0

Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2

68 2,355 5

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:43

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2” 1. BẢN CHẤT Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 2. MỤC TIÊU 2.1. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 2.2. Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng phó, thao tác, phản xạ nhanh. 2.3. Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi đua, học tập. Tạo môi trường và không khí học tập vui tươi, thân thiện. 3. QUY TRÌNH THỨC HIỆN Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có) Bước 3: Làm mẫu Bước 4: Thực hiện trò chơi Bước 4: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. + Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Ưu điểm - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. Nhược điểm: - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. - Nếu tổ chức không tốt sẽ dễ mất thời gian. Một số điều cần lưu ý Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học ở Tiểu học. Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau: - Không lạm dụng hình thức trò chơi trong tiết học. - Trò chơi phải hấp dẫn, thu hút và nhiều (tất cả) Hs tham gia. - Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu: + Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình. + Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. + Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. + Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ + Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. + Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC TÌM NHANH TIẾNG MỚI MỤC ĐÍCH - Rèn kĩ năng ghép nhanh tiếng mang âm - vần đã đọc; viết được các chữ ghi tiếng đã tìm được (giai đoạn học vần tiếng Việt - lớp 1). - Luyện tác phong nhanh nhẹn; rèn trí thông minh, sáng tạo và viết chữ rõ ràng, sạch đẹp. CHUẨN BỊ - Một sợi dây dài căng trên bảng lớp, ngang tầm mắt học sinh (HS) - Các bìa ghi vần đã học (kích thước khoảng 10 cm x 15cm) treo vào sợi dây dài (bìa chữ úp vào mặt bảng đen để học sinh lật và đọc vần). - Tuỳ theo cách tổ chức cuộc chơi, có thể bố trí khoảng cách giữa các bìa đều nhau (30 - 40cm) để mỗi người lật 1 vần; hoặc các nhóm bìa (2 hay 3 bìa ) đều nhau nếu mỗi người phải lật và đọc 2 - 3 vần (Xem hình vẽ). oi (Bìa đã lật) ân ơi (VD tiếng tìm được: cần chân thân ) (VD tiếng tìm được: Chơi bơi mới ) CÁCH TIẾN HÀNH - Giáo viên (GV) nêu yêu cầu: Khi giáo viên hô "Bắt đầu" mới được lật ngược mảnh bìa để xem chữ ghi vần, sau đó viết nhanh chữ ghi tiếng mang vần đó xuống phía dưới mảnh bìa trên bảng. Trong khoảng thời gian đếm từ 1 đến 10 (hoặc 15 - 20) mỗi người phải tìm và viết xong được càng nhiều tiếng càng tốt. * Chú ý: Tiếng tìm được phải có nghĩa (từ đơn); chữ viết phải rõ ràng, ngay ngắn (viết đẹp càng tốt). - HS tham gia chơi lên đứng trước 1 (hoặc một nhóm) bìa còn úp mặt ghi chữ vào bảng đen. Khi nghe lệnh "bắt đầu", HS lật ngược mảnh bìa xem chữ ghi vần và tìm nhanh tiếng có nghĩa để ghi bảng (phía dưới bìa chữ ghi vần). Có thể lật từng vần trong nhóm bìa (2 - 3 vần) để tìm từng tiếng rồi ghi lại, hoặc lật một lúc cả 2 - 3 bìa rồi tìm được tiếng nào, ghi tiếng ấy - Hết thời gian quy định (những người chứng kiến kiếm từ 1 đến 10, hoặc 15 - 20), tất cả đều dừng viết. GV cùng cả lớp đánh giá kết quả của từng người (ghi tổng số tiếng tìm được đúng yêu cầu - có thể cho mỗi tiếng tìm đúng yêu cầu 1 điểm), chọn HS viết đúng, đẹp, nhiều từ nhất (điểm cao nhất). Nếu 2 HS có số điểm bằng nhau, ai viết đẹp hơn sẽ giành được phần thắng. GỢI Ý Trò chơi này cũng có thể tiến hành trong giai đoạn học âm và chữ ghi âm (lớp 1), chỉ thay đổi nội dung bìa chữ: GV ghi trên bìa các chữ ghi nguyên âm đã học; HS ghi tiếng (có nghĩa) dựa vào các phụ âm đầu và thanh đã học. Ví dụ: o → co, cò, cỏ đỏ no cho THI TÌM TỪ 2 TIẾNG CÓ ÂM ĐẦU (HOẶC VẦN) GIỐNG NHAU MỤC ĐÍCH - Củng cố kiến thức về âm đầu (phụ âm đầu) và vần của tiếng Việt đã học từ lớp 1, hoàn thiện ở lớp 4, lớp 5. - Góp phần trau dồi kỹ năng tạo từ láy trên cơ sở lặp lại một bộ phận âm thanh của tiếng CHUẨN BỊ Giấy, bút để ghi chép kết quả tìm từ CÁCH TIẾN HÀNH - Cả nhóm (tuỳ số người tham gia trò chơi) ngồi quây thành vòng tròn. - Một bạn "ra đề" và nêu trước 1 từ (gồm 2 tiếng) có âm đầu giống nhau (ví dụ: m - m/mặt mũi), sau đó chỉ định bạn thứ hai tìm từ để nêu tiếp. Bạn thứ hai nêu được từ đúng yêu cầu thì được chỉ định bạn thứ ba (nếu không tìm được thì phải đứng tại chỗ để bạn khác xung phong hộ và bạn đó được quyền chỉ định; cho đến khi bạn thứ hai xung phong nêu được từ giúp bạn khác thì sẽ được ngồi xuống). - Nhóm có thể cử trọng tài tính điểm cho những bạn nêu được từ đúng yêu cầu, không lặp lại từ của bạn đã nêu trước. Khi trò chơi kết thúc (không bạn nào tìm thêm được từ mới), ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc. HOÀN CHỈNH BÀI THƠ CÓ VẦN GIỐNG NHAU MỤC ĐÍCH - Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ. - Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau. CHUẨN BỊ - Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3, ) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối câu thơ, - Chuẩn bị giấy, bút để làm bài; có thể cử một người làm trọng tài. CÁCH TIẾN HÀNH - Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có các chỗ trống; sẵn sàng giấy bút để làm bài. - Khi trọng tài hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ ghi tiếng đã điền âm đầu. - Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ trọng tài quy định), tất cả dừng bút. Từng người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu cho cả nhóm nghe. Trọng tài cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng, được 1 điểm. (Ở bài thơ trên, đúng toàn bộ 19 tiếng, được 19 điểm). - Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người, có thể xếp hạng Nhất, Nhì, Ba, hoặc tặng danh hiệu "Người khôi phục bài thơ giỏi nhất". THI ĐỌC NHANH VÀ ĐÚNG CÂU CÓ ÂM ĐẦU, VẦN, THANH DỄ LẪN MỤC ĐÍCH - Rèn kỹ năng phát âm tiếng Việt, khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn âm đầu (phụ âm đầu), vần, thanh do ảnh hưởng cách phát âm địa phương - Góp phần trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt CHUẨN BỊ Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sâu tầm một số câu thơ, câu văn cõ những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc - viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm "đề bài" thi đọc trong nhóm. CÁCH TIẾN HÀNH - Đưa ra từng "đề bài" để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: Đọc nhanh, phát âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo ba loại A, B, C). - Khi đọc xong tất cả "đề bài", tính tổng số điểm của từng người (hoặc thốn kê từng loại A, B, C) để chọn ra các bạn đạt giải Nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn. THI LÀM THƠ MỤC ĐÍCH - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt - Góp phần khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn qua việc luyện đọc những câu thơ vui. CHUẨN BỊ - Chép lại (hoặc photocopy) thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi) bài tập vui dưới đây để làm "đề thi".) - Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài CÁCH TIẾN HÀNH - Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi 01 bản "đề thi" được gấp lại (hoặc cho vào bì thư) để giữ bí mật. - Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu (điền "s" hay "x" vào chỗ trống ). Ai làm xong thì nộp bài, người tổ chức cần ghi thứ tự trước sau (1, 2, 3 ) để tính thời gian làm bài nhanh hay chậm. (Hoặc quy định sau 5 phút hay 10 phút, tất cả đều phải nộp bài!). - Đối chiếu "bài thi" với kết quả để đánh giá điểm số: Mỗi chỗ trống điền đúng, được 01 điểm; điền đúng 10 chỗ trống - 10 điểm. Nhiều người bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự về thời gian làm bài (ai nộp bài trước xếp trước, ai nộp bài sau xếp sau); người có số điểm cao nhất nhưng nộp bài sau cũng không được giải Nhất mà chỉ tuyên dương. (Nếu quy định số phút để làm bài, nộp bài thì căn cứ vào số điểm để xếp giải Nhất, nhì ). [...]... ngữ, tục ngữ được học trong chương trình môn Tiếng Việt; trò chơi chủ yếu dành cho HS các lớp 4, 5 - Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh về thành ngữ, tục ngữ đã học CHUẨN BỊ - Cuốn Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng do NXB Giáo dục, hoặc NXB đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành) - Làm chiếc vòng quay bằng bìa cứng (hoặc gỗ mỏng) gồm 2 lớp: Lớp phía dưới (vòng... tượng ngữ pháp sai quy tắc trong nói viết Tiếng Việt CHUẨN BỊ - Sưu tầm một số câu sai ngữ pháp thường gặp với học sinh trong nói - viết tiếng Việt để làm "đề thi" Chép mỗi câu sai vào một mảnh giấy nhỏ (kích thước khoảng 5cm x 20 cm), cho vào phong bì để giữ bí mật * Chú ý: Căn cứ vào yêu cầu kiến thức và kĩ năng được ra trong chương trình ngữ pháp của mỗi lớp để "ra đề", ví dụ: ở lớp 4, nên tập trung vào... các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng cây nối tiếp CHUẨN BỊ - 01 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm) - Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa tuỳ theo lớp thi - Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử... nhanh và thuộc các bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện tác phong khẩn trương, sự khéo léo trong việc sắp xếp các băng giấy ghi đúng nội dung bài thơ CHUẨN BỊ - Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ trong bài học thuộc lòng (theo sách giáo khoa Tiếng Việt đã học) ; bảo đảm mỗi người tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy * Chú ý: Các... tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi tìm tiếng điền được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép thành một cụm từ có ý nghĩa (từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ); trò chơi này chủ yếu danh cho HS lớp 4, lớp 5 CHUẨN BỊ - Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi):           11 12 - Ghi vào một tờ giấy to (hoặc... người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ) theo yêu cầu nêu ra CHUẨN BỊ - Mỗi học sinh cần học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình tiếng Việt ở mỗi lớp - Lập hai nhóm (tổ) chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định những bài thơ sẽ thi đọc (bài đã HTL) để chuẩn bị phiếu "thả thơ" - Làm các phiếu thả thơ (bằng giấy hoặc bìa mỏng): Mỗi phiếu ghi một. .. cuộc chơi, trọng tài nhận xét và công bố kết quả: Nhóm đạt nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc ĐỌC THƠ TRUYỀN ĐIỆN MỤC ĐÍCH - Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đọc thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời CHUẨN BỊ - Học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình Tiếng Việt ở mỗi lớp - Lập các nhóm chơi có số người... (hoặc 1 - 2 từ đầu của mỗi câu thơ lục bát) trong bài đã HTL CÁCH TIẾN HÀNH - Trọng tài nêu cách chơi và quy định "luật chơi" + Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng số phiếu "thả thơ" đã chuẩn bị cho mỗi bài Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc "thả thơ" của nhóm mình Hai nhóm trưởng bắt thăm (hoặc "oẳn tù tì) để giành quyền "thả thơ" trước + Mỗi người trong nhóm "thả thơ" cầm một từ... thắng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" theo sách THI ĐỌC TIẾP SỨC (2) MỤC ĐÍCH - Rèn kĩ năng đọc đúng và bước đầu diễn cảm các bài thơ đã học thuộc lòng (HTL) trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) - Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ) nối tiếp CHUẨN BỊ - Mỗi học sinh cần học. .. đơn) CHUẨN BỊ Một tờ giấy kẻ ô li (hoặc giấy kẻ ca rô); mỗi người một bút mực (hoặc bút chì) có màu khác nhau để dễ phân biệt CÁCH TIẾN HÀNH (vận dụng trò chơi cờ ca - rô0 - Trò chơi có 2 người tham gia, 01 người làm trọng tài theo dõi và ghi điểm (hoặc 2 em vừa chơi vừa tự giác tính và ghi điểm lấy) - Người đi trước tự chọn một từ đơn (1 tiếng có nghĩa) bất kì và viết vào giữa trang giấy theo hàng ngang . KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 1. BẢN CHẤT Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt. dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học. sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC TÌM NHANH TIẾNG MỚI MỤC ĐÍCH -
- Xem thêm -

Xem thêm: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2, Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học Tiếng Việt lớp 2,

Từ khóa liên quan