0

SKKN Phân loại hệ thống biểu đồ Địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9

25 1,488 1

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:38

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ VÀ KĨ THUẬT VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN CHO HỌC SINH LỚP 9 " 1 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ đã trở thành một kênh hình không thể thiếu được trong môn địa lý. Trong việc học tập và giảng dạy địa lý, đặc biệt là địa lý kinh tế vì phảI tiếp xúc, làm việc với nhiều số liệu và bảng thông kê. Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến nhưng dữ kiện, số liệu nào đó, phải đưa chúng lên biểu đồ. Có thể nói biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lý. Chính vì vậy việc phân loại các dạng biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ, đặc biệt là vẽ biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu và rất cần thiết trong môn học địa lý. Thực tế qua các bài kiểm tra của học sinh lớp 9 trong nhiều năm mà tôi phụ trách, qua các kì thi tuyển sinh và thi HSG lớp 9, điểm bài thực hành vẽ biểu đồ của học sinh thường thấp do kĩ năng thực hành địa lý của các em còn yếu. Trong đề thi HSG địa lý phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1.5-2.0 điểm. Đây có thể coi là phần dễ kiếm điểm nhất và tốn thời gian ít nhất của bài thi. Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không chuẩn xác nên các học sinh những điểm số rất đáng tiếc. Xuất phát từ những lí do trên, và trên cơ sở vận dụng những nguyên tắc toán học, khoa học thống kê,… và tham khảo các cuốn sách về địa lý, ý kiến của các đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm về: "Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9" nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm vẽ biểu đồ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. B. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: 2 - Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý - Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn Đối tượng nghiên cứu là GV dạy địa lý và học sinh lớp 9 Mục đích: Nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân loại các dạng biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ tròn, biểu đồ miền nhanh nhất, tốt nhất. PHẦN II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC 1. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao, cho phép mô tả: - Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý: " biểu về tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm…" - Thể hiện quy mô, độ lớn của môt đại lượng nào đó như ‘biểu đồ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm…’ - So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng như "biểu đồ về mức lương thực trên đầu người một năm của cả nước, ĐB S.Hồng và ĐB S.Cửu Long…" - Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng. Như ‘Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp’ 3 - Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm “Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế từ năm 1996 đến năm 2002 của nước ta” 2. Trong môn học địa lý, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lý. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý. Hiện nay việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lý nói riêng đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên ở các trường THCS trong huyện việc thống nhất về tiêu chuẩn phân loại, quy tắc thể hiện biểu đồ vẫn còn mập mờ chưa thống nhất rõ, trong khi các tài liệu tham khảo lại chưa thể hiện nhất quán trong việc phân loại biểu đồ và kĩ thuật vẽ biểu đồ nên gây lúng túng cho giáo viên trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ ở trên lớp, giáo viên còn phân vân về việc lựa chọn biểu đồ thích hợp. Đối với học sinh lớp 9 phần kĩ năng vẽ biểu đồ còn yếu. Thường thì các em không xác định được yêu cầu đề bài, không xác định được loại biểu đồ thích hợp để chọn chính xác và kĩ năng vẽ biểu đồ nói chung và biểu đồ hình tròn và biểu đồ miền nói riêng còn lúng túng không theo các bước cụ thể. Bằng kinh nghiệm của bản thân qua trao đổi với các đồng nghiệp và tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi nhận thấy nguyên nhân của việc yếu kém về kĩ năng vẽ biểu đồ trên là: - Do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp, không đọc kĩ đề bài, không tìm ra được các từ gợi mở để chọn dạng biểu đồ, không hiểu mỗi loại biểu đồ biểu thị điều gì, không tuân thủ các bước và các quy tắc khi vẽ biểu đồ. - Do tâm lý học sinh coi thường môn địa lý. - Do học sinh còn lười học chưa dành thời gian thích đáng cho học tập bộ môn. 4 II. ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 đặc biệt là học sinh dự HSG môn địa các cấp. 2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu 3 nội dung: - Phân loại 7 dạng biểu đồ được thể hiện ở các tiểu chí: Yêu cầu thể hiện và các dạng biểu đồ chủ yếu. - Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn. III. NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Nội dung đề tài. 1.1. Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý Hiện có rất nhiều dạng biểu đồ, chúng ta có thể thấy sự đa dạng đó trên rất nhiều sách, báo nhất là các sách báo về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cẩu dạy học của các giáo viên phổ thông và yêu cầu rèn luyện kĩ năng thể hiện biểu đồ của học sinh, tôI xin giới hạn và trình bày bảng hệ thống biểu đồ với 7 loại gồm 20 dạng, dùng trong các trường học như sau: a. Hệ thống các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu I. Thể hiện tiến Biểu đồ 1. Biểu đồ một đường biểu diễn. 5 trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian đường biểu diễn(Đồ thị) 2. Biểu đồ nhiều đường biểu diễn(có cùng một đại lượng). 3. Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau). 4. Biểu đồ đường chỉ số phát triển. II. Thể hiện quy mô, khối lượng của một đại lượng. So sánh tương quan về độ lớn giữa 1 số đại lượng Biểu đồ hình cột 1. Biểu đồ một dãy cột đơn. 2. Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (cùng một đại lượng). 3. Biểu đồ 2-3… cột gộp nhóm (có 2 đại lượng). 4. Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm. 5. Biểu đồ thanh ngang. III. Thể hiện động tháI phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. Biểu đồ kết hợp 1. Biểu đồ cột và 2 đại lượng (có 2 đại lượng khác nhau). b. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu Yêu cầu thể hiện Loại biểu đồ Dạng biểu đồ chủ yếu 6 IV. Thể hiện cơ cấu thành phần trong tổng thể. Và quy mô của đối tượng cần trình bày. Biểu đồ hình tròn 1. Một biểu đồ hình tròn. 2. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau). 3. 2-3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau). 4. Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn. 5. Biểu đồ hình vành khăn. V. Thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. Biểu đồ cột chồng 1. Biểu đồ một cột chồng. 2. Biểu đồ 2-3… cột chồng (cùng một đại lượng). VI. Thể hiện đồng thời cả hai mặt: cơ cấu và động tháI phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. Biểu đồ miền 1. Biểu đồ ‘chồng nối tiếp’ (cùng một đại lượng). 2. Biểu đồ ‘chồng từ gốc tọa độ’ (cùng một đại lượng). VII. Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng Biểu đồ 100 ô vuông 1. Biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng). 7 1.2. Biểu đồ hình tròn. Biểu đồ hình tròn dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và quy mô của đối tượng cần trình bày trực quan (qua kích thước các biểu đồ hình tròn). Biểu đồ hình tròn được thể hiện qua các tỉ lệ giá trị đại lượng tương đối (%) và chỉ thực hiện được khi giá trị các thành phần cộng lại = 100%. Như ta đã biết, biểu đồ cơ cấu có một số loại như: biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền, biểu đồ cột trồng, biểu đồ ô vuông; các loại biểu đồ trên có thể sử dụng thay thế nhau, tùy theo đặc điểm của các số liệu và yêu cầu của đề bài: - Nếu một tổng thể có tỉ lệ các thành phần là các đại lượng tương đối diễn ra từ một đến ba thời điểm, ta sẽ sử dụng loại biểu đồ hình tròn để thể hiện. - Nếu bảng số liệu cho thấy các đối tượng (có giá trị tuyệt đối hay tương đối) diễn qua nhiều thời điểm (từ 4 thời điểm trở lên) nếu vẽ một dãy quá nhiều biểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tối ưu mà cần chuyển sang vẽ biểu đồ miền. - Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỉ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần (ví như: cơ cấu giá trị tổng sản lượng công nghiệp của toàn bộ 19 nhóm ngành công nghiệp nước ta) thì rất khó vẽ trên biểu đồ hình tròn. Trường hợp này cần chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng, bởi vì ta có thể vẽ chiều cao cột tùy theo nhu cầu thể hiện. 1.2. 1. Kỹ thuật thể hiện biểu đồ hình tròn. a. Xử lý số liệu Trước hết, muốn vẽ biểu đồ hình tròn cần phải biết xử lý một số trường hợp tính toán như sau: - Tính toán chuyển từ giá trị đại lượng tuyệt đối sang giá trị tỉ lệ cơ cấu (%). 8 - Tính quy đổi tỉ lệ (%) ra góc độ hình quạt trong biểu đồ hình tròn. - Tính bán kính các biểu đồ hình tròn khi các tổng thể có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau. Tùy theo đặc điểm của bảng số liệu ở đề bài mà ta cần phải xử lý bằng 1, 2 hay cả 3 phép tính trên. b. Quy trình và một số quy tắc thể hiện biểu đồ hình tròn: Bước 1: - Nghiên cứu đề bài của bài tập nhất là đặc điểm của chuỗi số liệu để xác định lựa chọn biểu đồ hình tròn. Xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn? Vẽ các hình tròn bằng nhau hay vẽ to nhỏ khác nhau? Bước 2: - Thực hiện các phép tính khi cần thiết. (Cần chú ý phảI ghi vào bài làm phép tính bán kính và bảng chuyển đổi giá trị đại lượng tuyệt đối sang tương đối. Phần tính quy % ra độ góc hình quạt chỉ ghi ra nháp để dùng khi vẽ bằng thước đo độ). Bước 3: - Vạch đường tròn của biểu đồ. Cần sử dụng compa và kẻ đường vòng tròn bằng nét mực thanh mảnh. Nên bố trí cho cân xứng so với trang giấy. Trường hợp có tới 3 hình tròn to nhỏ khác nhau thì các tâm của hình tròn đó cần đặt cùng trên một đường thẳng ngang. Bước 4: - Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) trong biểu đồ, cần áp dụng theo quy trình, quy tắc sau + Sử dụng thước đo độ để vẽ các góc hình quạt cho chính xác. + Trình tự thao tác tốt nhất là vẽ từ tia 12 giờ (trên mặt đồng hồ, vẽ thuận chiều kim đồng hồ). + Vẽ lần lượt các thành phần như bảng số liệu sắp xếp. (Vẽ theo thứ tự từ trên xuống hoặc từ trái sang phải của bảng số liệu). 9 + Vẽ xong thành phần thứ nhất, cần chú ý thể hiện ký hiệu (kẻ vạch hay nét chấm) cho thành phần này, sau đó lại tiếp tục thao tác vẽ các thành phần còn lại. + Khi kẻ vạch các hình quạt để phân biệt, nên lưu ý: các hình quạt có diện tích lớn thì kẻ nét thưa, hình quạt nhỏ thì kẻ nét mau hoặc kẻ ô vuông như vậy vừa tiết kiệm thời gian mà hình vẽ không gây cảm giác nặng nề… Bước 5: - Bước hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ cần thực hiện đủ 4 động tác: + Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) cho từng thành phần lên hình quạt tương ứng (chú ý không ghi số giá trị độ góc hình quạt). + Dưới mỗi biểu đồ, ghi năm… hoặc ngành hay vùng miền… + Lập bảng chú giải (vẽ ký hiệu các thành phần là hình quạt hay hình chữ nhật nhỏ, đều nhau, có vạch đánh dấu như đã ghi chú trên biểu đồ). + Ghi tên biểu đồ ở trên hay dưới biểu đồ. Tên biểu đồ cần được viết rõ ràng. Nội dung cần đủ ý và rõ chủ đề. c. Ghi nhận xét và phân tích: Nội dung nhận xét của biểu đồ cơ cấu gồm 2 phần. - Nhận xét: + So sánh tỷ trọng giá trị các thành phần trong một tổng thể. + So sánh tỷ trọng của từng thành phần qua các thời điểm. + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị trí của các thành phần trong cơ cấu qua thời gian. - Phân tích: Tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng trên. 10 [...]... lời dẫn và cho bảng số liệu giá trị tương đối (%) về sản lượng công nghiệp phân theo vùng ở nước ta năm 199 2, 199 9, câu hỏi nêu tiếp… (… biết rằng sản lượng công nghiệp năm 199 9 gấp 2,4 lần giá trị sản lượng công nghiệp năm 199 2…) - Với bài tập trên ta lại có đủ dữ kiện để tính bán kính biểu đồ hình tròn năm 199 9 =1,54 lần bán kính biểu đồ hình tròn năm 199 2 - Khi thể hiện 2-3 biểu đồ hình tròn có... hoặc vùng miền hay đối tượng 5 Ghi đầy đủ tên của biểu đồ 6 Có bảng chú giải 7 Vẽ và viết đẹp, rõ 1.2.3 Kỹ thuật thể hiện các dạng biểu đồ hình tròn a Dạng biểu đồ một hình tròn Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tỷ lệ giá trị cơ cấu các thành phần của một tổng thể trong 1 thời điểm - Kỹ thuật vẽ dạng biểu đồ một hình tròn phảI thực hiện qua bước xử lý số liệu để đảm bảo có những dữ kiện cần thiết... N-L-Ngư CN-XD Dịch vụ 199 0 100 38.47 22.67 38. 59 2002 100 24.30 36.60 39. 10 - Tính bán kính 2 hình tròn: Theo quy tắc tính ta có: 17 Bán kính vòng tròn 199 0 = 1 Bán kình vòng tròn 2002 = 3,24 - Quy đổi % ra góc hình quạt của biểu đồ (1% = 3,6%) 2 Vẽ biểu đồ Biểu đồ qui mô cơ cấu GDP của nước ta từ năm 199 0 đến năm 2002 199 0 2002 3 Nhận xét: - Trong thời gian từ 199 0-2002, GDP đã không ngừng tăng lên - Nền... hiện thành công trong việc hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng trình tự cụ thể như sau: Bài 10 SGK địa lý lớp 9 trang 38 Bài tập 1 cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây (nghìn héc ta) Các nhóm cây 199 0 2002 Tổng số 90 40,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1 199 ,3 2337,3 Cây ăn quả 1366,1 2173,8 a Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu, diện tích gieo trồng... nghiệp Cây ăn quả Tính bán kính R 199 0=1 R2002=1,2 - Bước 3: Vẽ biểu đồ hình tròn theo đúng quy tắc 21 Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây năm 199 0 và năm 2002 - Bước 4: Hoàn chỉnh phần vẽ biểu đồ như là ghi phần trăm, chú giải, ghi tên biểu đồ - Bước 5: Nhận xét Về sự thay đổi quy mô diện tích và sự thay đổi các nhóm cây trồng từ năm 199 0 đến năm 2002: Cây lương thực:... tìm hiểu bài của học sinh sao cho có hiệu quả, hấp dẫn và dễ hiểu, và trong một số những phương pháp đó là hướng dẫn học sinh "Phương pháp nhận biết và vữ biểu đồ địa lý" Muốn có được kỹ năng này, giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm chắc các kỹ năng sau: + Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất + Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu 23 + Kỹ năng vẽ biểu đồ + Kỹ năng nhận xét biểu đồ Tiến tới tiếp... đề này và sang năm học 2012 - 2013 tôi sẽ nghiên cứu tiếp kỹ thuật vẽ biểu đồ miền cho học sinh lớp 9 4 Kiến nghị: - Các cấp có liên quan cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học được đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn - Bản thân giáo viên không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ - Học sinh cần... bậc THCS nói chung và ở lớp 9 nói riêng Khi lên bậc THPT các em sẽ có dịp làm quen với các biểu đồ mới như: biểu đồ miền ‘chồng gốc tọa độ’, biểu đồ hình ô vuông… Tóm lại, thực hiện được một số phương pháp nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ trong việc dạy học môn Địa Lý trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương... liệu - Tổng kết kinh nghiệm và viết chuyên đề C KẾT QUẢ Qua thực tế giảng dạy lớp 9 bằng phương pháp trên tôi thấy học sinh hiểu bài, chất lượng học tập bộ môn được nâng cao đạt trên 90 % từ trung bình trở lên Học sinh đã áp dụng một cách thành thục kỹ thuật vẽ biểu đò hình tròn theo đúng trình tự các bước - Bước 1: Chọn đúng dạng biểu đồ thíh hợp, số lượng hình tròn cần vẽ - Bước 2: đã thực hiện các... chí đánh giá chung về thể hiện biểu đồ hình tròn 1 Chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất 2 Vẽ chính xác theo số liệu đã qua xử lý + Đúng kích thước bán kính các hình tròn + Đúng độ góc các hình quạt + Vẽ lần lượt và đúng thứ tự các góc trên biểu đồ 3 Thể hiện cơ cấu: + Có ghi chú tỉ lệ (%) trên các góc hình quạt + Vạch ký hiệu phân biệt các thành phần 4 Dưới các biểu đồ ghi thời điểm… hoặc vùng miền . nghiệm về: " ;Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9& quot; nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm vẽ biểu đồ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. B NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ VÀ KĨ THUẬT VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN CHO HỌC SINH LỚP 9 " 1 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ: Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ đã trở. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: 2 - Phân loại hệ thống biểu đồ địa lý - Kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn Đối tượng nghiên cứu là GV dạy địa lý và học sinh lớp 9 Mục đích: Nhằm giúp học sinh rèn
- Xem thêm -

Xem thêm: SKKN Phân loại hệ thống biểu đồ Địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9, SKKN Phân loại hệ thống biểu đồ Địa lý và kĩ thuật vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh lớp 9,

KHÓA HỌC DÀNH CHO BẠN

Từ khóa liên quan