công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy

42 2.4K 14
công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ BỊ NGHIỆN MA TÚY 1 Mục Lục I. Về lý luận 4 1. Các khái niệm công cụ 5 1.1. Trẻ em 1.2. Ma túy 1.3. Nghiện ma túy 1.4. Trẻ em nghiện ma túy 2. Tác hại của ma túy 7 2.1. Tác hại đối với cơ thể 2.2. Ảnh hưởng đến bản thân 2.3. Ảnh hưởng đến gia đình 2.4. Ảnh hưởng đến xã hội 3. Nguyên nhân 14 3.1. Nguyên nhân từ phía gia đình 3.2. Nguyên nhân từ xã hội hay hoàn cảnh xung quanh tác động 2 3.3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi 3.4. Nguyên nhân từ chính những đối tượng nghiện 4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nghiện 15 4.1. Về thể chất 4.2. Về tinh thần 4.3. Về đặc điểm tâm sinh lý 5. Phản ứng của xã hội 17 5.1. Phản ứng của Nhà Nước 5.2. Phản ứng của chính quyền địa phương và cộng đồng 5.3. Phản ứng của phía gia đình 6. Các lý thuyết áp dụng 23 6.1. Lý thuyết hệ thống 6.2. Lý thuyết hành vi – nhận thức 6.3. Lý thuyết phát triển của Erikson 6.4. Lý thuyết vai trò 6.5. Lý thuyết học hỏi – tập nhiễm 7. Phân loại trẻ nghiện ma túy 27 7.1. Trẻ sống trong gia đình 7.2. Trẻ lang thang 7.3. Trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng 8. Mục đích của CTXH 27 9. Vai trò của nhân viên CTXH 28 9.1. Với trẻ sống trong gia đình 3 9.2. Với trẻ lang thang 9.3. Với trẻ sống trong các trung tâm giáo dưỡng II. Phần ứng dụng 1. Tổng quan vấn đề 31 2. Trường hợp cụ thể 33 3. Nhu cầu của thân chủ 33 4. Nguồn lực của thân chủ 34 5. Tiến trình CTXH cá nhân 35 5.1. Tiếp cận thân chủ 5.2. Xác định vấn đề 5.3. Thu thập dữ liệu 5.4. Chẩn đoán 5.5. Kế hoạch trị liệu 5.6. Trị liệu 5.7. Lượng giá III. Kết luận 40 4 I. Phần lý luận: “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai” Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ của gia đình, những người thân xung quanh cũng như của cộng đồng và toàn xã hội. Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển thì việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ em ngày càng được quan tâm đúng mức và càng được nâng cao. Đó là việc chăm sóc về sức khỏe, thể chất, tạo điều kiện cho sự phát triển tốt về thể chất, việc đáp ứng đầy đủ của các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe trẻ em khi cần thiết, việc tiếp xúc với các phương tiện cũng như khu vui chơi giải trí và các nguồn văn hóa, thông tin cũng khá đầy đủ. Hồ Chí Minh cũng đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Trẻ em là những mầm sống, những búp non tương lai đang lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy dỗ của gia đình, nhà trường, và chúng là niềm vui, niềm hạnh phúc và hi vọng của biết bao gia đình. Các em hầu hết được đáp ứng khá đầy đủ về các nhu cầu vật chất và tinh thần, được yêu thương chăm sóc, được thừa hưởng các quyền lợi của mình, được đảm bảo các phúc lợi xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn có những trẻ em chưa được sự quan tâm, chăm sóc đúng mức của gia đình, chưa được hưởng các dịch vụ, 5 phúc lợi xã hội… đã lao vào con đường nghiện nghập, chích hút. Con số trẻ em nghiện ma túy hiện nay vẫn là vấn đề đáng báo động trong xã hội, là thảm họa lớn đối với bản thân những đứa trẻ này, đối với gia đình và toàn xã hội. Các em liệu có thể là những chủ nhân tương lai của đất nước nữa không? Có thể đóng góp công sức cho đất nước nữa không khi mà chỉ mải mê, vùi đầu vào những cảm giác sảng khoái của khói thuốc ma túy, và những cơn thèm khát đến điên cuồng khi thiếu thuốc rồi mang trong mình căn bệnh thế kỉ? Vì vậy, việc quan tâm, giáo dục, giúp đỡ trẻ bị nghiện ma túy cai nghiện và đưa chúng tái hòa nhập cộng đồng và không tái nghiện là mong muốn và trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ, của toàn xã hội. Hiện nay, tình trạng trẻ nghiện ma túy không chỉ diễn ra ở những nơi tập trung dân cư đông đúc với nhiều tầng lớp xã hội, trẻ lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chúng còn sống tập trung trong cùng một xóm thường là nơi hẻo lánh, xa khu đô thị hay sống trong gầm cầu, vỉa hè… Môi trường này không đảm bảo cho sự an toàn của trẻ cũng như nhân cách của trẻ. Không chỉ những đứa trẻ lang thang kiếm sống thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường mà ngay cả những đứa trẻ sống trong môi trường hoàn toàn thuận lợi: được đi học đầy đủ, có sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhưng lại sa vào con đường nghiện ngập. Điều này có vẻ như một nghịch lý nhưng trên thực tế lại là sự thật và xảy ra rất nhiều. Các em vì tò mò, vì thiếu hiểu biết, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo trong một vài lần thử đã dẫn đến nghiện ma túy. Trước những vấn đề như vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách của trẻ, để trẻ em thoát khỏi con đường nghiện hút và hòa nhập với cộng đồng, để các em có một cuộc sống lành mạnh và thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đóng góp tích cực cho đất nước, chúng ta – những nhân viên công tác xã hội cần có những hành động kịp thời 6 để giúp đỡ những đứa trẻ đã lầm đường này quay trở về cuộc sống bình thường, lành mạnh, có ý chí, nghị lực và nhân cách tốt. 1. Các khái niệm công cụ: 1.1. Trẻ em: Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa: Trong tâm lý học: trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý, nhân cách con người. Trong xã hội học: trẻ em được hiểu là một nhóm nhân khẩu biệt trong quá trình xã hội hóa. Trong công ước quốc tế: Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ có quy định tuổi thành niên sớm. Theo luật bảo vệ chăm sóc trẻ em nưm 1991: trẻ em là những công dân Việt nam dưới 16 tuổi. - Trẻ em: là những trẻ nhỏ có độ tuổi dưới 16 chưa hoặc ít có khả năng lao động cần được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ và những người lớn. 1.2. Ma túy: - Theo từ điển Tiếng Việt 1991: Ma túy là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất từ Moocphin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác như thần kinh bị tê liệt và lâu dài có thể nghiện. - Theo WHO: Ma túy là bất kì chất gì mà khi được đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi 1 hay nhiều chức năng cơ thể. - Ma túy là một chất gây nghiện, bị nhà nước cấm. Ma tuý bao gồm nhiều loại như : thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, các chất ma tuý tổng hợp - Nếu tách ra từng từ “ma” và “túy” thì có nghĩa là “tê liệt” và “say sưa”. Nói một cách khác bất kì chất nào khi dùng nó, người sử dụng có trạng thái hưng phấn và bị lệ thuộc vào chúng hay còn gọi là “nghiện”, cuối cùng bị tê liệt ý chí, hủy hoại cơ thể. 7 - Các hình thức sử dụng gồm hút, hít, ngửi, tiêm chích, nhai và uống 1.3. Nghiện ma túy: là một trạng thái nhiễm độc chu kì hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần 1 chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của nhiễm độc này là: - Tăng dần liều dùng - Sự lệ thuộc vào tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất đó 1.4. Trẻ em nghiện ma túy: Là những người có độ tuổi 16 trở xuống, sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều chất ma túy dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kì hay mãn tính, bị lệ thuộc về thể chất và tinh thần. Khi nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng sẽ bị hội chứng cai nghiện ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần trong 1 thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiện. 2. Tác hại của ma túy: Tệ nạn nghiện ma túy và các chất gây nghiện đang gây khủng hoảng toàn thế giới và riêng ở nước ta, tệ nạn này đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ phận thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Không chỉ tác hại do gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ mà chính phương cách sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Mặc dù sự thông tin về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện trên các phương tiện truyền thông đã được thực hiện khá nhiều nhưng vẫn còn không ít người chưa thấy rõ sự tác hại. Trong bài nói chuyện hôm nay, xin được nhắc lại và nhấn mạnh những gì chúng ta cần biết về ma túy và các chất gây nghiện cũng như những tác hại không lường của chúng. 2.1. Tác hại đối với cơ thể : - Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. 8 Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi. - Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. - Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị - Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. 2.2. Ảnh hưởng đến bản thân : 9 - Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. - Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ. - Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. - Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. - Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. - Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. 2.3. Ảnh hưởng đến gia đình : - Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã 10 [...]... chống ma túy quy định: Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm: a, Khai báo với ủy ban cấp xã về người nghiên ma túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đo b, Động viên giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và cán bộ cấp xã c, Theo dõi, giám sát, ngăn chặn người nghiện ma túy sử... không quan tâm là những nguyên nhân chính dẫn đến trẻ tiếp cận với ma túy và trở thành kẻ nghiện ma túy - Đối với trẻ nghiện ma túy thì phản ứng của gia đình đóng vai trò rất quan trọng Gia đình sẽ làm nền tảng giáo dục cho trẻ quay về với cuộc sống, hòa nhập xã hội và phát huy vai trò của mình Nhưng đây cũng chính là nới đẩy trẻ quay về con đường cũ Xã hội hiện nay đang có những phản ứng tích cực và... xoài mang theo…còn kèm vài tép heroin cho con đỡ nhớ - Gia đình có trẻ nghiện ma túy luôn lâm vào cảnh hoang mang và chịu nghiều áp lực từ bên ngoài xã hội khi biết con mình bị nghiện thường la máng con cái, trách than cho số phận của mình Khi định kiến xã hội cón qua nặng nề với người nghiện ma túy thì áp lực của cha mẹ ngày càng nặng nề “ ra đường không dám nhìn ai” Tóm lại: Phản ứng của xã hội đối với. .. giúp trẻ nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng Mọi người có cách nhìn nhận đúng hơn về tệ nạn ma túy nhưng sự kỳ thị và xã lánh vấn tồn tại Chính thái độ này đã ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng hay tái hòa nhập cộng đồng của trẻ - Tại điều 26 Bộ luật phòng chống ma túy quy định:” Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trang nghiện. .. thiếu ma túy có thể có dấu hiệu ngáp vặt, chảy nước mắt nước mũi, đau nhức vật vã, bồn chồn sợ hãi, tìm đủ mọi cách để có ma tuý 5 Phản ứng xã hội: Trẻ em nghiện ma túy là hành vi lệch chuẩn luôn bị xã hội luôn quan tâm và lên án mạnh mẽ Lẽ ra ở lứa tuổi này trẻ học tập và vui chơi thì lại lâm vào tệ nạn xã hội Nguyên nhân của tình trạng này là do hoàn cảnh xã hội, gia đình và ngay trong bản thân trẻ. .. tuổi trẻ Một em đã kết thúc giai đoạn cai nghiện, trở về với gia đình, nhưng bị người cha mắng chửi, rất dễ tái nghiện Nếu cộng đồng coi người nghiện ma túy là tội phạm, thì rất dễ khiến họ dấn sâu vào con đường này Hãy coi họ là nạn nhân, còn người bán ma túy là tội phạm Cộng đồng rất dễ lạnh nhạt với người cai nghiện trở về Đây cũng là tác nhân dẫn tới tái nghiện Người nhân viên công tác xã hội được... rất đáng lo ngại, vấn đề trẻ em nghiện ma túy là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm Những nhà công tác xã hội bằng những kĩ năng nghề nghiệp, phương pháp cùng những hiểu biết của mình phối hợp với gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể thực hiện chương trình hành động vì trẻ em tạo môi trường thuận lợi để trẻ tránh xa các tệ nạn xã hội trong đó có việc nghiện ma túy “chúng ta muốn có một... dục trẻ tốt hơn Có sự giám sát và phát hiện kịp thời khi trẻ có xu hướng không tốt Đưa ra phương thức giáo dục hợp lý hướng trẻ vào những hoạt động xã hội lành mạnh - Khi có trẻ nghiện ma túy tai cộng đồng vẫn còn sự kỳ thị nhất định.Những dư luận xã hôi và Quan niệm của họ đã làm cho sự khó hòa nhập xã hội của trẻ khi quay vê địa phượng - Xã hôi nước ta vẫn chưa có những sân chơi lành mạnh cho trẻ Trẻ... luật phòng, chống ma túy đã được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2001 * Tích cực -Trong Bộ luật phòng chống ma tuy đã có những quy định rất cụ thể đồi với trẻ nghiện ma túy Tại điều 29 quy định: +Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi dến 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình,... cai nghiện, phục hồi nhân phẩm, trở về với cộng đồng 8 Mục đích của CTXH: - Nhằm giúp trẻs nâng cao năng lực, khả năng ứng phó, khả năng giải quyết các vấn đề của bản thân - Giúp trẻ hiểu biết tác hại nguy hiểm của ma túy đối với thể chất, tinh thần của trẻ cũng như tác động đến gia đình và xã hội - Giúp trẻ tiếp cận được với các nguồn lực hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống . tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ BỊ NGHIỆN MA TÚY 1 Mục Lục I. Về lý luận 4 1. Các khái niệm công cụ 5 1.1. Trẻ em 1.2. Ma túy 1.3. Nghiện ma túy 1.4. Trẻ em nghiện ma túy 2. Tác hại của ma túy 7 2.1 ma tuý. 5. Phản ứng xã hội: Trẻ em nghiện ma túy là hành vi lệch chuẩn luôn bị xã hội luôn quan tâm và lên án mạnh mẽ. Lẽ ra ở lứa tuổi này trẻ học tập và vui chơi thì lại lâm vào tệ nạn xã hội. . Khi nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng sẽ bị hội chứng cai nghiện ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần trong 1 thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiện. 2. Tác hại của ma túy: Tệ nạn nghiện ma

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Với lớp trẻ đang học phổ thông cơ sở rất dễ bị lôi kéo vào con đường nghiện ma tuý. Lý do là các em không có ''sân chơi'' lành mạnh, nếu muốn giải trí các em phải tìm đến các địa điểm tự do mà ở đó vì lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma tuý. . .

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan