chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (mncs)

50 566 2
chính sách thu nợ của công ty đa quốc gia (mncs)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Kinh tế - Luật Nhóm thực hiện 1. Phạm Nguyễn Quỳnh Anh K064020234 2. Nguyễn Thị Hồng Chánh K064020241 3. Phạm Thị Thanh Hoa K064030263 4. Phạm Hà Mi K064020287 5. Nguyễn Ngọc Thuý Nga K064020295 6. Nguyễn Phượng Hoàng Oanh K064020311 7. Đặng Thị Phương Thảo K064020326 8. Lê Thị Thanh Thảo K064020328 9. Vũ Thị Thu Thuỷ K064020342 10. Trần Minh Trang K064020355 11. Lê Nguyễn Thanh Trúc K064020360 1 Mục lục Mục lục……………………………………………………………………………………………………………………… 3 Lời mở đầu……………………………………………………………. 4 Phần nội dung…………………………………………………………. 5 I. Tổng quan về chính sách thu nợ trong MNCs…………………… 5 1. Khoản phải thu trong MNCs…………………………………… 5 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu)……… 6 3. Vấn đề ảnh hưởng đến chính sách tín dụng trong MNCs……… 7 4. Các biện pháp quản lý nợ phải thu…………………………… 12 5. Các bước thu hồi nợ……………………………………… 14 II. Các cách thức thu hồi nợ của MNCs…………………………… 18 A. Leter…………………………………………………………. 18 B. Telephone…………………………………………………… 23 C. Cash discount………………………………………………… 24 D. Interests and Penalties……………………………………… 25 E. Credit insurance………………………………………………. 30 F. Collection Agency…………………………………………… 33 G. Invoice discounting………………………………………… 38 H. Factoring 39 I. Court…………………………………………………………. 46 Lời kết……………………………………………………………… 49 Phụ lục………………………………………………………………………………………………………………… 50 2 Lời mở đầu Công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều thị trường, nhiều nền kinh tế cùng với sự đa dạng, phong phú về phong tục, tập quán kinh doanh. Chính vì vậy, các MNCs thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại và rủi ro. Chẳng hạn như, rủi ro hối đoái có thể làm giảm giá trị của các khoản phải thu thu về hay rủi ro về văn hóa có thể khiến việc kinh doanh ở thị trường đó thất bại và rủi ro về chính sách bảo hộ của Nhà nước khiến cho việc tấn công vào một ngành hàng mới của MNC bị hạn chế…Vì những khó khăn, rủi ro này mà các MNCs nên có những chiến lược chuẩn bị cụ thể khi đặt chân vào thị trường mới. Hoạt động ở các thị trường khác nhau nên việc tối đa hóa lợi ích của MNCs không phải là một việc dễ dàng. Công ty mẹ phải thường xuyên kiểm tra, điều phối hoạt động của các chi nhánh vì mục tiêu chung của toàn MNCs. Thêm vào đó MNCs còn cần phải có các chính sách cụ thể để khắc phục những rủi ro kể trên để đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Việc quản trị rủi ro thì rất đa dạng bao gồm nhiều khâu, nhiều mặt, rủi ro càng nhiều thì việc quản trị càng phức tạp. Đi kèm với các hoạt động quản trị rủi ro là các chính sách cụ thể đối với từng loại rủi ro. Các chính sách này chính là công cụ, là biện pháp, là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn do rủi ro mang lại. Để nói hết về các chính sách quản trị rủi ro của MNCs thì rất đa dạng và phức tạp. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một khâu nhỏ trong chính sách quản trị rủi ro – đó là chính sách thu hồi nợ. Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh những khoản phải thu là chuyện rất tự nhiên, hay nói cách khác chính việc phát sinh những khoản nợ của khách hàng là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là một hoạt động rất quan trọng và cũng không hề đơn giản đặc biệt là những khoản nợ xấu. Thu hồi các khoản phải thu chính là một cách để quay vòng vốn đầu tư cho MNCs, đảm bảo cho guồng máy của MNCs diễn ra liên tục, xuyên suốt. Do vậy, việc thu hồi nợ cần có những chính sách và phương pháp cụ thể nhằm hạn chế những khoản nợ xấu và đảm bảo lợi ích của toàn MNCs. 3 Phần nội dung I. Tổng quan về chính sách thu nợ trong MNCs 1. Khoản phải thu trong MNCs Trong hoạt động kinh doanh của các MNCs, do nhiều nguyên nhân luôn tồn tại các khoản vốn trong thanh toán như các khoản phải thu, các khoản tạm ứng Trong số các khoản phải thu, khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, phát sinh thường xuyên và có tính chất chu kỳ. Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.1. Ý nghĩa của các khoản phải thu Sự tồn tại các khoản phải thu xuất phát từ lý do:  Công ty thực hiện chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.  Xu hướng ngày càng gia tăng của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán quốc tế. 1.2 Điểm bất lợi khi phát sinh các khoản phải thu  Phát sinh các chi phí quản lý, thu hồi nợ, chi phí nhân viên quản lý.  Công ty có thể gánh chịu rủi ro mất vốn do không thu hồi được nợ.  Kìm hãm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, ứ đọng vốn khâu lưu thông, làm thiếu vốn khâu sản xuất.  Công ty bị mất chi phí cơ hội của vốn. Có thể nói: Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Còn nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho 4 khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, mỗi MNCs cần xây dựng chính sách bán chịu sản phẩm một cách hợp lý nhằm tạo ra những điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ, tăng lợi nhuận của công ty, hạn chế thấp nhất các thiệt hại và mức độ rủi ro mất vốn. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của công ty gồm:  Quy mô sản phẩm - hàng hoá bán chịu cho khách hàng  Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các công ty  Mức giới hạn nợ của công ty cho khách hàng  Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với công ty 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính sách bán chịu) Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố:  Tình hình nền kinh tế  Giá cả sản phẩm  Chất lượng sản phẩm  Chính sách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính của MNCs có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. Khi xây dựng chính sách bán chịu, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu tới lợi nhuận của công ty. Do vậy, mỗi chính sách bán chịu cần được đánh giá trên các tiêu thức sau:  Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ.  Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. 5  Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ.  Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận.  Xác định nợ phải thu trung bình và kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bán chịu bình quân một ngày Nợ phải thu bình quân dự kiến = Doanh thu bán chịu bình quân một ngày x Kỳ thu tiền bình quân Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Việc tìm ra kỳ thu hồi nợ bán hàng trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Cũng như các hệ số khác, kỳ thu hồi nợ trung bình phải được xem xét trong mối liên hệ với các thông tin khác. Nếu hệ số này lớn hơn số ngày trong chính sách bán chịu của công ty cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình, ngược lại hệ cố này nhỏ hơn thì chính sách bán chịu của công ty là đúng đắn. 3. Vấn đề ảnh hưởng đến chính sách tín dụng thương mại trong MNCs 3.1. Tiêu chuẩn bán chịu Tiêu chuẩn bán chịu là:  Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ.  Một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, như là kết quả của chính sách bán chịu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và 6 chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu. MH1 - Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu 7 MH2 - Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu 3.2. Điều khoản bán chịu Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu 3.2.1. Thời hạn bán chịu 8 MH3 - Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu MH4 - Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu 3.2.2. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu. 9 Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu. Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu. Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó, giảm lợi nhuận. Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không. MH5 - Mô hình Tăng tỷ lệ chiết khấu MH6 - Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu 10 [...]... danh sách agency riêng Nêu danh lên văn phòng luật sư hoặc ngày khoản nợ và con nợ với bản sách khoản nợ và con nợ cơ quan luật pháp Từ chối kê khai hoá đơn của gói nợ với bản kê khai hoá đơn các dịch vụ đối với khoản Từ chối các dịch vụ đối với của gói nợ Từ chối các nợ trái với luật quốc tế và khoản nợ trái với luật quốc tế dịch vụ đối với khoản nợ quốc gia và quốc gia trái với luật quốc tế và quốc gia. .. khoản phải thu của công ty Nếu đối thủ của công ty cũng đưa ra chính sách này, công ty cần tính đến dự phòng tương tự để duy trì trạng thái cạnh tranh 3 Ví dụ Tandijono Ltd thường đề nghị hạn tín dụng cho khách hàng của công ty là 50 ngày, nhưng đề tăng dòng tiền, công ty đưa ra mức khấu trừ 2% khoản trả nợ trong vòng 10 ngày Bạn có thể đưa ra ý kiến của mình cho công ty về mức chi phí của hoạt động... giúp công ty có hành động sớm với các khoản nợ quá hạn 4 Những lưu ý khi sử dụng hình thức Cash discount  Việc thiết lập và thực hiện chính sách tín dụng và thu hồi nợ có thể mang lại vấn đề nhỏ nhất liên quan đến các khoản phải thu Đối với tất cả chính sách, công ty phải đánh giá lại thường xuyên để kiểm tra hiệu quả của các chính sách  Công ty có thể kiểm tra bằng cách đặt ra câu hỏi, ví dụ Công ty. .. nếu trả nợ trong vòng 1 tuấn thì không bị tính thêm phí  Người chủ khoản phải thu chỉ phải trả thu VAT tính trên vốn gốc mà không cần trả thu VAT tính trên khoản lãi suất nợ quá hạn Bảng tóm tắt sau đây thể hiện quá trình thu hồi nợ của công ty: Công ty thu được một khỏan nợ vào ngày 3/9 Các mốc thời gian Nợ đến hạn thanh toán Nợ quá hạn * Hóa đơn nhắc nợ đầu tiên được gửi trong kì Lãi suất nợ quá... tài khoản của họ sớm hơn Hình thức khấu trừ này có thể làm tăng kỳ thu tiền bình quân nhưng lại làm giảm tổng doanh thu thu được từ các khoản khách hàng trả nợ Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia cần theo dõi chặt chẽ chi phí của việc khấu trừ nhằm cải thiện dòng tiền bằng cách so sánh chi phí này với lợi nhuận thu được của công ty từ việc cân đối khoản nợ trả chậm hơn và bình quân thu hồi nợ ngắn hơn... cách đặt ra câu hỏi, ví dụ Công ty đã có chính sách khấu hao tiền mặt chưa?”, nếu có câu là “chưa”, công ty nên duyệt lại và chỉnh sửa chính sách và cần có lý do hợp lý cho việc không thực hiện chính sách  Nếu tài khoản của công ty chủ yếu là cá nhân, đây có thể là câu trả lời có căn cứ Nếu tài khoản của công ty chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp chủ chốt, công ty nên xem xét việc áp dụng hình thức khấu... cho các MNCs Chính sách hay cách thức thu nợ sẽ khác nhau ở mổi công ty trong từng hoàn cảnh khác nhau, đối với từng công ty khác nhau, ở mức độ cạnh tranh và môi trường kinh doanh khác nhau khác nhau Ví dụ dưới đây là tiến trình thu nợ theo thời gian với giá trị các khoản nợ khác nhau của The Office of the State Controller (OSC), một công ty hàng đầu trong quản lý tài chính và báo cáo tài chính ở Colorado... trên cho thấy 25% nợ khó đòi của Robins plc’s thu c về Thorpe Ltd Có thể Thorpe Ltd đang gặp khó khăn về tài chính Vì vậy công ty phải có sự liên lạc với Thorpe Ltd ngay về khoản nợ này để có hướng giải quyết với khoản thu này và áp dụng các biện pháp thích hợp Đó là:  Thực hiện việc bán nợ để thu hồi vốn  Trích lập dự phòng nợ khó đòi tuỳ theo khả năng trả nợ của khách nợ hoặc tuổi nợ quá hạn Mặc dù... của rủi ro bán chịu Trong các mô hình đã phân tích ở trên, đều chưa đề cập tới tổn thất do nợ không thể thu hồi Trên thực tế, công ty luôn có những khoản nợ xấu khó đòi vì vậy chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu Mô hình dưới phân tích ảnh hưởng của rủi ro bán tới chính cách bán chịu : MH7 - Mô hình nới lỏng chính. .. đầu tư của người mua và trả một tỷ lệ phần trăm được thỏa thu n của một hợp đồng hoặc một khoản phải thu mà khó mà trả được bởi sự vỡ nợ, tình trạng không trả được nợ hoặc là phá sản Bảo hiểm tín dụng được mua bởi những doanh nghiệp để bảo đảm khoản phải thu của họ không bị mất do tình trạng không trả được nợ của con nợ Hơn 80% của các giao dịch kinh doanh hiện nay là sử dụng tín dụng Các khoản nợ thương . trong chính sách bán chịu của công ty cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đúng hạn và cần xem xét lại chính sách bán chịu của mình, ngược lại hệ cố này nhỏ hơn thì chính sách. vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các công ty  Mức giới hạn nợ của công ty cho khách hàng  Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng với công ty 2. Chính sách tín dụng thương mại (chính. giải) Không có một chính sách thu hồi nợ nào là tối ưu có thể chỉ ra cho các MNCs. Chính sách hay cách thức thu nợ sẽ khác nhau ở mổi công ty trong từng hoàn cảnh khác nhau, đối với từng công ty khác

Ngày đăng: 04/02/2015, 12:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

    • Age analysis of debtors as at 30 September 1999

    • Chi phí tài chính: cao hơn lãi suất cơ bản từ 1.5% đến 3%. Tỉ suất này được tính theo ngày và có thể ngang với lãi suất tiền gửi.

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan