môi trường đầu tư quốc tế của việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện

19 5.4K 41
môi trường đầu tư quốc tế của việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia 3 II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 4 2.1 Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 4 2.1.1 Môi trường chính trị - xã hội 4 2.1.2 Môi trường văn hóa 4 2.1.3 Môi trường tự nhiên 4 2.1.4 Môi trường pháp luật - hành chính 5 2.1.5 Môi trường kinh tế - tài chính 5 b. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 5 c. Đầu tư phát triển 6 d. Lạm phát 6 2.1.6 Môi trường lao động 7 2.1.7 Môi trường cơ sở hạ tầng 7 2.1.8 Môi trường công nghệ thông tin 8 2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực 8 2.2.1. Môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực 8 a. Môi trường đầu tư của Trung Quốc 8 b. Môi trường đầu tư của Hàn Quốc 9 2.2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với môi trường đầu tư quốc tế các nước trong khu vực 10 a. Mặt mạnh của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 10 b. Một số hạn chế của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 12 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 13 3.1 Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư 13 3.2 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 14 3.3 Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ cao 14 3.4 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư 15 3.5 Giữ vững ổn định chính trị - xã hội 16 3.6 Ổn định kinh tế vĩ mô 16 3.7 Tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường 17 KẾT LUẬN 18 LỜI MỞ ĐẦU Trong 25 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, Việt Nam đã thu được những kết quả ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về GDP chung của nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng gia tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là kết quả của sự nỗ lực cải cách chính sách kinh tế của các nhà điều hành kinh tế Việt Nam. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển đất nước. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực thi các chính sách nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch hơn và cạnh tranh hơn thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới. . Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến hạ tầng kinh tế còn nhiều yếu kém, chi phí sản xuất gia tăng trong bối cảnh giá cả gia tăng chưa có dấu hiệu suy giảm, khan hiếm lao động có tay nghề và cán bộ có trình độ quản lý tiên tiến, tổ chức và cán bộ ở các địa phương còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp. Để ngày càng nâng cao mục tiêu và chất lượng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút nguồn vốn từ nước ngoài thì việc nghiên cứu giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư quốc tế Việt Nam đóng vai trò thiết thực để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững. Với ý nghĩa đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Bằng các phương pháp thu thập, phân tích định tính số liệu tổng hợp từ các báo cáo chuyên ngành, phương pháp diễn giải, quy nạp, kết hợp lý luận với thực tiễn, bài tiểu luận đã được hoàn thành, bao gồm ba phần chính: Phần I: Khái quát chung về môi trường đầu tư Phần II: Thực trạng môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam Phần III: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Vũ Chí Lộc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thành bài tiểu luận này. 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Môi trường đầu tư (theo nghĩa chung nhất) là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài chính cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. 1.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia Môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo định nghĩa của UNCTAD, có thể tổng hợp thành 03 nhóm yếu tố sau: - Khung chính sách: bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của Nhà nước nằm điều hành nền kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thông thường, các quy định thông thoáng, có nhiều ưu đãi , không có hoặc ít có các rào cản , hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực như: chính sách thương mại, chính sách tư nhân hóa, chính sách tiền tệ và chính sách thuế, chính sách lao động, cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Ví dụ trong chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại công ty. Những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tư nhân hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội , nhiều lựa chọn hơn trước khi quyết định đầu tư - Các yếu tố kinh tế là mục tiêu nghiên cứu, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà đầu tư nào, tùy vào động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố sau của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI như: tính sẵn có của nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có giá rẻ và có tay nghề, cở sở hạ tầng (giao thông, điện nước, thông tin liên lạc,…), tài sản đặc biệt (công nghệ, phát minh, thương hiệu,…) v.v . Với các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra - Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh: là các biện pháp mà Chính phủ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: chính sách xúc tiến đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư (miễn, giảm thuế, thuế ưu đãi ), các biện pháp giảm tiêu cực phí (minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính , tăng hiệu quả 3 công tác quản lý ) Từ lâu các nước nhận đầu tư đã ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, vi vậy các nước thường tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn cho các chủ đầu tư.  Ngoài cách tiếp cận của UNCTAD còn có cách tiếp cận khác theo đó môi trường đầu tư bao gồm: Môi trường chính trị xã hội; môi trường pháp lý và hành chính; môi trường kinh tế và tài nguyên; môi trường tài chính; môi trường cơ sở hạ tầng; môi trường lao động; môi trường quốc tế. II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 2.1 Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 2.1.1 Môi trường chính trị - xã hội Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Năm 2010, Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện ngày 11/09. So với các nước ASEAN khác như: Indonesia, Malaysia, Philippines, và Trung quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Chính vì vậy, Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để các nhà đầu tư yên tâm trong suốt quá trình đầu tư. 2.1.2 Môi trường văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú, đa dạng và cũng thực sự tồn tại nhiều vấn đề phức tạp như hiện nay. Đó là hệ thống những hiện tượng và quan hệ văn hóa - xã hội đậm đà bản sắc, đa chiều và năng động. Có thể thấy rõ điều này khi mà Việt Nam có tới 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. 2.1.3 Môi trường tự nhiên Về vị trí địa lý, Việt Nam có lợi thế vượt trội về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động, ở vị trí trung tâm Đông Nam Á nên Việt Nam dễ dàng giao thương với Trung Quốc, các nước ASEAN để trở thành gạch nối của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố 4 thuận để phát triển kinh tế, với nguồn tài nguyên phong phú dồi dào, nguồn tài nguyên đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; thực vật phong phú; nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, cùng với tài nguyên nước sẵn có, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch tạo điều kiện giao thương buôn bán. Có thể nói, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. 2.1.4 Môi trường pháp luật - hành chính Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng khung thể chế pháp luật về đầu tư ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI về địa phương đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp, theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát huy tính tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư đã đổi mới cả về phương thức lẫn nâng cao chất lượng thông qua nhiều hoạt động. 2.1.5 Môi trường kinh tế - tài chính a. Tốc độ tăng trưởng Trong hơn 5 năm vừa qua (từ năm 2006 - 2011), Việt Nam đã trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân 8,2% 8,5% 6,3% 5,32% 6,78% 5,89% Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 (1) b. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích cực trong phát triển kinh tế, giá trị xuất khẩu cũng tăng lên không ngừng nghỉ với định hướng phát triển nền kinh tế xuất khẩu. 1 Nguồn: Tổng cục thống kê 5 Năm Xuất khẩu (tỷ USD) Nhập khẩu (tỷ USD) Nhập siêu 2007 48,387 62,7 14,313 2008 67,58 80,71 13,13 2009 58,97 69,97 11 2010 71,6 84 12,3 2011 96,9 106,75 9,844 Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 - 2011 (2) c. Đầu tư phát triển Mỗi năm Việt Nam có tỉ lệ vốn lưu động đạt 182%, tương đương với 42.5% của tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó dòng vốn này có 67.2% là vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (FDI) đạt 11 tỷ USD. Tăng trưởng cũng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư với tỷ lệ vốn/GDP luôn cao ở mức trên 40% trong những năm gần đây, phản ánh sự phụ thuộc vào vốn trong khi chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư nhìn chung còn thấp. vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Ngược lại, FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2011 chỉ còn chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, trong khi năm 2010, lĩnh vực này chiếm 34,3%. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. d. Lạm phát Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: nền kinh tế quốc gia đứng trước nguy cơ suy thoái. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư. Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ lạm phát 12,63% 19,89% 6,88% 11,75% 18,13% 2 Nguồn: Tổng cục thống kê 6 Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ 2007-2011 (3) 2.1.6 Môi trường lao động Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á với gần 90 triệu người (sau Indonesia, Philippines) và đứng thứ 13 trong các nước đông dân nhất trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ của “Cơ cấu dân số vàng”, cụ thể: tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm 24,5% , tỷ trọng dân số tuổi từ 15-64 chiếm 69,1%, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,4%. Thời kỳ này có thể kéo dài từ 30-50 năm. Đây là cơ hội duy nhất của mỗi quốc gia để có được nguồn nhân lực dồi dào. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Giá lao động của người Việt Nam khá rẻ. Trong tương lai giai đoạn 2011-2015, Việt Nam vẫn có lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Tốc độ tăng trưởng lao động giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam khá cao so với các nước ASEAN khác và bằng với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ASEAN. Quốc gia/ Khu vực Thay đổi TB hàng năm 2010-2015 ( ngàn người) Thay đổi TB hàng năm 2010-2015(%) ASEAN 4632 1.5 Bru nây 4 2 Cam-pu-chia 194 2.3 Indonesia 1862 1.5 CHDCND Lào 92 2.7 Malaysia 224 1.8 Myanma 389 1.4 Philippines 861 2.1 Singapore 32 1.2 Thái Lan 237 0.6 Việt Nam 738 1.5 Bảng 4: So sánh sự thay đổi dân số TB các quốc gia giai đoạn 2010-2015 (4) 2.1.7 Môi trường cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầng 3 Nguồn: Tổng cục thống kê 4 Nguồn: Tổng cục thống kê 7 khoảng 10% GDP. Mức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộng nguồn cung cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng. Biểu đồ 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai đoạn từ 1995-2007 (5) (bao gồm điện, khí đốt, cấp nước, giao thông và viễn thông) 2.1.8 Môi trường công nghệ thông tin Trong những năm gần đây, môi trường công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển rất mạnh. Năm 2010, ngành CNTT và truyền thông đã trở thành công nghiệp mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, đạt tổng doanh thu khoảng 5,5 tỷ USD tính tới thời điểm tháng 10 năm 2010. Việt Nam hiện là nước sử dụng internet nhiều thứ 20 trên thế giới, nếu xét riêng châu Á thì Việt Nam đứng hàng thứ 7 (thống kê World Stats). 2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực 2.2.1. Môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực a. Môi trường đầu tư của Trung Quốc Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa sớm hơn Việt Nam khoảng 10 năm (từ năm 1979) và đã gặt hái được thành tựu to lớn và hiện nay là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong nhiều năm qua. Trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặt biệt là nguồn vốn FDI, Trung Quốc cũng là quốc gia đứng đầu, kể cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm do khủng hoảng. Riêng điều đó cho thấy môi trường đầu tư của Trung Quốc lành mạnh và hấp dẫn như thế nào và việc nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế Trung Quốc sẽ rất có ý nghĩa đối với các nước và đặc biệt đối với Việt Nam. 5 Nguồn: Tổng cục Thống kê 8 Trung Quốc mở cửa thu hút nguồn vốn nước ngoài, đặt biệt là nguồn vốn FDI theo nguyên tắc: Từ điểm đến tuyến và từ tuyến đến diện, tức là đầu tiên mở các đặc khu kinh tế (Thẩm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Sán Đẩu) để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh, sau đó mở cửa các thành phố vùng Duyên hải dọc vùng biển phía Đông từ Quảng Châu tới Thanh Đảo (14 thành phố duyên hải) và cuối cùng theo các con sông mở cửa thu hút FDI vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Với chính sách thu hút đầu tư bài bản, môi trường đầu tư quốc tế của Trung Quốc ngày càng được cải thiện và đã tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đâu tư nước ngoài. b. Môi trường đầu tư của Hàn Quốc Trong những năm sau khủng hoảng tài chính khu vực, Hàn Quốc đã rất quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp lớn, bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đã tồn tại nhiều thập kỷ liên quan tới phát triển các vùng biên giới, theo hướng tự do hơn, thông thoáng hơn với nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các lĩnh vực thông thường như tài chính, bảo hiểm, các nhà đầu tư nước ngoài còn quan tâm khai thác và đầu tư như lĩnh vực thiết bị nghiên cứu phát triển, vận tải, giao nhận của Hàn Quốc. Đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới lĩnh vực hàng điện tử đã phát triển cao của Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc có chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn này và đây thực sự là lĩnh vực hấp dẫn nhất thu hút nguồn vốn FDI. Hàn Quốc có thế mạnh là nguồn nhân lực to lớn, được đào tạo với chất lượng cao và đối với các nhà đầu tư thì đây là môi trường lý tưởng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới. Một trong những thế mạnh của Hàn Quốc là việc có một địa điểm hoàn hảo để đặt các trung tâm giao nhận và vận chuyển, trụ sở khu vực của các tập đoàn đa quốc gia trong khu vực Châu Á. Hiện đã có hơn một nửa trong 500 công ty hàng đầu thế giới theo đánh giá của tạp chí Fortune có mặt tại Hàn Quốc. Một trong những việc làm mà chính phủ Hàn Quốc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là thành lập Invest Plaza ở phía nam Seoul với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào nền kinh tế Hàn Quốc. Tóm lại, nhằm cải thiện môi trường đầu tư quốc tế ngày càng hấp dẫn hơn, 9 chính phủ Hàn Quốc tập trung vào hai mục tiêu: trợ giúp các điều kiện thị trường và cho phép doanh nghiệp nước ngoài nhận ra đầy đủ tiềm năng cả họ ở Hàn Quốc; và thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ở Hàn Quốc. 2.2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với môi trường đầu tư quốc tế các nước trong khu vực a. Mặt mạnh của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam Thứ nhất, về môi trường chính trị-xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư. Để làm rõ và khẳng định nhận xét như vậy, chúng ta so sánh với Thái Lan do bất ổn về chính trị trước sự đối đầu giữa phe Áo đỏ và chính phủ tại Bangkok thời gian qua đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của giới đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư đã tính tới chuyện bỏ Thái Lan để chuyển sang Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy, vì chúng ta còn phải xem xét tới nhiều khía cạnh khác nữa. Thứ hai, Việt Nam cũng có lợi thế về vị trí địa lý vì nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người, chương trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc và khả năng về liên kết Đông Á và Asean-Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Đặc biệt, Việt Nam có vị trí trung tâm Đông Nam Á, là gạch nối khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, vì có đường biên giới chung với các tỉnh phía Nam Trung Quốc và đó là ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút vốn FDI. Thứ ba, Việt Nam có nguồn lực dồi dào, có tri thức và tương đối trẻ. Với số dân khoảng 86 triệu người, Việt Nam đứng hàng thứ 13 trên thế giới về số dân, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về thị trường lao động. Về chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức cao hơn trình độ phát triển kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với hoạt động chuyển giao công nghệ, điều này cũng phản ánh những ưu thế của Lao động Việt Nam xét về dài hạn (hiện tại, Việt Nam đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN về chỉ số phát triển con người, sau Singapore, 10 [...]... NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư Môi trường pháp lý về đầu tư mà cụ thể là luật đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng 13 trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nên nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở các nhà đầu tư nước ngoài Một môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch,... nhiều chính sách cải thiện môi trường đầu tư làm cho môi trường thông thoáng hơn, hấp dẫn hơn và giúp các nhà đầu tư kinh doanh hiệu quả hơn b Một số hạn chế của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam Thứ nhất, hiện nay, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp và trình độ kỹ thuật-công nghiệp còn thấp, lạc hậu, cơ cấu kinh tế còn chuyển biến... khẩu là 17% và xuất khẩu nguyên liệu là 9% Chính sách đối ngoại đa dạng và đa phương hóa đã tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam và đưa Việt Nam có vị trí nhất định trên trường quốc tế Đến nay, Việt Nam đã có hợp tác kinh t - thương mại với trên 150 nước và vùng lãnh thổ, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và toàn cầu như ASEAN, ASEM, APEC và WTO Bên... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký các hiệp định kinh t - thương mại song phương như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga…v.v 11 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã từng bước hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư và không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư trong nước Đặc biệt, sau khi ban hành luật doanh nghiệp năm 2005 và luật đầu tư năm 2005, Việt Nam đã có... nguyên tắc thị trường tạo môi trường hoạt động công bằng đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài 3.7 Tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường Môi trường cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế của quốc gia trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Với xu hướng ngày càng nâng dần tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ thì việc bảo vệ môi trường, tạo nên hình ảnh một quốc gia sạch và thân thiện sẽ góp... xuất gây tác động tiêu cực đến môi trường, đối với những ngành nghề đặc biệt độc hại, có thể xem xét đưa vào danh mục cấm đầu tư 17 KẾT LUẬN Với việc thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, bình đẳng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá là có xu hướng... công của nền kinh tế tri thức trong thời đại mới 3.4 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư Xúc tiến đầu tư là một cách quảng cáo nhằm cung cấp thông tin cần thiết tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Nhà nước cần hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội Củng cố bộ phận xúc tiến đầu tư mạnh về đội ngũ,... giữa các quốc gia để thu hút các nhà đầu tư quốc tế cũng trở nên rất căng thẳng và quyết liệt Bên cạnh đó, với lộ trình thực hiện các cam kết WTO cũng như các cam kết về hội nhập kinh tế, Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ một số thỏa thuận về việc mở cửa và đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài Tất cả những điều đó đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn trong việc hoàn thiện và đối mới khuôn khổ pháp lý... quyết liệt của Đảng và chính phủ, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị tư ng đối ổn định, là môi trường đầu tư an toàn cho các nhà kinh doanh quốc tế Tuy nhiên, trước những nguy cơ diễn biến hòa bình và sự phá hoại của các thế lực phản động trong nước cũng như quốc tế thì chúng ta luôn luôn cảnh giác, đồng thời tiếp tục duy trì và ổn định hơn nữa Để giữ vững và tăng cường... động xúc tiến đầu tư thì việc lựa chọn đối tác đầu tư cũng rất quan trọng Nó góp phần tạo ta sự ổn định và lành mạnh trong môi trường đầu tư của Việt Nam Chính vì vậy, Nhà nước nên đặt quan hệ với các đối tác có thiện chí kinh doanh lâu dài ở Việt Nam, các đối tác có năng lực về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sẵn sàng chuyển giao công nghệ cần thiết vào Việt Nam 3.5 Giữ vững . động; môi trường quốc tế. II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 2.1 Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 2.1.1 Môi trường chính trị - xã hội Việt nam được. hạn chế của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 12 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 13 3.1 Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư 13 3.2. tư của Hàn Quốc 9 2.2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với môi trường đầu tư quốc tế các nước trong khu vực 10 a. Mặt mạnh của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam 10 b. Một

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

    • 1.1 Khái niệm

      • 1.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư của một quốc gia

    • II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA

      • 2.1 Môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam

        • 2.1.1 Môi trường chính trị - xã hội

        • 2.1.2 Môi trường văn hóa

        • 2.1.3 Môi trường tự nhiên

        • 2.1.4 Môi trường pháp luật - hành chính

        • 2.1.5 Môi trường kinh tế - tài chính

          • b. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

          • c. Đầu tư phát triển

          • d. Lạm phát

        • 2.1.6 Môi trường lao động

        • 2.1.7 Môi trường cơ sở hạ tầng

        • 2.1.8 Môi trường công nghệ thông tin

      • 2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực

        • 2.2.1. Môi trường đầu tư của một số nước trong khu vực

          • a. Môi trường đầu tư của Trung Quốc

          • b. Môi trường đầu tư của Hàn Quốc

        • 2.2.2 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với môi trường đầu tư quốc tế các nước trong khu vực

          • a. Mặt mạnh của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam

          • b. Một số hạn chế của môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam

    • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

      • 3.1 Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư

      • 3.2 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

      • 3.3 Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ cao

      • 3.4 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư

      • 3.5 Giữ vững ổn định chính trị - xã hội

      • 3.6 Ổn định kinh tế vĩ mô

      • 3.7 Tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan