trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở

50 1.3K 0
trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 4. 1. Đối tượng nghiên cứu 4 4. 2. Khách thể nghiên cứu 4 4. 3. Phạm vi nghiên cứu 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 5. 1. Phương pháp quan sát 5 5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu 5 5. 3. Phương pháp trắc nghiệm 5 5. 4. Phương pháp phỏng vấn 5 5. 5. Phương pháp thống kê toán học 5 6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7 1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI 13 1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ 13 1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ 15 1. 2. 3. Các loại trí nhớ 15 1.2.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 19 1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ 22 1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 23 1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi ) 24 1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH 26 CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn 29 2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 29 2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 30 2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 32 2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 34 2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 37 2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 38 2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 39 2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 1. Kết luận 43 2. Kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 46 Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số 46 Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng 47 1 Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ 48 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trong trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm, nhờ có nhận lại và nhớ lại mà con người có thể đem những kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Như vậy, không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hành động nào cũng như không thể phát triển tâm lý, nhân cách. Trí nhớ là một quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với đời sống tâm lý con người. L. M Xêtrênôp cho rằng trí nhớ là “điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý ’’, là “ cơ sở của sự phát triển tâm lý ’’. Ông nói rằng “ nếu không có trí nhớ thì các cảm giác và tri giác của chúng ta sẽ biến mất không để lại dấu vết gì và do đó đẩy người ta vĩnh viễn ở vào trạng thái của trẻ sơ sinh’’. Ngày nay người ta nghiên cứu trí nhớ không chỉ trong phạm vi biểu hiện của khả năng nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi người. Bởi chính nhờ có hoạt động trí nhớ mà con người tích luỹ được vốn kinh nghiệm xã hội, tạo nên kinh nghiệm phong phú, đa dạng ở mỗi cá nhân, làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Nếu không có trí nhớ thì không thể có một sự phát triển nào trong lĩnh vực trí tuệ cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong lĩnh vực dạy học và giáo dục, trí nhớ là một yếu tố rất cần thiết với mỗi học sinh. Trí nhớ giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trong bài giảng, trong sách vở; giúp học sinh giữ gìn và tái hiện những thông tin đó khi cần thiết. Nếu không có trí nhớ thì học sinh không thể tích luỹ được tri thức; từ đó không thể tiến hành quá trình tư duy, học tập. Nhận định được vai trò quan trọng của trí nhớ với hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở, tôi đã nghiên cứu về: “ Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở ’’. 3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phương tiện truyền hình. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài về “ Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở ” - Thực hiện trắc nghiệm trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học qua phương tiện truyền hình. 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. 1. Đối tượng nghiên cứu Trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở. 4. 2. Khách thể nghiên cứu - 160 học sinh trường trung học cở sở Quang Trung Hà Nội trong đó bao gồm : + lớp 6G : 40 học sinh + lớp 7G : 40 học sinh + lớp 8G : 40 học sinh + lớp 9A : 40 học sinh 4. 3. Phạm vi nghiên cứu - Sử dụng trắc nghiệm nghiên cứu trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở. - Do thời gian nghiên cứu ngắn ( 4 tháng ) nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tại một trường trung học cở sở Quang Trung Hà Nội - Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12 /2006 đến tháng 3/ 2007. 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. 1. Phương pháp quan sát Chương trình dạy học trên truyền hình không có nhiều chuyên đề cho học sinh trung học cơ sở và chỉ phát lại một bài 2 lần nên tôi chỉ tiến hành quan sát được 2 em học sinh lớp 6G và 2 em học sinh lớp 9A trường trung học cơ sở Quang Trung Hà Nội. 5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua sách, báo và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. 5. 3. Phương pháp trắc nghiệm Sử dụng trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ, nhớ bảng số và trí nhớ hình tượng (nội dung và phương pháp thực hiện trắc nghiệm in trong phần phụ lục) 5. 4. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn 4 học sinh đã xem chương trình dạy học qua truyền hình gồm 2 học sinh lớp 6G và 2 học sinh lớp 9A. 5. 5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng công thức tính tỉ lệ % để xử lý, phân tích thông tin nghiên cứu. - Khối lượng trí nhớ được tính theo công thức: Đ/TS × 100% trong đó Đ : số lượng thông tin nhớ lại đúng TS : tổng số thông tin cần nhớ trong bài tập - Độ chính xác của trí nhớ được tính theo công thức : Đ/ Đ + S × 100% trong đó Đ : số lượng vị trí thông tin nhớ lại đúng S : số lượng vị trí thông tin nhớ lại sai - Kết quả đánh giá như sau: + dưới 10% : Trí nhớ kém + 10% - 30% : Trí nhớ dưới trung bình 5 + 30% - 50% : Trí nhớ trung bình + 50% - 70% : Trí nhớ khá tốt + 70% - 90% : Trí nhớ tốt + 90% - 100% : Trí nhớ rất tốt 6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC - Phần lớn học sinh trung học cơ sở nhớ hình ảnh, từ ngữ và chữ số khá tốt, trong đó trí nhớ hình ảnh có mức độ phát triển cao hơn trí nhớ từ ngữ và chữ số. - Học sinh lớp 8, 9 nhớ lại khối lượng và độ chính xác của thông tin tốt hơn học sinh lớp 6, 7. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ - Nhà triết học Hy Lạp Arixtot ( 383-322 trước công nguyên ( TCN ) ) là người đầu tiên lý giải vấn đề trí nhớ. Theo ông,những ấn tượng phác họa mà chúng ta cảm thấy để lại trong chúng ta những dấu vết,tương tự như chiếc nhẫn áp vào sáp ong cũng để lại dấu vết trong đó. Ông cũng đã đề cập đến vai trò của hoạt động trí nhớ nhưng ông chưa chỉ ra được dấu vết đó được tạo ra và giữ gìn như thế nào. Dựa trên cơ sở xem xét dấu vết chính là quá trình thần kinh đã xảy ra trước đây trên vỏ bán cầu đại não. I. M. Xetrenop đã mô tả sự nảy sinh và ý nghĩa của các dấu vết đó như sau : “ Do tần số lặp lại của cảm giác hay phản xạ thực tế nên cảm giác sẽ trở lại rõ ràng hơn và qua đó sự duy trì bởi cơ quan thần kinh trong trạng thái ẩn tàng cũng trở nên vững chắc hơn. Dấu vết ẩn tàng dược giữ gìn ngày càng lâu hơn và cảm giác trở nên khó quên hơn “ - Thế kỷ IV – TCN đến thế kỷ XVII, Haylốc ( người Anh ) chịu sự ảnh hưởng từ tư tưởng vật lý của Niutơn đã giải thích trí nhớ bằng hiện tượng giao thoa của sóng như khi ta ném hai viên gạch xuống ao. - Paplop tìm ra quy luật hình thành có diều kiện và các dường dây liên hệ tạm thời. Đây là lý thuyết phát triển trên cơ sở của lý thuyết liên tưởng hoặc sự móc nối các biểu tượng. - Arixtot nói đến ba thứ liên tượng ( gần nhau, giống nhau, trái ngược), liên tưởng nhân quả cũng xuất phát từ liên tượng gần nhau. Lý thuyết liên tượng giải thích được hiện tượng bên trong não nhưng chưa giải thích được trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, ngôn ngữ. Lý thuyết liên tưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ. Lý thuyết này quan niệm rằng : sự xuất hiện của một hình ảnh tâm lý trong vỏ não luôn diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp trong thời gian với hiện tượng tâm lý khác 7 theo quy luật liên tưởng ( sự liên tưởng gần nhau về không gian - thời gian, liên tưởng tương tự về nội dung – hình thức, sự liên tượng đối lập và logic ). Thuyết liên tưởng mới chỉ dừng lại ở sự mô tả những điều kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Nói cách khác là quan điểm này chỉ nhìn thấy sự kiện chứ chưa lý giải được một cách khoa học. - Năm 1913 dòng lý thuyết tâm lý học Gestalt chống lại thuyết liên tưởng. Thuyết này cho rằng : trí nhớ đi từ toàn thể đến bộ phận. Người ta nhớ toàn bộ sự vật rồi mới nhớ bộ phận. Lý thuyết này đưa ra hiện tượng tri giác toàn thể : khi nhìn hai cánh quạt quay nhanh có hai màu khác nhau ta thấy có sự pha trộn màu. Hay khi nhìn ngưòi từ “ cánh đòn sương phủ ” đi lại, ta thấy đầu tiên là bóng ngưòi xuất hiện rồi mới thấy mắt, mũi, tay, chân, … Thuyết liên tưởng đi từ bộ phận đến toàn thể còn thuyết Gestalt đi từ toàn thể đến bộ phận. Tuy nhiên cả hai lý thuyết này chỉ giải thích đuợc trí nhớ căn cứ vào tổ chức kích thích ở bên ngoài, không đi vào diễn biến giải phẫu sinh lý, hoá sinh ở bên trong não, không lưu ý đến tính tích cực của chủ thể mang quá trình trí nhớ, không lưu ý đến cách tạo nên dấu vết khác nhau ở những người khác nhau và tính lựa chọn của trí nhớ. - Bexong ( người Pháp ) vào đầu thế kỷ XX đã nêu ra lý thuyết tâm vận động chia trí nhớ làm hai loại : + Trí nhớ hồn : là trí nhớ hoàn toàn độc lập với vật chất, là trực giác đặc trưng cho loài người. Con người luôn có niềm tin với tôn giáo để vươn lên mà không cần có sự tham gia của các giác quan và vật chất. + Trí nhớ vận động của vật chất : là trí nhớ do các giác quan đem lại nhờ : sờ nghe nhìn Như vậy không rõ cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý. - Lý thuyết tâm lý học hoạt động của Vưgotxki quan điểm rằng con người hoạt động ra sao thì trí nhớ như vậy. Mối quan hệ giữa các biểu tượng 8 không phải xuất phát từ bản thân vật chất ( không quyết định bởi bản thân tính chất của tài liệu cần ghi nhớ ) mà trước hết là phụ thuộc vào việc chủ thể làm gì với nó, hoạt động sau này của chủ thế và mục đích của hoạt động ấy. - Xmiecnop ( người Liên Xô ) và Sydow ( người Đức ) đã làm sáng tỏ cơ chế sinh lý và sinh hoá của quá trình ghi nhớ và vạch ra một số quy luật của trí nhớ như : sự phụ thuộc của trí nhớ vào nội dung tài liệu ( dễ hay khó ), vào khối lượng tài liệu ( nhiều hay ít ) hoặc sự phụ thuộc của trí nhớ vào nhiệm vụ, mục đích gợi nhớ, vào cách học để nhớ lâu. Tuy nhiên quan điểm này vẫn chưa giải quyết được triệt để những vấn đề của trí nhớ theo quan điểm hoạt động : quan điểm cho rằng mọi chức năng tâm lý cấp cao trong đó có trí nhớ có chủ định đều được hình thành và phát triển trong hoạt động. - Leonchiep và V. P Diartenco đã đưa ra kết luận : hoạt động của con người hướng vào đâu thì họ nhớ cái gì. Mục đích và động cơ hoạt động rất quan trọng. Đến đây đã có một khối lượng đáng kể các công trình nghiên cứu vấn đề tương quan giữa tâm lý và hoạt động trong quá trình ghi nhớ. Đối tượng nghiên cứu của các công trình này vào hai vấn đề : + Nghiên cứu một cách rộng rãi sự phụ thuộc của hiệu quả trí nhớ và hoạt động. Công trình nghiên cứu của Diatrenco đã xác định sự phụ thuộc của hiệu quả ghi nhớ vào đối tượng nhất định. Trong hoạt động đó tất cả những gì là đối tượng của hoạt động cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đều được ghi nhớ một cách chính xác. Còn những cái tuy được tri giác nhưng không phải là đối tượng của hoạt động cần cho nhiệm vụ thì chủ thế hầu như không nhớ. + Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng quyết định của động cơ hành động và đặc biệt là mức độ tích cự của chủ thể trong khi thực hiện hành động. 9 - Nhà tâm lý học George Sperling (1960) đã nghiên cứu về trí nhớ cảm giác. Ông cho người ta xem một loạt gồm 12 mẫu tự xếp theo mẫu sau đây : F T Y C K D N L Y W B M Khi xuất trình loại mẫu tự này trong vòng 1/12 giây thì hầu hết mọi người đều chỉ nhớ lại được chính xác 4 hoặc 5 mẫu tự mà thôi. Dù họ biết rằng mình đã thấy được nhiều hơn nhưng ký ức đã phai mờ vào lúc họ thuật lại mẫu tự đầu tiên. Như vậy có thể nói rằng lúc đầu các thông tin ấy đã được lưu trữ chính xác vào trí nhớ cảm giác nhưng trong khoảng thời gian cần thiết để phát biểu thành 4 hay 5 mẫu tự đầu tiên thì trí nhớ về các mẫu tự khác đã phai nhạt rồi biến mất. Sperling tổ chức một cuộc thí nghiệm trong đó ông cho phát ra các khẩu lệnh yêu cầu thuật lại các dòng mẫu tự theo các mức độ âm thanh cao, vừa hay thấp ngay sau khi đối tượng thí nghiệm vừa được cho nhìn thấy toàn bộ loạt chữ nói trên. Đối tượng được yêu cầu thuật lại các mẫu tự thuộc dòng trên cùng theo khẩu lệnh có âm cao, các mẫu tự ở dòng giữa theo khấu lện có âm vừa phải hoặc các mẫu tự thuộc dòng dưới cùng theo khẩu lệnh có âm thấp. Mỗi khẩu lệnh được phát ra ngay sau khi nhìn thấy toàn bộ loạt mẫu tự nên đối tượng phải căn cứ vào trí nhớ để thuật lại cho đúng dòng mẫu tự được yêu cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng đã ghi nhớ toàn bộ loạt mẫu tự nói trên. Cả ba dòng mẫu tự mà họ nhìn thấy đều được lưu giữ vào trí nhớ cảm giác. Tuy bị mất đi nhanh chóng nhưng các thông tin lưu giữ trong trí nhớ cảm giác là phản ánh chính xác những gì họ đã trông thấy. Sperling rút ra kết luận : toàn bộ hình ảnh lưu giữ trong trí nhớ cảm giác trong khoảng thời gian không quá một giây đồng hồ. 10 [...]... mức độ trí nhớ trung bình + 54 % học sinh nhớ 9 - 12 /16 hình ảnh ( nhớ được 65 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ khá tốt + 46 % học sinh nhớ 13 – 16/16 hình ảnh ( nhớ được 90 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ rất tốt 46% học sinh lớp 6 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 6 tốt hơn trí nhớ chữ số 2 1 2 Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp... độ trí nhớ trung bình + 26% học sinh nhớ 9 -12 /16 hình ảnh ( nhớ được 65 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ khá tốt + 74% học sinh nhớ 13-16/16 hình ảnh ( nhớ được 90 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ rất tốt Phần lớn (74%) học sinh lớp 8 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 8 tốt hơn trí nhớ chữ số 2 1 4 Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh. .. 57% học sinh lớp 7 có trí nhớ hình tượng đạt mức độ tốt Như vậy trí nhớ hình tượng của học sinh lớp 7 tốt hơn trí nhớ chữ số 2 1 3 Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 Bảng 2 5 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 8 Trí Nhớ Số lượng chữ số 1–4 5–8 9 – 12 Khối lượng Độ chính xác 5% 47 % 48 % 24 % 33 % 43 % 32 Bảng 2 5 cho thấy: - Nhớ khối lượng chữ số của học sinh lớp 8 như sau: + 5% học sinh nhớ. .. hình ảnh ( nhớ được 90 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ rất tốt Có 80% học sinh lớp 9 có trí nhớ hình tượng ở mức độ tốt Như vậy trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 9 tốt hơn trí nhớ chữ số • Biểu đồ trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở Biểu đồ 1 : Biểu đồ trí nhớ bảng số của học sinh trung học cơ sở ( khối lượng ) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 65 59 47 48 45 52 33 1_4 Chữ Số 5_8... luận Đặc điểm trí nhớ của học sinh trung học cơ sở phát triển cao hơn các lứa tuổi trước Ở lứa tuổi này trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ thị giác, thính giác cũng được thay đổi về chất Đặc tính cơ bản của lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định của các chức năng này Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức Học sinh trung học cơ sở có nhiều tiến... ngoại ngữ Phương pháp dạy học này đã giúp cho học sinh học tập, tiếp thu kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết cho bản thân đồng thời giúp 27 cho người dân ở mọi nơi có thể học tập để phổ cập kiến thức trung học cơ sở toàn quốc 28 CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 1 Trí nhớ thị giác ngắn hạn 2 1 1 Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 Bảng 2 1 : Nhớ bảng số của học sinh lớp 6 Trí Nhớ Số lượng Khối lượng... liệu đã tri giác - Thời gian lưu giữ : độ dài thời gian lưu giữ tài liệu mà không được tri giác lại tài liệu 1 3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học học sinh nhưng đến học sinh trung học cơ sở hoạt động học tập được xây dựng lại một cách cơ bản so với lứa tuổi học sinh tiểu học Bắt đầu vào học trường trung học cơ sở, các em... tốt - Nhớ chính xác vị trí các chữ số của học sinh lớp 6 như sau : + 35 % số học sinh nhớ 1 – 4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số) Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình + 41% số học sinh nhớ 5 – 8/ 12 chữ số ( nhớ được 54,2% tổng các chữ số) Đạt mức độ trí nhớ khá tốt 29 + 24 % số học sinh nhớ 9 – 12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số) Đạt mức độ trí nhớ tốt 41% học sinh lớp 6 nhớ chính... + 52% học sinh nhớ 9-12/12 chữ số ( nhớ được 87,5% tổng các chữ số) Đạt mức độ trí nhớ tốt Như vậy số học sinh lớp 9 nhớ khối lượng chữ số ở mức độ dưới trung bình rất ít ( 3% ) Có 52% học sinh lớp 9 nhớ chính xác vị trí chữ số ở mức độ tốt - Nhớ chính xác vị trí các chữ số của học sinh lớp 9 như sau : + 21% học sinh nhớ 1-4/12 chữ số ( nhớ được 20,8% tổng các chữ số) Đạt mức độ trí nhớ dưới trung. .. - 0% học sinh nhớ 1-4/16 hình ảnh ( nhớ được 15 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình - 0% học sinh nhớ 5-8/16 hình ảnh ( nhớ được 40 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ trung bình - 20% học sinh nhớ 9-12/16 hình ảnh ( nhớ được 65 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ khá tốt 35 - 80% học sinh nhớ 13-16/16 hình ảnh ( nhớ được 90 6% tổng các hình ảnh) Đạt mức độ trí nhớ rất . cơ sở lý luận của đề tài về “ Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở ” - Thực hiện trắc nghiệm trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở. . 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 34 2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 37 2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 38 2. 2. 3. Trí nhớ thính giác. nhớ thị giác ngắn hạn 29 2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 29 2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 30 2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

  • 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

  • 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    • 4. 1. Đối tượng nghiên cứu

    • 4. 2. Khách thể nghiên cứu

    • 4. 3. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 5. 1. Phương pháp quan sát

    • 5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu

    • 5. 3. Phương pháp trắc nghiệm

    • 5. 4. Phương pháp phỏng vấn

    • 5. 5. Phương pháp thống kê toán học

  • 6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

    • 1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    • 1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI

      • 1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ

      • 1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ

      • 1. 2. 3. Các loại trí nhớ

      • 1.2.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

      • 1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ

    • 1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

    • 1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi )

    • 1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH

  • CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn

      • 2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6

      • 2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7

      • 2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8

      • 2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9

      • 2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6

      • 2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7

      • 2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8

      • 2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • 1. Kết luận

  • 2. Kiến nghị

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số

    • Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng

    • Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan