SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ

23 29.6K 247
SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON TẾ TIÊU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề Tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Tác giả : Nguyễn Thị Cẩm Vân Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2013 - 2014 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : NGUYỄN THỊ CẨM VÂN Ngày tháng năm sinh : 14/12/1989 Năm vào ngành : 2010 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường mầm non Tế Tiêu Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội Trình độ chuyên môn : Trung cấp Hệ đào tạo : Chính quy PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tên đề tài: “Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ” 2 . Lý do chọn đề tài: Chúng ta đã từng nghe câu nói : “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở trên cành, nếu được sự quan tâm chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta bông đẹp, ở tuổi này chỉ cần trẻ biết ăn, biết ngủ biết học thế là ngoan và cũng trong thời kỳ này trẻ luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể” Đối với trẻ việc đi học, đến trường Mầm non là một bước ngoặc lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước trong các hoạt động . Người ta thường nói: “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, cũng đang giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ”. Bởi vì phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể. Mục tiêu của Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở lứa tuổi mẫu giáo tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ tuy phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực. Trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu : Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. Đây cũng chính là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 -5 tuổi nói riêng rất thích thú tham gia. Song với tình hình của lớp tôi là một lớp có tỷ lệ trẻ thấp còi cao có 2 cháu béo phì và có nhiều cháu mới lần đầu tiên đến trường lớp học, nên những trẻ đó rất ít tham gia các vận động vì sức khỏe trẻ không đảm bảo và còn nhút nhát do mới đi học không quen. Có chăng trẻ chỉ vận động một cách đối phó và lười vận đông đến lượt mình thì trẻ đẩy bạn khác lên thực hiện, tôi đã đến động viên trẻ nhưng trẻ vẫn trốn tránh không vận động. Tôi hỏi trẻ vì sao cháu không lên thực hiện? Trẻ trả lời: Thưa cô, cháu không làm được. Biết được một số đặc điểm của trẻ tôi luôn đến bên trẻ động viên tuyên dương và kêu gọi lớp động viên cỗ vũ trẻ lên thực hiện, hơn nữa tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động viên trẻ. Song một số trẻ vẫn chưa hứng thú trong hoạt động, vì thế tôi muốn tìm ra các phương pháp để giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực các vận động. 4.Đối tượng nghiên cứu: * Địa bàn nghiên cứu : Trường mầm non Tế Tiêu Được sự giúp đở tạo điều kiện và hỗ trợ đắc lực của bộ phận chuyên môn, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu đề tài này với 33 học sinh của lớp Mẫu giáo nhỡ B1, lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm năm học 2013– 2014 này. 5.Phương pháp nghiên cứu: Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là độ tuổi “Học mà chơi – chơi mà học” với môn học để phát triển thể chất thì hình thức này lại cần được phát huy hơn nữa. Vì vậy các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục cho trẻ cần phải được lựa chọn phù hợp. Đối với trẻ bao gồm các đối tượng: Thực tế xung quanh, lời nói và hoạt động thực tiễn. Phương pháp giáo dục cho trẻ gồm nhiều nhóm phương pháp như: + Nhóm phương pháp trực quan. + Nhóm phương pháp dùng lời nói. + Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm. Do tính chất riêng của từng nhóm nên khi lựa chọn phương pháp tôi đã dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, yêu cầu thể lực của trẻ. 6.Phạm vi thực hiện đề tài - Bước đầu làm quen công tác nghiên cứu khoa học, khả năng và điều kiện còn hạn chế, nên tôi chỉ tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng chơi hoạt động Góc ở lớp 4 - 5 tuổi B1 trường mầm non Tế Tiêu . - Năm học 2013 - 2014 PHẦN B : NỘI DUNG ĐỀ TÀI I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Đặc điểm phát triển thể chất: Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ như: Di truyền bệnh tật, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao Trong đó nhân tố thích hợp nhất, tích cực nhất và có hiêu qủa nhất để giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt động thể dục thể thao. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng của việc thực hiện giáo dục phát triển thể chất cho trẻ của lớp MGN B1 Trường mầm non Tế Tiêu: Đồ dùng học tập phục vụ cho các tiết học vận động như: Leo, trèo, bò, trườn chưa đảm bảo yêu cầu Một số trẻ mới lần đầu đi học còn nhút nhát và sợ, tỷ lệ suy dinh dưỡng mức độ 1 còn cao nên không đủ sức khỏe vận động. Không vì những khó khăn trên mà giáo viên không dạy trẻ vận động, bản thân tôi luôn hết sức cố gắng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học được tổ chức theo nhiều hình thức: Dạy trẻ vận động với những đồ dùng giáo viên tự làm như: vòng hoa, nơ, cờ, túi cát, Luôn lồng ghép các nội dung, các môn học khác: Khám phá khoa học, Giáo dục âm nhạc,làm quen với toán, tạo hình, và chủ đề chủ điểm trong các tiết dạy vận động. 2. Nguyên nhân của thực trạng trên: + Nguyên nhân khách quan: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đa số phụ huynh còn khó khăn về kinh tế, nên việc phát triển thể chất của trẻ chưa được chú trọng vì chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi. Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì? Làm gì ?. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao, trẻ mới đi học lần đầu. + Nguyên nhân chủ quan: Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư một cách tích cực vào quá trình soạn giảng (còn xem nhẹ môn học này). Còn dạy theo hình thức đối phó, chỉ trọng tâm vào phận vận động cơ bản. Trẻ: chưa tham gia học tập một cách tích cực, chưa chủ động sáng tạo, còn làm theo sự chỉ bảo của cô. Từ những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tại cơ sở trường học cho ta thấy kết quả của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ chưa cao. Giáo viên còn loanh quanh với những phương pháp truyền thống, chưa quan tâm đến khâu điều khiển trẻ làm việc để phát huy hết tính tích cực của trẻ (một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ). 3. Những phương pháp thực hiện. 3.1. Nhóm phương pháp trực quan: Điều quan trọng là giáo viên phải cho trẻ được học ở “Mọi lúc, mọi nơi”, cho trẻ làm quen trước các vận động mà trẻ sẽ thực hiện trong tiết học sắp đến bằng phương pháp trực quan là làm mẫu. Ví dụ: Bài tập vân động “bật xa” lần đầu cho trẻ làm quen thì giáo viên phải lầm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế bậc của chân, cuối cùng là cách vung tay, bật nhún. Khi trẻ nắm được các phần cơ bản của bài tập thì giáo viên cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc giáo viên có thể tập trước cho 1 – 2 cháu làm mẫu thay cô. Điều mà giáo viên chúng ta cần chú ý khi làm mẫu: giáo viên cần phải chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu. Ví dụ: Động tác của bài tập phát triển chung giáo viên cần đứng cao và gần trẻ, động tác bụng giáo viên đứng nghiêng, động tác bật giáo viên đứng cùng chiều với trẻ. Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối giáo viên không được làm qua loa, đại khái. Khi mới luyện tập cảm giác không gian và thời gian của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển cơ bắp một cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên, làm sao giúp trẻ tránh té, ngã và nhút nhát trong luyện tập. [...]... phấn đấu đưa học sinh của lớp mình phát triển toàn diện để chuẩn bị vào lớp 1 Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú hơn, dẫn đến trẻ sẽ thành thục kỹ năng, kỹ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về mặt thể hình và sức khỏe Đối với phụ... VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: Việc sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một công việc vô cùng thiết thực, ở đây vấn đề mà tôi nghiên cứu chỉ riêng về Phương pháp giáo dục thể chất Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành những con người có thể chất hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động... nghiên cứu: 6 5 .Phương pháp nghiên cứu: .6 6.Phạm vi thực hiện đề tài 7 PHẦN B : NỘI DUNG ĐỀ TÀI 8 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: 8 1 Đặc điểm phát triển thể chất: 8 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ: 8 II CƠ SỞ THỰC TIỄN: 9 1 Thực trạng của việc thực hiện giáo dục phát triển thể chất cho trẻ của lớp MGN B1 Trường... sức khỏe Đối với phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình Cùng cô giáo phát huy tiến bộ ngày càng cao hơn Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thực tiển những cháu đạt và không đạt trong lĩnh vực phát triển thể chất như sau : STT Năm học Tổng số trẻ Đầu năm 1 Tỷ lệ (%) 33 -Đạt : 23cháu 61 -Chưa đạt : 15 cháu... kuyện cho trẻ Giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy: lời nói, trực quan làm mẫu, luyện tập để buổi tập thêm phong phú, kích thích trẻ tích cực hoạt động vận động Bên cạnh đó, tôi luôn động viên giáo dục trẻ ăn hết khẩu phần và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể thêm khỏe mạnh Ngoài ra, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển. .. đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích Cần tuyên truyền mạnh... là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ Khi trẻ thực hiện tránh trẻ hưng phấn quá mức * Phương pháp trò chơi: Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thỏa mái Trò chơi vận động cũng có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng... quá trình thực hiện giảng dạy thể lực của các cháu phát triển tốt 4 Kết quả nghiên cứu Khi mới vào học và tiến hành tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ, tôi thấy các cháu rất lười vận động, không hứng thú thâm gia vận động Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất như trên, tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham gia các vận động một cách tích cực, say mê và sôi... gia vào các hoạt động học tập ở trường phổ thông Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội., từ đó hình thành nhân cách cho trẻ Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng... đúng của giáo viên khi cho trẻ tập bài tập phát triển chung Ví dụ: “Đi trên ghế thể dục”, giáo viên cần giúp trẻ bằng cách giữ tay để trẻ không ngã khi thực hiện bài tập hoặc đứng ở nơi trẻ bước xuống ghế thể dục Luôn động viên trẻ, để trẻ không sợ Ví dụ: Với mục đích rèn luyện để chạy nâng cao đùi chúng ta có thể đặt hàng loạt các vật chướng, khối nhỏ trên đường chạy sẽ rèn luyện trẻ có thói quen nâng . này nên tôi chọn đề tài: Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ . Bởi vì phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể. Mục tiêu của Chương. quá trình phát triển thể chất cho trẻ) . 3. Những phương pháp thực hiện. 3.1. Nhóm phương pháp trực quan: Điều quan trọng là giáo viên phải cho trẻ được học ở “Mọi lúc, mọi nơi”, cho trẻ làm quen. của lớp mình phát triển toàn diện để chuẩn bị vào lớp 1. Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách rõ rệt

Ngày đăng: 14/04/2015, 20:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.Tên đề tài:

    • 2 . Lý do chọn đề tài:

    • 3. Mục đích nghiên cứu :                                                   

    • 4.Đối tượng nghiên cứu:

    • 5.Phương pháp nghiên cứu:

    • 6.Phạm vi thực hiện đề tài

    • PHẦN B : NỘI DUNG ĐỀ TÀI

      • I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:

        • 1. Đặc điểm phát triển thể chất:

        • 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ:

        • II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

          • 1. Thực trạng của việc thực hiện giáo dục phát triển thể chất cho trẻ của lớp MGN B1 Trường mầm non Tế Tiêu:

          • 2. Nguyên nhân của thực trạng trên:

          • 3. Những phương pháp thực hiện.

            • 3.1. Nhóm phương pháp trực quan:

            • 3.2. Nhóm phương pháp dùng lời nói:

            • 3. 3. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:

            • 4 .Kết quả nghiên cứu

            • PHẦN C:

            • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

              • 1. Kết luận:

              • 2. Kiến nghị:

              • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan