Ngày đăng: 06/02/2015, 18:15
Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất LỜI NÓI ĐẦU Trong mọi chế độ xã hội, mọi thời đại, yếu tố con người quyết định sự tồn vong phát triển của xã hội đó và thời đại đó, con người phát triển thông qua lao động, lao động đã phát minh ra sáng kiến để cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả kinh tế cao. Với chi phí của người lao động bỏ ra thì việc bù đắp lại sự cống hiến trí lực, thế lực của họ, người sử dụng lao động phải trích ra một khoản kinh phí để trả cho người lao động đó là tiền lương, tiền công. Tiền lương ( tiền công ) là vấn đề thường xuyên nhà quản lý, người sử dụng lao động phải quan tâm hàng đầu, nó có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội , của nền kinh tế ở tầm vi mô, cũng như vĩ mô. * Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của cán bộ công chức, viên chức, nó trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng để quản lý lao động nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. * Tiền lương trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, mà đặc biệt trong lĩnh vực hành chính nguồn trang trải chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đây là khoản chi ngân sách không trực tiếp sản xuất mang tính chất tiêu dùng hết sức cần thiết, không thể thiếu được. * Như vậy tiền lương là một khoản chi quan trọng không thể thiếu được đối với đời sống xã hội, nó không những có ý kiến về kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Từ đó cho ta thấy được việc quản lý tiền lương trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp là một vấn đề có vị trí quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách Nhà nước nói chung. Ở mỗi một doanh nghiệp, mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp ( HCSN), sự quan tâm của nhà quản lý trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động thì nó phản ánh rõ nét về sự phát triển hay không phát SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 1 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất triển của doanh nghiệp, đơn vị. Đối với đơn vị HCSN, tiền lương, tiền công là một khỏan chi trả không nhỏ của hoạt động chi thường xuyên. Người quản lý lao động, quan tâm chăm lo việc chi trả tiền lương, tiền công kịp thời, đúng chế độ, chính sách quy định của cơ quan đơn vị, thì nó làm động lực thúc đẩy, khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương, tiền công là sự cụ thể hóa của quá trình phân phối của cải vật chất mà chính người lao động làm ra. Do đó việc xây dựng ngạch, bậc lương, thang lương, bảng lương và hình thức trả lương, trả công hợp lý để sao cho tiền lương, tiền công vừa là khoản thu nhập đẻ người lao động đảm bảo đời sống vật chất lẫn tinh thần, đồng thời tiền lương tiền công trở thành một động lực để động viên, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả hơn. Thấy được vị trí , tầm quan trọng của tiền lương, tiền công cũng như công tác tổ chức quản lý, hạch toán chi trả tiền lương, tiền công và các hoạt động tài chính khác tại đơn vị. Bản thân đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài này. Qua đợt thực tập tại UBND xã Hoàng Hoa Thám đề tai đã giúp cho bản thân tôi hiểu rõ về công việc hạch toán kế toán tiền lương, tiền công và các khoản trích nộp theo lương ở UBND xã Tiền Phong. Với khả năng nhận thức và hiểu biết của mình trong công việc nghiệp vụ tài chính, kế toán không tránh được những thiếu sót hạn chế, kính mong được sự góp ý, bổ sung của thầy giáo, cô giáo để đề tài được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn. SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 2 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 1. Khái niện, bản chất, ý nghĩa của tiền lương Lao động phải hoạt động chân tay, trí óc của con người, sử dụng các công cụ lao động để biến đổi đối tượng lao động thành những sản phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, tính chất quyết định lao động của con người với quá trình lao động sản xuất phản ánh rõ rệt nhất. Theo Các Mác " Cái mà con người ta mua bán như mua bán hàng hóa không phải là lao động mà là sức lao động ". Vì vậy khi sức lao động trở thành hàng hóa thì bản thân nó mang giá trị, khi người lao động bỏ ra khoảng thời gian và công sức để tạo ra giá trị sản phẩm thì họ sẽ nhận lại được khoản thù lao, giá trị đó dưới dạng tiền lương, tiền công. Vậy, tiền lương ( tiền công ) là phần thù lao lao động, biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp , đơn vị. Về bản chất thì tiền lương ( tiền công ) là biểu hiện bằng tiền của giá cả, sức lao động. Tiền lương, tiền công là nguồn thu nhập của người lao động. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động dùng tiền lương, tiền công để làm đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động thì tiền lương, tiền công là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp, SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 3 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất người sử dụng lao động phải biết sử dụng lao động sao cho hiệu quả nhất, để tiết kiệm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Đối với người lao động, tiền lương, tiền công là người thu nhập chính, chủ yếu để nuôi sống họ, là nguồn động lực kích thích ựư hăng say trong lao động, sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để làm tăng năng suất lao động tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp, người sử dụng lao động, xóa bỏ sự ngăn cách làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, đơn vị công tác. 2. Khái niệm nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 2.1 Quỹ BHXH BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Hàng tháng đơn vị, người sử dụng lao động phải trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định của Luật BHXH số 71 - 2006/ QHII ngày 29/ 6 / 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 20 %. Trong đó 15% là người sử dụng lao động (đơn vị ) phải nộp còn 5 % trừ vào thu nhập hàng tháng ( lương cơ bản ) của người lao động. 2.2 Qũy BHYT Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ, quỹ này được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ trên tổng số tiền lương cơ bản của người lao động là 3 %, trong đó người lao động trích từ thu nhập của mình ( lương ) ra để nộp 1%, còn lại 2% là người sử dụng lao động. 2.3 Kinh phí công đoàn SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 4 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Để có kinh phí cho người hoạt động công đoàn phục vụ cho việc chi tiêu, hoạt động nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Quỹ công đoàn được trích lập từ 1 % lương cơ bản của người lao động và 2 % của đơn vị, người sử dụng lao động. Hàng tháng người lao động phải trích 1 % từ quỹ ( lương ) của mình nộp đoàn phí công đoàn còn 2 % người sử dụng lao động trích nộp lên công đoàn cấp trên đến 31 / 12 hàng năm công đoàn cấp trên trích lập 1 / 3 của 2 % đó trả lại cho công đoàn cấp dưới để phục vụ cho hoạt động của công đoàn cấp dưới. 3. Quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ tiền lương trong đơn vị ngân sách xã. * Tiền lương được định nghĩa như sau : " Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá trị yếu tố sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, phải tuân thủ theo chế độ chính sách của nhà nước ban hành. Quỹ tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân, biểu hiện bằng tiền mà nhà nước dùng để phân phối cho công nhân viên chức theo số lượng chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội. * Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Tiền lương danh nghĩa : Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người lao động được nhận từ người sử dụng lao động. Căn cứ vào hợp đồng lao động giữa hai bên. Trên thực tế các mức lương người lao động được hưởng đều là đồng lương danh nghĩa, lợi ích mà người lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc đồng lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và thuế mà người lao động sử dụng đồng lương của mình để chi tiêu mua sắm hoặc đóng thuế. SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 5 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Tiền lương thực tế : Tiền lương thực tế là lượng hàng hóa, dịch vụ có thể mua sắm được từ tiền lương của mình sau khi đã chiết khấu các khoản đóng góp theo quy định của Nhà nước. 3.1 Vai trò của tiền lương trong hoạt động thường xuyên Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động và nhằm đảm bảo chi phí phục vụ cho việc tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu tối thiểu của đồng tiền lương để nuôi sống người lao động. Khi người sử dụng lao động quan tâm chi trả đồng tiền lương cho người lao động đúng với chính sức lao động của người lao động bỏ ra kịp thời , thì tác động ảnh hưởng tốt đến công việc, nhiệm vụ được giao, người lao động sẵn sàng nhận và hòan thành tốt. 3.2 Tiền lương tối thiếu và các mức lương * Tiền lương tối thiểu được xem là cái ngưỡng cửa để căn cứ từ đó mà xây dựng các mức tiền lương tạo thành chế độ tiền lương của một cơ quan, đơn vị nào đó hoặc chế độ tiền lương thống nhất chung của một quốc gia là căn cứ để hoạch định chế độ, chính sách tiền lương của nó dựa vào các yếu tố sau để xây dựng chế độ tiền lương. - Mức sống bình quân đầu người của một nước - Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng - Loại lao động và điều kiện lao động * Tiền lương tối thiểu điều chỉnh trong đơn vị Nhằm đáp ứng nhu cầu cá thể trả lương cao hơn trong những đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thực hiện hạch toán và tự chủ tài chính phải dựa vào các yếu tố tiết kiệm chi thường xuyên, tận thu các nguồn thu mà pháp luật cho phép, đặc biệt là các đơn vị HCSN được phép hoạt động tài chính có thực. Có thể tính mức lương của một lao động theo công thức sau: SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 6 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Tlmin = 540.000 ( K1 + K2 ) trong đó mức lương tối thiểu : 540.000 đồng, K1 là hệ số điều chỉnh theo mức lương, K2 là phụ cấp đặc thù. 3.3 Các yêu cầu trong công tác tổ chức tiền lương * Yêu cầu của tổ chức tiền lương : Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động tăng tích lũy và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động ( công chức, viên chức ). Đây là yêu cầu quan trọng nhất nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp thái độ, tác phong, động cơ, ý thức của công chức viên chức, người lao động muốn tăng hiệu quả, chất lượng công tác, việc thanh toán chi trả phải kịp thời, chính xác, rõ ràng, minh bạch. * Các cơ sở nguyên tắc của tổ chức tiền lương Công chức, viên chức được nhà nước sử dụng lao động tuyển dụng vào, sắp xếp công việc theo chuyên môn đã được đào tạo đúng ngành, đúng nghề đào tạo, ngạch lương. Bậc lương được xếp cho từng công chức , viên chức phải phù hợp đúng chế độ, quy định của nhà nước, đến niên hạn sẽ được nâng bậc lương nếu công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ, trường hợp đặc biệt có thể nâng lương trước thời hạn và ngược lại có thể kéo dài thêm thời gian nâng bậc lương khi công chức, viên chức vi phạm kỷ luật. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong việc thanh toán, đảm bảo sự công bằng , bình đẳng trong việc chi trả lương. Tiền lương được trả cho công chức, viên chức được điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng dần nguyên do . Mặt bằng đời sống kinh tế xã hội được nâng lên về trình độ chuyên môn, năng lực công tác của công chức, viên chức không ngừng được cải tiến, chế độ, thời gian làm việc được sắp xếp hợp lý, khoa học, hiệu quả công tác được nâng lên. SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 7 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Mối quan hệ hợp lý về tiền lương của công chức, viên chức chuyên môn hoặc công chức, viên chức chuyên trách được bổ nhiệm phải dựa vào các yếu tố sau để làm căn cứ : + Trình độ bằng cấp chuyên môn của mỗi công chức, viên chức + Điều kiện ngành nghề, lĩnh vực công tác. Điều kiện lao động khác nhau thì chế độ tiền lương khác nhau, việc chi trả thanh toán tiền lương có thể cùng ngạch bậc, ngành nghề như nhau nhưng thu nhập có thể khác nhau, do vị trí khu vực được quan tâm công tác. Để khuyến khích người lao động đến công tác ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo sự tương quan hài hòa giữa các ngành nghề, loại hình kinh tế, phân công lao động, công chức, viên chức hợp lý, đảm bảo ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế. 3.4 Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương, tiền công, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo vệ sức khỏe quan tâm đến đời sống tinh thần của công chức, viên chức. Theo chế độ tài chính hiện hành, Luật Nhà nước, cơ quan đơn vị còn phải trích theo lương một số khoản kinh phí đó là : BHXH, BHYT,KPCĐ. Các khoản này bao gồm người sử dụng lao động và người lao động đều phải trích lập quỹ theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và hàng tháng phải nộp vào BHXH, BHYT,KPCĐ các khoản trích lập đó. II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ người lao động quan tâm, mà cơ quan đơn vị người sử dụng lao động đều phải đặc biệt quan tâm. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến năng suất, chất lượng lao động hiệu quả công tác và ý thức xây dựng đơn vị. Đối với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải trung thực, phản ánh số liệu chính xác kịp SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 8 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất thời và tham mưu cho nhà quản lý, thủ trưởng đơn vị, về thời gian và chất lượng công tác của người lao động. Trích lập bảng lương, bảng chấm công, quản lý chặt chẽ việc thanh toán quỹ tiền lương. Tính toán chính xác, kịp thời các khoản trích theo lương từ lương của người lao động như : BHXH, BHYT,KPCĐ. Định kỳ hàng tháng, hàng quỹ phải đối chiếu cân đối giữa thu và nộp quỹ BHXH, NHYT,KPCĐ với cơ quan quản lý. Mỗi cơ quan, đơn vị HCSN đều được nhà nước chi trả, đầu tư hợp lý theo từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, nhà nước ưu tiên phát triển lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó được đầu tư, được phát triển nhân lực. Thực hiện chế độ tiền lương luôn gắn liền với cải cách hành chính, đảm bảo sự tương quan hài hòa giữa các ngành nghề, loại hình kinh tế, phân công lao động, công chức, viên chức hợp lý, đảm bảo ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế. 3.4 Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương, tiền công, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo vệ sức khỏe quan tâm đến đời sống tinh thần của công chức, viên chức. Theo chế độ tài chính hiện hành, Luật Nhà nước, cơ quan đơn vị còn phải trích theo lương một số khoản kinh phí đó là : BHXH, BHYT,KPCĐ. Các khoản này bao gồm người sử dụng lao động và người lao động đều phải trích lập quũ theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và hàng tháng phải nộp vào BHXH, BHYT, KPCĐ các khoản trích lập đó. II- NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ người lao động quan tâm, mà cơ quan đơn vị người sử dụng lao động đều phải đặc biệt quan tâm. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến năng xuất,c hất lượng lao động hiệu quả công tác và ý thức xây dựng đơn vị. Đối với kế toán tiền lương SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 9 Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất và các khoản trích theo lương phải trung thực, phản ánh số liệu chính xác kịp thời và tham mưu cho nhà quản lý, thủ trưởng đơn vị, về thời gian và chất lượng công tác của người lao động. Trích lập bảng lương, bảng chấm công, quản lý chặt chẽ việc thanh toán quỹ tiền lương. Tính toán chính xác, kịp thời các khoản trích theo lương từ lương của người lao động như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý phải đối chiếu cân đối giữa thu và nộp quỹ BHXH, BHYT,KPCĐ với cơ quan quản lý. Người lao động khi được nâng lương điều chỉnh mức lương, kế toán phải trực tiếp cơ quan cấp trên quản lý ngành mình để đối chiếu , điều chỉnh kịp thời từ mức lương được nâng, được điều chỉnh tăng thêm thì phải lập các loại bảng trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ để chiết khấu vào lương của người lao động. III - QŨY TIỀN LƯƠNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA QUỸ TIỀN LƯƠNG 1. Quỹ tiền lương Là khoản tiền mà đơn vị, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm lương cơ bản, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp vượt khung, phụ cấp đặc thù đơn vị căn cứ vào thang lương, bậc lương và mọi khỏan phụ cấp do nhà nước quy định để lập bảng lương thanh toán cho người lao động được chính xác, kịp thời. 2. Các khoản tiền lương Theo Nghị định 235 / HĐBT ngày 19 / 9 / 1985 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau đây : Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo thời gian có thưởng, lương khoán. Tiền lương trả cho người lao động trong hoạt động thường xuyên SV : Nguyễn Viết Đạm Lớp KTLT1 - K3H 10 [...]... 10603 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở ngân sách xã có liên quan đến các tài khoản khác như : TK331, TK311 PHẦN II SV : Nguyễn Viết Đạm 16 Lớp KTLT1 - K3H Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM Tiền Phong là một xã chuyên về... cuối tháng IV- THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM 1 Nguyên tắc trả lương SV : Nguyễn Viết Đạm 25 Lớp KTLT1 - K3H Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Tiền lương chi trả cho cán bộ công chức xã căn cứ vào mức lương tối thiểu tại thời điểm hiện hành với hệ số lương chính ( theo ngạch bậc ) cộng với các khoản phục cấp... trị, xã hội trên địa bàn xã * Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã trình ra HĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của Pháp luật và gửi Phòng Tài chính - kế hoạch huyện để tổng hợp vào Ngân sách Nhà nước 2.3 Chức năng của kế toán Kế toán có chức năng giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê và thông tin kinh tế trong xã Thực. .. tính tiền lương và trợ cấp BHXH được biểu hiện qua sơ đồ sau : Chứng từ hạch Chứng từ về BH Chứng từ về toán kế toán (BH trả thay lương) tiền thưởng Tiền lương tính Tiền lương tính theo thời gian theo sản phẩm Bảng thanh Bảng chiết trích Bảng thanh Bảng thanh toán lương lương, BH toán BHXH toán tiền Bảng thanh toán tiền lương và BH ( Chi trả, khấu trừ ) Mẫu chứng từ được áp dụng theo chế độ kế toán. .. căn cứ để đề bạt, xem xét nâng lwong bình bầu cá nhân xuất sấưc, khen, kỷ luật 3 Tiền lương và trợ cấp BHXH Cuối tháng, trên cơ sở các tài liệu hạch toán ngày công, thời gian làm việc và các chính sách xã hội về lao động và BHXH do nhà nước quy định mà đơn vị được áp dụng Kế toán lập biểu tiền lương và tiền BHXH phải trả cho người lao động Việc tính toán tiền lương theo thời gian, tiền lương theo chi... công chuyên dùng của xã * Thu nhập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi ngân sách các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp tình hình quản lý và sử dụng tài sản công do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác ở xã * Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình dự toán thu - chi các quy định về tiêu chuẩn định mức, tình hình quản lý sử dụng các quỹ công chuyên. .. KTLT1 - K3H Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất Kiêm lĩnh tiền mặt Niên độ : 2008 ( Lưu tại KBNN ) Dl 0037321 Tạm ứng Thực chi ( Khung nào không sử dụng thì gạch chéo X ) UBND xã Tiền Phong - Ân Thi - Hưng Yên DVSDNS 1079188 Tên CMTND Mã CTMT Tài khoản : 331010000018 Tại KBNN Ân Thi Đơn vị nhận tiền : BHXH huyện Ân Thi Địa chỉ : Huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên Tài khoản 943100000001... dụng các quỹ công chuyên dụng Các khoản thu đóng góp của dân, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã * Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dụng cung cấp thông tin, số liệu tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND - HĐND xã các giải pháp nhằm... việc tuân thủ các chế độ chính sách tài chính - kế toán của nhà nước tại SV : Nguyễn Viết Đạm 20 Lớp KTLT1 - K3H Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất xã và Nghị quyết của HĐND xã về ngân sách tài chính quản lý hoạt động thu chi ngân sách và tài chính khác ở xã 2.4 Nhiệm vụ của kế toán Tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp điều kiện hoạt động yêu cầu và trình độ quản lý của xã Tổ... KTLT1 - K3H Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp Trường cao đẳng hóa chất - Mã số đơn vị SDNS 440329437 - Tài khoản thu ngân sách 741012943000 - Tài khoản chi ngân sách ( Chi thường xuyên ) 3310100043000 - Tài khoản chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản 331030043000 III - LUẬT KẾ TOÁN, HÌNH THỨC KẾ TOÁN, CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 1 Sổ kế toán Xã mở sổ kế toán theo phương pháp kế toán kép, . đề tài này. Qua đợt thực tập tại UBND xã Hoàng Hoa Thám đề tai đã giúp cho bản thân tôi hiểu rõ về công việc hạch toán kế toán tiền lương, tiền công và các khoản trích nộp theo lương ở UBND xã. hóa chất THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM Tiền Phong là một xã chuyên về sản. của Nhà nước và hàng tháng phải nộp vào BHXH, BHYT, KPCĐ các khoản trích lập đó. II- NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tiền lương và các khoản trích theo lương của người
Xem thêm:
chuyên đề thực tập_báo cáo công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ubnd xã hoàng hoa thám, huyện ân thi, hưng yên, chuyên đề thực tập_báo cáo công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ubnd xã hoàng hoa thám, huyện ân thi, hưng yên