khi dạy mục 3: Văn hoá cổ đại Hilạp Và Rôma, khi giới thiệu về thành tựu văn học không thể không kể đến bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-at và Ô-đi-xê. Nội dung này giáo viên tích hợp kiến thức văn học nước ngoài thông qua phương pháp kể chuyện: “I-li-at và Ô-đi-xê kể về cuộc chiến tranh giữa các quốc gia Hi-Lạp với thành Tơ- roa. Theo nhà văn Hô-me nguyên nhân gắn liền với huyền thoại rất diễm lệ… Trong tiệc cưới của nữ thần Têtit và Pêlê, các vị thần đều được mời đến dự. Riêng nữ thần bất hoà Irit không được mời. Tức giận vì việc đó, thần Irit đã ném vào giữa bàn tiệc 1 quả táo bằng vàng trên đó có dòng chữ: Tặng người đẹp nhất. ba nữ thần Hêra, Atêna và Aphrôđit đã đến nhờ thần Dớt phân xử. Thần Dớt đã bảo họ đi gặp chàng trai đẹp nhất Châu á là Patit- con trai của vua thành Tơroa. Khi gặp thần Patit, nữ thần Aphrôđit đã hứa giúp Patit lấy được Hê-len- người đẹp nhất Châu âu nếu xử cho mình thắng cuộc. Cuối cùng Patit lấy được thần Hê-len 8 đưa về thành Tơ-roa nhưng lúc này Hê- len đã là vợ của Mê-nê-lat- vua của Xpác. Vì vậy Mê-nê-lat đã nhờ anh là Agamênông tấn công thành Tơ-roa để cứu vợ. Cuộc chiến kéo dài gần 10 năm…”. Nội dung của tập Ô-đi-xê các em sẽ được học trong đoạn trích “Uy-li-xơ trở về- Văn học nước ngoài lớp 10”. Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến. Đây là bài có nội dung phong phú, tôi đã tích hợp kiến thức văn học khi dạy mục 4: Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến. Có thể thấy rằng, văn học là 1 trong những lĩnh vực nổi bật nhất của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến. Có rất nhiều tác phẩm quen thuộc đối với học sinh, nhiều tác phẩm đã được chuyển tải thành phim mà các em rất yêu thích như Tây du kí (Ngô Thừa Ân); Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần); Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung)…GV nhấn mạnh: Thời phong kiến, thơ Đường đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật với nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… Giáo viên có thể gọi 1 học sinh đọc 1 bài thơ Đường tiêu biểu mà các em đã được học. Sau đó bằng giọng đọc truyền cảm, giáo viên đọc bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”: Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông xa chỉ thấy dòng sông bên trời Ý nghĩa tác dụng: - Làm cho bài giảng không còn cứng nhắc, không đơn thuần là giới thiệu thành tựu văn hoá Trung Quốc. - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức: Đỉnh cao cùa văn hoá Trung Quốc phong kiến là thơ Đường. - Thấy được mối liên hệ giữa văn học và lịch sử. Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Khi dạy mục 1: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc tôi đã tích hợp kiến kiến thức văn học dân gian thông qua phương pháp kể chuyện “Mị Châu- Trọng Thuỷ”. Đây là tài liệu văn học dân gian gắn liền với lịch sử của nhà nước Âu Lạc giúp các em dễ nhớ về tên gọi cũng như sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) Một trong những điểm khó khi học sinh học về các cuộc khởi nghĩa là nhiều sự kiện, nhiều chi tiết. Vậy nên người giáo viên cần sáng tạo, “Chế biến ” cho người học dễ tiếp thu. Nếu đơn thuần khi trình bày về cuộc khởi nghĩa là nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa thì bài học sẽ khô cứng và gây sự nhàm chán cho học sinh. Khi dạy về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng tôi đã lồng ghép 1 số đoạn thơ trong tài liệu văn học để học sinh dễ nhớ: 9 Cụ thể: Một trong những nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa là: Bà Trưng quê ở Châu Phong, Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền , Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân. Hoặc tóm tắt diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua đoạn thơ: Ngàn tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành. Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. Ba thu gánh vác sơn hà, Một là báo phục, hai là Bá Vương. Uy danh động tới Bắc Phương, Hán sai Mã Viện, lên đường tấn công Hồ Tây đua sức vẫy vùng, Nữ nhi địch với anh hùng được sao! Hai câu thơ sau sẽ giúp học sinh biết được kết quả của cuộc khởi nghĩa: Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo, Hai Bà thất thế cùng liều với sông! Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa toát lên qua 2 câu: 10 [...]... Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của học sinh 2 Đối chiếu kết quả: Năm học 2012-2013 tôi đã thực nghiệm phương pháp tích hợp tài liệu văn trong dạy học lịch sử ở 2 lớp: 10 A1; 10A2 So sánh kết quả học tập giữa 2 học kì tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt: Lớp 10A1 Lớp 10A2 Kết qủa xếp loại HK I (%) HK II (%) HK I (%) KH II (%) Giỏi 2 5 8 10 Khá 40 55 60 70... lạ, khó hiểu đối với học sinh Thông qua tiết học các em càng nhận thức rõ tính chất Văn- Sử bất phân và trong văn có sử, trong sử có văn Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử nhằn giáo dục truyền thống cho học sinh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc qua những áng văn thơ bất hủ Bên cạnh việc tích hợp kiến thức văn học, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nguồn tài liệu bổ trợ khác như... Mông Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 5 Hướng dẫn học bài mới CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử a Ý nghĩa giáo dục: TLVH với chức năng phản ánh hiện thực nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn. .. ông đã đem lại nền độc lập cho dân tộc II THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 1- NXB Giáo dục - Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 10 - Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 - Bản đồ Việt Nam (bản đồ trống) 14 III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Từ thế kỉ X đến XV, Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?... Yếu 10 5 5 2 Kém 0 0 0 0 C KẾT LUẬN Sử dụng phương pháp tích hơp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển tư duy và tạo hứng thú học tập cho học sinh Thông qua bài học các em được tái hiện kiến thức, sự kiện lịch sử qua những vần thơ giàu màu sắc hoặc qua những đoạn văn bất hủ giàu tính nghệ thuật Qua đó các em sẽ say sưa hơn đối với bộ môn Tích hợp kiến thức văn. .. đất nước và hơn nữa là sự gan dạ, lòng dũng cảm của thế hệ thanh niên- chủ nhân tương lai của đất nước Bài 24: Tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI- XVIII 12 Khi dạy mục II.2- Văn học Tôi đã nhấn mạnh nét nổi bật của văn học thời kì này là sự xuất hiện của chữ Nôm với nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng Tôi trích đọc bài thơ “Mời trầu” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi... trích đoạn của nhà văn Tômát- Morơ về phong trào “rào đất cướp ruộng” và hình ảnh “Cừu ăn thịt người”: Những chú cừu xưa kia hiền lành ngoan ngoãn bây giờ đã trở thành những con vật hung hãn tham lam…Cừu ăn tthịt người phá hoại nhà cửa, ruộng vườn, phố xá… Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Khi miêu tả cảnh quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti- biểu tượng của chế độ phong kiến nước Pháp... danh các trận đánh lớn Tôi sử dụng các đoạn trích trong tác phẩm “Bình mgô đại cáo” để làm phong phú nội dung 11 Ví như khi trình bày nguyên nhân khởi nghĩa, tôi đã lồng ghép 1 vài câu thơ sau kể về chính sách và tội ác của giặc Minh Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con... chỉ thức tỉnh ba quân đang ham thích những vui thú thời bình mà còn đúc kết những kinh nghiệm của cha ông trong lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền của một quốc gia dân tộc thống nhất Mục III Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn Khi giới thiệu về khởi nghĩa Lam Sơn tôi đã tích hợp tài liệu văn học kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan như Tranh ảnh Vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi,... nghệ thông tin vào việc giảng dạy để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh và khắc sâu kiến thức Để có thể thực hiện tốt việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử, người giáo viên lich sử cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức văn học phong phú Luôn không ngừnghọc hỏi để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ sư pham và áp dụng đổi mới phương pháp dạy hoc Có như vậy mới nâng cao hiệu quả . luận, SKKN gồm có 4 chương: + Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề + Chương II: Thực trạng của vấn đề + Chương III: Các giải pháp và tổ chức thực hiện + Chương IV: Hiệu quả trong việc triển khai SKKN 6 tích hợp kiến thức văn học khi dạy mục 4: Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến. Có thể thấy rằng, văn học là 1 trong những lĩnh vực nổi bật nhất của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến. Có rất. trong đời sống xã hội. Văn học: Có thể nói văn học là nhân học. Văn học dạy con người cách nhận thức về tự nhiên, xã hội. Văn học dạy nhân cách làm người. Lịch sử và văn học có mối quan hệ khăng

Ngày đăng: 22/04/2015, 21:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC ĐỂ LÀM PHONG PHÚ MỘT SỐ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ LỚP 10

  • CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

  • Người thực hiện: Lê Thị Hằng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan