Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông

188 1.2K 0
Phạm văn đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà trường phổ thông Mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị, nhà quân sù, nhà ngoại giao; nhà văn hoá, giáo dục Việt Nam xuất sắc, tầm cỡ quốc tế. Tên tuổi, uy tín và sự nghiệp cách mạng của ông là niềm tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, trên hầu khắp các lĩnh vực, Phạm Văn Đồng đều để lại những dấu Ên tốt đẹp, sự ngưỡng mộ và kính trọng đặc biệt trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Xét riêng về lĩnh vực giáo dục, Phạm Văn Đồng đã có những đóng góp, cống hiến to lớn, quý báu. Những nhận xét, ý tưởng, đề xuất, định hướng của ông về lĩnh vực này có ý nghĩa lý luận, thời sự và thực tiễn sâu sắc, là động lực quan trọng cho những khám phá, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng của ông vào hoạt động giáo dục nước nhà. 1.1. Tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng là di sản quý báu có ý nghĩa lâu dài cần được nghiên cứu, khai thác hệ thống Nghiên cứu những di sản văn hóa dân téc là một công việc khoa học, cần thiết có ý nghĩa của mọi thời đại. Để nhận định, đánh giá được tầm vóc những di sản lịch sử thì cần phải có những công trình khoa học công phu, hệ thống. Di sản văn hóa mà Phạm Văn Đồng để lại cho chóng ta trong lĩnh vực giáo dục là một di sản văn hóa quý báu, có ý nghĩa trường tồn đòi hỏi chúng ta phải có những công trình nghiên cứu khoa học, nghiêm túc và dày công. Những ý kiến, gợi ý, nhận định của ông về vấn đề giáo dục nói chung 1 về vấn đề dạy học Văn (DHV) trong nhà trường phổ thông nói riêng là những tri thức khoa học rất bổ Ých và thiết thực cho công tác giáo dục nước nhà đặc biệt là trong lĩnh vực DHV. Thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà trường phổ thông”, tác giả mong muốn làm sáng rõ được ý nghĩa của sự đóng góp quý báu mà Phạm Văn Đồng đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà đồng thời suy nghĩ để có những vận dụng tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng vào việc DHV trong nhà trường phổ thông hiện nay. 1.2. Những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học, giáo dục đã trở thành những tư tưởng chiến lược có tác dụng chỉ đạo tích cực, hữu hiệu đối với việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Giáo dục đào tạo là vấn đề được hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đặt sự quan tâm hàng đầu, đặc biệt ở các nước phát triển. Đây luôn là lĩnh vực nhạy cảm và bức xúc nhất. Những luận điểm của Phạm Văn Đồng coi chiến lược phát triển giáo dục là “chiến lược con người”, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”, giáo dục là “đào tạo thế hệ trẻ thành những con người xã hội chủ nghĩa có đạo đức, thông minh, sáng tạo”, “Văn học là vũ khí vô song”, văn học là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người, “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” hay “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là những nhận định, ý tưởng, định hướng khoa học mới mẻ và hiện đại rất thiết thực cho công tác đào tạo trong nhà trường nói chung và hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông nói riêng. 1.3. Phương pháp luận tiếp cận văn học và vấn đề dạy học Văn trong nhà trường là một phương pháp luận tiên tiến, hiện đại cần được tiếp tục nghiên cứu Trong hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông, những vấn đề nghiên cứu về tiếp nhận văn bản, coi học sinh là bạn đọc thông minh sáng tạo, là trung tâm của quá trình dạy học theo cơ chế mới, DHV dùa vào bản chất 2 đặc trưng của bộ môn, hứng thó, động cơ học tập của học sinh…là những vấn đề cơ bản, quan trọng cần được mở rộng và triển khai nghiên cứu. Phạm Văn Đồng là một người am hiểu, đam mê văn học và quan tâm nhiều đến hoạt động DHV ở nhà trường. Những phát biểu của ông về lĩnh vực này là những căn cứ khoa học có liên quan trực tiếp đến những vấn đề rất cơ bản nêu trên. Những ý kiến Êy có ý nghĩa khoa học rất lớn, bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu văn học, vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông những tri thức khoa học rất bổ Ých. Cho đến nay, vấn đề phương pháp luận tiếp cận văn học, vấn đề DHV trong nhà trường vẫn còn nhiều điÒu cần bàn luận. Do vậy, những đóng góp của Phạm Văn Đồng về mặt này là những tiền đề lí luận rất tin cậy và hữu Ých. Thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông” là góp phần bổ sung tri thức vào phương pháp luận tiếp cận văn học, vấn đề DHV trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. 1.4. Vấn đề tư tưởng, quan điểm giáo dục của Phạm Văn Đồng chưa được nghiên cứu mét cách cụ thể, hệ thống Trên thực tế, các tác giả (trong và ngoài nước) viết về Phạm Văn Đồng khá nhiều. Nếu chỉ riêng về đề tài Phạm Văn Đồng với giáo dục cũng có không Ýt các bài viết, các tác giả quan tâm đến mảng đề tài này. Nhưng nhìn chung, những tác phẩm Êy mới chỉ dừng lại ở phạm vi giới thiệu, đánh giá, phân tích tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng trên tầm khái quát như là những gợi ý, định hướng chung nhất mà chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào dành riêng cho việc nghiên cứu tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhìn chung, các công trình khoa học, các bài viết về Phạm Văn Đồng thuộc các lĩnh vực văn hoá, giáo dục nói chung được tập hợp trong ba cuốn 3 sách xuất bản ngay sau khi Phạm Văn Đồng qua đời cuốn “Phạm Văn Đồng người con ưu tó của quê hương Quảng Ngãi”- NXB Chính trị Quốc gia - năm 2001, cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế”- NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002 và cuốn “Đồng chí Phạm Văn Đồng” - NXB Lao Động - năm 2004 và một vài công trình khoa học đăng trên các Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Văn học, Tạp chí Ngôn ngữ, Báo Văn nghệ, Báo Nhân dân, Báo Giáo dục và Thời đại. Những tác phẩm Êy của các tác giả là những đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, những người bạn chiến đấu gần gũi của Phạm Văn Đồng, những đồng chí lão thành cách mạng, các nhà giáo, các nhà khoa học, các cán bộ ở các ngành, địa phương và bạn bè quốc tế từng có dịp làm việc hoặc tiếp xúc với ông. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình khoa học, bài viết tiêu biểu của các tác giả sau: * Nhóm bài viết về chủ đề “Phạm Văn Đồng với vấn đề giáo dục” có thể kể đến bài “Phạm Văn Đồng với giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận in trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” - NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002. Bài viết là sự bao quát hầu hết những đóng góp, cống hiến của Phạm Văn Đồng cho giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đặc biệt đến một số luận điểm lớn, có giá trị của Phạm Văn Đồng đối với hoạt động dạy học ở nhà trường nói chung coi đó như là những luận điểm quan trọng cần được nghiên cứu và khai thác. Đó là những luận điểm về tầm quan trọng của giáo dục, “tính chất quan trọng của giáo dục phổ thông và người thầy giáo”, dạy học, “dạy thông minh sáng tạo, chống lối dạy học theo điệu sáo”…Có thể nói, đó là những gợi ý đặc biệt quan trọng và thiết thực cho các bước đi của đề tài. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số bài viết của các tác giả nh: Phạm Minh Hạc với bài “Bác Phạm Văn Đồng với sự nghiệp giáo dục nước nhà”. 4 “Một số quan điểm giáo dục của đồng chí Phạm Văn Đồng” của GS. Phan Ngọc Liên. Bài “ Phạm Văn Đồng, người thầy đáng kính của các thầy giáo và các nhà khoa học Việt Nam” của Đặng Hữu. Bài “Nhớ về đồng chí Phạm Văn Đồng” của Nguyễn Thị Bình. Bài “Đồng chí Phạm Văn Đồng, nhà trí thức cách mạng tiêu biểu của dân téc Việt Nam trong thế kỷ XX của Vũ Đình Cự. Bài “Nhớ về Bác Phạm Văn Đồng” của Nguyễn Minh Hiển. Bài “Bác Phạm Văn Đồng, nhà văn hóa lớn hết lòng chăm lo xây dựng nền khoa học Việt Nam” của Nguyễn Văn Hiệu. Bài “ Đồng chí Phạm Văn Đồng với sự nghiệp khoa học và giáo dục” của GS.VS. Nguyễn Văn Đạo. Bài “Bác Tô và giới trí thức” của Nguyễn Lân Dũng. Bài “ Đồng chí Phạm Văn Đồng với sự nghiệp “ trồng người” của Lý Việt Quang. Bài “Khoa học nâng con người ta lên” của Hoàng Tụy. Bài “Tưởng niệm một con người” của Tương Lai. Bài “Đồng chí Phạm Văn Đồng nhà văn hoá lớn của dân tộc” của Song Thành. Bài “Nhà văn hoá Phạm Văn Đồng và cái lớn của văn hoá Việt Nam” của Phan Ngọc. Tất cả các bài viết của các tác giả trên được tập hợp trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” của NXB Chính trị Quốc gia - năm 2002. Một điểm dễ nhận thấy trong những bài viết của các tác giả trên là sự thống nhất trong những đánh giá, nhận xét về tầm vóc tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng đối với giáo dục Việt Nam. Tuy mới dừng ở mức độ khái quát, chưa có sự hệ thống cụ thể và phân tích sâu nhưng những bài viết Êy cũng đã chỉ ra rất rõ những luận điểm cơ bản, có giá trị trong tư tưởng giáo dục của Phạm Văn Đồng. Đó là những luận điểm như: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc”; “Làm giáo dục là thực hiện chiến lược về con người”; “Giáo dục thế hệ trẻ của dân téc thành những chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo”… Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học kể trên có thể coi là cơ sở, điều kiện, căn cứ khoa học để tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn 5 ý nghĩa của tư tưởng giáo dục Phạm Văn Đồng đối với giáo dục nước nhà nói chung và với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông nói riêng. * Nhóm bài viết đề cập đến quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật có thể kể đến một số tác giả, tác phẩm như Cù Huy Cận với bài “Kỷ niệm về đồng chí Phạm Văn Đồng”, Hoàng Như Mai với bài “Phạm Văn Đồng –Ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng”, Bảo Định Giang với bài “Những điều bổ Ých qua nhiều lần gặp gỡ nhà văn hoá lớn Phạm Văn Đồng”, Nông Quốc Chấn với bài “Phong cách Phạm Văn Đồng”, Hà Xuân Trường với bài “Nhớ những lời anh dặn”. Nguyễn Đình Thi, Đoàn Minh Tuấn với bài “ Gặp anh Tô ở đại hội Tân Trào”. Tất cả các tác phẩm Êy đều được in trong cuốn “Phạm Văn Đồng trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” của Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002. Không hệ thống và đi vào phân tích chi tiết những luận điểm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật nhưng các tác giả đã làm rõ được tình cảm, trách nhiệm của Phạm Văn Đồng với nền văn học nghệ thuật nước nhà và nêu được một số ý kiến của ông về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật rất bổ Ých cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm văn chương, phục vô hoạt động giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông. Đó là những ý kiến về các vấn đề: Văn học là gì? Tiêu chí của một tác phẩm nghệ thuật, chân dung người nghệ sĩ, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, sức mạnh của văn học … Đây được coi nh những tư liệu quý báu, cần thiết cho việc nghiên cứu sâu hơn quan niệm về văn học nghệ thuật của Phạm Văn Đồng, giúp cho việc đánh giá, nhận xét tư tưởng, quan điểm DHV của ông thêm thuyết phục. * Nhóm bài viết về đề tài Phạm Văn Đồng với việc DHV ở nhà trường, có thể kể đến một số tác giả, tác phẩm nh: 6 Trương Chính với bài “Kỷ niệm kinh nghiệm dạy văn” in trong cuốn “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”- Nxb Giáo dục – năm 2001. Ở bài viết này, tác giả không đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng nhưng chính những tâm sự của tác giả đã nói lên ý nghĩa và giá trị lý luận cũng như thực tiễn rất to lớn của tư tưởng DHV Phạm Văn Đồng. Những tâm sự hết sức chân thành của tác giả về sự “sáng ra” của mình sau khi được tiếp xúc và trải nghiệm tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng vào hoạt động giảng dạy văn học của ông đã cho thấy sức sống, sự ảnh hưởng to lớn, diệu kỳ từ tư tưởng dạy học văn của Phạm Văn Đồng đến nhận thức của những người làm công tác giảng dạy văn học. PGS.TS. Hà Nguyễn Kim Giang trong cuốn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội- năm 2005, cũng có những đánh giá, nhận xét, phân tích rất chính xác và thuyết phục về tư tưởng dạy học văn của Phạm Văn Đồng và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động nghề nghiệp của chính tác giả. Tuy dung lượng những trang viết không nhiều nhưng tác giả cũng đã bày tỏ được tâm huyết, tấm lòng và tình cảm chân thực của mình đối với một tư tưởng giáo dục lớn cũng như phân tích khái quát được một số luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng về việc DHV trong nhà trường. Đặt trong sù so sánh, đối chiếu với những tư tưởng DHV trước và sau thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Gia Cầu trong luận án “Những khuynh hướng và thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80” đã đánh giá một cách khái quát tầm vóc tư tưởng dạy học Văn của Phạm Văn Đồng như một điểm mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến trong nhận thức về phương pháp luận nghiên cứu phương pháp DHV trong nhà trường phổ thông. 7 Cũng viết về chủ đề trên, Ths. Vũ Thị Hồng Thắm trong hai bài viết: “Một tư tưởng lớn vẫn tiếp tục toả sáng” và “Những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh của Phạm Văn Đồng, tài liệu dạy học văn vô cùng quý giá cho giáo viên văn THPT” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 2/2002 và số 10/2004 đã bàn đến một cách khái quát phương hướng vận dụng những luận điểm DHV của Phạm Văn Đồng vào hoạt động DHV ở nhà trường phổ thông. Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về Phạm Văn Đồng trong phạm vi bao quát của để tài, chúng ta thấy chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, quy mô nào về tư tưởng DHV của ông. Do vậy, kết quả nghiên cứu và những gợi mở khoa học đặt ra từ những công trình khoa học kể trên là cơ sở, động lực cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng DHV của nhà văn hoá, giáo dục này một cách hệ thống, cụ thể và sâu sắc hơn. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông” nhằm hướng tới một số mục đích sau: 3.1. Phát hiện, tập hợp một cách hệ thống những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề giáo dục, văn học, DHV. 3.2. Dùa trên tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng để phân tích, lý giải, soi sáng việc DHV trong nhà trường phổ thông. 3.3. Giúp giáo viên Ngữ văn nhận thức rõ hơn lao động đặc thù của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông. 8 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu toàn bộ những văn bản, những phát ngôn của Phạm Văn Đồng trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề giáo dục, văn học, DHV trong nhà trường phổ thông. 4.2. Nghiên cứu những tài liệu, công trình khoa học, bài viết của các tác giả, các nhà khoa học, các nhà giáo có uy tín, kinh nghiệm về những vấn đề của đề tài. 4.3. Dùa trên những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV, xác lập các tiêu chí về lao động đặc thù của người giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa lý luận - Với đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông”, lần đầu tiên những vấn đề lý luận DHV trong nhà trường của Phạm Văn Đồng được tập hợp một cách đầy đủ, hệ thống. - Những vấn đề vÒ lý luận DHV mà Phạm Văn Đồng đặt ra góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận DHV trong nhà trường phổ thông hiện nay. - Tư tưởng DHV của Phạm Văn Đồng bổ sung những tri thức khoa học rất bổ Ých vào phương pháp luận nghiên cứu văn học, vấn đề DHV ở trường phổ thông. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông” giúp cho anh chị em đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến vấn đề phương pháp DHV nói chung, quan niệm về việc DHV của Phạm Văn Đồng trong nhà trường phổ thông nói riêng có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng, hệ thống hơn về vấn đề này. 9 - Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên về lao động nghề nghiệp đặc thù của hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông. - Đề tài góp phần vào việc đổi mới toàn diện phương pháp DHV đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài “Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông”, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng: 6.1. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống được dùng trong quá trình hệ thống hoá các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu về các phương pháp DHV trong nhà trường, các công trình nghiên cứu, các bài viết về Phạm Văn Đồng nói chung, đặc biệt là những bài nghiên cứu về Phạm Văn Đồng với giáo dục và quan điểm của ông về việc DHV ở nhà trường phổ thông. 6.2. Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu được dùng khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến đề tài để phục vụ cho những kết luận cần thiết của luận án. 6.3. Phương pháp khái quát, tổng kết lý luận Dùa trên những phân tích, so sánh và kết quả nghiên cứu các nguồn tài liệu nói trên, phương pháp khái quát, tổng kết lý luận được dùng để đánh giá, kết luận về ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận án. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu các tư tưởng, luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông được nghiên cứu và tập hợp lại một cách đầy đủ, có hệ thống thì vấn đề lý luận về phương pháp DHV sẽ được hoàn thiện thêm. Đồng thời, nếu những tư tưởng, luận điểm về vấn đề DHV của Phạm Văn Đồng được giáo viên nghiên cứu và thực thi vào thực tiễn dạy học thì 10 [...]... lai của dân téc của Phạm Văn Đồng là một tư tưởng lớn, khoa học và hiện đại Vấn đề giáo dục nước nhà, vấn đề mà Phạm Văn Đồng “đặc biệt quan tâm” vẫn đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội, là vấn đề được quan tâm, đầu tư và thu hót nhiều tâm lực của những người tâm huyết, trách nhiệm với giáo dục nước nhà Đối với hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng, luận... của ông về việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng và trong nhà trường nói chung 1.2 Một cách nhìn thấu đáo, mới mẻ và sâu sắc của phạm văn đồng về văn học 1.2.1 Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr 80] Phạm Văn Đồng là một người đam mê văn học Văn học nghệ thuật... 1 NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Một tầm nhìn chiến lược và hiện đại của phạm văn đồng về giáo dục Phạm Văn Đồng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1906 trong mét gia đình công chức tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Hồi nhỏ, ông học ở trường Quốc học Huế, sau ra Hà Nội học ở trường Bưởi và tham gia cách... ở nhà trường phổ thông sẽ được nâng cao rõ rệt về chất lượng và hiệu quả 8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 8.1 Luận án đã bao quát, hệ thống và phân tích những luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông 8.2 Luận án đã khẳng định tính khoa học, hiện đại, thực tiễn và khả thi của tư tưởng giáo dục Phạm Văn Đồng nói chung, những luận điểm của ông về vấn đề DHV trong nhà trường phổ. .. văn học của xã hội”[92, tr10] Vì thế, làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động DHV là một việc làm hết sức có ý nghĩa Quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông chính là một sự cụ thể hoá tư tưởng 14 giáo dục nói chung của ông Do vậy, những luận điểm Êy luôn là nền tảng, cơ sở cho những chỉ đạo, định hướng, đề xuất của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ. .. văn hóa, văn nghệ mà điển hình là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Xét trong lĩnh vực hoạt động dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng, nhà trường nói chung, quan niệm của Phạm Văn Đồng về văn học nghệ thuật như trên giúp cho người giáo viên bổ sung, củng cố thêm vốn kiến thức lí luận văn học của mình để càng có điều kiện hiểu rõ ràng và sâu sắc tác dụng vô song của văn. .. ông vấn đề văn học nghệ thuật rất phù hợp với quan niệm của lý luận văn học hiện đại và tư tưởng của những nhà nghiên cứu lý luận văn học trên thế giới Đối với hoạt động DHV trong nhà trường phổ thông, định nghĩa về văn học, nghệ thuật như trên có ý nghĩa thiết thực trong việc bổ sung, làm phong phú thêm cho giáo viên những kiến thức về lý luận văn học, giúp cho họ hiểu thấu đáo hơn về bộ môn khoa học. .. người đã lý giải vì sao ông luôn đặt ra vấn đề giáo dục tư tưởng, nhân cách, tâm hồn cho học sinh thông qua việc DHV trong nhà trường phổ thông 1.2.2 “Bất cứ ở đâu, trong bất cứ thời đại nào, văn học nghệ thuật cũng là một vũ khí tư tưởng cực kỳ sắc bén”[25, tr80] Nói về sự cần thiết của văn học đối với đời sống nội tâm của con người, Phạm Văn Đồng nhận xét: Văn học, nghệ thuật “là thức ăn tinh thần... hạn mà là trường tồn… Trong những lần nói chuyện, gặp gỡ với văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ Phạm Văn Đồng luôn đề cập đến vấn đề này Ông thường xuyên nhấn mạnh: Văn học “có một tác dụng vô song, không những đối với một thời buổi, một thế hệ nào đó, mà tới muôn đời, không những đối với một nơi, mà đối với mọi nơi”[25, tr80] Trong quan niệm của ông, văn học có tác động rất lớn... một tấm lòng cao cả, đẹp đẽ của một nhà văn hoá, giáo dục tầm cỡ quốc tế – người học trò xuất sắc, ưu tó của Chủ tịch Hồ Chí Minh 25 Sẽ là thiếu toàn diện, khách quan và khoa học nếu nghiên cứu những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông mà không nghiên cứu những luận điểm của ông về giáo dục Tìm hiểu quan niệm của Phạm Văn Đồng về vấn đề này sẽ giúp giáo viên có điều kiện . HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa lý luận - Với đề tài Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông , lần đầu tiên những vấn đề lý luận DHV trong nhà trường của Phạm Văn Đồng được. Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà trường phổ thông Mở đầu 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị, nhà quân sù, nhà ngoại giao; nhà văn hoá,. khoa học rất bổ Ých vào phương pháp luận nghiên cứu văn học, vấn đề DHV ở trường phổ thông. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phạm Văn Đồng với vấn đề dạy học Văn trong nhà trường phổ thông

  • Mở đầu

  • 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

  • 4.1. Nghiên cứu toàn bộ những văn bản, những phát ngôn của Phạm Văn Đồng trực tiếp hoặc có liên quan đến vấn đề giáo dục, văn học, DHV trong nhà trường phổ thông.

  • 8.1. Luận án đã bao quát, hệ thống và phân tích những luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV ở nhà trường phổ thông.

  • NỘI DUNG

  • Chương 1

  • NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC DẠY HỌC VĂN

  • TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

    • Đọc, nghiên cứu, tìm hiểu mỗi trang viết của ông về vấn đề này, lắng nghe, cảm nhận niềm đam mê, tâm huyết của một con người say văn chương, chúng ta không những có thêm những hiểu biết cần thiết về lĩnh vực khoa học này mà còn biết trân trọng, có ý thức, trách nhiệm và tình yêu thiết tha hơn đối với văn học nghệ thuật. Đây chính là ý nghĩa của việc tìm hiểu một số luận điểm cơ bản của Phạm Văn Đồng liên quan đến vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông.

    • Chương 2

    • QUAN NIỆM CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG VỀ VIỆC DẠY HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

    • Tính khoa học, hiện đại trong những luận điểm của Phạm Văn Đồng về vấn đề DHV trong nhà trường phổ thông không những đã làm nên sức sống lâu bền và giá trị của tư tưởng DHV Phạm Văn Đồng mà còn gợi ra những ý tưởng, sự định hướng rõ nét cho việc vận dụng tư tưởng DHV của ông vào thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông Việt Nam.

    • Chương 3

    • TỪ TƯ TƯỞNG DẠY HỌC VĂN CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG ĐẾN NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

    • Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào ông cũng đề nghị, “chúng ta còn phải đòi hỏi ở đội ngò giáo viên nhiều hơn, cao hơn, về chất lượng, về trình độ, về kinh nghiệm” để họ đảm đương được trách nhiệm và nghĩa vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc. Ông luôn mong muốn “phải có người chuyên trách, phải có phương pháp, có biện pháp giành thì giê cho giáo viên học tập, phải làm tất cả mọi cái có thể làm được để giúp đỡ anh chị em học tập (…)Phải xây dựng nền nếp tự học: mỗi ngày để vài giê, mỗi tuần để một ngày, mỗi năm để vài ba tháng. Học có hướng dẫn, có tài liệu, có tổ chức. Chủ yếu là tự học” [24, tr3]. Ông khẳng định, phải như vậy bởi “không học tập thì Ýt năm nữa nhất định không dạy được” [27, tr149]. Phạm Văn Đồng rất đồng tình với quan điểm “ muốn làm thầy giỏi phải biết làm trò giỏi” [24, tr5]. Ông tự nói với mình, một người cũng đã từng trải qua nghề dạy học và cũng là nói với những thầy cô giáo: “Trong thế giới ngày nay, khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng nên bất cứ làm nghề gì, nhất là nghề dạy học- Cái nghề truyền thụ tri thức của mình cho con người càng phải chăm lo tự học. chăm lo tự học những điều cần cho môn mình dạy, đồng thời phải học thêm những điều gì mình thấy cần thiết. Vì có biết bao nhiêu cái mình cần để giảng dạy trong môn học của mình”[29, tr7]

    • Quan niệm DHV mới coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học và đề cao vai trò của giáo viên trong việc định hướng, tổ chức, hướng dẫn thực hiện hoạt động học tập của học sinh.

    • Kết luận

    • CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

      • 11. Trương Chính (1981), “Kỷ niệm kinh nghiệm dạy văn”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (1).

  • 119. Trần Thế Phiệt (1996), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • 163. Phan Trọng Luận (chủ biên) -Trương Dĩnh- Nguyễn Thanh Hùng, (1996), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

    • 178. Thủ tướng Phạm Văn Đồng của chúng ta (2006), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

    • 179. Bác Hồ nói về việc học (2006), Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (4).

  • Tác giả nước ngoài, tài liệu dịch

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan