SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ Địa lý lớp 9

20 1.7K 4
SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ Địa lý lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9” - 1 - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy chuyên môn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hiện tại dạy chương trình Địa lí 9, trong đó có nội dung vẽ biểu đồ ( vẽ biểu đồ gồm có vẽ và sau đó nhận xét ), tôi đã từng áp dụng nhiều giải pháp như: vận dụng các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh trong vẽ biểu đồ Địa lí 9, phương pháp học nhóm trong vẽ biểu đồ Địa lí 9, phương pháp giáo viên vẽ biểu đồ mẫu môn Địa lí 9 dùng làm đồ dùng trực quan cho học sinh xem để vẽ theo, làm thế nào để dạy và học tốt vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí 9. Với các giải pháp đó cũng mang lại những thành công nhất định như: giáo viên vận dụng được các phương pháp dạy học mới, học sinh biết và vẽ được các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 có trong các bài thực hành và bài tập ở cuối bài học, biết rút ra nhận xét; các bài tập vẽ biểu đồ mà giáo viên dặn về nhà các em làm được. * Ưu điểm: Học sinh: - Học sinh tích cực học tập - Biết cách xử lý bảng số liệu , biết vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9, biết rút ra nhận xét. - 2 - - Các em lười biếng học bài trong học tập được ghi điểm khá cao trong cột điểm thực hành. ( quy định cột điểm thực hành nằm trong bài thực hành mà bài thực hành thường vẽ biểu đồ) - Trong kiểm tra định kỳ và thi học kỳ học sinh vẽ , nhận xét biểu đồ đạt. Giáo viên: - Vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Giáo án nhẹ nhàng * Tồn tại: Học sinh: - Vẫn còn một số em khi gặp bài tập, bài thực hành vẽ biểu đồ: lúng túng không biết vẽ dạng biểu đồ nào, chú thích ra sao….mất nhiều thời gian trong vẽ biểu đồ và một số em còn thụ động. - Các em nắm chưa kĩ khi nào vẽ biểu đồ không phải xử lý bảng số liệu mà chỉ cần nhìn vào bảng số liệu đã cho để vẽ và không biết khi nào phải xử lý bảng số liệu, rồi sau đó dực vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ. - Trong quá trình vẽ các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9, các em vẽ chưa chính xác, còn mắc nhiều lỗi: thiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải… - Kĩ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu còn yếu, mất nhiều thời gian. - Kĩ năng nhận xét chưa tốt, còn nhận xét chung chung, chưa đầy đủ theo yêu cầu. - Các em chuẩn bị đồ dùng học tập không tốt: thiếu máy tính, compa, thước chia độ, giấy A 4… Giáo viên: - Mất nhiều thời gian cho việc vẽ trước biểu đồ vào giấy khổ lớn để làm mẫu cho học sinh quan sát. - Làm việc quá nhiều trong giờ thực hành, trong bài tập có yêu cầu vẽ biểu đồ. - Nói nhiều, giảng nhiều, hướng dẫn đi hướng dẫn lại nhiều lần mất thời gian. - 3 - - Một số dạng biểu đồ vẽ sẵn ở trong sách giáo khoa, Atlat trong lúc học bài mới giáo viên cũng chưa giới thiệu cho học sinh biết đây là dạng biểu đồ gì, vẽ như thế nào…. - Chưa có sự kiểm tra tốt đối với bài tập vẽ biểu đồ mà giáo viên đã dặn học sinh vẽ ở nhà làm . 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp : Những giải pháp mà bản thân tôi đưa ra và áp dụng nhằm mục đích khắc phục trình trạng học sinh vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 chưa tốt, giúp các em có kỹ năng thật tốt và yêu thích vẽ biểu đồ Địa lí 9. Từ đó, các em có kỹ năng biết khi nào vẽ biểu đồ không cần xử lý bảng số liệu- mà dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ và biết được khi nào muốn vẽ được biểu đồ thì phải xử lý bảng số liệu, rồi dựa vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu đồ; các em có kỹ năng biết nhận dạng một số dạng biểu đồ Địa lí 9 qua các từ gợi mở, qua mốc thời gian, qua đơn vị để vẽ đúng theo yêu cầu của bài tập, bài thực hành. Các em biết tự tính toán, tự biết cách xử lý bảng số liệu đã cho, các em có kỹ năng vẽ đúng, chính xác, thẫm mỹ các dạng biểu đồ địa lí 9, nhận xét biểu đồ đúng yêu cầu, rõ ràng. Giúp cho giáo viên tích luỹ thêm kinh nghiệm trong giảng dạy vẽ biểu đồ trong chương trình Địa Lí 9 và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9, thông qua sáng kiến này có thể trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, giúp cho giáo viên dạy môn Địa lí 9 ngày càng dạy tốt hơn , góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Địa lí 9. 3.2.2. Nội dung giải pháp: a. Những điểm mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ đã áp dụng: So với các giải pháp đã áp dụng trước đây, giải pháp lần này có nhiều ưu điểm hơn, cụ thể: - 4 - - Giải pháp mới đưa ra dựa trên tính thực tiễn: dựa trên những gì chưa làm tốt mà giáo viên và học sinh trong trường đã trãi qua trong nội dung vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9. - Giải pháp mới đặt ra lần này là yêu cầu người giáo muốn dạy tốt vẽ biểu đồ thì phải chú trọng tuyệt đối việc rèn kĩ năng thật kỹ và thật tốt cho học sinh, gồm các kĩ năng sau: + Kỹ năng nhận dạng các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 ( dạng hình cột, cột chồng, hình tròn, miền, đường biểu diễn, thanh ngang): gồm có 2 kĩ năng là: . Kĩ năng biết được khi nào vẽ biểu đồ không cần xử lý bảng số liệu - mà chỉ cần dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ biểu đồ và khi nào phải xử lý bảng số liệu đã cho - rồi sau đó dựa vào bảng số liệu vừa mới xử lý mới có thể vẽ được biểu đồ. . . . Kĩ năng biết nhận dạng một số dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 thông qua các từ gợi mở, mốc thời gian, đơn vị thể hiện trong yêu cầu của bài tập, bài thực hành. + Kỹ năng biết vẽ : vẽ đúng, chính xác, thẫm mỹ từng dạng biểu đồ cụ thể + Kĩ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu + Kĩ năng nhận xét. - Với các giải pháp kinh nghiệm trong sáng kiến mà tôi đưa ra, học sinh có kĩ năng thật tốt về vẽ biểu đồ, khi đó gặp bất kì dạng biểu đồ nào các em cũng tự biết xử lý bảng số liệu, tự biết lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ, vẽ đúng – thẫm mỹ, tự biết nhận xét, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tham mưu, cố vấn, người tổ chức, giám sát, người kiểm tra công việc vẽ biểu đồ của học sinh. - Học sinh là trung tâm, là người thực hiện, là người chủ động trong công việc vẽ biểu đồ. - Sáng kiến : “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9” của bản thân tôi chủ yếu đưa ra một số kinh nghiệm đã và đang thực hiện trong quá trình giảng dạy học sinh môn Địa lí 9 phần vẽ biểu đồ có trong các bài thực hành, các bài tập sách giáo khoa. Các kinh nghiệm này, các giải pháp này được thực hiện đan xen trong suốt quá trình dạy nội dung vẽ biểu đồ Địa lí 9. - 5 - b. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể: Giải pháp mới đưa ra với 2 nội dung: Nội dung thứ nhất: Để vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 được tốt, giáo viên cần phải chú trọng tuyệt đối việc rèn kỹ năng về vẽ biểu đồ thật kỹ và thật tốt cho học sinh. Lưu ý: - Vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 gồm có vẽ và nhận xét biểu đồ - Giải pháp rèn kĩ năng cho học sinh mà tôi đưa ra gồm có nhiều kĩ năng, trong một tiết có học về vẽ biểu đồ không thể nào rèn hết tất cả các kĩ năng đó được, mà giáo viên sẽ lần lượt vận dụng rèn các kĩ năng này trong tất cả các bài thực hành, trong bài tập về vẽ biểu đồ. Nội dung thứ 2: Một số lưu ý đối với giáo viên và học sinh trong vẽ và nhận xét biểu đồ trong chương trình Địa lí 9. Trích dẫn: 1. Để vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 được tốt, giáo viên cần phải chú trọng tuyệt đối việc rèn kỹ năng về vẽ biểu đồ thật kỹ và thật tốt cho học sinh: gồm có các kỹ năng sau 1. 1. Kỹ năng nhận dạng các dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 ( gồm các dạng biểu đồ sau: Dạng hình tròn, dạng hình cột; dạng cột chồng, dạng miền, dạng đường biểu diễn và dạng thanh ngang.) Gồm có 2 kỹ năng cơ bản sau: * Kỹ năng biết: khi nào vẽ biểu đồ mà không cần phải xử lý bảng số liệu- chỉ dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ biểu đồ và khi nào muốn vẽ biểu đồ được thì phải xử lý bảng số liệu , rồi dựa vào bảng số liệu mới vừa xử lý để vẽ biểu đồ. + Không cần phải xử lý bảng số liệu khi: Yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho và có kèm theo các từ : “về…”, “thể hiện….” hoặc đơn vị là %. + Phải xử lý bảng số liệu rồi sau đó dựa vào bảng số liệu vừa xử lý để vẽ biểu đồ khi: - Đơn vị không phải là % - 6 - - Có các từ gợi mở như: “ cơ cấu”, “tỉ trọng”, ‘tỉ lệ” , “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”…. * Kỹ năng biết nhận dạng một số dạng biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 thông qua các từ gợi mở, các mốc thời gian, đơn vị thể hiện trong yêu cầu của bài tập, bài thực hành. ( vì trong bài tập, bài thực hành hoặc trong bài kiểm tra định kì chỉ yêu cầu học sinh: em hãy vẽ biểu đồ, chứ không yêu cầu cụ thể là em hãy vẽ biểu đồ hình: tròn, cột… Khi đó các em phải biết nhận dạng để lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất để vẽ) - Dạng biểu đồ hình tròn : .Thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”, “ tỉ trọng”, “tỉ lệ’ và đơn vị là %. Mốc thời gian 1 hoặc 2 mốc, tối đa 3 mốc. Ví dụ: Bài tập 1,câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây”. - Dạng hình cột : gồm cột đơn, cột nhóm khi: .Thường có các từ gợi mở như: “ về”, “thể hiện”: “khối lượng”, “sản lượng”, “diện tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giai đoạn. . Yêu cầu vẽ biểu đồ theo tên của bảng số liệu đã cho. Ví dụ: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 có câu : hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét”. - Dạng cột chồng : . Có từ gợi mở như “ cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian( ví dụ: 1990, 1995, 2000). . Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần. ( Ví dụ: Tổng số trong đó có: Gia súc, Gia cầm, Sản phẩm trứng, sữa, Phụ phẩm chăn nuôi). Ví dụ câu 2 trang 33 sách giáo khoa. - Dạng biểu đồ miền : . Cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trải qua trên 3 mốc thời gian , có cụm từ : “ cơ cấu” và đơn vị %. - Dạng biểu đồ đường biểu diễn: thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ đến ”. Ví - 7 - 6474,6 x 100 9040 dụ: Bài tập 2, câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002”. - Dạng thanh ngang : Học sinh phải hiểu được đây là một dạng biến thể của biểu đồ cột, đơn vị thường % và nội dung trong bảng số liệu thường không phải là năm. ( Ví dụ câu 3 trang 105 sách giáo khoa, nội dung để vẽ là tỉnh) 1.2. Kỹ năng tính toán, cách xử lý bảng số liệu: 1. 2.1. Tính tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. - Trường hợp 1: bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ tính theo công thức: Tỷ lệ cơ cấu (%) của A = Ví dụ: Bài tập 1, trang 38-SGK Địa Lí 9 Tỷ lệ cơ cấu cây lương thực (1990) = = 71,6% - Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu thống kê không có cột tổng số, ta phải cộng số liệu giá trị tuyệt đối của từng thành phần ra tổng số, rồi tính như trường hợp 1. Lưu ý : sau khi tính, đơn vị % của từng thành phần ta nên cộng lại để đúng với tổng thể là 100%. Nếu chưa đúng 100% ta làm tròn thành phần cuối cùng để tổng thể phải là 100%. 1.2.2. Tính qui đổi tỷ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. - Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín hình tròn (360 0 ), như vậy 1% tương ứng với 3,6 0 . Để tìm ra độ của góc các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,6 0 . (Sau đó dùng thước đo độ để thể hiện cho chính xác). Ví dụ: Như ví dụ trên, tỷ lệ cơ câu cây lương thực (1990) là 71,6%, để tính ra độ ta làm như sau: 71,6 x 3,6 = 258 0 1.2.3. Tính bình quân đất theo đầu người: Lưu ý đơn vị, từ đó ta có công thức: Bình quân đất theo đầu người (ha/người) = Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100 T ổng số Diện tích (ha) Số dân (người) - 8 - Ví dụ: Bài tập 3, trang 75-SGK Địa Lí 9 Bình quân đất nông nghiệp/người của cả nước = = 0,12 (ha/người) 1.2.4. Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Lưu ý đơn vị là %. Ví dụ: Bài tập 3, trang 10-SGk Địa Lí 9 1.2.5. Tính chỉ số tăng trưởng, tốc độ phát triển ( lấy năm gốc = 100%) Học sinh phải lập một bảng mới trong đó năm gốc ghi 100%. Cách tính lấy mốc thời gian lần lượt của các năm sau đó rồi chia cho năm gốc sau đó nhân với 100, đơn vị là %. Ví dụ: cho bảng số liệu sau đây về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990- 2002. Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (ta/ha) Sản lượng lúa (nghìntấn) 1990 1995 1997 1998 2000 2002 6043.0 6766.0 7099.7 7363.0 7660.3 7700.0 31.8 36.9 38.8 39.6 42.4 45.9 19225.1 24963.7 27523.9 29145.5 32529.5 34454.4 Lập bảng mới như sau:đơn vị % Năm Diện tích (nghìn ha) Năngsuất (ta/ha) Sảnlượnglúa (nghìn tấn) 1990 1995 1997 1998 2000 2002 100 112.0 100 100 Cách tính: năm 1995 ta lấy (6766,0 : 6043,0) nhân với 100 bằng 112,0% , sau đó ta ghi vào bảng. 1. 3. Kĩ năng vẽ từng dạng biểu đồ cụ thể. 1.3.1.Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn: 9406800 79700000 - 9 - - Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như: tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ). - Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ cho biểu đồ. Biểu đồ cho bán kính trước thì hướng dẫn học sinh dùng thước chia mm kẻ đường bán kính trước, sau đó dùng compa quay theo bán kính đó. - Bước 3: Chia hình tròn thành các hình quạt theo đúng tỉ lệ và thứ tự của các thành phần theo trong đề ra. Phương pháp vẽ theo dây cung nhanh hơn vẽ theo góc ở tâm. Lưu ý: Toàn bộ hình tròn là 360 0 tương ứng với tỉ lệ 100%, như vậy tỉ lệ 1% ứng với 3,6 0 trên hình tròn. Khi vẽ các hình quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ; ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ phải ngay ngắn, rõ ràng không nghiêng ngã; lập bảng chú giải theo thứ tự của hình vẽ và nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên, sau đó ghi tên biểu đồ. Ví dụ: Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha) Năm Các nhóm cây 1990 2002 Tổng số Cây lương thực Cây công nghiệp Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 9040,0 6474,6 1199,3 1366,1 12831,4 8320,3 2337,3 2173,8 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách xử lý số liệu: Năm Các nhóm cây 1990 Góc ở tâm 2002 Góc ở tâm Tổng số 100% 360 0 100% 360 0 [...]... GDP của nước ta thời kì 199 1- 2002 (%) 199 1 199 3 199 5 199 7 199 9 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29, 9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp- xây dựng 23,8 28 ,9 28,2 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 199 1- 2002 - 14 - 1.3.5 Kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn: - Bước 1: Kẻ... là: * Học sinh: - Yêu thích môn học Địa lí 9 hơn; yêu thích học bài tập, bài thực hành, bài kiểm tra định kì có yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ - Học sinh chủ động trong vẽ và nhận xét biểu đồ, tích cực hơn trong học tập - Siêng năng làm các bài tập về nhà đặc biệt là bài tập về vẽ biểu đố - 19 - - Kết quả học tập từng bước được nâng dần, gia tăng tỉ lệ khá gỏi, kéo giảm tỉ lệ học sinh yếu - Học bồi... bài học có yêu cầu vẽ biểu đồ ở cuối bài, giáo viên phải xem nội dung bài tập vẽ biểu đồ cũng là nội dung quan trọng của bài học để phân phối thời gian thích hợp cho vẽ biểu đồ, nếu không làm như thế mà chỉ dặn, nói chung chung là về nhà các em vẽ biểu đồ vào vở thì các em sẽ gặp khó khăn do không hiểu cách vẽ, khi nào thì vẽ biểu đồ dạng đó, nhận xét như thế nào Học sinh: phải chuẩn bị đầy đủ các đồ. .. chuẩn bị thật tốt đồ dùng học tập trong bài có vẽ và nhận xét biểu đồ * Giáo viên: phải chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt gồm: thước kẻ, compa, máy tính, phấn màu, biểu đồ mẫu giáo viên vẽ sẵn dùng để hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ (đôi khi thời gian cũng hạn chế nên giáo viên vẽ sẵn trước cho học sinh xem cùng lúc với hướng dẫn tránh mất thời gian nhất là trong các bài tập nằm cuối bài học) Ngoài ra,... trong vẽ biểu đồ như: máy tính, bút chì, thước kẻ, thước chia độ, com pa, màu, giấy A 4 2b Trong khi học bài mới mà trong bài mới có hình biểu đồ (hoặc hình biểu đồ trong Atlat) thì giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là dạng biểu đồ gì, cách vẽ, chú thích như thế nào, đến bài tập hoặc bài thực hành số mấy sẽ gặp dạng biểu đồ này Khi giáo viên gợi ý như thế làm cho học sinh chú ý, bước đầu học sinh. .. vẽ biểu đồ + Các bạn đồng nghiệp dạy môn được đào tạo phụ tại trường sư phạm mà được phân công dạy Địa lí 9 + Tất cả các bạn đồng nghiệp có tinh thần cầu tiến - Đây sẽ là tài liệu để các em học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí dự thi cấp huyện và tỉnh - Áp dụng cho giáo viên trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh - Sử dụng trong giảng dạy môn Địa lí 9 phần nội dung vẽ biểu đồ. .. 120-SGK Địa Lí 9 Biểu đồ về cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002…” (Loại biểu đồ hình tròn) Nhận xét :- Tỷ trọng của ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế (51,6%) - 17 - - Tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất trong cơ cấu kinh tế (1,7%) 2 Một số lưu ý đối với giáo viên và học sinh trong vẽ và nhận xét biểu đồ trong chương trình Địa lí 9 2 a Giáo viên và học sinh phải... làm cho học sinh chú ý, bước đầu học sinh cũng có chút kiến thức về biểu đồ sắp học Ví dụ khi học bài 6 Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, có hình 6.1 là biểu đồ miền, nói cho học sinh hình dung và đến bài 16 sẽ học và vẽ biểu đồ dạng đó 2c Đối với những bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ mà học sinh không có điều kiện để hoàn thành tại lớp, giáo viên hướng dẫn rồi sau đó yêu cầu các em về nhà hoàn thành... lý xong Bước 3: Thể hiện kí hiệu cho từng thành phần trong biểu đồ và ghi số liệu mỗi thành phần Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ Ví dụ: Bài tập 3, trang 116-SGK Địa Lí 9: Căn cứ vào bảng 31.3:Bảng 31.3 Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (nghìn người) Năm 199 5 2000 2002 Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 Vùng Vẽ biểu đồ. .. học sinh thấy tầm quan trọng của vẽ biểu đồ trong đánh giá kết quả học tập từ đó các em thấy vẽ biểu đồ là quan trọng, cố gắng học tốt nội dung này 3 3 Khả năng áp dụng của giải pháp: - Giải pháp đưa ra dựa trên thực tiễn, dựa trên những gì mà bản thân tôi qua hơn 13 năm trãi nghiệm có được, đây sẽ là điều hết sức bổ ích cho: + Các bạn đồng nghiệp mới dạy môn Địa lí lớp 9 chưa có điều kiện để nghiên cứu . việc vẽ biểu đồ của học sinh. - Học sinh là trung tâm, là người thực hiện, là người chủ động trong công việc vẽ biểu đồ. - Sáng kiến : “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt hơn vẽ biểu đồ. của học sinh trong vẽ biểu đồ Địa lí 9, phương pháp học nhóm trong vẽ biểu đồ Địa lí 9, phương pháp giáo viên vẽ biểu đồ mẫu môn Địa lí 9 dùng làm đồ dùng trực quan cho học sinh xem để vẽ theo,. Hoàn thiện biểu đồ. (Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn ). Ví dụ : Cho bảng số liệu 16.1: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 199 1- 2002 (%) 199 1 199 3 199 5 199 7 199 9 2001 2002 Tổng số Nông,

Ngày đăng: 21/04/2015, 15:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan