SKKN Một số kinh nghiệm dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 5

29 2K 0
SKKN Một số kinh nghiệm dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 5” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập Viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. - Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Trong chương trình tiểu học mới,các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa(hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập dể luôn luôn tiến bộ.Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ năng làm văn của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Trong sách giáo khoa và sách giáo viên phần phân môn tập làm văn, phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung, chưa cụ thể, chưa là vai trò chủ thể, chủ động nắm vững kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó thực tế dạy học nhiều năm với những đối tượng khác nhau (lớp bốn, lớp năm). Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là ở một số ít. Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, áp đặt học sinh. Giáo viên hiểu vấn đề chưa thực sự kĩ càng và thậm chí coi nhẹ giờ Tập làm văn, đặc biệt là giờ trả bài. Xuất phát từ ba lí do trên: - Về phía người soạn sách. - Về phía người học. - Về phía người dạy. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5, đồng thời là cầu nối giữa văn chương với cuộc sống của các em, nối giữa lí thuyết với bài tập thực hành Cần phải có phương tiện nhất định phải chăng đó là vốn kiến thức của thầy, là phương pháp sư phạm của thầy. Để khắc phục tình trạng này (đã nêu trên), tôi nghĩ vấn đề chấm, trả bài Tập làm văn là vấn đề quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm. So với các tiết dạy khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài cho đến việc thiết kế bài dạy và tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Giáo viên chấm bài tỉ mỉ, chu đáo và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, học cách viết văn hay không chỉ giúp trẻ phát triển kĩ năng làm văn mà còn góp phần hình thành cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do chính mình tạo ra. Làm như vậy có nghĩa là chất lượng học môn Tập làm văn đã được thực sự nâng lên. Vì thế tôi chọn giờ trả bài Tập làm văn cho học sinh lớp 5 làm đề tài suy ngẫm cho mình. 3. Những vấn đề mới và khó: Bản thân tôi thiết nghĩ muốn nói gì thì nói chất lượng học sinh vẫn là hàng đầu, là quan trọng nhất trong nền giáo dục. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà xã hội đang đòi hỏi. Chính vì vậy mục tiêu mới của giáo dục tiểu học đã nhấn mạnh đến yêu cầu của giáo dục tiểu học, là phải góp phần đào tạo những người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Yêu cầu này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục tiểu học trong đó cần ưu tiên đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. Để thực hiện mục tiêu giáo dục mới và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Bộ giáo dục đã có một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó phân môn Tiếng Việt với phương châm "Coi học sinh là nhân vật trung tâm", thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn. Vì vậy đứng trước tình hình và nhiệm vụ mà xó hội giao phó, bản thân tôi là người giáo viên tiểu học, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm và chịu khó đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp trò tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Đứng trước tình hình đổi mới phương pháp như vậy nhưng thực trạng hiện nay là gì? 1) Về sách giáo khoa và sách giáo viên phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung chưa cụ thể. Một vài năm gần đây có xuất hiện một số cuốn sách in những bài văn hay, những bài văn mẫu và có đôi ba lời nhận xét ưu điểm và hạn chế. Song tiết trả bài vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp hay. Đó chính là một trong những vấn đề bức xúc đối với người dạy và người học. 2) Qua thực tế dạy học: Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là số ít. Qua đó tôi thấy còn một số tồn tại. + Đa số học sinh sau khi đọc tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn hay, các em cũng thấy hay song không chỉ ra được cái hay để học tập vận dụng. + Một số học sinh, các em còn phải phụ thuộc vào các bài văn mẫu của thầy, của sách, dựa vào các đoạn, các ý trong cuốn: " Để học tốt môn Văn - Tiếng Việt ", " Tập làm văn " hoặc " Các bài văn hay " thậm chí có em còn sao chép và nắp ghép một cách gượng gạo, gò ép. + Các em viết câu, dùng từ diễn đạt yếu, chưa biết sắp xếp ý, không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để rồi hiểu và sử dụng đúng, hợp lý, lôgic; tức là các em chưa biết biến những kiến thức đã tiếp thu trong bài, trong giờ học vào một bài viết cụ thể vào " sản phẩm " của mình. 3) Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng nề về thuyết trình, áp đặt học sinh và chưa thực sự quan tâm đặc biệt là giờ trả bài. Thậm chí chưa nắm chắc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của tiết học theo chuẩn. Thực tế qua khảo sát các giờ trả bài Tập làm văn hầu như các giáo viên ít đầu tư thời gian ghi lại vào sổ tay văn học những từ hay, ý đẹp hay những lỗi sai của học sinh về mọi phương diện. Chính vì thế người giáo viên không sửa được cách viết văn hay và dùng từ chính xác cho học sinh. Học sinh trong giờ trả bài chỉ muốn biết điểm và coi như vậy là xong. Một số giáo viên dạy còn đơn giản hoá, soạn bài chung chung. Trong giờ trả bài hầu hết giáo viên chưa khai thác hết yêu cầu giờ trả bài. Có giờ nặng về nêu ưu điểm nên học sinh chưa nắm được hết cái sai của mình và lần sau lại mắc. Có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại rất chung chung cho nên gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và quả nhiên giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thì thụ động tiếp thu. Như vậy kết quả đạt được của giờ trả bài rất hạn chế. Vì thế nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chưa thích học môn Tập làm văn. Để áp dụng vào bài Tập làm văn của học sinh các em cảm thấy lúng túng trước thực tế đúng sai của bài làm. Tóm lại: Để nâng cao chất lượng môn Tập làm văn nói riêng và phân môn tiếng Việt nói chung người giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp giảng dạy tốt nhất để trò dễ tiếp thu hơn. II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với quá trình học tập và dạy học cho các em, với những đối tượng học sinh khác nhau (yếu, trung bình, khá, giỏi) và các trình độ khác nhau. Tôi quyết định đi sâu vào vấn đề chấm, trả bài cho học sinh lớp 5. A - Điều tra thực trạng Từ những năm thay sách đến nay, việc đánh giá xếp loại danh hiệu học sinh tiên tiến, giỏi bậc Tiểu học, yêu cầu phải có sự phối hợp tương quan nhất định của hai môn: Toán, Tiếng Việt nhằm đánh giá toàn diện hơn. Vì vậy khi có ý định viết sáng kiến này tôi đã phỏng vấn đồng nghiệp của mình, phỏng vấn học sinh đồng thời khảo sát và phân loại học sinh nhằm mục đích nắm được đối tượng của mình và đề ra được biện pháp cụ thể nhất. Trước tiên tôi trao đổi với đồng nghiệp xem họ dạy tiết Tập làm văn trả bài như thế nào? Khi dạy tiết này có thuận lợi và khó khăn gì? Sau đó tôi đã phỏng vấn học sinh hai lớp 5C, 5D kết quả như sau. + Số học sinh rất thích học môn tiếng việt chiếm 3% (tập trung vào những em khá giỏi và có năng khiếu). + Số học sinh thích học môn Tiếng Việt chiếm 28%. + Số học sinh nắm phương pháp học môn Tiếng Việt còn hời hợt không thuộc, hoặc thuộc rất ít thơ văn, chất lượng bài viết chưa cao chiếm 69% (những em này thể hiện sự học thiên lệch về môn toán và học trung bình, yếu kém ở các môn ). Tôi xem vở tập làm văn của bốn lớp năm: 5A, 5B, 5C, 5D thì thấy chất lượng bài viết của các em chưa đạt kết quả như mong muốn, số lượng bài đạt điểm khá giỏi chưa nhiều, đặc biệt nhiều em diễn đạt còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả đặc biệt là lỗi chính tả thông thường. Tôi dự giờ của hai lớp 5A, 5C thì thấy giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian nhiều cho tiết dạy, thầy dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, chưa gây được không khí sôi nổi cho tiết học. Đồng thời tôi tiến hành khảo sát chất lượng của hai lớp: 5C và 5D. + Lớp 5D là lớp thực nghiệm + Lớp 5C là lớp đối chứng Tôi cho cả hai lớp cùng làm chung một đề văn. Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. Kết quả: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % S.L % 5C 20 1 5 5 25 11 55 3 15 5D 25 1 4 7 28 13 52 4 16 Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 2 là tương đương nhau. Đặc biệt qua bài viết của các em tôi còn nhận thấy: *) Về nội dung bài Tập làm văn - 10- 15% học sinh viết văn có bố cục rõ ràng, bài viết cô đọng xúc tích. - 50% học sinh thực hiện được yêu cầu của đề nhưng diễn đạt ý còn chưa rõ ràng, lôgic. - 10% học sinh còn đôi chỗ dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn chưa đạt. Văn viết gò bó thiếu tự nhiên, ít sáng tạo. - 25% học sinh thì sao chép nguyên bản bài của bạn hoặc văn mẫu. Thậm chí có em bài viết còn khô khan, rời rạc, lủng củng, vay mượn. *) Về kĩ năng: - Trong bài văn của các em gần như cả bài nhiều em không có một dấu chấm câu. - Bài viết sai lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi chính tả thông thường, bên cạnh những lỗi chính tả vốn có của địa phương 50%. - Diễn đạt vụng, luẩn quẩn, tối nghĩa do dùng từ viết sai, sai về nội dung do dùng từ tối nghĩa 25%. Sở dĩ chất lượng bài viết của các em chưa cao do những nguyên nhân sau: + Học sinh đọc sách ít, vốn kiến thức ít. + Không nắm chắc yêu cầu của đề bài ra. + Chưa thấy được hết cái đích cần đạt. + Chưa biết cách liên kết câu, ý, đoạn, bài. + Chưa ham học nên chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng. + Do phương pháp dạy của giáo viên khiến học sinh thụ động tiếp thu, giáo viên chưa động viên được học sinh. + Do các tiết học (phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, viết đoạn) chưa ăn khớp với nhau, chưa có tính hệ thống chặt chẽ. + Việc chấm bài của giáo viên cũng chưa chỉ ra được lỗi của học sinh một cách khoa học, nhất quán. + Việc kiểm tra học sinh sửa lỗi trong vở Tập làm văn trên lớp cũng như ở nhà của giáo viên còn hạn chế. + Ngay việc tự học, tự nâng cao kiến thức cũng như xây dựng một thiết kế tiết dạy trả bài của một số giáo viên còn chưa đúng mức. Để khắc phục những tồn tại trên, giúp các em thấy được đúng sai, vấn đề chấm, trả bài Tập làm văn cần phải được tiến hành ngay, nghiêm túc từ ban đầu, từ bài đầu tiên. Tức là giờ trả bài thầy phải nêu ra được cái đúng, cái sai cụ thể của các em. Đặc biệt là phải dứt điểm từng loại lỗi. Tóm lại việc khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh là biện pháp cần làm ngay để từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể, chi tiết, sát đối tượng hơn nữa trong giảng dạy nói chung, trong mục đích tiến hành giờ trả bài Tập làm văn nói riêng. B- Phương pháp giải quyết: Để một giờ trả bài thành công tôi xin nêu ra 3 vấn đề cụ thể cần giải quyết: + Chấm bài + Thiết kế bài dạy. + Lên lớp a. Chấm bài Tuy chấm bài không nằm trong quá trình lên lớp 40 phút trả bài, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Giờ trả bài có thành công hay không ? Học sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của em đó hay không ? Đều được bắt đầu bằng việc chấm. Đó chính là phần chuẩn bị của giáo viên. Song song với việc chấm bài kỹ là sổ chấm bài. Sổ chấm bài có tác dụng thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến, ghi chép những sai, đúng cụ thể của từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn chữa lỗi Nhưng trước hết muốn ghi chép đúng thì giáo viên phải chấm kỹ, bám sát yêu cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một biểu điểm để đảm bảo tính khoa học , khách quan, vô tư. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm của bài viết. Đồng thời sổ này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những bài sau so với những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được chưa ? Làm đến đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ nào? Số được trình bày theo bảng sau: Loại sai Tên học sinh Dẫn chứng Hướng sửa 1- Bố cục 2.Không đúng yêu cầu của đề. [...]... trình dạy học C- Khảo sát bằng số liệu thống kê: Với kinh nghiệm đã trình bầy ở trên tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên hai lớp: Lớp thực nghiệm 5D; Lớp đối chứng 5C Quá trình thực nghiệm theo các bước sau: * Bước một: Tôi ra đề bài tập làm văn ở tuần 20 trong chương trình lớp 5 (các em đang học thể loại văn này) Đề bài: Hãy tả hoạt động của nghệ sĩ hài mà em yêu thích * Bước 2: Chấm hai tập vở... 2 lớp 5C và 5D Kết quả được đánh giá như sau: Lớp sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL 5C 20 % SL % SL % SL % 2 10 6 30 10 50 2 10 5D 25 7 28 10 40 8 32 0 0 Về chất lượng bài viết Chất lượng bài viết Lớp Lớp 5C 5D - Học sinh nắm được yêu cầu của đề 100% 90 % - Bố cục rõ ràng 100% 90% - Biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn, ít mắc 68% 40% lỗi chính tả - Bài viết sinh động sáng tạo 28% 10% - Số. .. 10% - Số học sinh sao chép văn bản mẫu 0% 10% - Học sinh lười học, lười sửa lỗi, ít tiến bộ 0% 5% - Số học sinh yếu môn học này 0% 5% * Bước 3: Thiết kế bài giảng tiết trả bài (đề bài trên) và tiến hành giảng ở 2 lớp + Lớp 5D (thực nghiệm) giảng theo phương pháp có kèm theo trong đề tài này + Lớp 5C (đối chứng ) giảng theo phương pháp cũ Kết quả cho thấy: - Học sinh lớp 5D các em hoạt động nhịp nhàng... việc tập trung chỉ đạo quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Thông qua phân môn Tiếng việt cụ thể là thông qua tiết Tập làm văn trả bài của học sinh lớp 5 Kinh nghiệm của tôi chỉ áp dụng cho học sinh trường tiểu học tôi đang dạy và đặc biệt là học sinh lớp. .. BÀI HỌC KINH NGHIỆM A- Kết quả: Qua việc thực hiện tiến trình cải tiến bài giảng, thiết kế bài dạy, chấm bài và lên lớp, với sự vận dụng linh hoạt và phương pháp phát huy trí tuệ và trí lực của học sinh đã nêu, đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm thì chất lượng được tăng lên rõ rệt - Số bài đạt điểm khá giỏi tăng 36 % - Không còn bài đạt điểm dưới 5 Đồng thời đối chiếu kết quả bài làm giữa hai lớp. .. này - Sau mỗi bài viết, nghĩa là sau mỗi tiết trả bài phải chỉ rõ lỗi mắc của học sinh, có hình thức thưởng phê bình thích đáng, công minh 2 - Đối với học sinh: Cần tích cực học tập, tích cực đào sâu suy nghĩ để chủ động tiếp thu tri thức 3 - Đối với các cấp lãnh đạo: cần kiểm tra kĩ giáo án phần Tập làm văn cụ thể ở tiết trả bài vì đây là vai trò cuối cùng của phần giảng dạy môn Tập làm văn Trong nhà... xét bài của bạn Đồng thời chưa biết chỉ ra những ưu điểm, tồn tại ở bài làm của bạn một cách khoa học - Các em chưa được quan sát, gặp và chứng kiến trực tiếp đối tượng được nêu trong đề bài 2 - Giáo viên - Do bản thân và đồng nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, chính vì vậy chưa hướng dẫn các em làm được những bài văn hay - Với mỗi tiết trả bài giáo viên cần phải đầu tư thời gian nhiều cho việc chấm bài, ... họp và đánh giá, nhận xét về việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới trong dạy Tập làm văn là đạt chất lượng tốt Việc đánh giá của hội đồng sư phạm chứng tỏ rằng: 1 - Việc dạy Tập làm văn trả bài cho học sinh lớp 5 bằng cách để các em tự tìm ra cái sai của mình kết hợp với hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở của giáo viên giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn những lỗi sai để lần sau các em không... cần xây dựng phong cách học cho học sinh: Không nói leo, không nhìn bài của bạn, không lơ là trong học tập, suy nghĩ, tìm tòi cái mới, độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong học tập 5 - Việc dạy tiết Tập làm văn trả bài là vấn đề không đơn giản như quan niệm của một số đồng chí giáo viên mà nó đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong dạy học của giáo viên B- Những khó khăn trong việc giải quyết nội dung:... học sinh lớp 5 Vì thời gian có hạn tôi chưa tham vọng trình bày hết quá trình thực hiện của mình về cải tiến phương pháp dạy học Sau khi dạy tiết Tập làm văn trả bài tôi tự rút ra bài học sau: 1 - Đối với giáo viên: - Phải phân loại được các đối tượng học sinh, nắm được lỗi điển hình của từng em, lỗi điển hình của lớp Từ đó có hướng cụ thể, đề ra biện pháp cụ thể - Phải làm tốt khâu chấm bài, chỉ ra . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng. tiến hành khảo sát chất lượng của hai lớp: 5C và 5D. + Lớp 5D là lớp thực nghiệm + Lớp 5C là lớp đối chứng Tôi cho cả hai lớp cùng làm chung một đề văn. Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu. duy, học tập. Trong chương trình tiểu học mới,các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 5”

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

  • 3. Những vấn đề mới và khó:

  • II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

    • C- Khảo sát bằng số liệu thống kê:

    • A- Kết quả:

  • C- Điều kiện thực hiện:

    • D- Bài học kinh nghiệm:

      • E- Đề xuất hướng giải quyết:

      • G- Kết luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan