SKKN Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay

35 1.3K 1
SKKN Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Góp phần vào sự thành công của công việc đó thì công tác tổ chức và bồi dưỡng học sinh giỏi đóng vai trò hết sức quan trọng, vì đây là một trong những công tác mũi nhọn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cho xã hội nói chung. Ý thức sâu sắc được công việc này trong những năm gần đây trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân đã xác định rõ vai trò của công tác tổ chức giảng dạy và bồi dưỡng HSG ở các khối lớp, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học. Cần phải khẳng định rằng việc bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Cũng như các nhà trường, trường THPT Cầm Bá Thước cũng không nằm ngoài lệ, trong công tác tổ chức bồi dưỡng HSG của nhà trường hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: Nội dung bồi dưỡng, vì không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình, tất cả các giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu còn học sinh thì một số không yên tâm khi được chọn theo một số lớp bồi dưỡng HSG, đặc biệt học sinh thi các môn như: Vật lý, Hoá học, Sinh gặp khó khăn vì thi đại học, cao đằng thi theo hình thức trắc nghiệm còn thi HSG lại thi theo hình thức tự luận và các môn không thi đại học như môn GDCD, QPAN vì thế HS phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Mặt khác giáo viên dạy bồi dưỡng trong các nhà trường THPT không chuyên vẫn phải hoàn thành công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi họ còn kiêm nhiệm công việc như: Chủ nhiệm, Tổ trưởng bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên do yêu cầu thực tế đòi hỏi nên BGH lúc nào cũng muốn giao công việc cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do đó mà việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG của GV cũng có phần bị hạn chế. Tuy có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG nhưng trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG cấp tỉnh trường THPT Cầm Bá Thước mặc dù là trường miền núi cao nhưng cũng đã gặt hái được những thành công nhất định ( trường luôn xếp hạng ở nửa trên của các trường THPT trong tỉnh và xếp tốp đầu của các trường THPT của 11 huyện miền núi Thanh hoá) . Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng HSG nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu xã hội nói chung và của nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân nói riêng. Vì vậy, Tôi chọn đề tài “ Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay ”. 2.Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng , phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước từ năm học 2008-2009 đến nay. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu thực tiễn, toạ đàm, trao đổi, phân tích, tổng hợp. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.1. Xác định cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. 4.1.2. Phân tích thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước từ năm học 2008-2009 đến nay. 4.1.3. Đề xuất những biện pháp việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước . 5.Ý nghĩa của đề tài: Góp phần vào việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT nói chung và đặc biệt là các trường THPT miền núi nói riêng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng và Nhà nước ta phải luôn coi trọng việc chăm lo cho giáo dục, đặc biệt là việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng của thế hệ trẻ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được phát huy tài năng, sức lực của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”. Trong bài viết của mình đăng trên báo Cứu quốc, ngày 20-11- 1946 bác Hồ đã cho rằng: “Chính phủ và mọi người cần phải trọng dụng người hiền năng…. Nơi nào có người tài đức, những việc ích nước lợi dân thì phải báo ngay cho Chính phủ biết”. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng đã từng nói về nhân tài “ Một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt " . Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. 1.2. Một số khái niệm cơ bản. 1.2.1 Năng lực : là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định . 1.2.2 Trình độ cao của năng lực: Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài . Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể . Năng lực là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vậy trình độ cao của năng lực vừa là trí (trí khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng . 1.2.3. Năng khiếu Là mầm mống của tài năng tương lai . Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột. Người có năng lực, năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác, tri giác có những cảm giác đặc biệt. 1.3. Quan niệm về học sinh giỏi- học sinh năng khiếu Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thường quy tụ ở các tiêu chuẩn sau: 1.3.1. Thông tuệ: Những học sinh năng khiếu thường thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy tốt, tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu và hệ số IQ cao. 1.3.2. Sáng tạo Có bộ óc tư duy độc lập, có óc phê phán, có khả năng dự báo, ưa thích khám phá cái mới, không suy theo đường mòn mà đi sâu vào tìm hiểu bản chất, tìm ra quy luật, sự kiện, hiện tượng. 1.3.3. Có các phẩm chất nổi bật Thường xuyên say mê tìm tòi cái mới, tò mò, trung thực, kiên trì, kiên định, giàu lòng vị tha và tính nhân văn, tinh thần tự chủ cao và có ý chí phấn đấu vươn lên tự hiện, đạt đến Chân - Thiện - Mĩ. 1.4. Cơ sở pháp lý Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ : “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Luật giáo dục của nước ta cũng khẳng định: “Việc bồi dưỡng học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện”. Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nêu rõ: “Đảm bảo cả yêu cầu về số lượng, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, sinh viên diện đại trà, cần mở rộng diện đào tạo bồi dưỡng học sinh, sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, thạo ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới ”. Nhân tài, học sinh giỏi là yếu tố tiên quyết, không thể thiếu được đối với bất kỳ một dân tộc, một quốc gia nào. Vì vậy quá trình phát hiện và tổ chức bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng học sinh giỏi đang được đặt gia và tiến hành trong các nhà trường và trường THPT Cầm Bá Thước cũng không nằm ngoài qui luật đó. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Thường Xuân và lịch sử phát triển trường THPT Cầm Bá Thước. 2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Thường Xuân. Thường Xuân là một trong 11 huyện miền núi phía tây của tỉnh Thanh hoá, có biên giới phía bắc giáp với huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc, phía đông giáp với huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn, phía nam giáp huyện Như Xuân, phía Tây giáp với tỉnh Nghệ An và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 1.110,4Km2, Đồi núi chiếm trên 75% diện tích . Tổng dân số toàn huyện là 87101 người , trong đó dân tộc Thái chiếm 57,27 %, dân tộc kinh chiếm 37,15%, dân tộc khác chiếm 5.58% 4852 người. Thường Xuân có 17 xã, thị trấn và huyện thuộc một trong 62 huyện nghèo của cả nước, nền kinh tế xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, giao thông đi lại khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng [...]... mẹ học sinh về việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi - Cần xây dựng một đội ngũ giáo viên dạy giỏi - Tổ chức các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi - Tăng cường bảo quản sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng Những vấn đề nêu trên được giải quyết trong chương 3 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ... Năm học - Trong năm học 2009-2010,2010-2011 trường đều có học sinh tham gia dự thi Âm vang xứ Thanh và lọt vào vòng thi quí 2.3 Những tồn tại trong trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước Nhà trường có nhiều tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi đó là: - Từ đặc điểm hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức. .. việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào nề nếp nhưng chế độ hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy còn thấp, nên nó có ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tính chiến lược lâu dài của công tác này 2.4 Một số vấn đề đặt ra trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và xuất phát từ những thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi... những cơ sở lý luận của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Bồi dưỡng nhân tài” Nhà trường định kỳ tổ chức các buổi sinh hoạt cho cha mẹ học sinh để học trao đổi kinh nghiệm chăm lo dạy bảo con em trong thời gian tự học ở nhà, đồng thời tạo được mối quan hệ tốt giữa nhà trường – gia đình Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, tự hiểu để nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và... cho học sinh giỏi + Dựa vào định hướng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở giáo dục và Đào tạo, từ đó chọn tài liệu để xây dựng chương trình + Sau mỗi năm, mỗi kỳ thi nên tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng đạt hiệu quả cao 3.4 Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường và tổ chức đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp 3.4.1 Tổ chức. .. hợp với gia đình, nhà trường và xã hội 7.Một số nguyên tác bảo đảm cho công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Bằng kết quả thiết thực của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và ôn luyện thi đại học trong những năm qua của trường THPT Cầm Bá Thước đã có bước khởi sắc, nó đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, từng bước khẳng... gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh - Giáo viên dạy các bộ môn từ trước đến nay chưa có hoặc rất ít giải như môn Ngoại ngữ, môn Tin học 3.7 Các biện pháp khác Bên cạnh việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, trước đó, bước lập kế hoạch và sau đó , khâu chỉ đạo và kiểm tra đánh giá cũng phải gắn chặt với việc tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý Từ đó để tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. .. tuyển chọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng Mặt khác công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục đạo đức cho học sinh - Thứ tư là: Kết hợp tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi với phụ đạo học sinh yếu kém và giảng dạy đại trà, tạo sự cân đối hợp lý - Thứ năm là: Có chế độ thù lao, động viên, khuyến khích, khen thưởng, tôn... động viên tốt hơn trong công tác tổ chức bồi dưỡng HSG Hiệu trưởng nhà trường còn có các hình thức khen và thưởng mức 200000đ cho giáo viên đạt các tiêu chuẩn sau: - Có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh.(từ 2/3 số học sinh tham dự thi đạt giải trở lên) - Giáo viên bồi dưỡng học sinh lớp 11 thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 đạt giải - Giáo viên có học sinh đạt giải cao trong kỳ thi cấp tỉnh,... cấp tỉnh, nếu lớp 10 và lớp 11 sẽ được tiếp tục bồi dưỡng tạo nguồn cho các năm học tiếp theo) 3.3.3 Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi: Có nhiều hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, song theo chúng tôi, cần kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức, phương pháp: - Bồi dưỡng thông qua học chính khoá - Bồi dưỡng thông qua học ngoại khoá - Giao cho học sinh đọc và xử lý tài liệu, làm các bài tập thông . Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay ”. 2.Mục đích nghiên cứu Đề xuất những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. nay. 4.1.3. Đề xuất những biện pháp việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước . 5.Ý nghĩa của đề tài: Góp phần vào việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT nói chung. quí. 2.3. Những tồn tại trong trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước. Nhà trường có nhiều tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi đó

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • "NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY"

  • MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan