SKKN Truyện cười và việc phân tích truyện cười trong trường phổ thông

32 2.7K 11
SKKN Truyện cười và việc phân tích truyện cười trong trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TRUYỆN CƯỜI VÀ VIỆC PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG” ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ý nghĩa khoa học: Tiếng cười cùng với nước mắt là biểu hiện những trạng thái phong phú của tâm hồn con người. Nhà nhân văn chủ nghĩa Rabơle vì thế đã cho rằng: “Cười là một đặc tính của người”. Tiếng cười có tính chất tâm lí đã luôn là người bạn đồng hành của con người trên mọi nẻo đường của cuộc sống đầy chông gai. Trên cơ sở ấy, truyện cười dân gian đã ra đời như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Truyện cười là thể loại tự sự dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân lao động. Trong bản tham luận đọc tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, nhà văn Nguyễn Tuân nói “ Tổ tiên ta thật là những người nghệ sĩ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam, tạo nên cho tiếng cười ta bao nhiêu là bóng dáng và có cả cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười” (Cần cười. “ Những nhiệm vụ mới của văn học”. Nxb Văn học, Hà Nội 1963). Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười là thể loại mang những nét đặc trưng độc đáo. Truyện thường rất ngắn. Dài cũng chỉ từ 15 đến 20 câu, ngắn thì 5, 7 câu, trung bình khoảng trên dưới 10 câu. Tuy rất ngắn nhưng mỗi chuyện đều có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc. Nhân vật trong truyện cười phần lớn là nhân vật độc đáo, có nét khó quên. Toàn bộ các yếu tố thi pháp của truyện cười như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, đều phục vụ mục đích gây cười. Bên cạnh chức năng gây cười, truyện cười còn mang chức năng giáo dục: nó giúp con người mài sắc tư duy suy lí, nó làm giàu óc phê phán, bồi dưỡng tinh thần lạc quan, giúp trau dồi khả năng ngôn ngữ… Bởi vậy, đọc truyện cười để cười không khó. Nhưng để có thể hiểu được hết cái thâm thúy của tác giả dân gian thực không dễ. Vì những lí do trên, tìm hiểu truyện cười là công việc mang ý nghĩa khoa học. Nó không chỉ giúp ta hiểu hơn về đời sống tâm hồn, những nghĩ suy của ông cha thời xưa mà còn giúp ta cảm được tài năng nghệ thuật độc đáo, tư duy sắc sảo của người nghệ sĩ dân gian nhờ đó sống tốt hơn, sống lạc quan hơn. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa (SGK) THCS và THPT, truyện cười xuất hiện ở cả hai cấp học nhưng với số lượng văn bản ít. SGK Ngữ văn 6 có hai truyện: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. SGK lớp 10 cũng chỉ có hai truyện là Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày. Ở mỗi khối hai văn bản truyện cười chỉ được học trong 1 tiết, như vậy tổng số tiết học dành cho truyện cười trong trường phổ thông là 2 tiết. Số lượng văn bản và thời lượng như vậy dễ khiến người dạy và người học cho rằng đây không phải là kiến thức trọng tâm nên xem nhẹ việc dạy học. Điều này dẫn đến tình trạng học qua quýt, cưỡi ngựa xem hoa hoặc thiếu giờ, cháy giáo án. Không ít giáo viên có ý thức nghiêm túc trong dạy - học truyện cười song thực tế chất lượng các giờ dạy truyện cười chưa cao do khuynh hướng phân tích đơn giản, không xuất phát từ những đặc trưng thi pháp của truyện cười dẫn đến kết quả là học sinh không hiểu hết cái hay, cái đẹp của truyện cười và không yêu thích truyện cười. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Truyện cười và việc phân tích truyện cười trong trường phổ thông” nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho những người đứng lớp khi dạy - học truyện cười . Bài viết chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý chân thành của các thầy cô giáo ! 2- Mục đích nghiên cứu Qua việc tìm hiểu các đặc trưng của thể loại truyện cười, chúng tôi đề xuất một phương án dạy - học có hiệu quả các văn bản truyện cười trong SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 10. 3- Đối tượng nghiên cứu: - Những đặc trưng của thể loại truyện cười. - Phương pháp dạy - học các văn bản truyện cười trong SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 10 nhìn từ góc độ thi pháp. 4- Phương pháp nghiên cứu Trong chuyên đề này, người viết trình bày vấn đề trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp so sánh, phân tích. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm giảng dạy. PHẦN NỘI DUNG I- NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN CƯỜI 1. Khái niệm Cái cười, xét chung có ba loại: 1/ cái cười có nguyên nhân về mặt thể xác ( do có cảm giác nhột ) ; 2/ cái cười có nguyên nhân về mặt tâm lý, tình cảm ( do sự vui sướng ) ; 3/ Cái cười do hiện tượng buồn cười gây ra. Và hiện tượng buồn cười này được kể thành truyện cười nhằm mục đích tạo ra tiếng cười (cái cười). “Hiện tượng buồn cười là hiện tượng về bề ngoài có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thường, nhưng thực chất thì trái tự nhiên, trái lẽ thường” (Đỗ Bình Trị- Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian- Nxb Giáo dục- 1999). Tiếng cười hài hước có cơ sở ở một loại mâu thuẫn đặc biệt, một loại mâu thuẫn trong đó hai mặt trái ngược không mặt nào muốn nhường mặt nào. Người ta bật cười vì chợt nhận thấy mình suýt nữa bị đánh lừa bởi hình thức của hiện tượng. Người ta bật cười vì chợt nhận thấy mình khám phá được bản chất của hiện tượng. Chừng nào ta chưa tự mình phát hiện ra thực chất trái tự nhiên, trái lẽ thường của hiện tượng thì ta chưa thể cười được. Như vậy, “cái cười là hành động cười nảy sinh khi ta phát hiện ra thực chất trái tự nhiên, trái lẽ thường dưới vẻ bề ngoài có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thường, khiến ta thoạt tiên tưởng lầm, của một hiện tượng.” ( Đỗ Bình Trị- Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian- Nxb Giáo dục- 1999 ) Cái cười vì thế là sản phẩm của hoạt động trí óc, mà cụ thể là óc suy lý. Chính tư duy suy lý, tư duy lôgíc phát hiện ra thực chất trái tự nhiên, trái lẽ thường của hiện tượng mà bề ngoài của nó có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thường. Sự phát hiện ấy, do đó tự nó đã bao hàm ý nghĩa phê phán. Đó trước hết là sự phê phán của lý tính, là phản ứng của lý trí trước những hiện tượng buồn cười muốn “qua mặt” nó. Vì ý nghĩa này mà cái cười ở đây được coi là người trung gian lớn trong việc phân biệt sự thật và điều dối trá. Tiếng cười hài hước thể hiện sự thắng lợi của trí tuệ. Đồng thời sự phát hiện ấy cũng đem lại cho người ta sự vui vẻ, sự sảng khoái trước những phát hiện thú vị của một lý trí tỉnh táo. Tiếng cười trong truyện cười dân gian vì thế vừa mang bản chất nhận thức - phê phán vừa có tác dụng mua vui, giải trí. Trong truyện dân gian của người Việt, khu vực được gọi là truyện cười khá rộng lớn và đa dạng. Nó tiếp giáp với nhiều loại truyện truyền miệng khác, như truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích ( đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt ). Khoảng bốn thập kỉ nay, danh từ truyện cười được giới nghiên cứu nước ta dùng làm thuật ngữ chuyên môn chỉ hình thức truyện kể dân gian có tác dụng gây cười và lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để khen, chê và mua vui, giải trí. Bởi vậy, Truyện cười là truyện kể về hiện tượng buồn cười, thể hiện ở hành vi của nhân vật ( bao gồm cả hành động nói năng ), nhằm gây cười. ( Đỗ Bình Trị- Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian- Nxb Giáo dục- 1999 ) 2. Những đặc trưng của thể loại truyện cười 2.1. Đề tài của truyện cười: Trong truyện cười, đề tài của cái cười rất rộng. Người ta tìm cái cười ở mọi lĩnh vực, mọi ngóc ngách của cuộc sống. Nhưng nhìn chung, truyện cười dân gian Việt Nam thường xoay quanh những đề tài sau: - Những thói xấu thuộc về bản chất, bộc lộ chủ yếu trong những hành vi buồn cười của các nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến: vua chúa, quan lại, hào lí, địa chủ, phú ông và các loại “thầy bà”, thậm chí cả thánh thần. - Những thói xấu “thông thường” ở những người bình dân bộc lộ ở những hành vi buồn cười trong sinh hoạt của họ. - Những hiện tượng buồn cười do hiểu lầm, do lầm lỡ, hớ hênh,… mà thường tình, ai cũng có lúc mắc phải hoặc do những nhược điểm, những khuyết tật không gây tổn hại cho ai. 2.2. Chức năng của truyện cười Xét về chức năng thể loại thì truyện cười có hai chức năng. Một là chức năng giải trí, gây cười. Đây là tiếng cười hài hước nhằm mục đích mua vui, nó không tố cáo một cái gì lạc hậu, xấu xa, phản động. Những truyện cười này đơn giản để giải trí, chẳng khác gì những câu ca dao: - Chồng còng mà lấy vợ còng, Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa. - Chồng què lấy vợ khiễng chân, Nuôi được đứa ở đứt gân cũng què. Những truyện cười thực hiện chức năng giải trí, gây cười như vậy được gọi là truyện khôi hài. Truyện khôi hài là một thứ thể dục trí tuệ. Người ta cười cho vui cửa vui nhà, vui anh, vui em. Ở đó không có nhiều triết lý. Nó vui tươi, nhẹ nhàng, có khả năng giáo dục những tình cảm trong sáng, tốt lành, bồi dưỡng tinh thần sảng khoái, mang lại cho con người niềm lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên chức năng chủ yếu của truyện cười là chức năng nhận thức, đấu tranh xã hội. Trong kho tàng truyện cười dân gian, những truyện mang ý nghĩa đấu tranh xã hội có số lượng lớn hơn những truyện cười có mục đích mua vui thuần tuý. Trong những truyện ấy, tác giả dân gian không những làm chúng ta cười mà còn tác động vào nhận thức, vào tình cảm của chúng ta, làm cho ta có thể vui, có thể buồn, có thể phẫn nộ, căm ghét, khinh bỉ, đau xót Truyện phê phán, đả kích mọi thói hư, tật xấu trong xã hội. Bộ phận truyện cười này được gọi là truyện trào phúng. Trong truyện trào phúng có hai loại nhỏ. Một là truyện trào phúng bạn, phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục. Hai là những truyện cười chễ giễu, đả kích mạnh mẽ giai cấp phong kiến, kẻ thù của nhân dân lao động, được gọi là trào phúng thù. 2.3. Nội dung của truyện cười Về nội dung, kho tàng truyện cười của ta có nội dung rất phong phú mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện cười nào cũng có tác dụng mua vui giải trí và ít nhiều đều đáp ứng nhu cầu tiêu khiển của nhân dân. Tiếng cười ở bộ phận truyện khôi hài thường kể về những nhân vật không có tên riêng, cũng ít khi có thành phần, địa vị xã hội cụ thể, mà chỉ được định danh bằng những khuyết tật, nhược điểm hay tính cách đáng cười ( như anh sợ vợ, anh mê ngủ, anh cận thị, anh chàng tham ăn, chàng ngốc làm theo lời vợ dặn ) Các nhân vật đều có nhược điểm, nhưng đó là những nhược điểm thông thường, phổ biến có thể thông cảm và châm chước dễ dàng. Bộ phận truyện cười trào phúng bạn là tiếng cười phê bình giáo dục hướng vào những thói hư tật xấu trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân (như lười nhác, tham lam, ăn vụng, khoe khoang, khoác lác, hà tiện, hèn nhát, sợ vợ, chanh chua, ). Xung quanh mỗi thói hư, tật xấu thường xuất hiện nhiều truyện cười khác nhau. Tuy không gay gắt và quyết liệt như tiếng cười trào phúng dành cho giai cấp thống trị nhưng xét về tác dụng và sức sống thì bộ phận truyện cười mang tính phê bình nội bộ này còn quan trọng và trường tồn hơn cả bộ phận truyện cười đấu tranh giai cấp. Tiếng cười đả kích, châm biếm ở bộ phận truyện cười trào phúng thù là tiếng cười đả kích, châm biếm đối với kẻ thù. Nó có nội dung đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rất rõ rệt. Đối tượng của tiếng cười đả kích trong truyện cười dân gian Việt Nam thời phong kiến khá đông, có thể quy vào bốn loại chính: Những tên nhà giàu (phú ông, trưởng giả, phú thương) ở nông thôn và thành thị (chủ yếu là ở nông thôn) ; Bọn hào lí, quan lại ; Các loại thầy trong xã hội phong kiến (thầy đồ, thầy bói, thầy địa lí, thầy cúng, thầy sư ) ; Một số nhân vật thần thánh (ông Công, Thiên Lôi, Diêm Vương, Ngọc Hoàng ) Trong công việc sáng tác cũng như trong tiếp nhận và nghiên cứu truyện cười, sự phân biệt tiếng cười hài hước và tiếng cười châm biếm là một vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa cái cười hài hước và cái cười châm biếm không phải lúc nào cũng rõ ràng. 2.4. Thi pháp truyện cười Đã là truyện cười dân gian thì phải làm thế nào gây được tiếng cười giòn giã nhất. Nghệ thuật của truyện cười dân gian trước hết là nghệ thuật gây cười. 2.4.1. Về kết cấu Mấu chốt của nghệ thuật gây cười là ở chỗ phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sinh động, nực cười và bất ngờ nhất. Truyện cười không tự đặt ra cho mình nhiệm vụ kể lại số phận, cuộc đời của nhân vật như trong truyện cổ tích. Nó chỉ là một lát cắt ngang trong cuộc đời của nhân vật. Khi tiếng cười nổ ra là lúc chuyện kết thúc. Vì thế truyện cười dân gian thường được cấu tạo hết sức chặt chẽ và giàu kịch tính. Ta thấy nó có dáng dấp như một màn hài kịch nhỏ gồm ba phần: - Giới thiệu màn kịch có mâu thuẫn tiềm tàng. - Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển tới đỉnh điểm. - Giải quyết mâu thuẫn. 2.4.2. Về nhân vật Theo tác giả Đỗ Bình Trị, trong truyện cười, nhân vật có hành vi buồn cười (nhân vật gây cười) cũng là đối tượng của cái cười (nhân vật bị cười). Tuy nhiên cũng có truyện cười, chủ yếu là truyện châm biếm, trong đó nhân vật gây cười lại không phải là đối tượng thực sự của cái cười. Trong trường hợp này, nhân vật trực tiếp đóng vai trò chính yếu trong diễn biến câu chuyện nhưng chỉ là nhân vật phụ, còn nhân vật không trực tiếp gây ra hành vi buồn cười tuy chỉ đóng vai trò thứ yếu trong diễn biến câu chuyện nhưng lại là nhân vật chính, vì nó là đối tượng thực sự của cái cười. Tác giả nói rõ thêm, ở đây nhân vật phụ là đối tượng của cái cười hài hước, còn nhân vật chính là đối tượng của cái cười châm biếm. Đây là trường hợp trong truyện có cả hai loại nhân vật: nhân vật- đối tượng của cái cười hài hước (nhân vật phụ) và nhân vật- đối tượng của cái cười châm biếm (nhân vật chính), trong đó, nhân vật - đối tượng của cái cười hài hước có chức năng làm lộ ra cái cười tiềm ẩn nơi hành vi của nhân vật chính, biến nó thành nhân vật - đối tượng của cái cười châm biếm. * Nhân vật ( chính ) của truyện cười thường mang những đặc điểm sau: - Nhân vật trong truyện cười cũng giống nhân vật trong truyện ngụ ngôn, chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định, với một hành vi nhất định ( truyện kết thúc khi hành vi gây cười của nhân vật đã biểu lộ trọn vẹn , không ai quan tâm đến phần đời trước hay sau [...]... pháp truyện cười sẽ giúp ta tiếp cận tất cả các phạm trù thi pháp như nhân vật, cốt truyện, kết cấu, các biện pháp gây cười … để khái quát đầy đủ và chính xác nhất ý nghĩa của tác phẩm Vì vậy, việc giảng dạy truyện cười trong trường phổ thông cũng nên đi theo hướng này 2 Hoạt động phân tích văn bản Trước hết, công việc phân tích phải hướng vào yêu cầu làm rõ cái đáng cười Cái đáng cười trong truyện cười. .. để phá lên cười Đó là sự bất ngờ mà bố cục “gói kín, mở nhanh” mang lại Dầu bố cục theo cách nào thì truyện cười dân gian cũng thường nhằm đạt được kịch tính cao nhất Vì thế, để gây ra tiếng cười giòn giã, truyện cười phải tập trung vào những yếu tố gây cười, vào những nét phóng đại, những yếu tố bất ngờ, kịch tính II- PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1 Định hướng phân tích Trong quá trình... dõi việc dạy học của “ông thầy” này Song, thường thì trong truyện cười hoàn cảnh đáng cười chính là tình huống đáng cười trong đó diễn ra toàn bộ câu chuyện Trong truyện cười, tình huống gây cười là tình huống quan trọng nhất để tạo ra tiếng cười Tình huống gây cười là tình huống cái đáng cười phải được đặt trong các dạng cụ thể, sinh động và đáng cười nhất để làm tiếng cười bật ra Tình huống gây cười. .. - học truyện cười từ góc độ thi pháp là dựa vào những đặc trưng thể loại, đặt truyện cười trong hình thức kết cấu để tìm hiểu nhân vật với những hành động, lời nói trái tự nhiên nhằm trả lời được câu hỏi cười cái gì”, “vì sao cười? ’ và cười nhằm mục đích gì” 3 Áp dụng sáng kiến vào thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu trên người viết đã áp dụng vào thực tế dạy – học truyện cười trong trường phổ thông. .. khổ đau của con người Còn ở truyện cười, tác giả dân gian chỉ khai thác khía cạnh đáng cười của cuộc sống để cất lên tiếng cười giải trí hay đả kích nên nhất thiết nhân vật phải được đặt vào trong tình huống đáng cười Đây là điểm gặp gỡ của truyện cười và một số truyện ngụ ngôn ( ví dụ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi ) b Lời nói, cử chỉ và hành động đáng cười: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn không được... tìm 1 Khái niệm truyện cười hiểu chung Gọi HS đọc tiểu dẫn - Trong Từ điển tiếng Việt 2000 (Hoàng Phê chủ biên), Truyện cười Nhắc lại khái niệm được định nghĩa “Chuyện kể dân gian truyện cười dùng hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ nhàng” 2 Phân loại truyện cười - Truyện khôi hài - Truyện trào phúng Truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện trào phúng... thuật phóng đại của tác giả dân gian Truyện cười là như vậy, mỗi câu chuyện là một lát cắt ngang cuộc đời của nhân vật bởi chức năng thể loại của truyện cười là nhằm gây cười, khi tiếng cười mua vui, giải trí hay tiếng cười trào phúng cất lên là lúc truyện cười kết thúc Đặc điểm này hoàn toàn khác so với nhân vật trong truyện cổ tích Nhân vật trong mỗi truyện cổ tích có cả một cuộc đời, một số phận... của truyện cười là nhằm mục đích mua vui, giải trí hay trào phúng, phê phán vì thế tác giả dân gian tập trung khai thác những lời nói, hành động trái lẽ thường của nhân vật để tiếng cười giải trí, phê phán được cất lên * Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cười: a Nhân vật được đặt vào trong tình huống gây cười: Nhân vật trong cả truyện hài hước và nhân vật của truyện châm biếm đều được đặt vào... năng truyện cổ tích là phản ánh số phận của những con người bị đè nén, áp bức trong xã hội có giai cấp Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích dài với diễn biến cốt truyện phức tạp kể về cuộc đời khổ đau của cô Tấm và một sự đổi đời trong mơ ước - Nhân vật của truyện cổ tích thực hiện những hành động phi thường trong những hoàn cảnh, những tình huống khác thường ( câu chuyện diễn ra trong thế giới cổ tích, ... Định hướng phân tích Trong quá trình giảng dạy truyện cười dân gian, người giáo viên cần giúp học sinh nắm được mục đích trực tiếp của truyện cười là gây cười, vì vậy nhiệm vụ của bài học là hiểu được chúng ta đang cười cái gì và vì sao mà cười Đối với học sinh đọc truyện cười thì vui, cười thì dễ nhưng để trả lời câu hỏi cười cái gì ?” và “vì sao mà cười ?” thì không đơn giản song cũng không phải . cái hay, cái đẹp của truyện cười và không yêu thích truyện cười. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười và việc phân tích truyện cười trong trường phổ thông nhằm góp một tiếng. giã, truyện cười phải tập trung vào những yếu tố gây cười, vào những nét phóng đại, những yếu tố bất ngờ, kịch tính. II- PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Định hướng phân tích Trong. truyện cười trong trường phổ thông cũng nên đi theo hướng này. 2. Hoạt động phân tích văn bản Trước hết, công việc phân tích phải hướng vào yêu cầu làm rõ cái đáng cười. Cái đáng cười trong truyện

Ngày đăng: 09/04/2015, 06:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan