Nâng cao hiệu quả tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh THPT bằng hình thức sân khấu hóa._SKKN quản lý THPT

20 1.4K 2
Nâng cao hiệu quả tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh THPT bằng hình thức sân khấu hóa._SKKN quản lý THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa giao tiếp và ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong thời đại hội nhập hiện nay, vấn đề giao tiếp và ứng xử lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong đó thanh niên đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị mới vừa phù hợp truyền thống của dân tộc vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn hành vi ứng xử trong cuộc sống, trong học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Bên cạnh những biểu hiện của hành vi ứng xử có văn hóa, hiện nay vẫn còn một bộ phận trong giới trẻ có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Ðối với bản thân họ không có ý chí phấn đấu, sống buông thả, sa đà vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm Ðây hoàn toàn là những biểu hiện của nếp sống xa lạ, sai trái, đi ngược với truyền thống văn hóa dân tộc. Hiện tượng các bạn trẻ là học sinh THPT văng tục, chửi thề; ngang nhiên vi phạm luật lệ giao thông; có thái độ không đúng mực với người già; hành động ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng còn khá phổ biến. Ứng xử như thế nào để được coi là người có văn hóa và làm thế nào để hướng giới trẻ tới ứng xử có văn hóa? Ðây là vấn đề cấp thiết đặt ra, đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận nghiêm túc và khách quan. Thực hiện công Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện Kế hoạch năm học số 01/KH-HVM ngày 01/9/2012 của trường THPT Hà Văn Mao. Sau khi tổ chức Tọa đàm giao tiếp, ứng xử và thấy được hiệu quả giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình trong giáo dục văn hóa giao tiếp, - Người thực hiện: Phạm văn Học 1 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= ứng xử cho học sinh hiện nay: “ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đưa ra cách thức tổ chức một buổi tọa đàm giao tiếp, ứng xử trong trường THPT. - Làm rõ hiệu quả của việc sân khấu hóa tọa đàm về văn hóa giao tiếp, ứng xử trong thanh niên, học sinh tại trường THPT Hà Văn Mao. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Học sinh lớp 10, 11 trường THPT Hà Văn Mao 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận của giao tiếp, ứng xử và một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử trong trường THPT. Nhiệm vụ 2: Xây dựng và triển khai thực nghiệm tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử tại trường THPT Hà Văn Mao. 5. Giới hạn nghiên cứu của đề tài. + Giới hạn đối tượng: Học sinh THPT. + Giới hạn nội dung: Những tình huống giao tiếp, ứng xử thường ngày của học sinh THPT và bài học rút ra. 6. Các phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu cơ sở lý luận của giao tiếp, ứng xử. + Phương pháp quan sát - phỏng vấn: Quan sát thực trạng các hoạt động giao tiếp, ứng xử của học sinh, tìm hiểu nhận thức của HS về văn hóa giao tiếp, ứng xử và qui trình tổ chức các buổi tọa đàm giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh THPT để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Người thực hiện: Phạm văn Học 2 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= + Phương pháp thực tiễn: Qua thực tiễn tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử phân tích các kết quả thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của hình thức sân khấu hóa trong tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử. - Người thực hiện: Phạm văn Học 3 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. A. Giải quyết nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận của giao tiếp, ứng xử và một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử trong trường THPT 1. Cơ sở lý luận của giao tiếp, ứng xử 1.1. Khái niệm Giao tiếp, ứng xử là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Trong quá trình giao tiếp, ứng xử thì cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được những nội dung và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp, ứng xử. Nhờ đặc trưng này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, ứng xử để làm gì ? nhằm mục đích gì ? Giao tiếp, ứng xử diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp, ứng xử. Đặc trưng này có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. • Giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên. • Nhờ giao tiếp, ứng xử mà quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân tộc, địa phương. Qua giao tiếp, ứng xử giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít ỏi về đối tượng giao tiếp, ứng xử của mình. Có như vậy kết quả giao tiếp, ứng xử mới thành công. Có nhận thức được nhau mới hiểu biết lẫn nhau. Nếu thầy giáo không hiểu học sinh thì việc xử lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người. Con người vừa là một thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội - Người thực hiện: Phạm văn Học 4 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= như pháp quyền, kinh tế, văn hóa với tư cách vừa là hoạt động tích cực cho nên tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó. Giao tiếp, ứng xử được tiến hành trong một thời gian, không gian và các điều kiện cụ thể. Nói cách khác, giao tiếp, ứng xử cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển lịch sử xã hội loài người. Cá nhân trong giao tiếp, ứng xử vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp, ứng xử. Trong quá trình dạy học, học sinh vừa là khách thể, vừa là chủ thể. Qua phân tích trên, ta có thể hiểu : Giao tiếp, ứng xử là một quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. 1.2. Chức năng . a. Chức năng giao tiếp, ứng xử: Có nhiều cách khác nhau để phân chia các chức năng của giao tiếp, ứng xử. Ở góc độ là một phạm trù của tâm lý học hiện đại thì giao tiếp, ứng xử có các chức năng như sau : b . Chức năng định hướng hoạt động của con người. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể chỉ nhìn vào nét mặt của học sinh, sự phản ứng của học sinh trước lời giảng của mình mà nhận ra được mức độ nắm tri thức của học sinh. Nhờ đó giáo viên điều chỉnh lại cách dạy của mình để quá trình dạy học đạt kết quả cao. Hay một học sinh có nhiều lần đi học muộn, một học sinh nhiều lần không thuộc bài, em khác đi học thất thường, buổi đi, buổi nghỉ đều gợi lên trong suy nghĩ của thầy giáo một hướng giáo dục tìm kiếm những thông tin chính xác để có những biện pháp giáo dục thích hợp. Đứng về phía học sinh, qua lời giảng của thầy, cô giáo, các em ý thức được trình độ chuyên môn, những nét tính cách cơ bản của giáo viên đó. Nhờ đó, các em có những phản ứng trả lời phù hợp với từng thầy, cô. Trong cuộc sống đời thường, nhất là đối với những người lạ chưa quen biết, lần tiếp xúc đầu tiên thường là vừa giao tiếp, ứng xử, vừa thăm dò để hiểu đối tượng tiếp xúc của mình. Mỗi lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười đều bao hàm những khía cạnh thông tin quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp, ứng xử có hiệu quả. - Người thực hiện: Phạm văn Học 5 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= Qua phân tích trên, chúng ta có thể rút ra kết luận : Quá trình giao tiếp, ứng xử giúp chúng ta khả năng xác định các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm của đối tượng giao tiếp, ứng xử. Nhờ đó, chủ thể giao tiếp, ứng xử đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp, ứng xử. c . Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi. Giao tiếp, ứng xử là quá trình tiếp xúc có mục đích, nội dung và nhiệm vụ cụ thể. Nói một cách khác con người ý thức được cần phải làm gì ? Cần đạt được những gì ? Đó là mặt nhận thức. Trong thực tiễn khi tiến hành giao tiếp, ứng xử không ít trường hợp chủ thể giao tiếp, ứng xử phải linh hoạt, tùy điều kiện, thời cơ mà thay đổi, lựa chọn phương tiện ( kể cả ngôn ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu ) tùy đối tượng giao tiếp, ứng xử mà ứng xử. Phương pháp giáo dục cá biệt thể hiện rất rõ chức năng này của giao tiếp, ứng xử. Giáo dục phải phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể, từng con người cụ thể, từng công việc, từng loại tiết học mới có thể đạt được chất lượng, hiệu quả cao. Phải qua giao tiếp, ứng xử với học sinh, chúng ta mới điều chỉnh được các biện pháp giáo dục của mình phù hợp với từng học sinh. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, có biết bao nhiêu điều chúng ta đã trãi qua, cảm nhận do không xem xét linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, ứng xử mà xảy ra những chuyện hiểu nhầm trong tình cảm thầy trò, đồng nghiệp thậm chí ngay cả đối với vợ con, cha mẹ 1.3. Các kiểu loại giao tiếp, ứng xử a . Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp, ứng xử, người ta chia làm hai loại : - Giao tiếp, ứng xử trực tiếp Chẳng hạn, sự tiếp xúc của thầy giáo và học sinh trên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, sự gặp gỡ những người quen biết là giao tiếp, ứng xử trực tiếp. Giao tiếp, ứng xử trực tiếp là loại giao tiếp, ứng xử được tiến hành đồng thời một thời điểm có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp, ứng xử. Loại giao tiếp, ứng xử này có đặc điểm: - Người thực hiện: Phạm văn Học 6 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= • Có thể sử dụng ngôn ngữ phụ (giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói) và những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, ) để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ. • Giao tiếp, ứng xử trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp, ứng xử mà ta ứng xử cho phù hợp. - Giao tiếp, ứng xử gián tiếp Giao tiếp, ứng xử gián tiếp là loại giao tiếp, ứng xử mà đối tượng giao tiếp, ứng xử không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc. Loại giao tiếp, ứng xử không tận dụng được những ưu điểm của giao tiếp, ứng xử trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm giúp cho đối tượng giao tiếp, ứng xử ở xa hiểu thêm thái độ của chủ thể giao tiếp, ứng xử. b. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm xã hội, cá nhân mà người ta chia giao tiếp, ứng xử ra làm hai loại : - Giao tiếp, ứng xử chính thức Giao tiếp, ứng xử chính thức là sự giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong một nhóm xã hội hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp, ứng xử được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán qui định. - Giao tiếp, ứng xử không chính thức Chẳng hạn, sự giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân trên một chuyến xe, tàu ; những người cùng xem phim, nghệ thuật, cùng mua hàng Giao tiếp, ứng xử không chính thức là sự giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân trong nhóm không chính thức với nhau. 1.4. Giao tiếp, ứng xử và sự phát triển nhân cách - Giao tiếp, ứng xử giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ: - Trí tuệ của con người được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh. - Giao tiếp, ứng xử giúp cho lao động và các hoạt động của con người mang tính xã hội, tính tập thể. Trên cơ sở khoa học về văn hóa giao tiếp, ứng xử tác giả nêu đặc điểm của học sinh THPT. - Người thực hiện: Phạm văn Học 7 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= 1.5. Đặc điểm của học sinh THPT Học sinh THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất và hình thức tư duy trong quá trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động. Mặc dù học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với các lứa tuổi trước. Nói đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy lôgíc nhiều hơn. Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện trong hoạt động học tập, vừa phải cụ thể hoá trong các hoạt động của tập thể. Đây là một trong những đặc điểm rất rõ nét của học sinh THPT. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động với những hình thức đa dạng do học sinh quản lý và điều khiển đòi hỏi giáo viên phải đổi mới các phương pháp tổ chức hoạt động tránh áp đặt một chiều hoặc chỉ cực đoan ở một vài hình thức hoạt động quá quen thuộc, gây nhàm chán cho học sinh. Yêu cầu của đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông là phải "khuyến khích, tự học", phải "bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động vừa là một tất yếu, vừa phải gắn với đặc điểm học sinh THPT hiện nay. 1.6.Tình hình tổ chức các buổi tọa đàm giao tiếp, ứng xử ở trường THPT hiện nay Trên thực tế, các trường THPT đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó cũng chỉ là bộ phận thiếu tính hệ thống và nhất là chưa khai thác hết tiềm năng của học sinh. Do đó, vai trò chủ thể hoạt động của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các tiết sinh hoạt. Đoàn trường thường lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động đơn giản như: sơ kết, vui văn nghệ, tuyên dương khen thưởng học sinh Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động của học sinh. Nếu như có một chương trình hoạt động phong phú, có sự định hướng tốt của tổ chức, với vai trò chủ động của học sinh thì chắc chắn các hoạt động sẽ mang lại tác dụng giáo dục tốt cho các em. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp tổ chức - Người thực hiện: Phạm văn Học 8 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= hoạt động cho học sinh và tiến hành đổi mới thực sự là một yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. 1.7. Phương hướng đổi mới phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử - Đa dạng hoá các hình thức tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện phương hướng này cần phải cụ thể hoá ở những điểm sau: + Nắm chắc nội dung hoạt động của từng chủ đề ở từng tháng. Mỗi chủ đề hoạt động có mục tiêu giáo dục riêng. Từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, tổ chức Đoàn cụ thể hoá thành nội dung cho hoạt động của từng tuần, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và mối liên quan chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động của các tuần với nhau. + Lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của tuần, của tháng. Những hình thức này có thể được thay đổi hoặc được nhắc lại ở mỗi chủ đề tháng. Điều đó sẽ có tác dụng trong việc giúp học sinh thực hiện một cách linh hoạt, chủ động hơn. + Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường tính chất tương tác, tính sáng tạo của học sinh khi tham gia vào hoạt động. Tính sáng tạo của học sinh. + Đổi mới phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Cụ thể là: - Người thực hiện: Phạm văn Học 9 Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= - Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể nhằm tăng cường trải nghiệm và phát huy tư duy " quy nạp". Có như vậy mới giúp các em có điều kiện để trưởng thành. - Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, việc sân khấu hóa nội dung tọa đàm giao tiếp, ứng xử là một cách làm thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt. Đồng thời đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là một bước trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử. Khi đánh giá phải bám sát vào mục tiêu, đối chiếu với mục tiêu để xem xét, mức độ thực hiện hoạt động của học sinh. Bởi vì đánh giá là dịp giúp học sinh tự nhìn nhận được những tiến bộ cũng như những tồn tại cần khắc phục trong quá trình tham gia và điều khiển hoạt động. Đánh giá hoạt động cần nhấn mạnh kỹ năng và hành vi, coi đó là yêu cầu cơ bản cần đạt được sau mỗi hoạt động. Học sinh được chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 2. Một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử Phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử rất đa dạng và phong phú. Có thể giới thiệu một vài phương pháp cơ bản sau đây. 2.1. Phương pháp thảo luận. Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên cùng giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra một môi trường an toàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong diễn đàn là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, từ đó học sinh tự rút ra kết luận theo chính kiến bản thân và theo số đông ý kiến. - Người thực hiện: Phạm văn Học 10 [...]... sở lý luận của giao tiếp, ứng xử và một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử trong trường THPT 3 1 Cơ sở lý luận của giao tiếp, ứng xử 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Chức năng 3 1.3 Các kiểu loại giao tiếp, ứng xử 4 1.4 Giao tiếp, ứng xử và sự phát triển nhân cách 5 1.5 5 Đặc điểm của học sinh THPT ………………………………………………… 6 1.6 Tình hình tổ chức. ..Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= 2.2 Phương pháp sân khấu hóa Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển "kỹ năng giao tiếp" của học sinh Đóng vai là phương pháp thực hành của học sinh trong một... hiện: Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= Phạm văn Học -18 Người thực hiện: Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp,... Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1 Kết quả: Qua buổi tọa đàm đánh giá hiệu quả công tác giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử trong thanh niên học sinh nhà trường tác giả nhận thấy: - Hầu hết học sinh. .. tác giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử cho học sinh ngày càng toàn diện -16 Người thực hiện: Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tâm lý học Đại Cương... đàm giao tiếp, ứng xử ở trường THPT hiện nay… 6 1.7 Phương hướng đổi mới phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng x 7 2 Một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử……………… 7 2.1 Phương pháp thảo luận 7 2.2 Phương pháp sân khấu hóa 7 2.3 Phương pháp phỏng vấn 7 2.4 Quá trình tiến hành một buổi tọa đàm giao tiếp, ứng xử 8 2.5 Tổ chức tọa đàm giao. .. Trường THPT Bá Thước: 20 học sinh và 02 giáo viên - Trường THPT Thạch Thành 4: 05 học sinh và 02 giáo viên - Hơn 700 học sinh của 2 khối 10 và 11 trường THPT Hà Văn Mao 3 Nội dung: - Ổn định tổ chức, văn nghệ chào mừng - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - Giới thiệu Ban cố vấn là những thầy cô giáo dạy nếp sống thanh lịch văn minh và mời 03 thầy cô là TTCM - Nội dung chi tiết: Tình huống 1: Học sinh. .. quyết nhiệm vụ 2: Xây dựng và triển khai thực nghiệm tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử tại trường THPT Hà Văn Mao -13 Người thực hiện: Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” =============================================================... Minh trường THPT Hà Văn Mao tổ chức tọa đàm đánh giá hiệu quả công tác giáo dục văn hóa giao tiếp trong thanh niên học sinh năm học 2012 -2013 Với nội dung như sau: 1 Địa điểm: - Trường THPT Hà Văn Mao 2 Thành phần: - Đại diện Chi Ủy, BGH nhà trường, các thầy cô là Tổ trưởng chuyên môn, các thầy cô dạy nếp sống thanh lịch văn minh, đơn vị khách mời như: - Trường THPT Cẩm Thuỷ 3: 20 học sinh và 02 giáo... triển khai thực nghiệm tổ chức tọa đàm giao -19 Người thực hiện: Phạm văn Học Đề tài: ““ Nâng cao hiệu quả việc tổ chức tọa đàm đánh giá văn hóa giao tiếp, ứng xử của học sinh Trung học phổ thông bằng hình thức sân khấu hóa” ============================================================= tiếp, ứng xử tại trường THPT Hà Văn Mao, huyện Bá Thước 11 III . đặc điểm rất rõ nét của học sinh THPT. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động với những hình thức đa dạng do học sinh quản lý và điều khiển đòi hỏi giáo viên phải đổi mới. mỗi hoạt động. Học sinh được chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 2. Một số phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng xử Phương pháp tổ chức tọa đàm giao tiếp, ứng. thực tế, các trường THPT đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải

Ngày đăng: 15/04/2015, 20:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tâm lý học Đại Cương - NXB Hà Nội.

  • 2. Báo giáo dục và thời đại.

  • 3. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm - NXB Hà Nội.

  • 4. Giáo trình lý luận giao tiếp sư phạm - Trường Đại học SP Thái Nguyên 2005

  • 5. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

  • 6. Bộ sách giáo dục kĩ năng sống ở trường TH các bộ môn - NXB Giáo dục Việt Nam.

  • Thanh Hoá, ngày 02 tháng 05 năm 2013

  • Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

  • XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện

  • Phạm văn Học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan