Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
157,5 KB
Nội dung
Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công MỤC LỤC 1. Tóm tắt………………………………………………Trang 2 2. Giới thiệu……………………………………………Trang 2 3. Phương pháp……………………………………… Trang 5 3.1 Khách thể nghiên cứu……………………………. Trang 5 . 3.2Thiết kế nghiên cứu………………………… …. Trang 5 3.3. Quy trình nghiên cứu. …………………………… Trang 6 3.4. Đo dương và thu thập thông tin………………… Trang 7 4. Phân tích dự liệu và bàn luận……………………… Trang 8 5. Kết luận và khuyến nghị……………………………Trang 10 6. Phụ lục………………………………………………Trang 10 DANH MỤC VIẾT TẮT 1 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công ĐỀ TÀI “MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH DẠY TIẾT LUYỆN NÓI NGỮ VĂN 7 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG THCS THÀNH CÔNG” 1. Tóm tắt Như chúng ta đã biết, Luyện nói có vai trò vô cùng quan trong đối với học sinh THCS. Qua tiết luyện nói người giáo viên không chỉ cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong thực tế mà còn phải giúp các em có thái độ tự tin, trững trạc, tác phong phù hợp. Muốn làm được điều này, người giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy đồng thời phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho tiết học như: Phân tích kĩ cho các em nắm được mục tiêu tiết luyện nói, giúp các em chuẩn bị kĩ những nội dung cần diễn đạt trong giờ luyện nói. Đồng thời trong giờ luyện nói, người giáo viên cũng cần cho các em thực tập nói nhiều hơn, chỉ rõ cho các em những ưu điểm, những hạn chế trong khi nói cũng như chỉ rõ cho các em những lưu ý về thái độ, tác phong trong khi nói. Đây cũng chính là những nội dung chính của đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng mà tôi đã xây dựng lên trong quá trình dạy học tiết luyện nói ở trường THCS Thành Công huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Mục đích của việc viết đề tài này là chỉ ra một số điểm người giáo viên cần lưu ý trong quá trình giảng dạy tiết luyện nói, nhằm nâng cao chất lượng giờ luyện nói Ngữ văn 7 nói riêng và trong các giờ luyện nói Ngữ văn nói chung. Để thực hiện đề tài, tôi đã lựa chọn ra 2 nhóm học sinh có nhiều nét tương đồng trong lớp 7E để thực hiện. Một nhóm đối chứng và 1 nhóm thực nghiêm. Sau khi tiến hành các tác động vào nhóm thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả luyện nói của hai nhóm và nhận thấy. Nhóm thực nghiệm có nhiều tiến bộ đáng kể so với nhóm đối chứng. Chất lượng giờ dạy được nâng cao. Các em không chỉ biết vận dụng các kiến thức kĩ năng vào thực tiễn mà còn có thái độ tự tin, tác phong phù hợp hơn so với nhóm đối chứng. 2. Giới thiệu 2 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công Như chúng ta đã biết tiết “Luyện nói” là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh THCS, nhất là học sinh khối lớp 7. Qua tiết luyện nói, giáo viên luyện cho học sinh biết vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng, biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói ( phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm, đúng nhịp điệu ) và tư thế nói ( phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn ). Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu kĩ năng nói cũng phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức được rõ vai trò của tiết luyện nói, trong chương trình Ngữ văn 7 có giành một thời lượng đáng kể cho tiết luyện nói. Ngành giáo dục cũng quan tâm hướng dẫn dạy học tiết luyện nói tương đối cụ thể, các trường cũng đã tổ chức các chuyên đề về hướng dẫn học sinh học tiết luyện nói. Tuy nhiên, việc dạy học tiết luyện nói cho học sinh lớp 7 cũng gập không ít khó khăn như: Đầu vào học sinh lớp 6 chưa cao ( đặc biệt là ở các trường vùng cao, vùng sâu vùng xa); tâm lí của các em khi học tiết luyện nói trên lớp còn chưa tốt, hay e dè, mất tự tin; tài liệu hướng dẫn việc dạy học các tiết luyện nói còn thiếu. Đặc biệt việc ứng dụng các biện pháp giảng dạy tiết luyện nói còn chưa thống nhất và phù hợp. ….Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của tiết dạy. Vì vậy, việc tìm ra một biện pháp giảng dạy phù hợp cho các giáo viên là một việc làm cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giờ luyện nói. 3 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công Tuy nhiên, việc tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp để giảng dạy tiết luyện nói ở Ngữ văn 7 còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiết luyện nói. Hiện nay, việc đầu tư công sức vào nghiên cứu vấn đề này còn nhiều hạn chế. Các tài liệu hướng dẫn thực hiện dạy tiết luyện nói là rất ít. Việc tìm mua một tài liệu hướng dẫn dạy tiết luyện nói ở các hiệu sách gần như không thể. Muốn có tài liệu tham khảo, giáo viên chỉ có thể dựa vào SGK, Sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng. Một số tài liệu này cũng hướng dẫn rất sơ sài, đôi khi còn chưa phù hợp đối với học sinh (đặc biệt là học sinh vùng cao, vùng sâu vùng xa). Trong quá trình dạy tiết luyện nói cho học sinh lớp 7E trường THCS Thành Công huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tôi nhận thấy bên cạnh một số em có thái độ tự tin và kĩ năng nói trên lớp, trước đám đông tốt thì lớp học còn một số lượng không nhỏ học sinh còn rụt rè, thiếu tụ tin và kĩ năng trình bày văn nói còn hạn chế nên tiết học thường trầm nắng, hiệu quả giờ luyện nói không cao. Các em thường có biểu hiện ngại học giờ luyện nói. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Cần làm gì để chấm dứt hiện tượng này và nhằm nâng cao chất lượng giờ luyện nói cũng như tao tâm lí hứng thú cho các em trong quá trình học tập tiết luyện nói trên lớp? Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn ngữ văn lớp 7 cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em học sinh lớp 7E trường THCS Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã tiến hành phân tích và tìm ra các nguyên nhân của tình trạng trên là: - Trong quá trình học tập giờ luyện nói, các em còn mơ hồ chưa nắm rõ mục tiêu tiết luyện nói. - Các em còn lúng túng trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà. - Một số em chưa tích cực tham gia luyện nói trong giờ học. - Các em chưa biết xác định những nội dung, hình thức và tác phong trong khi nói. Từ việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên, tôi đã tiến hành khắc phục hiện tượng trên bằng cách: - Nêu rõ mục tiêu tiết luyện nói. 4 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Cho các em tham gia luyện nói. - Rèn luyện nội dung, hình thức và tác phong nói. Sau khi tiến hành áp dụng các biện pháp trên vào giờ luyện nói trên lớp với các nhóm học sinh khác nhau, chất lượng giờ dạy của lớp nói chung cũng như các nhóm học sinh được áp dụng các biện pháp trên nói riêng được nâng lên 1 cách rõ rệt. Nhận thấy, nếu áp dụng rộng rãi những biện pháp này vào quá trình giảng dạy tiết luyện nói thì chất lượng giờ luyện nói không chỉ của lớp thực nghiệm được nâng lên mà chất lượng giờ học tiết luyện nói trong trường THCS Thành Công nói chung sẽ được ngâng cao. Chính vì vậy tôi đã tiến hành tập hợp lại thành đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm với nhan đề “Một số lưu ý trong quá trình dạy tiết luyện nói Ngữ văn lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng học sinh trường THCS Thành Công huyện huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”. Hi vọng nội dung tích cực của đề tài có thể giúp các bạn đồng nghiệp cũng như các em học sinh khối 7 tại các trường bạn trong địa bàn huyện Phổ Yên. 3. Phương pháp 3.1. Khách thể nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành lựa chọn các em học sinh lớp 7E trường THCS Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Việc lựa chọn lớp 7E có thể đem lại cho tôi nhiều thuận lợi trong quá trình áp dụng đề tài như: Đây là lớp do tôi trực tiếp giảng dạy. Các em học sinh trong lớp có chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức tốt, có nhiều đối tượng học sinh có trình độ nhận thức khác nhau,….Khi thực hiện đề tài, tôi tiến hành chia lớp làm 2 nhóm khác nhau. Các nhóm tham gia thực hiện đề tài có nhiều nét tương đồng về trình độ nhận thức, điều kiện học tập… 3.2. Thiết kế Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tiến hành lấy nhóm 1 (tương ứng với tổ 1 và tổ 2) làm nhóm đối chứng, nhóm 2 (tương ứng với tổ 3 và tổ 4) làm nhóm thực nghiệm. Trước khi thực hiện đề tài tôi tiến hành kiểm tra kĩ năng nói của hai nhóm trong quá trình dạy tiết luyện nói cũng như lồng ghép vào trong các giờ luyện tập Ngữ văn. Kết 5 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công quả kiểm tra cho thấy giữa hai nhóm có sự khác biệt không đáng kể. Do đó, chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình giữa các nhóm trước khi tác động. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1: Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6.25 6.15 P= 1 P = 1 > 0,05. Từ đó chúng ta có thể kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Các nhóm được coi là có trình độ tương đương. Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Thực hiện các biện pháp như giúp các em nắm rõ mục tiêu tiết học, chuẩn bị bài ở nhà, cho các em tham gia luyện nói nhiều hơn, rèn luyện nội dung, hình thức, tác phong nói cho các em. O3 Đối chứng O2 Để các em tự xác định mục tiêu tiết luyện nói, tự chuẩn bị bài ở nhà, tham gia luyện nói hạn chế… O4 3.3. Quy trình nghiên cứu Ở thiết kế này, tôi đã tiến hành sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. Trước khi đi vào tìm hiểu tiết 111 – 112: Luyện nói bài văn giải thích 1 vấn đề, tôi đưa ra 2 đề văn cho 2 nhóm về nhà chuẩn bị trước 1 tuần. Nhóm 1 đề 1: Hãy giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. Nhóm 2 giải thích đề 2: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “ Sống chết mặc bay ” cho truyện ngắn của mình. 6 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công Với nhóm đối chứng tôi yêu cầu các em về nhà đọc trước bài, tự xác định các mục tiêu của tiết luyện nói, từ đó các em tự xác định những nội dung cần chuẩn bị ở nhà. Trong giờ học, tôi ít cho các em thực hành và cũng để các em tự xác định nội dung, thái độ, tác phong nói. Với nhóm thực nghiệm, tôi tiến hành phân tích giúp các em học sinh hiểu rõ các yêu cầu của tiết luyện nói từ kiến thức, kĩ năng đến thái độ tác phong và hướng dẫn 1 cách cụ thể những việc mà học sinh cần phải chuẩn bị trước ở nhà như: nguồn gốc của nhan đề truyện là 1 vế của câu thành nghữ Sống chết mặc bay, tiền thày đút túi , nội dung câu thành ngữ muốn nói gì? Các lí lẽ dẫn chứng trong bài. Trong giờ học, tôi tiến hành cho các em tham gia luyện nói nhiều hơn nhóm đối chứng. Trong quá trình thực hành nói của các em, tôi tiến hành định hướng những nội dung, hình thức thái độ và tác phong nói cho các em. Tiến hành dạy thực nghiệm: Để đảm bảo tính khách quan, tôi đã tiến hành dạy theo thời khóa biểu của nhà trường. Đồng thời, tôi cũng cố gắng lồng ghép nội dung luyện nói vào những tiết học có liên quan như giờ luyện tập Tập làm văn, tổ chức 1 số tiết học ngoại khóa. 3.4. Đo lường Để tiến hành kiểm tra trước tác động, tôi đã tự tiến hành 1 tiết ngoại khóa hoạt động Ngữ văn với chủ đề “những đổi mới ở quê em” cho học sinh lớp 7E. Trong tiết hoạt động Ngữ văn đó, tôi đã tiến hành cho các nhóm thực hiện khả năng nói của mình trước đám đông. Bài kiểm tra sau tác động của tôi chính là tiết 111 – 112: Mỗi học sinh tham gia kiểm tra trải qua 2 phần. Phần 1 thực hành luyện nói, phần 2 điền thông tin vào phiếu phiếu khảo sát. Tiến hành kiểm tra và chấm bài Trong giờ luyện nói trên, tôi cho các em trong các nhóm lên thực hành luyện nói trước lớp, chấm điểm luyện nói theo các yêu cầu xác định trước. Sau khi tiết luyện nói kết thúc tôi tiến hành phát các phiếu khảo sát cho các em xác định các nội dung sau 7 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công - Yêu cầu của tiết luyện nói bài văn giải thích 1 vần đề. - Để làm tốt bài luyện nói này chúng ta cần phải chuẩn bị những gì? - Khi nói ta cần chú ý những nội dung, hình thức cũng như tác phong như thế nào? 4/ Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả a/ Phân tích dữ liệu Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Giá trị trung bình 6.85 8.25 Độ lệch chuẩn 1.63 1.48 Giá trị P của T- test 0.007223738 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.858310165 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0064, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng. Đó không phải là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 50.85831016 63.1 85.625.8 = − . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tiến hành áp dụng những biện pháp trên đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Trong nhóm đối chứng, kết quả KT trước tác động và kết quả KT sau tác động có r=0.8193010165 => KL tương quan của 2 bài KT này gần như hoàn toàn. Trong nhóm thực nghiệm, kết quả KT trước tác động và kết quả KT sau tác động có r = 0.816513423 => KL tương quan của 2 bài KT này rất lớn. => KL cả 2 nhóm như sau : HS có kết quả cao trong bài KT trước tác động cũng sẽ đạt kết quả cao trong bài KT sau tác động. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của 2 nhóm 8 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công b/ Bàn luận kết quả: Như đã nói ở trên kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.25, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.85. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.4. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =0,858310165. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai nhóm là p = 0.007223738< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. Như vậy, việc áp dụng những biện pháp trong đề tài “Một số lưu ý trong quá trình dạy tiết luyện nói Ngữ văn lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng học sinh trường THCS Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” đã đem lại kết quả ngoài sự mong đợi. Các học sinh tham gia vào nhóm thực nghiệm không chỉ cải thiện được khả năng nói mà còn có những nhận thức đúng đãn về mục tiêu, cách thức, tác phong nói. Bằng chứng là thông qua các thông số trong bảng phân tích (Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm 9 Trần Dương Công – Trường THCS Thành Công tra sau tác động) đã bàn luận ở trên đều đạt các yêu cầu của đề tài. Từ đó có thể khẳng định mức độ tác động của đề tài không có nhiều yếu tố ngẫu nhiên mà là do sự tác động của người thực hiện đề tài là chính. Để nâng cao chất lượng giờ luyện nói, các giáo viên khác có thể vận dụng những nội dung chính của đề tài này, áp dụng cho các đối tượng học sinh không chỉ khối 7 mà còn có thể cho các em học sinh khối 6, 8, 9 áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giờ học luyện nói nói riêng và chất lượng học môn văn nói chung. 5. Kết luận Như vậy, để nâng cao chất lượng giờ luyện nói, ngoài việc người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cũng như có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp ra thì người giáo viên cũng cần tiến hành phân tích hướng dẫn học sinh nắm rõ mục tiêu bài học, chuẩn bị kĩ lưỡng những nội dung của bài luyện nói. Đồng thời người giáo viên cũng cần giúp các em có tư thế tác phong phù hợp trong quá trình nói trước mọi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu: “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” : Dự án Việt - Bỉ. - Tài liệu tập huấn hướng dẫn làm nghiên cứu khoa học ứng dụng do trường tổ chức. - Sách giáo khoa, giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng tập 1. PHỤ LỤC * Ngữ văn tiết 111 - 112 LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH 1 VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề . - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thiáh một vấn đề . 2. Kĩ năng : 10 [...]... giao tiếp, lắng nghe tớch cực, hợp tác IV T CHC GI HOC 1 ổn định tổ chức 2 Kiểm tra đầu giờ H: Cỏch lm bi vn lp lun gii thớch? - Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bớc: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa - Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phơng hớng giải thích + Thân bài: Lần lợt trình bày các nội dung giải thích cần sử . bàn luận ở trên đều đạt các yêu cầu của đề tài. Từ đó có thể khẳng định mức độ tác động của đề tài không có nhiều yếu tố ngẫu nhiên mà là do sự tác động của người thực hiện đề tài là chính. Để. ………………………………………………………………… ************************************ * Đề kiểm tra+ phiếu khảo sát: Đề kiểm tra luyện nói trên lớp: * .Đề 1: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. * .Đề 2: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “ Sống chết. đề tài có thể giúp các bạn đồng nghiệp cũng như các em học sinh khối 7 tại các trường bạn trong địa bàn huyện Phổ Yên. 3. Phương pháp 3.1. Khách thể nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài,