SKKN Biện pháp xây dựng tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường mầm non

27 3.3K 27
SKKN Biện pháp xây dựng tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ NỮ CÓ TÂM LÝ TỐT, QUAN HỆ THÂN THIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ TẠI TRƯỜNG MẦM NON” CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Nội dung diễn đạt Ghi chú BGH Ban giám hiệu CBQLGVNV Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên GD & ĐT Giáo dục và đào tạo QCDC Quy chế dân chủ GV Giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đ/c Đồng chí PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Ai cũng thấy khi con người yêu thích một ai đó thì: “yêu nhau yêu cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” hoặc “ tam tứ núi” họ cũng trèo, “thất bát sông” họ cũng lội, “ngũ lục đèo” họ cũng qua để đến được với người mà mình yêu quý. Trong một cơ quan đơn vị, Nếu như một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho cấp dưới thấy khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, dẫn đến hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột , chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Tập thể hội đồng sư phạm các nhà trường là tập hợp những người có chuyên môn cùng cấp và được bổ nhiệm phân công về cùng một đơn vị. Họ có thể là những người xa lạ, không phải anh em họ hàng, không phải bạn bè thân thiết, ở nhiều độ tuổi khác nhau làm thế nào để họ sống và làm việc chan hòa, thân thiện, cởi mở với nhau ? không ganh ghét, không đố kỵ, cùng chung chí hướng tiến lên… Để tìm tiếng nói chung và tạo sự đồng thuận trong tập thể như vậy quả là một vấn đề hết sức phức tạp đối với một người hiệu trưởng và còn phức tạp và khó khăn hơn ở tập thể hội đồng sư phạm trường mầm non khi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên một trăm phần trăm là nữ. Dân gian có câu “hai người phụ nữ với một con vịt thành cái chợ ” Người thủ trưởng sẽ phải làm gì, làm như thế nào để lãnh đạo hội đồng ấy tạo nên một môi trường làm việc thân thiện đoàn kết, tạo không khí nơi làm việc như không khí một ngôi nhà thứ hai của mỗi thành viên, mà ở trong ngôi nhà đó mọi người cũng chung trí hướng, cùng gắng sức xây dựng và giữ gìn để bầu không khí trong ngôi nhà đó ngày càng thêm ấm cúng, thêm thân thiện. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý, một Hiệu trưởng mới được bổ nhiệm của một trường Mầm non đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, tôi thấy băn khoăn suy nghĩ, trăn trở nhiều đến vấn đề nêu trên, làm sao để chỉ đạo xây dựng được một môi trường làm việc mà ở đó luôn luôn thấy sự ấm áp, chan hoà, thân thiện. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp để xây dựng tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường Mầm non” với mong muốn tìm được những giải pháp hay và thực nghiệm đạt hiệu quả để xây dựng tập thể đoàn kết, góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng đơn vị nhà trường xứng đáng với danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở thực trạng tìm ra những biện pháp để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường mầm non. Từng bước xây dựng nhà trường ổn định, bền vững và phát triển. 3. Đối tượng nghiên cứu : Tập thể nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các hoạt động trong môi trường sư phạm tại trường mầm non. Tâm sinh lý đối tượng, sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh với công việc, giữa tình cảm với nhiệm vụ được giao. Mức độ hoàn thành công việc, nguyên nhân lý do chủ quan, khách quan tác động đến hiệu quả công việc. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận . Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tâm sinh lý con người và đặc thù của phụ nữ trong độ tuổi công tác, để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành thực hiện các phương pháp sau : a. Phương pháp điều tra : Tìm hiểu đặc thù của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong trường mầm non. Tìm hiểu sự khác nhau về nhận thức, về hành động với sự khác nhau về tuổi tác con người đặc biệt là phụ nữ. Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ có liên quan đến tâm sinh lý, kết quả công việc được giao, phương pháp quản lý chỉ đạo đội ngũ của ban giám hiệu. b. Phương pháp quan sát : Quan sát các biểu hiện, thái độ của từng thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong hội họp, giao lưu, giờ đến trường, giờ ra về của từng nhóm đối tượng cán bộ giá viên. c. Phương pháp đàm thoại: Tôi đàm thoại trực tiếp với một số đồng chí giáo viên, với một số phụ huynh để nắm bắt các thông tin cần thiết. Đàm thoại với trẻ, lắng nghe những cảm nhận ngây thơ của trẻ để hiểu diễn biến tâm lý người lớn có ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. d. Phương pháp điều tra viết: Tìm hiểu, điều tra hoàn cảnh gia đình một số đối tượng giáo viên để nắm bắt diễn biến tâm lý, ghi chép biểu hiện tích cực, tiêu cực qua các lần thăm hỏi, chia sẻ. 5. Giới hạn nghiên cứu: Tập thể cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên trong trường Mầm non. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện trong năm học 2012 – 2013. bắt đầu từ tháng 8 năm 2012, dự kiến kết thúc tháng 4 năm 2013. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trường sở là một tâp thể “ gia đình thứ hai”, một không khí vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày mà không thể thiếu được đối với một cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thông qua hoạt động và giao tiếp với tập thể mà mỗi cá nhân hình thành được những phẩm chất tâm lý của bản thân mình. Giữa tập thể và cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ tương hỗ với nhau: cá nhân tác động đến tập thể và ngược lại tập thể tác động đến cá nhân. Sự tác động này có thể diễn ra tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo phẩm chất của từng cá nhân và tính chất của tập thể đó. Bởi thế, quan tâm giáo dục từng con người để xây dựng một tâp thể có tâm lý tốt thì tập thể đó mới lao động tốt và dĩ nhiên một tập thể có tâm lý tốt thì mọi người mới đối xử thân thiện với nhau ở đó mọi người đoàn kết, thương yêu, thân ái với nhau, mỗi người không những trở nên tốt đẹp hơn mà còn lao động có hiệu quả hơn. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện : “ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng. Trong vấn đề này những phẩm chất, nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nhân cách tốt của người quản lý có thể nâng tập thể lên, chắp cánh cho mỗi người bay cao và ngược lại một nhân cách thấp kém sẽ phá huỷ tập thể và không ít ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường. Vì vậy là người Hiệu trưởng cần phải trau dồi đạo đức, gương mẫu, thân thiện, suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất . 2. Thực trạng và các giải pháp 2.1. Thực trạng: Ở Việt Nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với tất cả các cấp học, ngành học đang ra sức thi đua thực hiện tốt phong trào này. Để chỉ đạo và thực hiện tốt phong trào ấy, người cán bộ quản lý, người Hiệu trưởng nhà trường phải hiểu được tâm lý của những người dưới quyền, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm từ đó giúp người Hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể hội đồng sư phạm, biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên, biết cách tạo ra không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người thấy hạnh phúc khi được làm việc, mong muốn được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình cho thế hệ tương lai, biết cách tự hoàn thiện mình để quan hệ thân thiện trong một ngôi trường có môi trường tốt. Trường mầm non tôi công tác được thành lập từ năm 1977, trong hành trình trên ba mươi năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng như số trẻ ở các độ tuổi đến trường. Trong quá trình đó cùng với sự lớn mạnh dần lên của đội ngũ cũng có nhiều đồng chí chuyển đi vì lý do công việc vì nhu cầu cuộc sống, song cũng có nhiều đồng chí chuyển đến và được bổ nhiệm mới nhưng tinh thần đoàn kết nội bộ vẫn vững chắc, sự phấn đấu phát triển vẫn luôn theo chiều hướng đồng thuận. Điều đó khẳng định uy tín cũng như vị thế của trường với cộng đồng xã hội. Về cơ sở vật chất của nhà trường từ khi còn làm việc ở những mái nhà tranh tạm bợ đến những khu nhà kho cũ của hợp tác xã đến nay đã khang trang sạch đẹp có đầy đủ các phòng học, phòng làm việc, đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ mọi hoạt động của đội ngũ và nhà trường. Về thành tích thi đua: tập thể nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm học 2009 – 2010 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Có nhiều lượt chiến sỹ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo viên: - Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên tính đến thời điểm hiện nay: Tổng số: 29 đồng chí, trong đó: + Cán bộ quản lý 3: 1 Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu trưởng. + Giáo viên: 25 người + Nhân viên: 1 người. Có 29/29 đồng chí có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 18/29 đồng chí = 62% và tiếp tục cử đi đào tạo để nâng cao trình độ trên chuẩn. Về tuổi đời: Dưới 30 tuổi có 12 đồng chí = 41% Từ 30 – 35 tuổi có 06 đ/c = 21% Từ 35 – 45 tuổi có 05 đ/c = 17% Từ 45 – 50 tuổi có 05 đ/c = 17% Trên 50 tuổi có 01 đ/c = 4% Người cao tuổi nhất là 53 tuổi, người ít tuổi nhất là 23 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng đội ngũ của đơn vị đa số tuổi đời còn rất trẻ, độ tuổi có khả năng nhận thức và tiếp cận với rất nhạy cảm với các vấn đề tâm lý, xã hội. Có nhu cầu phát triển vươn lên và khả năng ứng dụng thực hiện tốt đối với nền giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. * Thuận lợi Trường mầm non hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân, cùng với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, luôn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, sạch đẹp. Các phòng học được kiên cố hoá, đủ diện tích, không gian đảm bảo theo quy cách trường chuẩn quốc gia. Các nhóm lớp được Sở giáo dục, phòng giáo dục, phụ huynh học sinh trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy và học theo thông tư 02 của Bộ giáo dục và đào tạo, thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trong quá trình làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường luôn nhận được sự phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh và được thể hiện rõ nhất trong công tác xã hội hoá giáo dục đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy và học của nhà trường. * Khó khăn: Trường chưa tập chung được về một điểm, còn phân tách làm ba điểm trường nên khó khăn trong công tác quản lý chỉ đạo và nắm bắt tình hình tư tưởng tâm lý đội ngũ. [...]... pháp thực hiện Từ thực trạng nhà trường và những thuận lợi, khó khăn trên Tôi luôn suy nghĩ: Việc tìm biện pháp để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường mầm non có tầm rất quan trọng mà người Hiệu trưởng cần phải suy nghĩ để làm được Nhận thấy tầm quan trọng trên bản thân tôi đã lựa chọn các giải pháp và thực hiện những công việc như sau: a Xây dựng. .. BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận: Xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi nhà trường mầm non Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non nói chung và phát triển toàn diện của mỗi tập thể hội đồng sư phạm trường mầm non nói riêng Qua một thời gian nghiên... đã làm để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ tại đơn vị , tôi rút ra một số kết luận như sau: Người hiệu trưởng, người làm quản lý là người làm một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật Với những công việc làm trên chỉ là những biện pháp và sáng kiến kinh nghiệm của tôi, chưa chắc nó đã là những sáng kiến hay, những biện pháp tốt cho... thực hiện của tôi tại trường mình, với công việc này từng bước đã đưa đến sự thành công trong công tác quản lý, tôi đã hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình và tôi nghĩ rằng mình phải đầu tư suy nghĩ hơn nữa, một ngày một cứng cỏi hơn có những biện pháp chín chắn hơn để xây dựng một tập thể nữ có một tâm lý thật tốt, mọi người thân thiện với nhau, đoàn kết và cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các lĩnh... nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác Bằng những biện pháp tôi đã nêu trên để xây dựng một tập nữ tại đơn vị trường mầm non có tâm lý tốt có mối quan hệ thân thiện, cởi mở để hoàn thành tốt nhiệm vụ là cả một quá trình thường xuyên, liên tục, nó đòi hỏi người hiệu trưởng luôn luôn biết nhìn nhận phán đoán và sử lý các nguồn thông tin một cách khéo léo, tế nhị vừa ngăn chặn được những... cho hoàn cảnh, không dùn đẩy cho người khác Bình tĩnh, xem xét thấu đáo và xử lý chính xác khách quan các thông tin ngược và dư luận trong nhà trường 3 Kết quả: Bằng những việc làm của tôi, những suy nghĩ, biện pháp của mình để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, thân thiện với nhau Trong năm học qua đã có những kết quả sau: 100% CBGVNV hoàn thành công tác khi được Hiệu trưởng giao trách nhiệm Trường. .. trong tập thể Luôn luôn chủ động tạo ra những dư luận tích cực , thống nhất của tập thể để cổ vũ, khích lệ những cá nhân, đơn vị tốt trong tập thể cũng như dùng dư luận tập thể để tác động tích cực đến các cá nhân và nhóm tiêu cực, coi đó như là biện pháp và phương tiện có sức mạnh to lớn trong việc xây dựng tập thể Đây là cơ sở của nguyên tắc giáo dục: Giáo dục trong tập thể và bằng sức mạnh của tập thể. .. ưu điểm tích cực để nhân rộng Từ đó góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh xuất sắc 2 Kiến nghị đề xuất Mỗi một cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường mầm non cần ý thức rằng: Việc xây dựng tập thể lành mạnh đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện là công việc chung của nhà trường, mỗi một thành viên trong trường đều phải có quyền và trách nhiệm tham gia thực hiện công tác này để góp phần đưa phong... chính, chí công vô tư” Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể e Trú trọng phương pháp nêu gương Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá đúng tính chất, kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên, tuyên dương khen ngợi... quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hay các nhóm khác với nhau để cho họ gần gũi nhau hơn tạo nên sự thân thiện trong tập thể Hiệu trưởng luôn phải quan tâm chú ý đến mọi vấn đề nảy sinh trong tập thể, theo dõi tư tưởng giáo viên trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ được giao để nắm được tinh thần làm việc, trách nhiệm với công việc của từng cá nhân Một việc làm tốt dù nhỏ cũng . thực trạng tìm ra những biện pháp để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường mầm non. Từng bước xây dựng nhà trường ổn định, bền vững và. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ NỮ CÓ TÂM LÝ TỐT, QUAN HỆ THÂN THIỆN ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ TẠI TRƯỜNG MẦM NON CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Nội. giải pháp thực hiện Từ thực trạng nhà trường và những thuận lợi, khó khăn trên. Tôi luôn suy nghĩ: Việc tìm biện pháp để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện, hoàn thành tốt nhiệm

Ngày đăng: 09/04/2015, 06:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan