SKKN Kích thích khả năng chủ động tự học của học sinh trong bộ môn Ngữ Văn THCS bằng bản đồ tư duy

8 479 0
SKKN Kích thích khả năng chủ động tự học của học sinh trong bộ môn Ngữ Văn THCS bằng bản đồ tư duy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG CHỦ ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN THCS BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY” - 1 - A. PHẦN MỞ ĐẦU. I/ Bối cảnh đề tài Giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề quan tâm của các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng. Có thể nói giáo dục học sinh giỏi là chúng ta đang đầu tư vào mũi nhọn chuyên môn. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng thành công ở dạng giáo dục này - một dạng giáo dục học sinh đặc biệt. Ngày nay, đầu tư cho dạng giáo dục này có một vai trò hết sức quan trọng trong mục tiêu đạo tạo nhân tài cho đất nước. II/ Lí do chọn đề tài Thực tế hiện nay, để học sinh học tốt môn Ngữ văn đã là khó huống chi kích thích các em có năng khiếu tập trung bồi dưỡng môn học này. Điều đó khiến không ít giáo viên bộ môn nãn chí, không chú trọng nhiều đến phát hiện và bồi dưỡng nhóm học sinh thực sự có năng khiếu. Chúng ta đang lãng phí nhân tài. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. - Học sinh giỏi văn THCS - Phương pháp, tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn của giáo viên THCS. IV/ Mục đích nghiên cứu Với phạm vi của đề tài này, tôi muốn hướng đến hai mục đích chính: - Một là kích thích học sinh có năng khiếu yêu thích học môn Ngữ văn. - Hai là tập hợp và vận dụng một vài biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. - Xác định mục tiêu và chiến lược trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Vận dụng bản đồ tư duy vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi. B.PHẦN NỘI DUNG. I/ Cơ sở lí luận. 1. Quan niệm về học sinh giỏi. Có nhiều quan niệm về học sinh giỏi, nhưng nhìn chung các quan niệm điều định nghĩa học sinh giỏi như sau: Học sinh giỏi là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó( trong một bộ môn nào đó). Cũng có thể những học sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các bình diện xã hội, văn hoá, kinh tế…. 2. Quan niệm về giáo dục học sinh giỏi. - 2 - Nhiều tài liệu khẳng định: học sinh giỏi có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình để học sinh giỏi phát triển và đáp ứng được tài năng. Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực nêu trên. Điều đó cho thấy cách tổ chức học sinh giỏi rất đa dạng, tổ chức thành từng lớp, trường riêng… Được tổ chức dưới hình thức tự chọn hoặc buổi học vào mùa hè… Tuy nhiên ở một số nước không có trường lớp chuyên cho học sinh giỏi như Nhật Bản, một số ban của Hoa Kì, Georigia….với các đạo luật “ không đứa trẻ nào bị bỏ rơi” hoặc với tư tưởng học sinh giỏi cần học trong các lớp bình thường nhằm giúp các trường lấp lổ hổng về chất lượng và nhà trường có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục học sinh giỏi thông qua các nhóm và các course học với trình độ cao. 3. Mục tiêu dạy học sinh giỏi. Từ các quan niệm trên, chúng ta nhận thấy rằng: mặc dù quan niệm về học sinh giỏi, giáo dục học sinh giỏi còn nhiều tranh cải, nhưng nhìn chung mục tiêu chính của chương trình giáo dục học sinh giỏi đều giống nhau: - Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng và trí tuệ của học sinh. - Bồi dưỡng lao động, làm việc sáng tạo. - Phát triển kĩ năng và phương pháp tự học suốt đời. - Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm. - Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức chịu trách nhiệm trong đóng góp xã hội. - Phát triển phẩm chất lãnh đạo. II/ Thực trạng của vấn đề. Ở những năm gần đây, tổ Ngữ văn ở trường sở tại luôn có số luợng học sinh giỏi đậu vòng huyện, vòng tỉnh với số lượng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất chúng ta bồi dưỡng học sinh còn qua loa đối phó trong các kỳ thi. Chọn học sinh theo chỉ tiêu, bồi dưỡng mang tính chất hình thức. Vì nhiều lí do, số lượng học sinh chúng ta chọn hàng năm chưa phải là học sinh xuất sắc của bộ môn. Thứ hai, khi hoạch định chiến lược, giáo viên chưa tập trung và 6 mục tiêu dạy học sinh giỏi. Thường thì chúng ta chỉ tập trung vào ôn tập, nâng cao kiến thức cho học sinh mà quên đi các mục tiêu quan trọng khác. Thực tế chúng ta chỉ đáp ứng 15% trong 6 mục tiêu cần đạt được. Như vậy chính chúng ta vô tình làm hạn chế hoặc triệt tiêu năng lực đặc biệt của học sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến lược bồi dưỡng. Thứ ba, việc tổ chức bồi dưỡng chưa thống nhất và không có tính thường xuyên; giáo viên chúng ta chỉ tập trung vào học sinh khối 9 trong khi số học sinh - 3 - được tuyển chọn ở các khối 6,7,8 chưa được chú trọng đến. Điều này ảnh hưởng đến việc phân loại học sinh khi xếp vào các course bồi dưỡng ở khối 9. Các em thường lúng túng trong việc chọn môn vì chưa đánh giá đúng khả năng của mình. Trong khi đó, giáo viên chọn học sinh chỉ qua vài bài kiểm tra dẫn đến chọn nhằm năng lực học sinh. Hiệu quả bồi dưỡng không cao. Thứ tư, giáo viên chưa thực sự toàn tâm toàn ý trong việc bồi dưỡng học sinh vì nhiều lí do khách quan hoặc chủ quan. Thứ năm, BGH, tổ bộ môn chưa có một kế hoạch chiến lược bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chất lâu dài và liên tục. III/ Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề Từ thực trạng trên, cùng với kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở những năm học trước, từ những việc làm được và không làm được của tổ, chúng tôi nhận thấy rằng để đạt được kết quả tốt trong việc bồi dưỡng, cần chú ý những điểm sau: 1/ Lập kế hoạch bồi dưỡng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng. Việc lập kế hoạch có hai kế hoạch chính: - Kế hoạch tổ bộ môn có tính chất định hướng dài lâu và liên tục từ 6 đến 9 trong các năm học. Kế hoạch không cần dài dòng cần cụ thể. Nhìn vào kế hoạch chúng ta có thể hình dung ra các công việc trong năm( có thể vận dụng bản đồ tư duy vào việc lập kế hoạch) - Kế hoạch cá nhân giáo viên bộ môn phụ trách bồi dưỡng: kế họach cô động trong các nội dung kiến thức, mục tiêu cần hướng tới. Triển khai kế hoạch: - Tổ bộ môn triển khai đến giáo viên được phân công. - Giáo viên triển khai qua các hoạt động giảng dạy. Chú ý trong mỗi kế hoạch cần có điều chỉnh bổ sung, rút kinh nghiệm trong những năm học tới nhằm đảm bảo tính liên tục của nó( giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn ở khâu chọn học sinh các khối) 2/ Dự nguồn học sinh ở các khối. Khâu dự nguồn là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị nhân lực. Khi chọn giáo viên cần chú ý đến các tiêu chuẩn cần phải có của những học sinh được chọn như sau: - Phải là học sinh có thành tích xuất sắc trong bộ môn của mình. - Có ý thức và khát vọng tìm hiểu kiến thứcliên quan đến các môn học. - Có thái độ tự học và làm việc sáng tạo. Ở các lớp đầu cấp, chọn học sinh là một trong những bước vô cùng quan trọng, có thể nói một cách ví von đây là lúc chúng ta chọn hạt giống để gieo trồng. Chọn như thế nào là phụ thuộc vào tay nghề , kinh nghiệm của giáo viên. 3/ Chú trong công tác bồi dưỡng. - Trong công tác bồi dưỡng, đầu tiên chúng ta phải nói đến giáo trình bồi dưỡng. - 4 - Chất lượng của giáo trình phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên có một giáo trình riêng nhưng cùng hướng đến một mục đích chung là phát huy năng lực học sinh và đáp ứng được các mục tiêu đào tạo học sinh giỏi. Có nghĩa là chúng ta bằng kinh nghiệm kiến thức của mình tạo thành một giáo trình bồi dưỡng hoàn chỉnh cho chính mình, cũng có thể đó là những tài liệu, giáo án có giá trị mà chúng ta sưu tầm được. - Cần tập trung lựa chọn phương pháp bồi dưỡng và tài liệu Với phương pháp bồi dưỡng, chọn phương pháp nào phù hợp với đối tượng học sinh là rất cần thiết, vì nếu phương pháp chúng ta chọn không góp phần phát huy tính sáng tạo, kích thích tính tự học của học sinh thì dẫn đến nhàm chán mất khả năng tự học sáng tạo của học sinh. Như chúng ta đã nói ở trên, đây là dạy học sinh cá biệt theo hướng tích cực vậy chọn phương pháp phù hợp là việc cần thiết trong mỗi giờ dạy. Với tài liệu, giáo viên chọn và hướng dẫn học sinh tự chọn. Đừng đưa cho các em quá nhiều tài liệu, khiến các em lúng túng khi tìm hiểu chúng. Ở lứa tuổi THCS dù có giỏi nhưng các em vẫn chưa đủ kĩ năng để chọn lọc các kiến thức bổ ích từ những tài liệu đó. Và các em không thể tự học một khi giáo viên chưa hướng dẫn cho các em phương pháp tự học. Nên lưu ý rằng: chúng ta chỉ đưa những tài liệu đã kiểm soát và đưa ích. Từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Hướng dẫn các em “ Chọn cho tinh, đọc cho kĩ”, đọc ít mà hiểu nhiều, đọc tài liệu để vận dụng vào thực hành chứ không phải đọc để lấy số lượng hoặc coppy. Chọn nội dung bồi dưỡng, phần này được thể hiện ở giáo trình bồi dưỡng: chọn nội dung phù hợp với sức học của học sinh ở hiện tại; nội dung nâng cao năng lực học sinh;nội dung phát huy tư duy sáng tạo và kích thích tinh thần tự học của học sinh. Cần hướng dẫn học sinh tự học. Sự tự học giúp học sinh bồi dưỡng thêm kiến thức của mình về nhiều mặt, ngoài ra nó còn giúp học sinh nâng cao ý thức và khát vọng về sự tự chịu trách nhiệm, kích thích thái độ tự học suốt đời. Nếu như các em có ý thức và biết tự học thì xem như chúng ta đã thành công 50% đoạn đường đã đi. 4. Vận dụng phương pháp Bản đồ tư duy vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Như chúng ta đã biết, mặt tích cực của Bản đồ tư duy là giúp học sinh khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có thể phát huy khả năng tự sáng tạo của học sinh. Chúng ta có thể dùng phương pháp này trong một số trường hợp sau đây: - Tổng hợp kiến thức một chương, một bài, một học kì, một giai đoạn văn học. - Vận dụng trong việc lập dàn ý. - 5 - - Dùng nó để xây dựng hệ thống luận điểm ở kiểu bài nghị luận… ( Xem hình minh họa) 5. Kiểm tra đánh giá qua từng giai đoạn. Đánh giá định kì theo kế hoạch, đánh giá để kiểm tra khả năng của học sinh qua từng giai đoạn học tập. Từ đó giáo viên và học sinh điều chỉnh phương pháp học và dạy cho phù hợp. Trong quá trình kiểm tra đánh giá, giáo viên tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, tránh gò bó học sinh theo khuôn mẫu. Cần chú trọng phát hiện khả năng nổi trội của các em ví dụ như cách diễn đạt mang đặt trưng của từng em, hay cách cảm nhận, phân tích có sáng tạo cá nhân. IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Như đã nói trên, đây là kinh nghiệm mà bản thân chúng tôi rút ra được từ những cái làm được và không làm được của những năm học trước. Trong các kì thi vòng Huyện, Tỉnh trường điều có học sinh đạt giải như: năm học 2010: 2 học sinh đậu vòng huyện ,năm học 2011: 3 học sinh đậu vòng huyện, 1học sinh đậu vòng tỉnh. C.PHẦN KẾT LUẬN. I/ Những bài học kinh nghiệm Từ những hạn chế và lợi thế, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn như sau: - Nên bám vào 6 mục tiêu chung của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nó giúp chúng ta định hướng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống sau này bên cạnh những kiến thức nâng cao về chuyên sâu. - Không bồi dưỡng theo kiểu học tủ kiến thức. Cần giúp các em biết tập hợp kiến thức và vận dụng vào thực hành. - Dạy các em biết tự học. II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. - Giúp giáo viên định hướng đúng trong công tác bồi dưỡng học sinh. - Khơi dậy tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh năng khiếu. III/ Khả năng ứng dụng và triển khai - Có thể áp dụng cho các thầy cô quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. - Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về đề tài này. IV/ Những kiến nghị và đề xuất -Không nên bồi dưỡng các em học sinh theo chỉ tiêu nên nhìn vào năng lực học sinh. - Giáo viên bồi dưỡng cần thể hiện hết năng lực và trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng. - Nhà trường cần có sự hổ trợ từ phía phụ huynh học sinh. - 6 - * KẾT LUẬN:Tóm lại trong bất cứ hoạt động dạy học nào, vai trò của người giáo viên là vô cùng to lớn. Ngoài nhiệt tình còn phải có năng lực chuyên môn cao, tập hợp kinh nghiệm qua nhiều năm công tác. Trên đây là những kinh nghiệm tôi rút ra được qua nhiều năm được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi. Chân thành mà nói, nó vẫn là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của những bạn quan tâm đến đề tài này. PHỤ LỤC Bản đồ tư duy của học sinh giỏi lớp 9 được vẽ với mục đích tổng kết sau một bài học - 7 - TÀI LIỆU THAM KHẢO “Các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi của các nước trên thế giới” - Bài viết của báo Tuổi trẻ ra ngày 12 tháng 11 năm 2009. MỤC LỤC. Phần mở đầu: …………………………………………………………trang 1 I/ Bối cảnh đề tài II/ Lí do chọn đề tài III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV/ Mục đích nghiên cứu V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Phần nội dung: trang 2 trang 7 I/ Bối cảnh đề tài II/ Lí do chọn đề tài III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV/ Mục đích nghiên cứu V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Phần kết luận: trang 8………………trang 10 I/ Bối cảnh đề tài II/ Lí do chọn đề tài III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV/ Mục đích nghiên cứu V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Trường THCS Thanh Tân, huyện Mỏ cày Bắc Giáo viên 8,0đ . ĐỀ TÀI: “KÍCH THÍCH KHẢ NĂNG CHỦ ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN THCS BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY - 1 - A. PHẦN MỞ ĐẦU. I/ Bối cảnh đề tài Giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi là. sức học của học sinh ở hiện tại; nội dung nâng cao năng lực học sinh; nội dung phát huy tư duy sáng tạo và kích thích tinh thần tự học của học sinh. Cần hướng dẫn học sinh tự học. Sự tự học. dưỡng môn Ngữ văn của giáo viên THCS. IV/ Mục đích nghiên cứu Với phạm vi của đề tài này, tôi muốn hướng đến hai mục đích chính: - Một là kích thích học sinh có năng khiếu yêu thích học môn Ngữ

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan