xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto

70 813 3
xuất khẩu lạc nhân của công ty vilexim – cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 1 LỜI CAM ĐOAN Quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM – Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO” em xin cam đoan các số liệu sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực do công ty VILEXIM cung cấp và từ các nguồn tham khảo. Chuyên đề do bản thân tự tìm tòi nghiên cứu hoàn thành nếu có hành vi sao chép luận văn hay đề án đã có sẵn thì sẽ hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm cũng như kỷ luật, xử lý của Bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006 Sinh viên: Hoàng Mạnh Hùng  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân thì em đã được cô Nguyễn Thị Thanh Hà và các cô chú, anh chị Phòng Kinh doanh 3 của Công ty VILEXIM giúp đỡ rất tận tình, chu đáo. Qua đây em xin bày tỏ tấm lòng của mình. - Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà đã giúp em hoàn thành đề tài này. - Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Phòng kinh doanh 3 của Công ty VILEXIM đã giúp đỡ em trong những ngày em thực tập tại phòng. Và đã tận tình chỉ bảo, cung cấp số liệu cho em để hoàn thành tốt đề tài. - Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và của Trường ĐH KTQD đã dạy dỗ, truyền lại cho em những kiến thức để có được như ngày hôm nay. - Xin chân thành cảm ơn các bạn tại lớp Kinh doanh quốc tế 44 đã có những đóng góp để đề tài được thành công. - Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Bố mẹ em đã nuôi nấng dạy dỗ để em được như ngày hôm nay.  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7 I: Xuất khẩu 7 1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 7 1.2 Các hình thức xuất khẩu 7 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 7 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp 8 2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu 9 2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác 9 2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 10 2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 11 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 15 II. Vai trò xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 16 1. Tiềm năng và ưu thế của trồng và sản xuất lạc tại Việt Nam 16 2. Vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 18 III. Những quy định, cam kết, ràng buộc liên quan tới xuất khẩu nông sản của WTO 19 IV. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 32 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA CÔNG TY VILEXIM 37 I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM 37 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM 37 2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 39 2.1 Chức năng của công ty 39 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty 39 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty 43 1. Năng lực xuất khẩu 43 2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước 45 3. Đối thủ cạnh tranh trong nước 46 Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 3  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp III. Tình hình hoạt động của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 46 1. Thực trạng xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 46 2. Đánh giá tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM 53 2.1 Thành công trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM 54 2.2 Nguyên nhân của thành công 55 2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 55 2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 56 CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 57 I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu lạc nhân của Công ty trong thời gian tới. 57 II. Những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 58 1. Cơ hội cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 59 2. Thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 60 III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 61 1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 61 1.1 Các giải pháp về thị trường 61 1.2 Các giải pháp về thu mua 63 2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân.64 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 68 NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 68 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 69 LỜI NÓI ĐẦU Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 4  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Trong những năm gần đây tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới nổi lên một số nước công nghiệp mới mà nền kinh tế của họ chủ yếu là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu như Đài loan, Hàn quốc, Singapore, Thái lan…. Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vai trò xuất khẩu là một trong những trọng tâm của nền kinh tế đặc biệt là xuất khẩu nông sản bởi vì Việt Nam là nước với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, rất có thế mạnh và tiềm năng về xuất khẩu nông sản như gạo, hạt tiêu, lạc nhân, điều…Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, giảm bớt dư thừa nông sản, tăng nguồn thu thuế cho chính phủ, đồng thời làm cân bằng cán cân thương mại. Vì xuất khẩu quan trọng như vậy nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty cổ phần & Hợp tác đầu tư VILEXIM dưới tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chinh thức của WTO. Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian năm năm từ 2001-2005. Mục đích: Nghiên cứu tình hình, thực trạng xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường xuất khẩu, tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc xuất khẩu lạc nhân. Qua đây nhận định được những khó khăn tồn tại, tìm ra các nguyên nhân gây ra khó khăn, tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn vướng mắc. Đồng thời nêu ra các cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu lạc nhân tại VILEXIM khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao hiệu quả xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM. Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 5  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp thống kê, liệt kê sử dụng số liệu bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ để mô tả tình hình, khả năng xuất khẩu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp cụ thể. Qua đề tài này các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu lạc nhân khác nói riêng có thể tham khảo các nguyên nhân, nhận định để tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I. Tổng quan các vấn đề lý thuyết và vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam Chương II. Tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM Chương III: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO Qua thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp đã giúp em hiểu hơn về tình hình xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM và hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu của một đề tài. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006 Sinh viên: Hoàng Mạnh Hùng CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 6  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I: Xuất khẩu 1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 1.1 Khái niệm: Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác (1) . Hoặc xuất khẩu là hình thức đầu tiên thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hóa được sản xuất ở trong nước ra thị trường bên ngoài. (2) . 1.2 Các hình thức xuất khẩu Có hai hình thức xuất khẩu đó là: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Thông thường để xuất khẩu trực tiếp hàng hóa các công ty thường sử dụng hình thức: - Đại diện bán hàng Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. - Đại lý phân phối Đại lý phân phối là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch 1 Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế, tập 2, NXB Lao động – Xã hội, 2003, Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường 2 Theo giáo trình Marketing quốc tế, NXB Thống Kê 2002, Chủ biên: PGS.TS. Trần Minh Đạo – TS. Vũ Trí Dũng. Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 7  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp giữa giá mua và giá bán. - Nhà bán lẻ nước ngoài Một công ty xuất khẩu cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một nhà bán lẻ ở nước ngoài mặc dù trong các loại thương vụ như thế, thì hệ thống người tiêu dùng nói chung thường bị giới hạn. - Bán hàng trực tiếp cho người sử dụng sau cùng Một công ty xuất khẩu có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trực tiếp cho người sử dụng hoặc tiêu dùng sau cùng ở nước ngoài. Những người mua hàng trực tiếp này có thể là các chính phủ nước ngoài, các cơ quan như bệnh viện, trường học hoặc các doanh nghiệp. Thông thường mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự bảo đảm, bảo hành hoặc dịch vụ kèm theo nhà xuất khẩu có thể tổ chức nhờ hệ thống phân phối của mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên. 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian. Các trung gian là: - Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá. Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lý và thu một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó. - Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó cho công ty uỷ thác và nhận thù lao. Đại lý không chiếm và sở hữu hàng hoá. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 8  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thị trường nước ngoài. - Khách hàng ngoại kiều: Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. - Hãng xuất khẩu ủy thác: là một tổ chức đại diện cho người mua nước ngoài cư trú tại nước của người xuất khẩu. Hoạt động dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Do vậy người mua phải trả tiền hoa hồng cho hãng ủy thác xuất khẩu. Hãng xuất khẩu ủy thác căn cứ vào yêu cầu của khách hàng nước ngoài, gửi các yêu cầu đó cho các nhà sản xuất để mời thầu và lựa chon nhà cung cấp. - Nhà môi giới xuất khẩu: Đó là những cá nhân hoặc công ty thực hiện chức năng kết nối giữa người mua và người bán. Có hai loại nhà môi giới đó là nhà môi giới nhận tiền công và mức độ liên hệ chặt chẽ với nhà xuất khẩu. - Hãng buôn xuất khẩu: là hãng buôn nằm tại nước xuất khẩu, mua hàng của người sản xuất sau đó bán lại cho khách hàng nước ngoài. Các hãng buôn xuất khẩu thực hiện tất cả các chức năng và chựu mọi rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu. 2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu 2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác Nghiên cứu thị trường là công việc hết sức quan trọng của hoạt động xuất khẩu, nó quyết định sự thành bại đến công việc kinh doanh của bất kỳ công ty kinh doanh nào. Để nghiên cứu thị trường nước ngoài trước hết phải đánh giá nhu cầu của thị trường, đó là xem xét quốc gia định xuất khẩu có nhu cầu về hàng hóa đó không. Nếu có thì chúng ta mới tiếp tục nghiên cứu đầy đủ về môi trường kinh doanh để kiểm định về nhu cầu cơ bản về quốc gia đó. Ngoài nhu cầu của thị trường thì chúng ta cung không thể không quan tâm đến môi trường kinh doanh của quốc gia Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 9  Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đó là các yếu tố như: các yếu tố về văn hóa, các yếu tố về chính trị và pháp luật như các quy định của chính phủ, bộ máy hành chính của quốc gia đó, sự ổn định chính trị, các yếu tố về kinh tế và tài chính và một vài các yếu tố khác như chi phí vận chuyển, hình ảnh về quốc gia…Để từ đó doanh nghiệp có sự lựa chon đúng đắn thị trường xuất khẩu, có chiến lực kinh doanh đúng đắn và lựa chon đối tác phù hợp để hoạt động xuất khẩu đạt kết quả cao. 2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch các doanh nghiệp cần tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo. Nhưng để tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với nhau, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường phải trải qua một quá trình thương thảo về các điều kiện giao dịch. Trong một số tình huống cụ thể được sự nhất trí của cả hai bên tham gia thì đơn chào hàng hay đơn đặt hàng này có thể sẽ trở thành hợp đồng ngoại thương. Trong quy trình xuất khẩu việc trước tiên là Công ty sẽ làm một bản chào hàng gửi đến các khách hàng. Trong chào hàng nêu rõ: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, thời hạn giao hàng thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng hoặc trong trường hợp Công ty nhận được thư hỏi hàng của khách hàng nước ngoài thì hai bên sẽ tiến hành thoả thuận các điều khoản để đi đến ký kết một hợp đồng cụ thể. Tiếp theo là hai bên sẽ tiến hành đàm phán và sẽ ký kết một hợp đồng xuất khẩu. Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết một hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng được ký kết phải được làm bằng văn bản đó là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên. Nó xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, tránh được những hiểu lầm do không thống nhất về quan niệm. Trong một hợp đồng ngoại cần thoả thuận những phần sau: + Số hợp đồng. Hoàng Mạnh Hùng Lớp KD quốc tế 44 10 [...]... kinh tế Việt Nam Tuy sản lượng lạc củ Việt Nam đem lại năng suất và giá trị kinh tế chưa cao, nhưng cây lạc cũng đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết nhu cầu về thực phẩm, cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân lao động và là nguồn thu ngoại tệ, tăng kim ngạch xuất khẩu trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Đối với sản phẩm lạc nước ta xuất khẩu hai loại chủ yếu là lạc nhân và lạc vỏ... ký 2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trong quá trình này bao gồm các công đoạn: - Xin giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp để nhà nước quản lý về xuất khẩu Vì vậy sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết, doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó - Chuẩn bị hàng xuất khẩu Sau khi đã ký kết xong hợp đồng Công ty sẽ tiến hành công việc... Tiềm năng và ưu thế của trồng và sản xuất lạc tại Việt Nam Cây lạc đã được trồng ở nước ta từ lâu Hiện nay diện tích trồng lạc của Việt Nam đứng thứ năm trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương, sau ấn Ðộ, Trung Quốc, Indônesia, Miến Ðiện Diện tích trồng lạc của nước ta khoảng là 262,5 ngàn ha và năng suất bình quân là 16 tạ/ ha Nước ta đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích trồng và xuất khẩu hàng... định rằng các thành viên của WTO phải giảm dần lượng hàng hoá xuất khẩu được trợ cấp Tuy vậy, một số nước nhập khẩu vẫn đang bị lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu giá rẻ và được trợ cấp của các nước công nghiệp chủ chốt Trong số đó có một vài nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới Tuy giá cả tăng, nhờ cắt giảm trợ cấp xuất khẩu, có thể có tác động tốt tới ngành sản xuất nông nghiệp của họ nhưng các nước này... tượng nhân nhượng mà các quy định của Điều này có thể được viện tới, nếu: (a) lượng nhập khẩu sản phẩm đó trong bất kỳ năm nào vào lãnh thổ hải quan của 11 Các biện pháp này bao gồm hạn chế số lượng nhập khẩu, các loại thu đối với hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu tối thiểu, cấp phép nhập khẩu tuỳ tiện, các biện pháp phi quan thuế được duy trì thông qua các doanh nghiệp thương mại quốc doanh, hạn chế xuất khẩu. .. hành công việc thu gom hàng để xuất khẩu. Việc mua bán ngoại thương thường được tiến hành trên cơ sở số lượng lớn Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu nước ta về cơ bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán vì vậy trong nhiều trường hợp muốn làm thành một lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất, trạm thu mua) Cơ sở pháp lý để làm việc đó... một số hình thức trợ cấp để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo đầu ra cho nông sản Tuy mức độ trợ cấp xuất khẩu của nước ta rất nhỏ, không có tác động xấu đến thương mại quốc tế, nhưng do đây là vấn đề có sự đấu tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển đòi các nước phát triển xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nên hầu hết các nước yêu cầu Việt Nam cam kết không trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay khi gia nhập WTO Tại Phiên... không được vượt quá mức trợ cấp xuất khẩu tính theo đơn vị đối với sản phẩm sơ cấp xuất khẩu đó Điều 12 Quy tắc về hạn chế và cấm xuất khẩu 1 Khi một Thành viên đưa và áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế và cấm xuất khẩu thực phẩm phù hợp với khoản 2(a), Điều XI của GATT 1994, Thành viên đó phải tuân thủ các quy định sau đây: (a) Thành viên áp dụng cấm hoặc hạn chế xuất khẩu cần phải quan tâm đầy đủ... Mông Cổ, Malayxia, Inđonexia Theo Bộ Thương Mại, năm 2004 nước ta xuất khẩu được 62.000 tấn lạc các loại, tăng 9,7% so với thực hiện 2003 là 56.600 tấn Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu được 120 nghìn tấn lạc, đạt được kim nghạch xuất khẩu lạc ở mức 62,4 triệu USD với mức giá trung bình khoảng 520 USD/ tấn Dự kiến năm 2006 Việt Nam có thể xuất khẩu được gần 200 nghìn tấn Hoàng Mạnh Hùng 18 Lớp KD quốc tế 44... cho các nhà sản xuất sản, phẩm nông nghiệp cho một hợp tác xã hoặc hiệp hội của các nhà sản xuất, hoặc cho một cơ quan tiếp thị, tuỳ thuộc vào việc thực hiện xuất khẩu; (b) việc bán hoặc thanh lý xuất khẩu của chính phủ hoặc các cơ quan chính phủ dự trữ sản phẩm phi thương mại với giá thấp hơn giá so sánh của sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa; (c) các khoản thanh toán xuất khẩu sản phẩm nông . Việt Nam gia nhập WTO 58 1. Cơ hội cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO 59 2. Thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương II. Tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM Chương III: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO Qua thời gian làm chuyên đề tốt. thành công 55 2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM 55 2.4 Nguyên nhân của các hạn chế 56 CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

  • I: Xuất khẩu

  • 1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu

    • 1.2 Các hình thức xuất khẩu

      • 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

      • 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

  • 2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu

    • 2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác

    • 2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu

    • 2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

  • 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

  • II. Vai trò xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam

  • 1. Tiềm năng và ưu thế của trồng và sản xuất lạc tại Việt Nam

  • 2. Vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam

  • III. Những quy định, cam kết, ràng buộc liên quan tới xuất khẩu nông sản của WTO.

    • Điều 4

    • Điều 8

      • + Các mục tiêu cụ thể đối với nông nghiệp :

      • Thuế quan

      • Hỗ trợ trong nước

      • Xuất khẩu

      • Giá trị trợ cấp

  • IV. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO

  • CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA CÔNG TY VILEXIM

  • I. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư VILEXIM

  • 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VILEXIM

    • Tên viết tắt là: VILEXIM.

  • 2.Chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

    • 2.1 Chức năng của công ty

    • 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty

  • II. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lạc nhân tại công ty

  • 1. Năng lực xuất khẩu

  • 2. Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước

  • 3. Đối thủ cạnh tranh trong nước

  • III. Tình hình hoạt động của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM

  • 1. Thực trạng xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM

    • Chủng loại lạc

  • 2. Đánh giá tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM

    • 2.1 Thành công trong hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM

    • 2.2 Nguyên nhân của thành công

    • 2.3 Hạn chế của xuất khẩu lạc nhân tại công ty VILEXIM

    • 2.4 Nguyên nhân của các hạn chế

  • CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU LẠC NHÂN TẠI CÔNG TY VILEXIM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

  • I. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu lạc nhân của Công ty trong thời gian tới

  • II. Những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO

  • 1. Cơ hội cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO.

  • 2. Thách thức cho hoạt động xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO.

  • III. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO

  • 1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

    • 1.1 Các giải pháp về thị trường

    • 1.2 Các giải pháp về thu mua

  • 2. Các kiến nghị đối với nhà nước nhằm đầy mạnh hoạt động xuất khẩu lạc nhân

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

  • NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan