SKKN Đóng góp của tự lực văn đoàn cho văn xuôi lãng mạn Việt Nam

38 2.9K 11
SKKN Đóng góp của tự lực văn đoàn cho văn xuôi lãng mạn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN CHO VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM" 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tự lực văn đoàn ra đời vào thập kỉ ba mươi của nước ta, là kết quả của sự vận động xã hội ở Việt Nam, từ khi xã hội thuộc địa nửa phong kiến xuất hiện một giai tầng mới là tầng lớp thị dân và trí thức. Nó ảnh hưởng nhất định đến nền văn xuôi hiện đại Việt nam. Qua học tập và qua thực tế giảng dạy nhiều năm cho thấy: Khi giảng một tác phẩm nào đó, người thầy cần phải có một kiến thức rộng thì mới có cách khai thác để hiểu đúng nội dung tác phẩm, mới tìm được một phương pháp thích hợp, nhằm nâng cao trình độ nhận thức của học sinh. Với ý nghĩa đó, những người viết sáng kiến kinh nghiệm này muốn cung cấp một số kiến thức cơ bản về những đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàn cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Và khảo sát điều đó qua một tác phẩm cụ thể của một thành viên nhóm “Tự lực văn đoàn” đó là truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nội dung bài viết này không có tham vọng đi sâu, tỉ mỉ vào các đóng góp của TLVĐ, mà chủ yếu đi một cách khái quát về những đóng góp cơ bản của tổ chức văn học này cho văn chương nước nhà và sự ảnh hưởng của nó trong việc cách tân nền văn học nước nhà. Từ đó đi sâu tìm hiểu một tác phẩm cụ thể: truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, một thành viên chủ chốt của nhóm “ Tự lực văn đoàn” để chứng minh cho những cách tân nghệ thuật và quan điểm về sự cách tân văn học, cũng như đóng góp của nó cho văn xuôi hiện đại Việt Nam. Từ đó có tính định hướng cho giáo viên và học sinh trong quá 2 trình dạy và học có thêm những kiến thức cơ bản và cách khai thác tiếp nhận tác phẩm văn học của Thạch Lam. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đóng góp của TLVĐ đối với quá trình hiện đại hoá của văn học Việt nam. Phương pháp lãng mạn trong sáng tác văn học và ảnh hưởng của nó đối với Việt nam trong ba thập kỉ đầu của thế kỉ 20. Nhà văn Thạch Lam và truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bài viết này nghiên cứu trong phạm vi của văn học Việt nam trong các giai đoạn phát triển. Đặc biệt đi sâu vào phần văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ 20 đến cách mạng tháng Tám 1945. Đi một cách khái quát đại cương về vai trò của nhóm “ Tự lực văn đoàn” đóng góp cho văn xuôi hiện đại Việt Nam và nhà văn Thạch Lam cùng truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” trong chương trình ngữ văn lớp 11 hiện hành. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về tính lí luận, tính khoa học và sự phát triển có tính qui luật của văn học hiện đại Việt Nam, trong đó đi sâu trọng tâm vào phần kiến thức vai trò cách tân nghệ thuật của nhóm “ Tự lực văn đoàn” cho văn xuôi hiện đại Việt Nam thập kỉ 30 của thế kỉ XX. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu cách khai thác và tiếp nhận tinh thần cách tân đó qua một tác phẩm cụ thể đó là chất hiện thực và trữ tình lãng mạn trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đọc và tự nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo của các giáo sư đầu ngành về lĩnh vực văn học Việt Nam. 3 Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm để rút ra những đánh giá có tính tổng quát. Qua việc tham khảo trắc nghiệm đối với học sinh trong nhận thức vấn đề từ khái quát đại cương đến tiếp nhận một tác phẩm cụ thể. 7. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Năm học 2009- 2010 và năm học 2010 -2011. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các khái niệm được nói tới trong đề tài - Chủ nghĩa lãng mạn: Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm, một thuật ngữ văn học nhằm chỉ một trường phái sáng tác văn học xuất hiện ở châu âu thế kỉ thứ XIX. Đó là trường phái nghệ thuật hình thành và phát triển trong hoàn cảnh của chủ nghĩa tư bản phát triển, có nguyên tác sáng tác riêng, nhằm giải phóng cái tôi cá nhân trong trí tưởng tượng lãng mạn bay bổng của nghệ thuật, thoả mãn được giãi bày chân thực cái tôi nội cảm của nhà văn. Chủ nghĩa lãng mạn nhanh chóng ảnh hưởng hầu khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam- đó là khi lịch sử nhân loại đã sang trang của thời kì hiện đại: sự thắng thế của tinh thần dân chủ trong xã hội tư bản khi chế độ quân chủ phong kiến nhanh chóng bị chôn vùi bởi các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. - Tự lực văn đoàn: Là một tổ chức văn học công khai theo trường phái lãng mạn của văn học Việt Nam ra đời từ 1939 đến cách mạng tháng tám 1945. Nhóm này hoạt động mạnh nhất, có nhà xuất bản riêng( Nhà xuất bản đời mới) kinh doanh phát đạt. 4 - Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo riêng của mỗi nhà văn. Phong cách nghệ thuật được hình thành từ quan điểm thẩm mĩ nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật và biệt tài ngôn ngữ riêng cùng những cảm hứng sáng tác riêng, đề tài quen thuộc của mỗi nhà văn. Phong cách nghệ thuật cá nhân còn ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật thời đại như: Trường phái văn học, phương pháp sáng tác… - Truyện ngắn hiện đại: Truyện ngắn hiện đại là truyện được ra đời và phát triển ở thời kì văn học đã có sự cách tân nghệ thuật theo xu hướng hiện đại. Nó có đặc điểm khác biệt so với truyện ngắn cổ điển ở chỗ: tính sáng tạo riêng biệt theo phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn,nó không bị ảnh hưởng bởi những tính ước lệ qui phạm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Nó được viết theo thể văn xuôi, những câu văn xuôi co duỗi nhịp nhàng theo điệu của cảm xúc tâm trạng nhân vật. Đặc biệt nó đi sâu khai thác tâm lí nhân vật, với những rung động mong manh tinh tế nhẹ nhàng nhất, hoặc bi đát đau khổ quằn quại nhất… - Chất hiện thực trong một tác phẩm văn học: Là những yếu tố hiện thực đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm, tái hiện nó một cách chính xác tinh vi nhất, bản chất nhất và khaí quát nhất, điển hình nhất. - Chất lãng mạn trong một tác phẩm nghệ thuật: Là yếu tố của cảm xúc nghệ thuật được thăng hoa bay bổng. được biểu hiện chủ yếu là hiện thực của tâm trạng nhân vật với những rung động tinh tế nhẹ nhàng, hay mơ hồ, hay say đắm mãnh liệt, thiết tha hoặc khổ đau quằn quại…Nó chính là hiện thực của thế giới nội tâm vô cùng tinh tế sâu sắc của con người. Đây cũng là nét nổi bật của yếu tố lãng mạn của chủ nghĩa lãng mạn: Nhà văn lãng mạn thông qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình mà nhằm giãi bày cái tôi nội cảm của mình một cách tài hoa nhất, riêng biệt nhất. 2. Kết luận 5 Với những khái niệm trên đây, hi vọng sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có điều kiện để tiếp nhận một cách đầy đủ, chính xác kiến thức mà chúng tôi trình bày trong bài viết này CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam Khi đọc hiểu một văn bản văn học, người đọc văn cần có kiến thức sâu rộng về vấn đề đó như: Yếu tố lịch sử tác động như thế nào đến sự phát triển của hiện tượng văn học, bản chất của hiện tượng văn học đó đã tồn tại và phát triển như thế nào trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc? Bản chất nội dung và nghệ thuật cùng những qui tắc nghệ thuật của hiện tượng văn học hoặc trào lưu văn học…Từ sự hiểu đó mới có cơ sở đi sâu khám phá tác phẩm cụ thể của một nhà văn cụ thể. Tiếp nhận văn học có nhiều cấp độ, song để hiểu sâu sắc tác phẩm văn học ở góc độ lí luận khoa học thì nhất thiết người đọc văn phải có kiến thức cơ bản về cội nguồn nảy sinh ra nó, đó là trào lưu sáng tác và yếu tố văn hoá lịch sử tác động trực tiếp tới tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Khai thác tác phẩm văn học phải dựa trên cơ sở lí luận đó mới mong có sự tiếp nhận đúng đắn, sâu sắc. 1. Yêu cầu của lịch sử đối với cuộc cách tân văn học. Hiện thực đời sống xã hội không chỉ là đối tượng phản ánh của một nền văn học nhất định, mà còn là một nhân tố làm nảy sinh chính nền văn học ấy. tronh mối quan hệ biện chứng này, ở đầu thế kỉ 20 ở nước ta đã xuất hiện đầy đủ tiền đề cho một nền văn học hiện đại ra đời. Đầu thập kỉ 20 của thế kỉ 20, thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam hai cuộc khai thác thuộc địa để bù đắp vào lỗ hổng kinh tế trong nước do cuộc đại chiến thế giới thứ hai 6 gây ra. Xã hội Việt Nam do đó cũng biến đổi theo. Giai cấp tư sản Việt Nam tuy còn yếu ớt, hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất, đến giữa thập kỉ 20 bắt đầu hoạt động khá mạnh. Một số đơn vị kinh doanh nổi tiếng xuất hiện ở ba miền Nam, Trung, Bắc. Các đô thị mọc lên rất nhanh theo đà phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Việc buôn bán cũng bắt đầu sôi động ở các thành phố lớn. Bộ máy viên chức của thực dân và phong kiến đã có một qui mô hoàn chỉnh. Một tầng lớp tiểu tư sản đến đầu thập kỉ 30 đã chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số đô thị. tầng lớp này bao gồm các tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên, những người làm nghề tự do ( luật sư, nhà báo, nhà văn ) lên tới 35 vạn người. Hầu hết các tầng lớp và giai cấp trên đây đều sống ở đô thị. Một lối sống tư sản hoá được gọi là “ văn minh thành thị” lan tràn trong tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trên. Năm 1915 Thực dân Pháp bắt buộc bãi bỏ khoa thi Hương ở Bắc kì, năm 1919 khoa thi hội cuối cùng cũng bác bỏ ở Huế, kết thúc một khoa cử nặng nề thối nát. Từ đây trong các trường học người ta say sưa học tiếng Pháp, văn học pháp Sự tiếp xúc văn hoá trên đây đã đem đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sản những tình cảm mới, rung động mới họ yêu đương mơ mộng, vui buồn không giống các cụ ngày xưa. Điều mà ông Lưu Trọng Lư nêu lên công khai trong buổi diễn thuyết tại nhà học Qui Nhơn hồi tháng 6 năm 1943 : “ Các cụ ta ưa các màu đỏ choét, ta thì ưa các màu xanh nhạt. Nhìn một cô gái ngây thơ xinh đẹp , các cụ cho là tội lỗi, ta thì như dược đứng trước một cánh đồng xanh mát mẻ. Cái ái tình của các cụ chỉ là hôn nhân, ta thì đủ muôn hình vạn trạng: Cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây lát, cái tình ngàn thu ”. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây và lối sống đô thị hoá cũng làm cho ý thức cá nhân nảy nở và phát triển khá nhanh lấn át ý thức cộng đồng xưa cũ. Họ muốn khẳng định cái tôi cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội, và muốn khẳng định điều đó trong 7 văn chương. Họ có quan điểm hoàn toàn khác với thế hệ trước về cái đẹp, về đạo đức nhân sinh, đặc biệt là về văn học nghệ thuật. Họ cho rằng những qui phạm chặt chẽ của nền văn học cổ đã là vật cản trên chặng đường tự do dân chủ hoá nền văn học nước nhà. Họ lên tiếng chống lại sự trói buộc của thi pháp cổ mang tính phi ngã một thời đã là mẫu mực của văn học nghệ thuật. Họ đòi hỏi phải cách tân để thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ mới, và kích thích cá tính sáng tạo trong văn học nghệ thuật. 2. Vai trò của Tự lực văn đoàn trong cuộc cánh tân văn học Việt Nam. 2.1 Tinh thần chung Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời năm 1939, và tồn tại cho đến trước cách mạng tháng Tám. Trụ sở đặt tại 80 đường Quán Thánh Hà Nội. Số thành viên gồm: Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh ; Bảo Sơn: Truyện ngắn; Đông Sơn: vẽ ; Tân Việt: thơ) Nguyễn Tường Long( Hoàng Đạo, Tứ Li) Nguyễn Tường Lân ( Thạch lam), Trần Khánh Dư (Khái Hưng, Nhị linh), Hồ trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ(Thế lữ, Lê Ta), về sau thêm Ngô Xuân Diệu và Trần Tiêu. Ngoài số thành viên này ra còn có sự cộng tác của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng khác như: Trần Phú Tứ, Thanh Tịnh, Huy Cận,Tô Ngọc Vân, Cát Tường Tôn chỉ của tự lực văn đoàn gồm 10 điểm sau 1. Tự sức mình làm ra những giá trị văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, mục đích làm giàu thêm văn hoá nước nhà. 2. Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho con người và xã hội ngày một hay hơn. 3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân, và cổ động người khác có tư tưởng bình dân. 8 4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn có tính cách An Nam. 5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. 6. Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước ta mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân, không có tính cách trưởng giả quí phái. 7. Trọng tự do cá nhân. 8. Làm cho người ta hiểu rằng đạo Khổng không hợp nữa. 9. Đem những phương pháp văn học Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam 10. Theo 1 trong 9 điều này cũng được, miễn là đừng trái với những điều khác. Tôn chỉ của TLVĐ đã thể hiện hoài bão về văn hoá dân tộc. Đặc biệt là đề cao cá tính sáng tạo và quyền tự do cá nhân. Trong lịch sử phát triển nhân loại, chủ nghĩa cá nhân là một một bước tiến bộ trong quá trình con người giành quyền sống. Đa sầu, đa cảm trở thành cái mốt trong sáng tác thơ văn: Không ốm mà rên, không đau cũng khóc, người ta gọi đó là căn bệnh thời đại. Chủ trương của TLVĐ là nhằm xua tan căn bệnh đó. Chủ trương của TLVĐ phấn đấu cho sự tiến bộ của văn học. - Cổ vũ phong trào Thơ Mới: Nhà làm thơ cũ cân nhắc từng chữ, cốt ý để câu văn được chuẩn, đọc lên nghe cho kêu, có những chữ đối chọi thần tình, khéo léo. Nhà làm thơ mới cân nhắc từng chữ xem chữ nào diễn dạt được cái cảm của mình, tả được cái ý của mình đúng hơn hết xem phải cần đến chữ nào, câu thơ mới có điệu khả dĩ tả được sự rung động của linh hồn. 9 Thơ cũ chưa bao giờ tả được như thơ mới những cảnh vui hay buồn, âm thầm hay lộng lẫy, những nỗi yêu thương nhớ tiếc hay lo sợ, những tính tình trong lòng người, cao hơn nữa những sự nhiệm màu huyền bí của đời người, của vũ trụ. Những bài thơ của Thế lữ đã chứng tỏ rằng thơ mới đã vượt qua sự chật hẹp của thơ cũ mà đi vào con đường khác rộng rãi tốt đẹp hơn. Trong một bài viết Lê Ta đã thẳng thắn bênh vực thơ mới: “ Các ông không biết rằng thơ bao giờ cũng phải có luật không phải cái luật hẹp hòi, hạn câu, chọn chữ là một lối rất tiện cho những người khúm múm thi thố cái tiểu xảo của mình. Nhưng thơ phải có luật cao siêu hơn, thiêng liêng hơn: Mình biểu lộ tâm trạng mình một cách êm ái hay tha thiết, hùng tráng du dương theo cái bản lĩnh của riêng mình, không bao giờ chịu theo tư tưởng tình cảm của người khác” 2.2. Những đóng góp về nội dung tư tưởng của văn xuôi Tự lực văn đoàn. a. Đấu tranh nhằm giải phóng cái tôi cá nhân ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo và chế độ đại gia đình phong kiến. Phẩm chất tư tưởng nổi bật trong tiểu thuyết của TLVĐ là chống lễ giáo phong kiến khẳng định bản ngã xã hội. Phần lớn các tác phẩm của Khái hưng, Nhất linh đều nhằm khẳng định cái tôi cá nhân của những con người hấp thụ nền văn minh Âu hoá. Đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn, chống lại sự can thiệp thô bạo của lễ giáo đại gia đình phong kiến. Thực ra, ý thức cá nhân từ trước đã xuất hiện trong lớp nhà Nho tài tử phóng khoáng. Đó là loại Nho sĩ quí trọng tài tình, sắc đẹp hơn phúc ấm công danh. Mong ước gặp giai nhân hơn cả minh quân lương tướng. Chính “những đứa con hư” của giai cấp phong kiến đó đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tình cảm, những truyện nôm ca tụng tình yêu, những bài ca trù phóng khoáng. 10 [...]... vấn đề văn học Do vậy việc nghiên cứu trên đây không chỉ bổ ích cho thầy dạy mà còn có ích cho học sinh trong quá trình học tập và thi cử CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: TÌM HIỂU YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ CHẤT TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM Để rõ hơn cho đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét một truyện ngắn xuất sắc của một... viên của nhómnhà văn Thạch Lam với truyện ngắn Hai đứa trẻ Bài viết không tham vọng đi sâu làm rõ cho những vấn đề như : cách tân về nghệ thuật; những biểu hiện của tinh thần dân tộc; vấn đề đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân ra khỏi lễ giáo phong kiến Biết rằng đây là những đóng góp lớn của Tự lực văn đoàn và 15 cũng là của trào lưu văn học lãng mạn 30 – 45 nói chung đối với văn xuôi Việt Nam hiện... Song trong khuôn khổ của một bài tập nhỏ, hơn nữa tính thiết thực cho việc giảng dạy ở nhà trường phổ thông là cần thiết.Vì thế bài viết này, tập trung đi sâu tìm hiểu và làm rõ : “Yếu tố hiện thực và chất trữ tình lãng mạn trong một truyện ngắn của Thạch Lam” Đây cũng là nét riêng mới mẻ góp phần làm nên diện mạo chung phong phú cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại mà nhóm Tự lực văn đoàn đã đưa lại Hơn... này,còn giúp ta nhận ra một điều: văn Thạch Lam rất giàu hình ảnh, cảm giác nhưng không khoe khoang mà kín đáo, ý nhị, ấm áp tình người và đậm đà bản sắc dân tộc - Với bản sắc rất riêng trong bút pháp, nhà văn Thạch Lam đã đưa truyện ngắn đến trình độ cao, cùng với Tự lực văn đoàn nói riêng và trào lưu văn học lãng mạn 30 - 45 nói chung đã góp phần làm cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thêm phong phú, đa... của Nhất Linh được xem là bản tuyên ngôn của lớp thanh niên mới chống chế độ đại gia đình phong kiến lúc bấy giờ Một số cuốn tiểu thuyết của tự lực văn đoàn như “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng” một mặt đã phản ánh khát vọng cháy bỏng được tự do trong tình yêu và hôn nhân của tuổi trẻ, mặt khác cổ vũ họ trong cuộc đấu tranh đòi bản ngã và quyền sống Vì vậy một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn. .. là ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc mà Thạch Lam đã gửi đến cho bạn đọc Chính điều đó đã làm nên một Thạch Lam vừa hiện thực vừa lãng mạn và đây cũng là điểm mấu chốt trong nhiều tác phẩm của nhà văn trong đó có truyện ngắn Hai đứa trẻ đã khiến cho nhiều người phải tranh cãi lâu nay khi bàn về khuynh hướng sáng tác của ông – là nhà văn hiện thực hay nhà văn lãng mạn? nhưng dù là lãng mạn hay hiện thực,... cấu của văn xuôi TLVĐ chú ý tới từng chi tiết của tính cách nhân vật để góp phần bộc lộ rõ nhất tính cách nhân vật d Sự đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi Ngay từ khi thành lập TLVĐ đã chủ trương mộ lối văn bình dân, có tính cách An Nam Câu văn xuôi co xuỗi nhịp nhàng theo điệu của cảm xúc và tính cách nhân vật, chứ 14 không khuôn mẫu cứng nhắc như văn học cổ Ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói của cuộc... văn b Những biểu hiện của tinh thần dân tộc Tinh thần dân tộc là một trong những vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam. Tinh thần ấy được phản ánh trong nghệ thuật, là nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật của văn học chân chính từ trước đến nay Đó là niềm tự hào về đất nước Việt Nam tươi đẹp, về truyền thống văn hoá độc đáo, là lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu, là ý thức tự chủ tự. .. nhân Việt Nam) Thoát li và quên lãng, xét cho cùng cũng là một thái độ phản kháng thực tại Nhưng nó không nhập cuộc, Thạch Lam muốn có một cái thế nhập cuộc của văn chương Văn chương, với Thạch Lam phải là một thứ khí giới Con người sinh ra văn chương, mong muốn nó trở thành một công cụ chiêbs đấu cho hạnh phúc của con người Văn chương Thạch Lam là thứ khí giới thanh cao, vì nó đến nơi thanh cao của. .. trang viết của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội đương thời: Từ tội ác của thực dân đầu độc và bần cùng hoá nhân dân, cho đến nỗi thống khổ mà nhân dân lao động phải chịu Chỉ điểm qua một vài tác phẩm ta cùng thấy rõ tiếng nói yêu nước, tinh thần dân tộc của văn xuôi TLVĐ 2.3 Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi a Một bước tổng hợp mới giữa ảnh hưởng của văn hoá Đông, Tây và truyền thống văn học . TÀI: "ĐÓNG GÓP CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN CHO VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM& quot; 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tự lực văn đoàn ra đời vào thập kỉ ba mươi của nước ta, là kết quả của sự vận. trong bài viết này CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam Khi đọc hiểu một văn bản văn học, người đọc văn cần có kiến thức sâu rộng về vấn đề. TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM Để rõ hơn cho đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại, phần tiếp theo chúng ta sẽ xét một truyện ngắn xuất sắc của một

Ngày đăng: 08/04/2015, 05:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan