SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử THPT

22 2.9K 17
SKKN Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết mà rất ít số tiết thực hành và ôn tập. Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ , khó thuộc. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một vấn đề quan trọng hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học.Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học mỗi giáo viên khi lên lớp đều phải tìm cho mình một phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng của từng môn học. Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng. Chính vì vậy nên tôi lựa chọn đề tài SKKN của mình là Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ xã hội người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của môn lịch sử rất khác so với những môn học khác là: học sinh không được chứng kiến trực tiếp các sự kiện lịch sử vì lịch sử không lập lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa vấn đề nhận thức lịch sử cũng khác so với các môn học khác: nó nhận thức chung quy luật của loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đồng thời nhận thức lịch sử cũng có sắc thái riêng: nhận thức sự kiện phải tuân theo logic sự kiện, sự thật khách quan chứ không phải theo trí tưởng tượng của từng người. Vì vậy mỗi tác động của giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh. Theo TS Trần Đình Châu với cách ghi chép thông thường tức là bằng kí tự và con số chúng ta mới sử dụng một nửa bộ não – não trái mà chưa sử dụng chức năng của não phải, nơi giúp chúng ta tiếp nhận thông tin qua hình vẽ, màu sắc, sơ đồ…Vì vậy việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Sơ đồ hóa là một loại đồ dùng trực quan không có sẵn mà do giáo viên hoặc học sinh tự thiết kế dựa vào nội dung của bài học. Quy luật nhận thức của bộ não đi từ các hoạt động nghe, nhìn, thực hành, vận dụng. Phương pháp sơ đồ hóa phù hợp với quy luật nhận thức của não bộ. Chính vì vậy nên tôi cho rằng đây là một phương pháp hay trong dạy học lịch sử, phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm của BGD&ĐT. 2.Thực trạng của vấn đề Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh không thể nhớ hết sự kiện lịch sử nếu không hiểu bài. Hiện nay thực trạng nhiều học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng, không đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lung túng vì các em quen đọc vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, chất lượng của dạy và học môn sử chưa cao. Trong các kì thi đại học gần đây, có hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0, có những nhầm lẫn các sự kiện lịch sử cơ bản. Trong các môn học, có rất nhiều học sinh ghét môn Lịch sử. Chính vì thế không khí học trong các giờ lịch sử thường rất trầm và nặng nề. Thực trạng dạy và học lịch sử ở các TTGDTX&DN còn khó khăn hơn vì nhận thức của học sinh ở đây rất hạn chế. Đặc biệt khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm của BGD&ĐT là lấy học sinh làm trung tâm nhiều GV rất lúng túng không biết phải thiết kế bài giảng như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh ở đây. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhiều năm qua tại TTGDTX&DN Hà Trung, tôi thấy phương pháp chủ yếu mà giáo viên truyền đạt cho HS chủ yếu vẫn là thầy đọc, trò chép rồi về nhà học thuộc lòng. Chỉ một số ít các tiết học giáo viên có sử dụng bản đồ, lược đồ chỉ để minh họa. Chính vì thế mà học sinh không có một chút hứng thú nào đối với môn học này và nhận thức lịch sử của học sinh còn rất mơ hồ. Học lịch sử khác các môn khác phải yêu cầu HS tái hiện lịch sử, để tái hiện lịch sử cần phương pháp tái hiện ngoài phương pháp sử dụng, khai thác các phương tiện trực quan là hết sức quan trọng như khai thác tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, thiết bị khác do Công ty thiết bị trường học cung cấp thì sơ đồ do GV thiết lập trên lớp để hệ thống hoá kiến thức - một phương tiện không thể thiếu trong tổ chức học tập theo phương pháp mới nhằm kích thích tư duy và hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức lịch sử. Qua đó yêu cầu HS vận dụng kiến thức SGK để lí giải mới hiểu được bản chất của sự kiện. Trên thực tế: GV dạy lịch sử hiện nay gặp lúng túng khi thiết kế bài giảng và lên lớp, thực hiện tốt phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS. Làm thế nào để HS tự chiếm lĩnh tri thức không mơ hồ, không nhầm lẫn nhằm khắc phục tình trạng học xong bài, xong lớp mà không nhớ gì nhiều về lịch sử dân tộc và thế giới. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử bản thân mỗi giáo viên phải tự đổi mới phương pháp dạy học của mình. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất cần thiết. Sơ đồ là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nếu sử dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao. Sơ đồ hóa kiến thức sẽ giúp học sinh hình dung, bao quát được vấn đề hoặc bài học. Sử dụng sơ đồ hóa giúp học sinh nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và lâu bền làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng và hiểu quả hơn. Xuất phát từ thực tế đó, bản thân cần thấy việc dùng sơ đồ trong dạy học lịch sử giúp HS khái quát được kiến thức, cũng như từ sơ đồ HS buộc phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích được sơ đồ - một khâu quan trọng để rèn trí nhớ cho HS. 3. Các biện pháp Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực quan có nhiều loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng GV hệ thống bằng sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. 3.1. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử: Trước hết, giáo viên cần xác định được trọng tâm của một mục, một tiết dạy. Trên cơ sở đó tiến hành sơ đồ hóa kiến thức phù hợp.Tuy nhiên việc tiến hành sơ đồ hóa kiến thức của một vấn đề, một mục, hoặc một bài phải linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của một bài học, thời lượng của tiết học. Giáo viên có thể đưa hình thức sơ đồ hóa vào cuối một bài, một mục, hoặc lồng ghép các mục có mối quan hệ với nhau. Để có được một sơ đồ hóa kiến thức, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có sự sắp xếp kiến thức, số lượng câu chữ phù hợp, đồng thời phải đảm bảo về tính thẩm mĩ. Yêu cầu GV lên lớp phải vận dụng thành thạo các phương pháp hiện đại và truyền thống có sự kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học mới phát huy được hiệu quả tiết học.Trong hệ thống phương pháp dạy học đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhóm phương pháp dùng lời vẫn chiếm ưu thế song nhóm phương pháp cho HS thực hành, tự nghiên cứu tư liệu, khái quát hoá các kiến thức qua tiếp cận thông tin đóng vai trò không nhỏ trong tổ chức HS học tập. Tùy vào từng đối tượng học sinh, yêu cầu của bài học mà giáo viên có thể kết hợp sử dụng sơ đồ hóa với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao. Mức độ hiểu các khái niệm, sự kiện, nhân vật hình thành ở HS không chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, hoặc nắm bài qua loa, đại khái. Việc giúp HS hiểu tường tận kiến thức lịch sử rất cần thiết đối với các em, trong khi thời lượng 45 phút GV không thể diễn giải, giải thích dài dòng mà phải tổ chức HS tự học, tự làm việc SGK với lượng thông tin lớn (bao gồm cả kênh hình và kênh chữ). Sơ đồ hoá kiến thức không chỉ giúp các em giảm bớt lượng chữ phải ghi bài đồng thời từ sơ đồ cho sẵn buộc HS phải đọc kĩ, nghiên cứu kĩ tư liệu SGK và sách tham khảo mới hiểu được bản chất vấn đề. Muốn làm được điều đó yêu cầu người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề. Trước mỗi giờ dạy, giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị bài giảng chu đáo, không ngừng học hỏi, tìm tòi bổ sung kiến thức cho mình.Để từ đó có phương pháp dạy phù hợp nhất cho từng bài, từng nội dung. 3.2 Xác đinh các loại sơ đồ : * Loại sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa : Giáo viên sử dụng sơ đồ để khai thác khả năng tư duy của học sinh, chứ không nên dùng sơ đồ để minh họa. * Loại sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa : Trong đề tài này tôi xin chủ yếu đưa ra những sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo viên tự làm để giúp học sinh nhanh chóng cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử và củng cố bài học. Trong loại biểu đồ này ta lại phân chia thành hai loại biểu đồ dựa vào tính năng của nó. 3.2.1.Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh trong giờ học : Loại sơ đồ này giúp HS cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản nhằm diễn tả tổ chức cơ cấu xã hội, chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 - Lịch sử 10: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn trong sách giáo khoa, không yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ, mục tiêu của bài học làm cho học sinh hiểu rõ được sự phân hoá và hình thành của các tầng lớp xã hội dưới sự tác động của các hình thức sản xuất mới, nhưng để đạt được mục đích này giáo viên lại cần thiết phải sử dụng đến phương tiện trực quan có hiệu quả nhất đó là sơ đồ. Bước 1: Cho học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa. Bước 2: GV treo sơ đồ phân hoá xã hội phong kiến trên bảng đen. Quý tộc ĐỊA CHỦ Bước 3: Học sinh dựa vào sơ đồ hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau: Xã hội phong kiến Trung Quốc có những giai cấp nào? Các giai cấp này được hình thành như thế nào? Bước 4: Đại diện học sinh trong nhóm lên bảng dựa vào sơ đồ để trả lời. Bước 5: HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, HS tự ghi kiến thức vào vở Từ việc tiếp nhận thông tin bằng kênh chữ giáo viên đã tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh của các thông tin về các hiện tượng xã hội bằng sơ đồ giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất hiện tượng xã hội. Sơ đồ trên giúp học sinh hiểu rõ nội dung và những đặc trưng cơ bản, sự phân biệt giai cấp trong xã hội Trung Quốc vào thế kỉ III TCN.Trong quá trình sử dụng sơ đồ phân hoá xã hội giáo viên đã làm cho học sinh thấy rõ mối quan hệ của các giai cấp xã hội bằng các đường dẫn có mũi tên trong sơ đồ: Địa chủ có nguồn gốc từ tầng lớp quý tộc và nông dân giàu có, họ là những người có nhiều ruộng đất. Nông dân công xã bị phân hóa làm 3 bộ phận. Một số ít vẫn còn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh. Nông dân lĩnh canh là những người nông dân nghèo không có ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô cho địa chủ nên khổ cực hơn cả nông dân tự canh. Qua cách phân tích dẫn dắt vấn đề giáo viên đã hình thành khái niệm và giúp học sinh có thể hiểu sâu nội dung khái niệm “địa chủ”, “nông dân lĩnh canh”, nắm được mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh- hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông. Ví dụ 2: Khi dạy bài 17- Lịch sử 10 : Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Nông dân công xã Nông dân giàu Nông dân tự canh NÔNG DÂN LĨNH CANH Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn ở sách giáo khoa nhưng qua phần kênh chữ giáo viên yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý, Trần, Hồ yêu cầu này được đưa vào câu hỏi cuối mục 1 của sách giáo khoa (tr 88): Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý, Trần, Hồ. Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng này tôi đã tổ chức hoạt động dạy học như sau: Bước 1: Học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa trang 88 “Năm 1054 huyện, hương.” Bước 2: Cho học sinh hoạt động theo nhóm, dựa trên thông tin của kênh chữ để vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý. Bước 3: Đại diện các nhóm vẽ sơ đồ trên bảng và trình bày tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý, Trần, Hồ bằng ngôn ngữ nói. Bước 4: Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ, giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh. Bước 5: HS quan sát tự vẽ sơ đồ vào vở. Nhóm 1:Sơ đồ hai nhánh: VUA ĐẠI THẦN QUAN VĂN QUAN VÕ 24 LỘ, PHỦ *Nhóm 2:Sơ đồ rời: +Chính quyền trung ương: +Chính quyền địa phương: HƯƠNG, XÃ HUYỆN HƯƠNG, XÃ VUA ĐẠI THẦN QUAN VĂN QUAN VÕ 24 LỘ, PHỦ HƯƠNG, XÃ HUYỆN HƯƠNG, XÃ [...]... Qúa trình lịch sử mà bài học đề cập, luôn trải qua các thời kỳ khác nhau Vì vậy, khi dạy những bài tổng kết lịch sử giáo viên cần lập một sơ đồ biểu diễn các thời kì lịch sử trong quá trình lịch sử ấy Qua sơ đồ, học sinh nhánh chóng hình dung lại quá trình lịch sử đã học và khắc sâu hơn trong trí nhớ, đồng thời học sinh dể dàng hiểu được nội dung của quá trình lịch sử ấy Ví dụ 2 SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM... một phương pháp hay, có nhiều ưu việt không chỉ áp dụng trong bộ môn lịch sử mà có thể sử dụng ở nhiều các môn học khác III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy ở một số lớp cho thấy: Sử dụng thành thạo và hiệu quả phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV Học sinh sẽ học được phương. .. cố lại bài học Đặc biệt loại sơ đồ này rất thích hợp trong việc dạy các bài sơ kết hay ôn tập chương Ví dụ 1 - Khi dạy mục 5-Văn hóa cổ đại phương Đông Bài 3 SGK Lịch sử lớp 10 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ: Sơ đồ hóa kiến thức về các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông giúp học sinh hình dung được các thành tựu văn hóa cơ bản Trước hết học sinh sẽ nắm được các thành tựu chính về Lịch pháp, thiên... năm giảng dạy, với kinh nghiệm sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức và củng cố bài học bản thân tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn và nắm vững kiến thức cơ bản nhanh hơn Phương pháp sử dụng sơ đồ hóa có thể kết hợp với các phương pháp khác làm cho giờ học không bị đơn điệu, nhàm chán Kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp - Hỏi ý kiến học sinh, các em cũng rất thích phương pháp này,... bài dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hiệu quả Với việc sơ đồ hóa các kiến thức trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay Việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học. .. thành Đàng Trong và Đàng Ngoài Ví dụ 3- Khi dạy xong mụcI và mục II của Bài 23-Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII SGK Lịch sử 10 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ sau và đặt câu hỏi : Vai trò to lớn của phong trào Tây Sơn là gì? Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức Lịch sử trong dạy một bài sơ kết sẽ giúp học sinh bao quát được tiến trình lịch sử của một... thiết kế sơ đồ sau mỗi bài học để nắm bắt bài học nhanh chóng và nhớ lâu Chính phương pháp này trong năm học qua kết quả chất lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước - Thử nghiệm tại 3 lớp 10: 10A, 10B, 10C Trong cùng bài 3 – Lóp 10 Ban cơ bản: Các quốc gia cổ đại phương Đông ở lớp 10A, 10B tôi sử dụng phương pháp sơ đồ hóa, lớp 10C tôi không sử dụng phương pháp này Kết quả ban đầu cho thấy học sinh... đề……………………………………………………….3 2 Thực trạng của vấn đề…………………………………………………………3 3 Các biện pháp ……………………………………………………………….5 3.1 Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ hóa …………………………………… 5 3.2 Các loại sơ đồ hóa ………………………………………………………….6` 3.2.1 .Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh trong giờ học ………………………………………………………………… 7 3.2.2 Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài 12 4 Kết quả………………………………………………………………………….17... lệ Đồ đồng (đồ sắt ở châu Au) Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp Quốc gia cổ đại Chủ nô, nô lệ Phong kiến Đồ sắt Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp Quốc gia phong kiến Địa chủ, nông dân Việc sử dụng sơ đồ hóa trong các bài tổng kết có tính khái quát cao Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong tiến trình của lịch sử dân So với cách dạy thông thường, sử dụng phương pháp sơ đồ hóa mang... giáo khoa các em có thể vẽ sơ đồ theo 2 dạng như trên Ví dụ 3: Khi học phần I bài 31 – Nước Pháp trước cách mạng Khi nói về tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội Pháp, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ sau đó yêu cầu học sinh trình bày về sự phân hóa xã hội Pháp trước cách mạng SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP TRONG XÃ HỘI PHÁP QUÝ TỘC TĂNG LỮ ĐẲNG CẤP THỨ 3 TƯ SẢN NÔNG DÂN BÌNH DÂN Qua sơ đồ học sinh cũng nhận thấy mối . tài SKKN của mình là Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Lịch. hình vẽ, màu sắc, sơ đồ Vì vậy việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Sơ đồ hóa là một loại đồ dùng trực quan. dụng sơ đồ sau và đặt câu hỏi : Vai trò to lớn của phong trào Tây Sơn là gì? Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức Lịch sử trong dạy một bài sơ kết sẽ giúp học sinh bao quát được tiến trình lịch sử

Ngày đăng: 16/04/2015, 10:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỊA CHỦ

  • VUA

    • 24 LỘ, PHỦ

    • HUYỆN

      • HƯƠNG, XÃ

      • HƯƠNG, XÃ

      • VUA

        • 24 LỘ, PHỦ

        • HUYỆN

          • HƯƠNG, XÃ

          • HƯƠNG, XÃ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan