khía cạnh thời gian nghệ thuật trong thơ xuân diệu

48 1.5K 0
khía cạnh thời gian nghệ thuật trong thơ xuân diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Mở đầu Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong văn chương bằng những tác phẩm văn học Pháp vào thế kỉ thứ XIX. Sau đó, nó ngày càng trở nên phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Và theo thời gian, bằng những tác phẩm suất sắc của mình, chủ nghĩa lãng mạn ngày càng khẳng định được vị trí, những đóng góp của mình đối với nền văn học nói chung. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất, mang đậm dấu ấn riêng của chủ nghĩa lãng mạn chính là việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao cái “tôi” rất riêng của nhà thơ thay vì cái “ta” chung trong chủ nghĩa cổ điển. Lần đầu tiên, những ý thức cá nhân, những quan điểm, khuynh hướng thẩm mỹ, xúc cảm, con mắt cá nhân được đề cao và được coi như là trung tâm của văn chương. Nhà nghệ sĩ mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, đưa một cái “Tôi” nhân vật rất đậm nét vào trong văn chương. Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, có thể kể tên hàng loạt loạt các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: René của François-René de Chateaubriand; Alphonse de Lamartine với tập thơ Trầm tư; Alfred de Musset với truyện ngắn Lời bộc bạch của những đứa con thời đại; George Sand với tiểu thuyết Cái đầm ma; Victor Hugo với tập thơ Tia sáng và bóng tối, tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ, kịch Hernani. Với văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn thực sự mang dấu ấn đậm nét sau khi sự ra đời của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Đây là giai đoạn mà văn học Việt Nam có sự đổi mới, cách tân vô cùng kì diệu, có sự chiến đấu mãnh liệt giữa yếu tố cũ - yếu tố mới và kết quả là hang loạt những tác giả, tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, đem đến một hơi thở, một tiếng nói rất riêng, một “luồng gió mới lạ” cho nền văn học nước nhà. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhắc đến chủ nghĩa lãng mạn, đến Thơ mới, người ta không thể không nghĩ đến Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, người đã góp phần đưa Thơ mới lên đến giai đoạn đỉnh cao nhất của nó. Trong thơ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy dấu ấn đậm nét, cảm hứng lãng mạn im đậm trong mỗi vần thơ, thấm vào từng câu chữ, tứ thơ, thể hiện qua cả hình thức và nội dung tác phẩm. Trong bài viết này, do sự hiểu biết còn hạn hẹp và thời lượng không cho phép, em chỉ xin khai thác một khía cạnh trong thơ Xuân Diệu: Đó là khía cạnh thời gian nghệ thuật. Chắc hẳn, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thày góp ý cho em để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thày! 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 I. Chủ nghĩa lãng mạn 1. Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng mạn", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn" Phương thức lãng mạn là kiểu sáng tác tái tạo, là một trong hai kiểu sáng tác chính của lịch sử văn học bên cạnh kiểu sáng tác tái hiện theo cách gọi của Friedrich Engels. Hình thái lãng mạn là khái niện đặc thù được Georg Wilhelm Friedrich Hegel dùng để đối lập với hình thái tượng trưng trong lịch sử phát triển nghệ thuật. Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn học. Lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện khác nhau: đối lâp với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau. 2. Chủ nghĩa lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn vừa có nghĩa là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung lịch sử xã hội-cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 3. Các nguyên lý cơ bản a. Đề cao mộng tưởng 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương cái tôi của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng. Tùy vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực. Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết (Nỗi lòng chàng Werther của Johann Wolfgang von Goethe). Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng (Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ của Victor Hugo. b. Đề cao tình cảm Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa thiên nhiên vào tác phẩm ) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tình cảm của con người. c. Đề cao sự tự do Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buột. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lại tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến sự tự do tuyệt đối. 4. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện qua một số đặc điểm a. Đề tài Không phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Nếu trong chủ nghĩa cổ điển đề tài là cảnh sống giàu có, hành động đấu tranh cho lý tưởng cao cả của những ông hoàng bà chúa hoàn toàn không đề cập đế những khía cạnh đời sống của những tầng lớp dưới( những người bình dân). Thì ở chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học nghệ thuật. b. Nhân vật Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp, mọi người đều có quyền bước chân vào văn học. Văn học lãng mạn đã thành công khi thể hiện hình ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau khổ. Vd: Hình ảnh đám đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victor Hugo. c. Thể loại Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt thiếu dân chủ (như trong chủ nghĩa cổ điển) không phân chia thể loại cao cả và thấp hèn, nhưng thể loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết. d. Ngôn ngữ Câu văn trở nên linh hoạt, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều hơn. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chủ nghĩa lãng mạn phổ biến trong các sáng của nhiều nền văn học, tiêu biểu nhất là văn học Pháp. Cái tôi cá nhân với những lý tưởng thẩm mỹ rất riêng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất, góp phần phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa lãng mạn với các khuynh hướng văn học khác, mà tiêu biểu là chủ nghĩa cổ điển. Trong Văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn được thể hiện rõ nét nhất qua phong trào Thơ mới 1932 – 1945. II. Phong trào Thơ mới và tác gia Xuân Diệu Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ “Tình già” của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo “Phụ nữ tân văn” số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới. Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn. Từ khuynh hướng này đã nở rộ ra một loạt tên tuổi, một loạt các gương mặt nhà thơ lãng mạn. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ được xếp là tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới, cho chủ nghĩa lãng mạn tồn tại trong văn học Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Điều này 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của ông giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Trước Cách mạng Tháng Tám, sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu được đánh dấu bởi các tập thơ: “Thơ Thơ“ (1938), “Gửi Hương Cho Gió” (1945), “Trường Ca” (1945)… Trong đó, “Thơ Thơ” và “Gửi Hương Cho Gió” là tác phẩm khiến Xuân Diệu góp phần đưa Thơ mới đến đỉnh cao huy hoàng và rực rỡ nhất. Chất lãng mạn in đậm trong mỗi vần thơ của Xuân Diệu thời kỳ này, thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau: đề tài, thể loại, ngôn ngữ… Trong khuôn khổ bài viết hạn hẹp này, em xin được trình bày về một khía cạnh giàu tính chất lãng mạn trong thơ Xuân Diệu: đó là quan điểm, cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời gian hiện lên trong thơ Xuân Diệu. III. Lý thuyết chung về thời gian 1. Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa rạch ròi, chính xác. Một số từ điển có định nghĩa về thời gian như sau: “thời gian" - hình thức tồn tại cơ bản của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái là hiện tại, quá khứ và tương lai”. Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – cho rằng thời gian là một khái niệm không phải để ta nắm bắt và thời gian thường có 2 loại là thời gian tâm lý và vật lý. Thời gian tâm lý là thời gian chủ quan và thời gian vật lý là thời gian khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người, nó là “thời gian đồng hồ”. Trong bài viết của Minh Chi đã nói đến một ý nghĩa khác: “thời gian chỉ là một điều kiện chủ quan của nhận thức trực cảm của chúng ta, nó không tồn tại ở ngoài chủ thể”. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Như vậy thời gian là một khái niệm khó định nghĩa, khó hiểu và việc cảm thức nó lại càng khó hơn. Trong triết lý nhà phật thì cho rằng thời gian không phải là một thực tại cứu kính, nó không tồn tại tách biệt hiện tượng và người quan sát, họ cũng thừa nhận tính ảo ảnh của thời gian. Thời gian qua đi rất mau, nó còn nhanh hơn mũi tên bị bắn khỏi cung. Có thể nói thời gian là vấn đề luôn luôn được tìm hiểu trong mọi thời kỳ, từ quá khứ đến hiện tại và còn đến tương lai. Nó là vấn đề làm cho nhiều lĩnh vực khác phải quan tâm và trong số đó có cả lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong văn chương nghệ thuật, viết về thời gian cũng vận động trên cả ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy nhiên văn chương không gò bó cách thức thể hiện quan điểm về thời gian mà nó có thể được đảo lộn trình tự hoặc cũng có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó. Có nhiều cách thức thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc thời gian nhất định trong thời gian. Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm vào một thời khắc. Với bàn tay của người nghệ sĩ, thời gian không còn theo chiều vận động vốn dĩ của nó mà đã được đưa vào cái nhìn, suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ, và trong thơ ca, quan điểm về thời gian của người nghệ sĩ gắn liền với nguồn cảm hứng sáng tạo của thi nhân bởi hình tượng thơ và hình tượng cảm xúc. Sự cảm thụ thời gian trong thơ chính là mối rung động của nhà thơ trước cuộc đời và ý nghĩa chung của đời sống nhân sinh. Nhà thơ càng nặng cõi đời thì sự quan tâm trước mọi thời khắc càng trở nên mãnh liệt. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn Trong chủ nghĩa lãng mạn, vấn đề thời gian được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đó có thể là sự đề cao, lý tưởng hóa quá khứ. Theo đó, thời gian đi từ quá khứ đến hiện tại, tương lai theo đồ thị đi xuống. Không chỉ có vậy, thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ với thời gian, hay nói một cách khác là nó đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân… Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, thể hiện một cách rất riêng, rất xuất sắc đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân ấy. Với nhà thơ, thời gian được nhìn như một đối tượng “thù địch” với sinh mạng cá nhân. Với ông, bi kịch lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian. IV. Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu Mãn Giác Thiền sư trong “Cáo tật thị chúng” đã viết: “Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa cười Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai” Với bài kệ nổi tiếng này. Mãn Giác Thiền sư đã đưa ra một quan niệm về thời gian: thời gian tuần hoàn, bất biến, xuân qua rồi xuân lại tới, thời gian trôi đi rồi thời gian lại trở về, cứ theo một vòng tuần hoàn: xuân - hạ - thu đông như thế. “Thác là thể phách, còn là tinh anh”, đạo Phật cho rằng con người khi chết đi chỉ là 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chết về mặt thể xác, cái còn là linh hồn sẽ trường tồn vĩnh cửu. Hơn nữa: “Đời là bể khổ, tình là dây oan”, nên con người chỉ luôn hướng về cõi cực lạc, mong muốn thoát khỏi trần ai để mà về với một thế giới khác. Con người cứ lặng lẽ treo theo dòng chảy vốn có ấy của thời gian một cách lặng lẽ, trung thành. Nói về thời gian tuần hoàn, Nguyễn Du cũng viết trong “Truyện Kiều” “Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân” Trong văn học thời kỳ trước, thời gian dường như đều được nhìn trên một tầm vĩ mô, được đo bằng những khái niệm rất lớn: Nghìn năm, vạn năm: “Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi Vạn sáu chơi nhăng đã hết rồi” (Nguyễn Công Trứ) Còn Tản Đà thì : “Đời người thử ngẫm mà hay Trăm năm là ngắn, một ngày dài hơn”. Các nhà thơ trước cũng đã có những lúc ý thức, thở than về cái hữu hạn của đời người. Song, ý thức một cách sâu sắc, cuồng nhiệt thì chỉ đến thơ Xuân Diệu mới có được. V. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian 1. Thời gian tuyến tính, thời gian “thù địch” với sinh mạng cá nhân. 10 [...]... xin được trình bày về một khía cạnh giàu tính chất lãng mạn trong thơ Xuân Diệu: đó là quan điểm, cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời gian hiện lên trong thơ Xuân Diệu III Lý thuyết chung về thời gian 1 Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa rạch ròi, chính xác Một số từ điển có định nghĩa về thời gian như sau: thời gian" - hình thức tồn tại cơ bản... làm nên những nét rất riêng trong hồn thơ Xuân Diệu, khiến người ta không thể lẫn Xuânn Diệu với bất cứ ai khác VI Kết luận Như vậy, qua các tác phẩm của Xuân Diệu, người đọc thấy thời gian trong thơ ông mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện qua mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ - nhà thơ và thời gian, nó đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ cá nhân nhà thơ: Thời gian trở thành thù địch, trở... tương lai” Theo giáo sư Trịnh Xuân Thuận – cho rằng thời gian là một khái niệm không phải để ta nắm bắt và thời gian thường có 2 loại là thời gian tâm lý và vật lý Thời gian tâm lý là thời gian chủ quan và thời gian vật lý là thời gian khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người, nó là thời gian đồng hồ” Trong bài viết của Minh Chi đã nói đến một ý nghĩa khác: thời gian chỉ là một điều kiện chủ... một điển hình tiêu biểu 2 Xuân Diệu và bản lĩnh “chiếm lĩnh thời gian Có lẽ, điều đáng quý nhất ở thơ Xuân Diệu, ở con người Xuân Diệu chính là lối sông “chiếm lĩnh thời gian mà bản thân ông luôn tâm niệm, và gửi gắm tất cả vào trong thơ ca của mình Đồng nghĩa với việc nhận thức về dòng chảy thời gian “vô thủy, vô chung”, một đi không trở lại, Xuân Diệu đã đem đến những vần thơ sôi nổi, gấp gáp về... nhất trong các nhà Thơ mới”, người đã góp phần đưa Thơ mới lên đến giai đoạn đỉnh cao nhất của nó Trong thơ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy dấu ấn đậm nét, cảm hứng lãng mạn im đậm trong mỗi vần thơ, thấm vào từng câu chữ, tứ thơ, thể hiện qua cả hình thức và nội dung tác phẩm Trong bài viết này, do sự hiểu biết còn hạn hẹp và thời lượng không cho phép, em chỉ xin khai thác một khía cạnh trong thơ Xuân. .. cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân… Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, thể hiện một cách rất riêng, rất xuất sắc đặc trưng cho cách hiểu thời gian từ góc độ cá nhân ấy Với nhà thơ, thời gian được nhìn như một đối tượng “thù địch” với sinh mạng cá nhân Với ông, bi kịch lớn nhất của con người lãng mạn chính là thời gian IV Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu Mãn Giác Thiền sư trong “Cáo... thơ trước cũng đã có những lúc ý thức, thở than về cái hữu hạn của đời người Song, ý thức một cách sâu sắc, cuồng nhiệt thì chỉ đến thơ Xuân Diệu mới có được V Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian 1 Thời gian tuyến tính, thời gian “thù địch” với sinh mạng cá nhân 33 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Khác với những quan niệm trước đó về thời gian, đến Xuân Diệu thời. .. nhà thơ nào luyến tiếc thời gian đến xót xa như Xuân Diệu Vì vậy trong niềm say sưa bồng bột trước cuộc đời, tình yêu, sự hiện hữu của thời gian khiến ông chưa bao giờ bình thản”, “Đọc Thơ thơ và Gửi hương cho gió ta dễ dàng nhận ra một Xuân Diệu đang cô đơn chống trả lại sự tàn phá của thời gian Trong “Núi xa” ông viết: “Lẫn với đời quay, tôi cứ đi Người ngoài không thấu giữa lòng si” Và cô độc trong. .. bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động vốn có của nó Có nhiều cách thức thể hiện thời gian khác nhau, tác phẩm nghệ thuật xuất phát từ một mốc thời gian nhất định trong thời gian Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng đời dài đằng đẵng mà cũng có thể dồn nén một quãng thời gian hàng chục năm, hàng trăm năm vào một thời khắc Với bàn tay của người nghệ sĩ, thời gian không còn theo chiều... tập thơ: Thơ Thơ“ (1938), “Gửi Hương Cho Gió” (1945), “Trường Ca” (1945)… Trong đó, Thơ Thơ” và “Gửi Hương Cho Gió” là tác phẩm khiến Xuân Diệu góp phần đưa Thơ mới đến đỉnh cao huy hoàng và rực rỡ nhất Chất lãng mạn in đậm trong mỗi vần thơ của Xuân Diệu thời kỳ này, thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau: đề tài, thể loại, ngôn ngữ… Trong khuôn khổ bài viết hạn hẹp này, em xin được trình bày về một khía . một khía cạnh giàu tính chất lãng mạn trong thơ Xuân Diệu: đó là quan điểm, cái nhìn của Xuân Diệu về thời gian và yếu tố thời gian hiện lên trong thơ Xuân Diệu. III. Lý thuyết chung về thời gian 1 Trịnh Xuân Thuận – cho rằng thời gian là một khái niệm không phải để ta nắm bắt và thời gian thường có 2 loại là thời gian tâm lý và vật lý. Thời gian tâm lý là thời gian chủ quan và thời gian. hạn hẹp và thời lượng không cho phép, em chỉ xin khai thác một khía cạnh trong thơ Xuân Diệu: Đó là khía cạnh thời gian nghệ thuật. Chắc hẳn, bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thày

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

  • I. Chủ nghĩa lãng mạn

    • 2. Chủ nghĩa lãng mạn

    • 3. Các nguyên lý cơ bản

      • a. Đề cao mộng tưởng

      • b. Đề cao tình cảm

      • c. Đề cao sự tự do

    • 4. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện qua một số đặc điểm

      • a. Đề tài

      • b. Nhân vật

      • c. Thể loại

      • d. Ngôn ngữ

    • 1. Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa rạch ròi, chính xác.

    • 2. Thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn

  • IV. Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu

  • V. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian

    • 2. Xuân Diệu và bản lĩnh “chiếm lĩnh thời gian”.

    • 3. So sánh thời gian trong thơ Xuân Diệu và một số nhà Thơ mới khác

  • VI. Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. Chủ nghĩa lãng mạn

    • 2. Chủ nghĩa lãng mạn

    • 3. Các nguyên lý cơ bản

      • a. Đề cao mộng tưởng

      • b. Đề cao tình cảm

      • c. Đề cao sự tự do

    • 4. Chủ nghĩa lãng mạn trong văn chương được thể hiện qua một số đặc điểm

      • a. Đề tài

      • b. Nhân vật

      • c. Thể loại

      • d. Ngôn ngữ

    • 1. Từ trước đến nay, thời gian luôn được xem là một vấn đề khó có thể định nghĩa rạch ròi, chính xác.

    • 2. Thời gian trong chủ nghĩa lãng mạn

  • IV. Một vài quan niệm về thời gian trước Xuân Diệu

  • V. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian

    • 2. Xuân Diệu và bản lĩnh “chiếm lĩnh thời gian”.

    • 3. So sánh thời gian trong thơ Xuân Diệu và một số nhà Thơ mới khác

  • VI. Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan