tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay - môn xã hội học gia đình

19 2K 9
tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay - môn xã hội học gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học và tên:Lê thị thanh Thư. Mã sinh viên:10031033 Nhóm :2 Lớp k55 xã hội học MỤC LỤC Đề Tài: Tìm hiểu “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. 1. Đặt Vấn Đề: 2 2. Tình hình nghiên cứu: 3 3. Áp dụng lý thuyết: 5 4. Nội dung chính: 6 4.1. Các hình thức bạo lực: 6 4.2. Phân theo nạn nhân: 7 4.3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng: 7 4.3.1. Bạo lực thân thể: 7 4.3.2. Bạo lực tình dục: 9 4.3.3. Bạo lực tinh thần: 10 4.4. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: 11 5. Kết luận: 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1. Đặt vấn đề Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi người, là “thiên đường”- nơi mang đến sự yên bình và an toàn cho mỗi thành viên – nơi ấp ủ bao hoài bão, chấp cánh những ước mơ. Gia đình là nơi ấm áp, yêu thương mà ai cũng muốn quay về sau những thời gian làm việc vất vả. Chính gia đình là điểm tựa duy nhất và vững bền nhất khi chúng ta gặp thất bại trong cuộc sống. Là nơi có thể cho ta lời khuyên đúng đắn nhất khi chúng ta đang phân vân đứng giữa sự lựa chọn. Có thể nói với mỗi chúng ta thì gia đình là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, là thiên đường của mỗi con người. Thế nhưng gia đình trong xã hội hiện tại còn là nơi an toàn nhất cho mỗi cá nhân không khi mà tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trong xã hội ngày càng nhiều, mang tính toàn cầu ở cả thế giới. Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra không chỉ đánh mất đi những giá trị vốn có của gia đình mà nó còn ảnh hưởng xấu tới toàn xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước Bạo lực gia đình đang là 1 vấn nạn lớn của xã hội và đang có xu hướng ngày càng gia tăng mà nạn nhân chủ yếu của Bạo Lực Gia Đình lại là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta ai cũng biết rằng bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khỏe, thể xác, tinh thần của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh và tác động đến cả xã hội. Bạo lực gia đình đang là 1 vấn đề đáng báo động. Thực trạng ấy không chỉ diễn ra ở các nước lạc hậu, kém phát triển, mà ngay cả ở những nước đang phát triển và phát triển, không phân biệt thành phần gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp, dù ở nông thôn hay thành thị thì nạn Bo lực gia đình vẫn có thể diễn ra mà hậu quả nó để lại là hết sức nặng nề-những cơn đau dai dẳng, những nỗi buồn có thể kéo dài cả một đời người. Gần đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận như vụ người chồng do bực tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu Bạo Lực gia đình xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại của các nạn nhân bị hại. các nạn nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Các chị em bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, 2 thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai. Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể. Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm ( hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự ). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội. Nhận thức được hậu quả vô cùng to lớn mà bạo hành gia đình gây ra cho xã hội, ngày 21/11/2007, Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành luật số 02/2007/QH12 về luật phòng, chống bạo lực gia đình. Với mục đích ngăn ngừa các vấn nạn về bạo lực ở các gia đình Việt Nam hiện nay, có các biện pháp xử lý mạnh tay nhằm răn đe các cá nhân có những hành động bạo lực trong gia đình. Bên cạnh đó Luật phòng chống bạo lực gia đình còn là cơ hội để những người phụ nữ thấy rằng khi việc của mình không thể giải quyết trong nội bộ gia đình thì nên đưa ra cộng đồng để các cơ quan nhà nước bảo vệ và giúp đỡ. Là một sinh viên học chuyên nghành xã hội, mong muốn sau này được làm vào lĩnh vực chính trị - xã hội tôi muốn tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay và hậu quả to lớn mà nó gây ra cho xã hội để sau này có thể góp một phần công sức nho nhỏ của mình vào công tác phòng và chống bạo lực gia đình, từ đó tôi quyết định chọn đề tài tìm hiểu về “Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu Bạo lực gia đình là một vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu, các luận văn bàn về vấn đề bạo lực gia đình: Trong đề tài nghiên cứu “ Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sức khỏe sinh sản” của Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển. Tác giả nghiên cứu 300 hộ gia đình và nghiên cứu 3 tỉnh Thái bình, Hà Nội, Phú Thọ. 3 Trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã nêu ra được nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình là bất bình đẳng giới trong xã hội vẫn còn tồn tại nó ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động gia đình hiện nay. Điều đó biểu hiện rõ nét trong nhận thức và hành vi của những người trong cuộc. Người chồng không chỉ gây ra bạo lực để giải quyết mâu thuẫn mà còn muốn bày tỏ uy quyền, mệnh lệnh và sự áp đặt và gia trưởng đối với người phụ nữ trong gia đình. Khi đó họ thường có những hành động mang tính bạo lực tùy tiện, giống như một thói quen hàng ngày, bình thường của họ. Chính điều đó đã làm cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng mà đa số là do người chồng gây ra với vợ mình. Bên cạnh đó do nhận thức của người phụ nữ còn thấp kém về pháp luật và việc xử lý các mối quan hệ phức tạp của gia đình không đầy đủ dẫn đến mâu thuẫn gia đình ngày càng nhiều. Những người phụ nữ họ không biết cách tự bảo vệ mình và không tìm kiếm việc giúp đỡ từ bên ngoài mà âm thầm chịu đựng khiến cho việc kiểm soát bạo lực gia đình rất khó khăn điều đó làm cho tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng nhanh hơn. Một điểm mới mà tác giả đề cập tới là việc ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Số phụ nữ bị chồng đánh đập trong thời kì sinh sản, kết quả điều tra cho thấy trong tổng số người trả lời quan sát được các trường hợp phụ nữ bị chồng đánh có những hành vi đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm như phụ nữ mang thai bị đánh bằng vật nặng (18.8%), bị chồng đấm đá (18.8%) và phụ nữ sinh con sau 5 tháng bị chồng đấm đá (41.2 %). Hậu quả của việc phụ nữ trong thời kì sinh sản bị đánh đập rất lớn. Tiếp theo đó là đề tài “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt nam hiện nay”( Xuân hùng, Tài liệu.vn). Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã nêu ra được nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình xảy ra ngày càng nhiều hiện nay. Tác giả chỉ ra nguyên nhân do rược chè, các chất kích thích tác động một phần không nhỏ đến việc người chồng hành hung người vợ. Hay do ghen tuông mù quáng nghĩ rằng vợ mình quan hệ bất chính với người khác mà đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, hành hung trong quan hệ vợ chồng. Việc tình trạng bạo lực gia đình gia tăng như hiện nay là do tư tưởng cam chịu, nhẫn nhục của người phụ nữ, họ luôn có tư tưởng chuyện gia đình nên giải quyết trong nhà chứ không để cho người khác biết. “ Đóng của bảo nhau” việc bao che các hành động vũ phu của người chồng chính người phụ nữ là người bị thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Họ luôn sống trong đau khổ và sợ hãi mà không giám nói ra. Những hành động này một phần 4 nào đó đã vô tình tiếp tay cho nạn bạo hành gia đình gia tăng. Tác giả cũng lấy những tình huống sát thực với vấn đề mình nghiên cứu từ đó giúp người đọc nhận thức rõ hơn hậu quả mà nạn bạo hành gây ra. Một vấn đề mà tác giả đề cập đến đó là hậu quả cuả bạo lực gia đình làm cho tình cảm chị em xa cách, trẻ em có nguy cơ dẫn đến những hành vi sai trái. Bạo hành gia đình không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến những người trong cuộc mà chính những đứa con khi chứng kiến những vụ bạo hành của bố mẹ thì chúng sẽ có những nhận thức không đúng đắn trong cuộc sống. Tác giả cũng cho rằng bạo lực gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng li hôn của các gia đình. Đề tài “ Nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam” TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường Đại học KHXH&NV, Việt Báo,Theo_TuoiTre). Tác giả cho rằng từ trước tới nay vấn đề bạo lực gia đình chỉ đề cập nghiên cứu đến vấn đề bạo lực giữa người chồng đối với người vợ điều đó là chưa đủ khi mà trong xu thế hiện nay thì vấn đề bạo lực gia đình xảy ra trong tất cả các trường hợp. Theo nghiên cứu của tác giả thì có 9-10% nạn nhân bị bạo lực gia đình là người chồng và thủ phạm chính là các bà vợ. Các trường hợp bạo lực hiện nay có bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi (anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu ) hay bạo lực ngược ( con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà ). Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên cứu bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo lực gia đình do thiếu thông tin. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến xã hội được đề cập đến trong các đề tài, bài viết trên. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực mà tác giả đề cập đến thì còn có những mặt hạn chế chưa làm được. Để giải quyết và làm rõ những mặt thiếu sót, hạn chế của các đề tài trên thì trong đề tài “ tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay”. Qua đề tài này tôi làm rõ những các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình hiện nay. 3. Áp dụng lý thuyết Có rất nhiều định nghĩa về bạo lực gia đình nhưng sau đây tôi xin lấy định nghĩa về bạo lực gia đình của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong luật phòng chống, bạo lực gia đình, trong đó: 5 “ Bạo Lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu, giữa anh em ruột với nhau… Tuy nhiên, theo các số liệu nghiên cứu thì có tới hơn 90% các trường hợp bạo lực gia đình là do nam giới ( đa số là người chồng ) gây ra với vợ. Trong đề tài Tìm hiểu “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” tôi áp dụng lý thuyết xung đột của Marx và Engels. Theo Engels, sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử diễn ra cùng lúc với sự đối kháng giữa nam và nữ trong mối quan hệ hôn nhân một vợ một chồng và sự đàn áp đầu tiên về mặt giai cấp cũng xảy ra cùng lúc với sự áp bức của nam với nữ. Đối với Engels thì gia đình là một thế giới thu nhỏ của xung đột giai cấp trong một xã hội rộng lớn thay vì hàm chứa các quá trình siêu vi của xung đột. Các nhà lý thuyết xung đột đưa ra định đề về xung đột bên trong nhóm ( ví dụ như gia đình ) xuất phát từ việc thiếu công bằng trong việc sử dụng nguồn lực giữa các cá nhân trong đó: Trong một hệ thống xã hội, các nguồn lực được phân chia khác nhau, thong thường được phân chia theo số lượng, tuổi, giới của các thành viên trong nhóm, Như là một kết quả tất yếu, sự chênh lệch về nguồn lực tồn tại trong gia đình dẫn tới một số thành viên có nhiều nguồn lực hơn các thành viên khác. Lý thuyết xung đột dự đoán rằng việc đối đầu và mâu thuẫn xảy ra khi có sự cạnh tranh giữa những người có liên quan trong tình trạng thiếu hụt các nguồn lực. Điều này giải thích cho tình trạng bạo lực gia đình mà đa số người bị bạo hành lại luôn là phụ nữ và trẻ em vì bản thân những người phụ nữ và trẻ em là những người nắm ít nguồn lực nhất trong gia đình vì vấn đề giới và sức khỏe họ không làm ra được nhiều nguồn lực bằng nam giới vì thế họ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình. Người chồng luôn nắm giữ quyền lực, là người trụ cột trong gia đình. Một quan điểm khác của lý thuyết xung đột có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình dựa trên vấn đề về bất bình đẳng giới. Một số nhà theo thuyết bình quyền cho rằng nơi nào bất bình đẳng giới tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng bởi nó điều chỉnh và chấp nhận tình trình bạo lực gia đình như là một hình thức của việc nô dịch hóa phụ nữ 6 trước nam giới. Về cơ bản, nam giới thường bảo vệ nguồn lực vượt trội của mình trước những người yếu thế hơn và rất nhiều nguồn lực trong số đó chỉ ra rằng người phụ nữ “ nên an phận vị trí của mình”. Quan điểm này giải thích cho việc các chị em phụ nữ Việt Nam khi bị bạo lực do chính người chồng của mình thì rất ít khi đưa ra chính quyền giải quyết mà họ thường âm thầm chịu đựng sự hành hạ của người chồng về thể xác lẫn tinh thần, khi vụ việc được đưa ra pháp luật thì những người phụ nữ đó đã mang những vết thương quá lớn. Một điều mà ở xã hội Việt Nam chúng ta đang gặp phải đó là coi việc bạo lực gia đình là một vấn đề bình thường của xã hội mà chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của nó mang lại. Xem việc bạo hành gia đình là việc riêng của mỗi gia đình mà không có sự can thiệp hay lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ, góp phần vào việc đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Một xã hội còn chịu những tàn dư của xã hội phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới tư tưởng của mọi người, vị trí của người phụ nữ vẫn chưa được coi trọng, nam giới vẫn là người có quyền hành, địa vị trong xã hội. Chính vì thế mà bạo lực gia đình xảy ra vẫn chưa được xã hội quan tâm, người chồng cho mình cái quyền được dạy vợ theo kiểu hành hung, đánh đập trong khi người vợ luôn phải cắn răng chịu đựng vì sợ mọi người xa lánh, sợ điều tiếng trong mắt mọi người. Chính vì thế bạo lực gia đình vẫn hàng ngày xảy ra trong các gia đình hiện nay để lại ảnh hưởng nặng nề cho xã hội. Điều đáng quan tâm ở đây là mối quan hệ giữa các nạn nhân bị bạo lực tình dục với các kẻ hành hung họ lại có mối quan hệ khá thân thiết, nạn nhân và kẻ phạm tội có thể đã đính hôn, cùng sống chung trong một mái nhà vì thế khi tình trạng bạo lực gia đình xảy ra rất ít trường hợp được phát hiện và bị xử lý nếu như người trong cuộc không tố cáo vơi các cơ quan chức năng. Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề cấp thiết trong xã hội, nó để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước đã có nhiều quan tâm tới vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền luật phòng, chống bạo hành gia đình cũng như nâng cao ý thức bảo vệ mình cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên do đặc thù của nền văn hóa – xã hội còn mang nhiều tàn dư của chế độ phong kiến nên việc hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình là một bài toán khó giải cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan ban ngành có liên quan. 7 4. Nội dung chính 4.1. Các hình thức bạo lực gia đình Bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức trong đó bao gồm có các hình thức chủ yếu như: tấn công thân thể, tấn công tình dục và ngược đãi tâm lý nạn nhân, theo đó: Thứ nhất, bạo lực nhìn thấy hay còn gọi là bạo lực thể xác như: tát, đấm, cấu, véo, đe dọa hoặc tấn công vào người khác, hành hung và gây thương tích cho nạn nhân. Đây là hình thức bạo lực chủ yếu do sức mạnh cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia đình. Hình thức này đa số do nam giới sử dụng là chủ yếu. Thứ hai, tấn công tình dục là các hành vi cưỡng ép, làm tình trong khi nạn nhân không muốn. Một số kẻ dung các vũ khí tấn công vào vùng kín nạn nhân hay không cho nạn nhân dung thuốc tránh thai hay bao cao su khi quan hệ tình dục. Các nạn nhân trong trường hợp này không giám nói ra vì vấn đề thầm kín và tự chịu đựng. Theo nghiên cứu về bạo lực tình dục và nguy cơ nhiễm HIV: Nhận thức từ cộng đồng do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) công bố ngày 26.6, đã chỉ ra rằng: Phụ nữ là nạn nhân của Bạo lực tình dục đang ngày một gia tăng. Có đến 30% phụ nữ bị cưỡng ép tình dục.( Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com) Thứ ba, bạo lực tinh chủ yếu là dùng những ngôn ngữ thậm tệ để dày vò,chì chiết tinh thần nạn nhân ( đây là hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay, loại hình thức này gây sa sút nghiêm trọng về tinh thần cho các chị em phụ nữ). Đặc biệt loại hình này đang có xu hướng gia tăng. Theo một nghiên cứu của Trung Tâm tư vấn Tình Yêu, hôn nhân và gia đình tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành gia đình có 43,6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3% vụ bạo hành về tinh thần và 1,6% bị bạo hành về tình dục ( Tạp chí Tâm Lý Học số 5, 5/2008). Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng quan điểm và cả sự suy thoái về các chuẩn mực đạo đức. 4.2 Phân chia theo nạn nhân Các hành vi bạo lực gia đình cũng được phân chia cũng được phân chia theo nạn nhân, trong đó: Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng là hình thức bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng, 8 đây là một kiểu bạo hành chủ yếu chiếm phần lớn trong cuộc sống gia đình hiện nay. Hình thức bạo hành này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo hành là bạn tình hoặc vơ/chồng. Người bị bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành như: bị đánh đập, tát, kéo, ép quan hệ tình dục mà khồn muốn Bạo lực với trẻ em bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em như: tát, đánh đập, các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần cho trẻ em. Bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khỏe để dọa nạt, gây áp lực để làm theo ý mình, các hành vi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần Bạo lực xã hội: ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. 4.3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng Nạn bạo lực gia đình trong xã hội hiện đại với nhiều yếu tố tác động đã không ngừng tăng lên theo các năm, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về nạn bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy nạn bạo lực gia đình đang có xu hướng tăng lên ở mức báo động. Trong đó, quan hệ vợ chồng là quan hệ phức tạp và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Điều đó có làm cho tình trạng bạo lực xảy ra ở nước ta ngày càng tăng. Bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng, thường có 3 hình thức: 4.3.1. Bạo lực thân thể Rất nhiều cảnh tượng đau lòng đổ lên đầu người phụ nữ, họ bị xúc phạm, bị lăng nhục, bị hành hạ Thân thể mảnh mại, mềm yếu của họ là nơi mà người chồng thả sức hạ cơn tức giận bằng những cú đấm, những trận đòn roi. Thật sự không khỏi chạnh lòng khi chúng ta đang được sống trong một thời đại mà quyền bình đẳng về giới tính được nhắc đến nhiều nhất nhưng đâu đó lại xuất hiện cảnh người chồng hành hạ, đánh đập người vợ. Không ít trong chúng ta đều hiểu được hậu quả khôn lường của nạn bạo hành mà người phải gánh chịu trực tiếp đó chính là chị em phụ nữ. Họ bị sa sút, bạc nhược, khủng hoảng tinh thần, họ không còn đủ sức mạnh để làm ăn sinh sống, chăm sóc gia đình. Đã có nhiều người nghĩ đến và đi đến con đường tự huỷ hoại mình để tìm đường giải thoát. Họ mất hết sự sáng suốt, tự tin và nhiều khi quay lại tự trách móc mình. Hàng ngày, hàng giờ chỉ cần lên mạng đọc báo, tin tức chúng ta không khỏi giật 9 mình khi mà tình trạng bạo lực gia đình ngày càng nhiều. Những vụ bạo hành mang tính chất côn đồ, dã man càng ngày diễn ra càng nhiều mà những kẻ gây tội đó lại chính là cha, là chồng của nạn nhân. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ, phong kiến người chồng cho mình cái quyền được dạy bảo vợ cộng với sự thiếu hiểu biết của pháp luật nhũng người phụ nữ bị chồng bạo hành luôn tự chịu đựng một mình, “ Xấu chàng hổ ai” mà họ không giám báo cho các cơ quan pháp luật. Và với Việt Nam chúng ta lại quan niêm rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình nên hàng xóm láng giềng dù có thấy bạo lực gia đình đang xảy ra thì vẫn không vào can ngăn, không tìm cách can kiệp nên việc áp dụng luật phòng, chống bạo lực gia đình là rất khó, Bạo lực gia đình vẫn có đất để tồn tại và không ngừng gia tăng. Theo thống kê của wikipedia có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình. Trong 5 năm từ 2000-2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn ở Việt Nam.(Bạo lực gia đình, Wikipedia ( bách khoa toàn thư mở ) Một cuộc nghiên cứu của Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam ( do tổng cục thống kê với sự hỗ trợ của WHO ) năm 2010, đã đưa ra những phát hiện như sau: Tỷ lệ bạo lực thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ ở Việt Nam từng kết hôn như sau: 32% bị bạo lực thể xác trong cuộc đời và 6% bị bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trước điều tra ( bạo lực hiện tại ). Đối với bạo lực tình dục: Trong số phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 25%. Kết hợp 2 loại bạo lực thể xác và bạo lực tình dục, 34% Phụ nữ cho biết đã bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục do chồng gây ra ít nhất một lần trong đời, trong khi đó 9% cho biết bị bạo lực tình dục hay thể xác trong vong 12 tháng trước điều tra ( Sách xã Hội Học Gia Đình, tr185, Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm) Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố tháng 11/2012, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 phần trăm) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải 10 [...]... xã Hội Học Gia Đình, trang 18 1-1 89, Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm 2 Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sức khỏe sinh sản, của Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển 3 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt nam hiện nay, Xuân hùng, Tài liệu.vn 4 Nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam, TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường Đại học KHXH&NV, Việt Báo,Theo_TuoiTre) 5 Bạo hành gia. .. Bạo hành gia đình- thực trạng nhức nhối, Trung Thu, báo Eva 6 Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com) 7 ( Tạp chí Tâm Lý Học số 5, 5/2008) 8 Bạo hành tình dục, bất đắc dĩ, báo Tiếp Thị & Gia Đình 9 Phụ nữ bạo lực tinh thần nhiều hơn nam giới, Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Việt báo.vn 4 Bạo lực gia đình tại Việt Nam: Cứ 3 người vợ thì 1 người từng bị chồng bạo hành, BaóMới.com... và sự suy nghĩ rằng việc gia đình thì chỉ cần giải quyết trong gia đình đã lam cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng Một điều đáng bàn đó là người Việt Nam với tư tưởng " đèn nhà ai nhà nấy rạng" đã không can thiệp vào chuyện chống lại bạo lực gia đình mà coi đó như việc quá bình thường trong xã hội chính Việc đó dã góp tay vào việc làm cho nạn bạo lực gia đình gia tăng Trong nền kinh tế... ngăn chặn nạn bạo hành gia đình một cách triệt để Việc tuyên truyền ý thức phòng, chống nạn bạo lực gia đình vẫn chưa đi đến trực tiếp từng người dân Điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn xã hội và đặc biệt là các cơ quan chức năng có thẩm quyền 5 Kết luận Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng tình trạng bạo lực gia đình hiện nay là vấn đề đáng báo động cho xã hội Bạo lực trong gia đình đang xảy... chết Hiện trạng này như một tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của con người trong xã hội hiện đại Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội hiện nay, nguyên nhân sâu xa là do những tàn dư của chế độ phong kiến để lại, tư tưởng " trọng nam khinh nữ" và lối cư xử gia trưởng phong kiến vẫn còn tồn tại rất nhiều ở các gia đình. .. bạo hành gia đình xảy ra thì việc cần làm là thay đổi tư duy và 17 thói quen tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện tại Điều đó đòi hỏi cần có sự tham gia của tất cả chúng ta, các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội Nâng cao năng lực của các cán bộ cấp nhà nước trung ương và địa phương trong việc thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới nhằm chấm dứt bạo hành gia đình. .. khảo sát bạo lực gia đình tại một số tỉnh, thành phố“ năm 2006 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội công bố tháng 3/2007 Tại cộng đồng, trung bình mỗi gia đình có 25% xảy ra bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ thường sử dụng bạo lực tinh thần hơn nam giới Bạo lực tinh thần gây ra những tổn thương sâu sắc và lâu dài nhất, ảnh hưởng mạnh đến đời sống tình cảm tâm lý của nạn nhân ( Phụ nữ bạo lực tinh... của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em Những trẻ em sống trong gia đình bị bạo hành thì có các hành vi khác so với những trẻ em khác.( Nghiên cứu Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với Phụ Nữ Việt Nam, Tổng cục thống kê) Trong những gia đình mà người chồng có tính bạo hành, ngoài nạn nhân là... tuổi Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở một số tỉnh miền Nam Kết quả rất đau lòng có tới 90% số người cao tuổi được hỏi cho biết đã từng bị con cháu bỏ rơi và không được chăm sóc, 50% người già bị con cái nhốt trong nhà Và theo nhiều thống kê khác thì các con số về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng Đây là một thực trạng đáng báo động ( Đau lòng chữ "Hiếu" thời hiện đại,... chấp nhận được của cuộc sống gia đình Đây chính là bản chất của nhận thức về tư tưởng phong kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã bắt rễ sâu vào con người Việt Nam Vấn đề đặt ra là làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo lực gia đình không phải là chuyện nội bộ trong gia đình và tạo ra nhận thức rằng vấn đề này đang tồn tại ngày càng có xu hướng gia tăng và là một trở ngại lớn trong tiến trình . phát triển 3. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt nam hiện nay, Xuân hùng, Tài liệu.vn 4. Nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam, TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường Đại học KHXH&NV, Việt Báo,Theo_TuoiTre). 5 bạo lực gia đình nhưng sau đây tôi xin lấy định nghĩa về bạo lực gia đình của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong luật phòng chống, bạo lực gia đình, trong đó: 5 “ Bạo Lực. tài trên thì trong đề tài “ tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay . Qua đề tài này tôi làm rõ những các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình hiện nay. 3. Áp dụng lý thuyết

Ngày đăng: 07/02/2015, 23:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thứ hai, tấn công tình dục là các hành vi cưỡng ép, làm tình trong khi nạn nhân không muốn. Một số kẻ dung các vũ khí tấn công vào vùng kín nạn nhân hay không cho nạn nhân dung thuốc tránh thai hay bao cao su khi quan hệ tình dục. Các nạn nhân trong trường hợp này không giám nói ra vì vấn đề thầm kín và tự chịu đựng. Theo nghiên cứu về bạo lực tình dục và nguy cơ nhiễm HIV: Nhận thức từ cộng đồng do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) công bố ngày 26.6, đã chỉ ra rằng: Phụ nữ là nạn nhân của Bạo lực tình dục đang ngày một gia tăng. Có đến 30% phụ nữ bị cưỡng ép tình dục.( Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com)

  • Theo “Báo cáo nghiên cứu, khảo sát bạo lực gia đình tại một số tỉnh, thành phố“ năm 2006 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội công bố tháng 3/2007. Tại cộng đồng, trung bình mỗi gia đình có 25% xảy ra bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ thường sử dụng bạo lực tinh thần hơn nam giới. Bạo lực tinh thần gây ra những tổn thương sâu sắc và lâu dài nhất, ảnh hưởng mạnh đến đời sống tình cảm tâm lý của nạn nhân ( Phụ nữ bạo lực tinh thần nhiều hơn nam giới, Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Việt báo.vn)

  • 6. Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com)

  • 4. Bạo lực gia đình tại Việt Nam: Cứ 3 người vợ thì 1 người từng bị chồng bạo hành, BaóMới.com

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan