Chính sách việc làm của tỉnh thừa thiên huế trong thời gian tới

10 528 3
Chính sách việc làm của tỉnh thừa thiên huế trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công LỜI MỞ ĐẦU Trước tình hình nền kinh tế ngày càng phát triển, dân số ngày một tăng, sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ngày càng cao thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là hết sức quan trọng. Do vậy việc ban hành các chính sách việc làm và vấn đề thất nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng và không kém phần bức bách đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Quá trình phát triển kinh tế ngày càng sâu rộng đã đưa đất nước ta từ một nước có nền kinh tế kém phát triển chuyển sang một nước đang phát triển. Quá trình chuyển đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên xét trên khía cạnh vĩ mô, quá trình đó đã vạch rõ những vấn đề phát sinh mà thể hiện rõ nhất là những vấn đề: Thất nghiệp, việc làm, lạm phát, phân hóa giàu nghèo, cần được xã hội quan tâm. Việt nam là một trong những nước có quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển các ngành nghề kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lực lượng lao động phân bổ chưa hợp lý, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý, Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. Từ những vấn đề trên, trong bài tiểu luận này tôi chọn đề tài “Chính sách việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới”. 1 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 1 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH 1. Khái niệm chính sách và chính sách công a. Chính sách: là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. b. Chính sách công: là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. c. Cấu trúc của chính sách: Qua khái niệm của Chính sách có thể thấy cấu trúc của một chính sách bao gồm hai bộ phận hợp thành quan trọng và thống nhất với nhau, đó là mục tiêu của chính sách và biện pháp chính sách. Mối quan hệ giữa mục tiêu và biện pháp chính sách là mối quan hệ biện chứng – lịch sử được thể hiện trên các phương diện: quan hệ tương đồng, quan hệ tập hợp và quan hệ vận động. 2. Khái niệm hoạch định chính sách Hoạch định chính sách được hiểu là việc xây dựng một chính sách mới theo yêu cầu quản lý. Chính sách hoạch định mới phải hiểu là bao gồm cả mục tiêu và biện pháp mới, trong đó quyết định nhất là mục tiêu mới được chủ thể xác định cần phải theo đuổi. Từ những mô tả trên, cho thấy : Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. 3. Ý nghĩa của hoạch định chính sách Hoạch định chính sách cũng được xem như là một loại quyết định quản lý đặc biệc cho cả giai đoạn tồn tại và phát triển của thực thể nhằm đạt mục tiêu quản lý. Nếu quyết định đúng đắn thì sẽ giúp cho thực thể có nhiều thuận lợi trong quá trình vận động đến mục tiêu, ngược lại nếu quyết định sai sẽ làm 2 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 2 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công cho thực thể mất phương hướng trong quá trình vận động và gây ra những hậu quả không mong muốn cho mục tiêu quản lý. Vậy hoạch định chính sách có các ý nghĩa sau: - Hoạch định chính sách mở đường cho cả tiến trình chính sách - Hoạch định chính sách khởi xướng những vấn đề mà xã hội cần giải quyết bằng chính sách - Hoạch định chính sách giúp cho việc củng cố niềm tin của dân chúng vào Nhà nước - Hoạch định chính sách sẽ thu hút các bộ phận chức năng của toàn hệ thống quản lý vào những hoạt động theo định hướng - Hoạch định chính sách sẽ truyền đạt được cơ chế quản lý nhà nước đến nền kinh tế trong từng thời kỳ. 4. Tiêu chuẩn một chính sách tốt và có tính khả thi - Chính sách tốt phải hướng đến mục tiêu phát triển chung - Chính sách tốt phải tạo động lực mạnh - Chính sách tốt phải phù hợp với tình hình thực tế - Chính sách tốt phải có tính khả thi cao - Chính sách tốt phải hợp lý - Chính sách tốt phải mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội 5. Những căn cứ để hoạch định một chính sách - Căn cứ vào định hướng chính trị của Đảng cầm quyền - Căn cứ vào quan điểm phát triển của chủ thể - Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định chính sách - Căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng thực thi chính sách - Căn cứ vào tình trạng pháp luật 3 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 3 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công - Căn cứ vào môi trường tồn tại của chính sách 6. Các bước hoạch định chính sách - Lý do hoạch định chính sách - Xây dựng dự thảo các phương án chính sách - Lựa chọn phương án dự thảo tối ưu nhất - Hoàn thiện phương án lựa chọn - Thẩm định phương án chính sách - Quyết định ban hành chính sách - Công bố chính sách 7. Nội dung chính sách - Căn cứ hoạch định chính sách - Mục tiêu chính sách - Biện pháp của chính sách - Thời hạn duy trì chính sách II. Thực trạng và giải pháp về tình hình việc làm ở tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Thực trạng về tình hình giải quyết việc làm tại thỉ Thừa Thiên Huế Tình hình người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm đã được hạn chế, thị trường lao động mở rộng, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao. Nhận thức của người lao động ngày càng được nâng lên, năng động và chủ động tự tìm tạo việc làm. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều lao động. Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp, từ năm 2011 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm mới cho 33.817 lao động. Kết quả này góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm 4 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 4 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề. Đặc biệt là thực hiện tốt các mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Dự án vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm đóng vai trò hỗ trợ đắc lực vào việc tạo và tự tạo việc làm cho người lao động. Cuối năm 2011, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 1.333 lượt khách hàng vay với số tiền 21,860 tỷ đồng, thu hút 1.333 lao động. Năm 2012, nguồn vốn vay này là 33,106 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn được giải quyết vay vốn từ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên minh hợp tác xã…và bước đầu đã sử dụng nguồn vay hiệu quả. Các hộ dân đã tích cực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, mở rộng ngành nghề, gia tăng việc làm và cải thiện kinh tế. Bên cạnh đó, các nguồn vốn từ chương trình khuyến công đã tạo thêm công ăn việc làm cho 953 lao động. Năm 2012, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế được đầu tư 4 tỷ đồng nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm và được cấp 100 triệu đồng để tổ chức sàn giao dịch việc làm… Số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm qua Trung tâm là 20.715 người. Các hoạt động như khai trương Sàn giao dịch việc làm đầu năm tại các địa phương; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm …đã góp phần mở rộng thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Sở LĐTBXH đã phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại một số địa phương có lực lượng lao động lớn, đặc biệt là các địa phương có nhiều lao động bị mất việc, có nhu cầu việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động Ngay từ đầu năm, Trung tâm Giới thiệu việc làm đã phối hợp với các huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Trường Đại học Kinh tế Huế…Tổng số phiên giao dịch được tổ chức tại tỉnh từ đầu năm đến nay là 26 phiên. Trong đó, mỗi phiên bình quân có 19 doanh nghiệp tham gia; số người được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm là 1.005 người. Hiện nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đang từng bước chuyển tải 5 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 5 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công thông tin lên cổng thông tin điện tử về việc làm, cập nhật và phổ biến thông tin thị trường lao động, giúp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có thể dễ dàng tra cứu thông tin về thị trường lao động, chỗ làm việc trống , góp phần không nhỏ vào kết nối thị trường lao động địa phương. Xuất khẩu lao động cũng là một trong những hướng đi của địa phương trong công tác giải quyết việc làm. Đầu năm 2012 đến nay, tình hình xuất khẩu lao động của cả nước nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng gặp rất nhiều bất lợi. Tuy nhiên, các đơn vị có liên quan trên địa bàn vẫn nỗ lực tuyển lao động đi làm việc ở các thị trường như: Nhật Bản, Malayxia… Tính đến tháng 11, Thừa Thiên Huế đã đưa được 62 lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm đẩy mạnh việc quy hoạch hệ thống dạy nghề theo hướng vừa phát triển quy mô, vừa nâng cao chất lượng đào tạo những ngành nghề mũi nhọn tại địa phương. Đến nay, có 44 cơ sở dạy nghề của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; trong đó có 3 trường cao đẳng nghề, 7 trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề, 1 trường đại học có dạy nghề (Trường đại học nghệ thuật Huế), 3 trường cao đẳng và 2 trường trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, 15 trung tâm có dạy nghề và 10 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, tổ chức xã hội và tôn giáo. Nhiều giải pháp đào tạo được triển khai đồng bộ, tích cực chăm lo công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, nên từ năm 2006 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết được việc làm cho hơn 90.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40%. Kết quả này góp phần rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề. Đặc biệt, thực hiện tốt các mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. 6 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 6 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công 2. Kế hoạch giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành đề án giải quyết việc làm cho nhân dân giai đoạn 2011 - 2015, với tổng kinh phí 50 tỷ 780 triệu đồng. Mục tiêu nhằm giải quyết việc làm cho từ 82.500 đến 85 nghìn lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn từ 3% đến 3,5%; tăng thời gian lao động nông thôn lên 85% đến 90%. Từ đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ từ 15,1% năm 2010 xuống còn từ 9% đến 10% năm 2015; tạo việc làm ổn định và giúp người lao động có thu nhập ngày càng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội. Tỉnh cũng đề ra một số giải pháp chủ yếu thực hiện các mục tiêu trên là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong giải quyết việc làm. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, tạo việc làm mới và ổn định việc làm bằng mối quan hệ hài hòa trong lao động. Tăng cường công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo việc làm thông qua nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, vốn xóa đói, giảm nghèo, vốn khuyến công, khuyến nông và các nguồn vốn khác; nâng cao năng lực công tác giới thiệu việc làm và hoàn thiện thông tin thị trường lao động Để chăm lo, giải quyết việc làm cho nhân dân, tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trương khôi phục và phát triển nghề, làng nghề gắn với phát triển du lịch, phục vụ xuất khẩu. Những nhiệm vụ chủ yếu được tỉnh xác định, gồm khôi phục và phát triển làng nghề mây tre đan Bao La, với các sản phẩm mây tre đan phục vụ trang trí nội, ngoại thất; khôi phục và phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam; bảo tồn làng nghề gốm Phước Tích Để thực hiện các mục tiêu nói trên, tỉnh đề ra một số giải pháp: hoàn chỉnh đồng bộ các quy hoạch cấp nước đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020; quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, quy hoạch cấp 7 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 7 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công điện của tỉnh làm cơ sở đầu tư các công trình hạ tầng, tập trung đầu tư công trình trọng điểm nhằm tạo động lực phát triển công nghiệp. Tỉnh xây dựng và ban hành cơ chế ưu tiên sử dụng vốn đầu tư cho khu vực có nguồn thu nhằm hỗ trợ các dự án công nghiệp phát triển; xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, PPP; chú trọng hình thức huy động doanh nghiệp cùng Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng có liên quan trực tiếp lợi ích của dự án III. Một số giải pháp nhằm phát huy tính hiệu quả chính sách việc làm tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới Đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững, nâng cao đời sống cho nhân dân và giải quyết tốt các vấn đề của xã hội. Với tầm quan trọng vậy, bằng nhiều giải pháp tích cực, nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Song vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề nan giải do vậy , để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc đạt hiệu quả trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện một số giải pháp như: - Hàng năm, căn cứ vào những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính chủ động của người lao động trong quá trình tìm việc làm và chuyển đổi nghề; - Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo nghề thiết thực cho từng nhóm đối tượng; tăng cường liên kết trong việc chuyển giao - tiếp nhận tri thức, kỹ thuật, sử dụng lao động qua đào tạo, tiêu thụ sản phẩm của lao động trong và sau khi đào tạo nghề; ưu tiên những nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo vay để giải quyết việc làm; 8 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 8 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công - Khuyến khích và tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động - Phát huy những kết quả đạt được trong những năm vừa qua, để đưa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ngày càng thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới, nhất là giai đoạn hiện nay khi mà các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống,… trên địa bàn toàn tỉnh đang ngày càng mở rộng và phát triển; - Liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp - Đối với lao động nông thôn, tập trung thực hiện việc tổ chức dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học trực tiếp tại đồng ruộng, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… Qua đó, giúp người học nghề tiếp cận nhanh các ngành nghề được học, thực hành ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để tạo việc làm cho chính mình, cũng như nhiều lao động khác. - Vấn đề quan trọng nhất của công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay chính là phải đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cũng như phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động đến các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,…; do đó tỉnh cần tập trung rà soát hệ thống trường dạy nghề để có phương án quy hoạch, sắp xếp lại thật sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu đề ra; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đào tạo nghề đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh các hệ cao đẳng, trung cấp nghề; tăng cường giám sát, dự giờ các khóa dạy nghề… 9 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 9 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công KẾT LUẬN Vấn đề việc làm là vấn đề mà Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ưu tiên thực hiện, đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Thông qua chính sách việc làm, chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa. 10 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 10 . định ban hành chính sách - Công bố chính sách 7. Nội dung chính sách - Căn cứ hoạch định chính sách - Mục tiêu chính sách - Biện pháp của chính sách - Thời hạn duy trì chính sách II. Thực trạng. lợi ích của dự án III. Một số giải pháp nhằm phát huy tính hiệu quả chính sách việc làm tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới Đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được tỉnh xác. sách việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới . 1 Nguyễn Thị Hương Giang Lớp HCC 16M 1 Tiểu luận môn Hoạch định và Thực thi Chính sách công NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

    • 1. Khái niệm chính sách và chính sách công

    • 2. Khái niệm hoạch định chính sách

    • 3. Ý nghĩa của hoạch định chính sách

    • 4. Tiêu chuẩn một chính sách tốt và có tính khả thi

    • 5. Những căn cứ để hoạch định một chính sách

    • 6. Các bước hoạch định chính sách

  • II. Thực trạng và giải pháp về tình hình việc làm ở tỉnh Thừa Thiên Huế

    • 1. Thực trạng về tình hình giải quyết việc làm tại thỉ Thừa Thiên Huế

    • 2. Kế hoạch giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015

  • III. Một số giải pháp nhằm phát huy tính hiệu quả chính sách việc làm tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan