phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường chứng khoán. liên hệ thị trường việt nam

36 501 0
phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường chứng khoán. liên hệ thị trường việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Mục Lục II Phân tích cơ bản 4 Phân tích thu nhập và Kết quả kinh doanh: 15 Phân tích nợ và khả năng thanh toán 16 2.3 Nguồn thông tin : 16 III.Phân tích kỹ thuật 17 3.1 Khái niệm 17 3.2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 17 3.2.1 Lý thuyết Dow 17 3. 4 Nguồn thông tin: 24 IV Họchuyết kì vọng hợp lý 27 4.1. Thị trường xác định giá cổ phiếu như thế nào ? 27 4.2. Học thuyết kì vọng hợp lý 28 4.3. Giả thuyết thị trường hiệu quả: kì vọng hợp lý trong thị trường tài chính 31 4.4. Ứng dụng : hướng dẫn thực tế cho đầu tư trên thị trường cổ phiếu 33 4.4.1 Những bản báo cáo được công khai bởi những nhà tư vấn đầu tư 33 4.4.2 Bạn có nên hoài nghi về một gợi ý tốt 34 4.4.3 Giá chứng khoán có thường tăng khi có một thông tin tốt 35 4.4.4 Gợi ý của thị trường hiệu quả cho nhà đầu tư 35 2Tổng quan I. Tổng quan Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán- các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Trên thị trường chứng khoán, khi niềm tin là yếu tố quan trọng nhất thì lẽ tự nhiên thông tin là của quý. Càng có nhiều thông tin về doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư về một quyết định đầu tư sáng suốt với cổ phiếu của doanh nghiệp càng cao. Đặc biệt, khi nhà đầu tư tin tưởng rằng mình nắm giữ những thông tin không mấy ai có. Thêm vào đó, theo lý thuyết Thị trường hiệu quả, giá của một chứng khoán là kết quả phản ánh mọi thông tin đến nó. Tính quyết định của thông tin tới giá chứng khoán một lần nữa được khẳng định khi cả một lý thuyết đồ sộ với vô vàn công thức, phương trình và ký hiệu toán học được dựng lên kéo theo cả cộng đồng nghiên cứu đông đảo lao vào tìm kiếm quan hệ giữa thông tin và giá chứng khoán. Vậy để thành công trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần biết những thông tin gì, tìm kiếm thông tin ở đâu và xử lý thông tin như thế nào? Trước hết ta cần làm rõ hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán là hệ thống các chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, là những chỉ tiêu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế, chính trị tại những thời điểm khác nhau của từng quốc gia, từng ngành, theo phạm vi bao quát của mỗi loại thông tin. Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán rất đa dạng và phong phú. Thị trường chứng khoán hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp, nhưng phải đảm bào nguyên tắc công bằng, công khai, mọi nhà đầu tư đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin. Không ai được phép có đặc quyền trong tiếp nhận thông tin, hoặc sử dụng các thông tin nội bộ, thông tin chưa được phép công bố để đầu tư chứng khoán nhằm trục lợi. Có thể nói, thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và có khả năng phân tích tốt thì sẽ đầu tư có hiệu quả, ngược lại, nhà đầu tư thiếu thông tin, hoặc thông tin sai lệch sẽ phải chịu tổn thất khi ra các quyết định đầu tư. Thị trường chúng khoán là nơi cung cấp cả thông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp cho nhà đầu tư. Thông tin trực tiếp bao gồm thông tin về doanh nghiệp phát hành niêm yết 3Tổng quan như thông qua giá cả chứng khoán, bản cáo bạch, thông tin công khai định kỳ: báo cáo tài chính định kỳ, thường niên của doanh nghiệp. Những thông tin này cho biết tình hình hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán còn cung cấp thông tin về sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu kí chứng khoán. Những sở giao dịch hay những trung tâm có uy tín, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư thì sẽ có nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng như nhà đầu tư tham gia thị trường. Bên cạnh những thông tin trực tiếp trong thị trường chứng khoán thì vẫn có những thông tin gián tiếp tác động tới quyết định của nhà đầu tư, như giá dầu thô, giá vàng, tỷ giá với đồng USD Có thể nói trong thị trường chứng khoán, thông tin tác động nhiều nhất đến quyết định của nhà đầu tư. Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán nên tìm hiểu các thông tin trên thị trường. Tuy nhiên thông tin trên thị trường chứng khoán thường bất cân xứng. Điểm bất cân xứng đầu tiên là giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp như các ngân hàng hay các công ty chứng khoán thì việc tìm kiếm nắm bắt các luồng thông tin sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều so với các nhà đầu tư cá nhân. Việc bất cân xứng trong thu thập thông tin dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Thêm nữa là sự bất cân xứng giữa các nhà đầu tư với các tổ chức môi giới chứng khoán. Các tổ chức môi giới chứng khoán thường có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn hơn so với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư đơn lẻ nên việc nắm bắt thông tin dễ dàng hơn. Hơn nữa, họ có thể lợi dụng các mối quan hệ để biết được các thông tin nội bộ về tổ chức phát hành có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong khi các thông tin này chưa được công bố ra công chúng. Việc rò rỉ thông tin nội gián này sẽ gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân không có mối quan hệ. Như vậy, khi tham gia thị trường chứng khoán, việc tìm hiểu nắm bắt thông tin đối với các nhà đầu tư là vô cùng quan trọng. Ở đề tài “Để thành công trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần biết những thông tin gì?” này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách tiếp cận các nguồn thông tin từ thị trường chứng khoán và 3 phương pháp xử lý thông tin hiệu quả, đó là: Phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và học thuyết kỳ vọng hợp lý. . 4Chương II: Phân tích cơ bản II Phân tích cơ bản 2.1 Cơ sở lý thuyết Phân tích cơ bản còn được gọi là phân tích tài chính. Phương pháp này xem xét tình hình các mặt hoạt động và tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thu nhập của công ty, cổ tức của cổ đông. Trên cơ sở này ước định giá cổ phiếu của công ty. Luận điểm chủ yếu của phương pháp phân tích cơ bản cho rằng giá trị của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định giá cổ phiếu của công ty. Giá trị được đánh giá không chỉ nhìn nhận vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp mà còn giá trị ở tương lại của doanh nghiệp. Giá của cổ phiếu trên thị trường sẽ giao động dựa trên giá trị của doanh nghiệp. Như vậy phân tích cơ bản chú trọng vào việc phân tích đánh giá tình hình kinh doanh , tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai để xác định giá của cổ phiếu. 2.1.1 Phân tích thị trường vĩ mô Phân tích các biến số vĩ mô - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định của đồng tiền và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng tăng trưởng của GDP giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách để đạt dược mục tiêu đã đề ra. Ví dụ khi có thong tin GDP của nước đó tăng lên thì đó là tin tốt cho đồng tiền nước đó, nó còn là tín hiệu tốt để cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư của mình. - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng của một quốc gia. Vì vậy sự gia tăng nhanh hoặc giảm nhanh của lạm phát là một dấu hiệu cho thấy có khả năng thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ. Sự thay đổi chính sách của chính phủ sẽ có những tác động nhất định đến các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. - Sản lượng công nghiệp ( Industrial Production): Vì giá trị của nghành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDP nên một sự thay đổi nhỏ của chỉ số này cũng có thể gây ra một sự thay đổi lớn về tốc độ tăng trưởng GDP và vì thế sẽ ảnh hưởng thị trường tiền tệ, thị trường vốn của mỗi quốc gia. 5Chương II: Phân tích cơ bản - Số lượng hàng hóa bán lẻ ( Retail sales): Bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bán lẻ trong một thời gian nhất định chính phủ có thể đánh giá được một cách gần chính xác sự tăng trưởng của việc tiêu dùng cá nhân của dân cư, mà việc của xã hội đóng góp lớn vào giá trị của GDP. Ví dụ số lượng hang hóa bán lẻ tăng mạnh tức là dân cư gia tăng tiêu dùng là biểu hiện tốt cho sự tăng trưởng kinh tế. Vì thế nó có những tác động tích cự đến thị trường chứng khoán. - Hàng tồn kho ( Inventories) : Tỉ lệ hang tồn kho là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nếu tỉ lệ hang tồn kho cao tức là xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội giảm xuống sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Vì thế, nó ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường. - Chỉ số chứng khoán ( Stock index) : Đây được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu trên thị trường. Nếu chỉ số chứng khoán tăng mạnh biểu hiện có sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ vào TTCK tức là người dân tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế trong tương lại gần làm cho giá của cổ phiếu có xu hướng tăng… Ngoài các chỉ số trên trên thị trường còn có rất nhiều biến số vĩ mô khác mà bất kì nhà đầu tư nào cũng quan tâm như: lãi suất, chỉ số thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, chu kì kinh doanh…… Ngoài ra, môi trường luật pháp và môi trường chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp tơi việc ra quyết định đầu tư nói chung và đầu tư trên thị trường tài chính nói riêng của các nhà đầu tư. Môi trường chính trị, pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện có một môi trường đầu tư tốt . Nó là nhân tố quan trọng đảm bảo việc thự hiện đầu tư có hiệu quả. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo ra ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư… Sự bảo hộ của chính phủ sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều ưu thế hơn. Ngoài ra, yếu tố này sẽ làm thay đổi rủi ro đối với mỗi ngành. 2.1.2 Phân tích ngành 2.1.2.1 Phân tích chu kì kinh doanh Khuynh hướng của nền kinh tế có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành . Phân tích chu kì kinh doanh có thể cho các nhà đầu tư các thong tin quan trọng trong dự đoán phát triển hay suy thoái của nền kinh tế hay của từng ngành.Các ngành kinh tế khác nhau sẽ có sự vận động khác nhau theo chu kì kinh tế: nhóm có xu hướng vận động phù hợp với chu kì kinh tế và nhóm có xu hướng vận động ngược chiều với chu kì kinh tế. 6Chương II: Phân tích cơ bản Nhóm ngành có sự vận động phù hợp với chu kì kinh tế như: ngành tài chính ngân hang, ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản… Các ngành này có doanh thu tăng hoặc giảm cùng với chu kì kinh tế. Nó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu của giai đoạn phục hồi. Vì lợi ích thu về càng lớn khi doanh thu bán hang càng tăng. Nhóm ngành có xu hướng vận động ngược với chu kì kinh tế, kinh tế càng tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận của các ngành này càng giảm và ngược lại. Tiêu biểu cho nhóm ngành này là những ngành về thực phẩm, đồ uống , dược phẩm, và ngành sản xuất đồ xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, mặc dù tiêu dùng toàn xã hội giảm sút nhưng mọi người vẫn phải tiêu dùng hang hóa thiết yếu. Hơn nữa, khi nền kinh tế nội địa yếu kém làm cho giá trị đồng nội tệ giảm giá thì những ngành sản xuất hang xuất khẩu có lợi bởi vì hang hóa của họ sẽ rẻ tương đối trên thị trường quốc tế. Như vậy, có thể nhận thấy những ngành hấp dẫn với nhà đầu tư qua các giai đoạn của chu kì kinh tế. Thông thường các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến môi trường kinh tế hiện tại và quá khứ để họ dự đoán sự thay đổi trong tương lai gần cảu các yếu tố kinh tế quan trọng. 2.1.2.2 Ảnh hưởng của thay đổi trong cấu trúc kinh tế tới các ngành Sự thay đổi các yếu tố cấu trúc kinh tế như nhân khẩu, công nghệ, chính trị, chính sách…. sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ dòng tiền và rủi ro tiềm năng của các ngành. Tuy nhiên,mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Yếu tố nhân khẩu bao gồm sự thay đổi về tổng số dân, cấu trúc phân bổ dân số về độ tuổi, địa lý, dân tộc, văn hóa… . Cấu trúc dân số vàphong cách sống ảnh hưởng nhiều đến thói quen tiêu dùng của dân cư. Ví dụ ở Việt Nam với tâm lý sinh ngoại đã thúc đẩy nhập khẩu hang hóa ngoại. Ngoài ra, dân số trẻ ở các nước đang phát triển sẽ cung cấp một lượng lớn lao động với chi phí rẻ. Xu thế công nghệ ảnh hưởng mạnh tới các ngành. Chu kì sống của sản phẩm ngày càng giảm. Do đó chi phí nghiên cứu công nghệ mới. quảng cáo… chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới các ngành với các mức độ khác nhau. 2.1.2.3 Xác định chu kì sống hay chu kì phát triển của ngành Mỗi ngành đểu phải trải qua các giai đoạn : hình thành, phát triển, chín muồi, ổn định, lụi tàn. ứng với mỗi gai đoạn khác nhau , doanh thu và tỉ suất lợi nhuận cận biên của ngành là khác 7Chương II: Phân tích cơ bản nhau. Các nhà phân tích phải dự báo được tốc độ tăng trưởng, độ dài tăng trưởng của từng giai đoạn, từ đó dự báo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận biên và mức độ tăng trưởng mỗi ngành. Giai đoạn hình thành: đây là giai đoạn khởi nghiệp cho một sản phẩm mới. Ở giai đoạn này sản phẩm chưa phổ biến trên thị trường, doanh số bán thấp. Để phát triển được thị trường doanh nghiệp cần đầu tư một khoản chi phí lớn cho quảng cáo , khuếch trương sản phẩm, chi phí quản lý. Do đó giai đoạn này lợi nhuận biên rất thấp, có thể không có lợi nhuận. Giai đoạn này gắn liền với hoạt động đầu tư mạo hiểm Giai đoạn phát triển: là giai đoạn sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, có sự tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận. Do giai đoạn này doanh nghiệp cạnh tranh chưa nhiều, sản phẩm vẫn mang tính độc quyền. Để tận dụng lợi thế này các doanh nghiệp mở rộng quy mô, hệ thống phân phối, quảng cáo…. Giai đoạn chín muồi: sự phát triển giai đoạn 2 làm cho thỏa mãn phần lớn nhu cầu nhưng thị trường chưa bão hòa. Giai đoạn này các doanh nghiệp trong ngành vẫn có mức tăng trưởng cao. Giai đoạn chin muồi và ổn định: Đây là giai đoạn dài nhất. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp thường cải thiện quản lý , nâng cao năng suất, thay đổi mô hình tổ chức thay vì đầu tư mở rộng. Giai đoạn này giá cổ phiếu biến động tạo điều kiện cho nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá. Giai đoạn lụi tàn: Đây là giai đoạn có mức tăng trưởng thấp do sự chuyển dịch đầu tư cho hình thành sản phẩm thay thế. Nó làm giá chứng khoán sụt giảm. 2.1.3 Phân tích môi trường cạnh tranh - Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp - Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường - Áp lực từ sản phẩm thay thế - Sức mạnh từ người mua - Sức mạnh từ phía người bán 2.2 Phân tích tài chính đơn vị phát hành 2.2.1 Căn cứ phân tích Căn cứ để phân tích là các báo cáo tài chính: bảng tổng kết tài sản, bảng báo cáo thu nhập, bảng lưu chuyển tiền tệ. 2.2.1.1 Bảng tổng kết tài sản 8Chương II: Phân tích cơ bản Bảng tổng kết tài sản là bức tranh toàn cảnh phản ánh tổng tài sản và nguồn hình thành tài sản của một đơn vị tại một thời điểm. Bảng tổng kết tài sản có thể lập vào hàng quý, 6 tháng và cuối năm. Tài sản Nguồn vốn 1.Tài sản lưu động 1.Nợ ngắn hạn Tiền mặt 53000 Các khoản phải trả 188000 Cổ phần chuyển nhượng được 52000 Lai tiền vay phải trả 27000 Các khoản phải thu 270000 Thương phiếu phải trả 40000 Tồn kho 330000 Thuế phải trả 72000 Tổng tài sản lưu động 705000 Tổng nợ ngắn hạn 327000 2.Tài sản cố định 2.Nợ dài hạn Đất đai 64000 Nợ ngân hàng Nhà xưởng 630000 Trái phiếu 300000 Bàn ghế đồ đạc 280000 Nợ dài hạn 627000 Trừ đi khấu hao tích lũy 220000 3. Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản cố định hữu hình 754000 Cổ phần ưu đãi 50000 Tài sản cố định vô hình Cổ phần thường 600000 Lợi thế thương mại 30000 Thu nhập giữ lại 52000 Lợi nhuận chưa chia 160000 Tổng vốn chủ sở hữu 862000 Tổng tài sản 1489000 Tổng nguồn vốn 1489000 2.2.1.2 Báo cáo thu nhập Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong một thời kì( quý, 6 tháng, năm) Doanh số bán - Giá thành hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý - Khấu hao Thu nhập hoạt động + Thu nhập khác Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) - Chi trả lãi vay Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập Thu nhập sau thuế 2.2.1.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ 9Chương II: Phân tích cơ bản Bản lưu chuyển tiền tệ cũng là một báo cáo tài chính cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lý các tài sản, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản xuất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như: Chỉ tiêu Mã số Lỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này 2011 2010 I.Lưu chuyển iền từ hoạt động kinh doanh 1.Lợi nhuận trước thuế 74.257 55.169 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao tài sản cố định 14.899 13.024 - Các khoản dự phòng - (lãi)/lỗ từ hoạt động đầu tư - (lãi)/lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện - Chi phí lãi vay 833.911 349.125 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 88.786 67.053 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 155.978 11.412 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền để chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và cá tài sản dài hạn khác 4.393.110 4.482.810 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tscđ và ts dài hạn khác 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ đơn vị khác Tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 1.138.123 1.489.399 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 3.254.986 12.993.411 III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp 10Chương II: Phân tích cơ bản đã phát hành Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển thuần trong kì Tiền và tương đương tiền đầu kì Ảnh hưởng của thay đổi tỉ giá hối đoái Tiền và tương đương tiền cuối kì 219.124.625 91.336.364 2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn: HSTT ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn các khoản nợ đó. Hệ số này thường được dùng so sánh với hệ số trung bình của ngành .Tuy nhiên mỗi ngành có một hệ số trung bình khác nhau. Hệ số thanh toán nhanh HSTTN=( Tổng tài sản lưu động-Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này nói nên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việ thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tải sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này cũng được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi HSTTN > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. 2.2.3 Hệ số khả năng sinh lời Hệ số tổng lợi nhuận HSTLN=(Doanh số - Trị giá hàng đã bán theo giá mua)/Doanh số bán Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào( vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành, hệ số tổng lợi nhuận của công ty nào cao hơn thì hoạt động hiệu quả hơn và ngược lại. Hệ số lợi nhuận ròng HSLNR= Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần [...]... chấp thuận rủi ro và đầu tư vào những cổ phiếu có thứ hng định mức tín nhiệm thấp hơn nhưng có lãi suất cao hơn Chương III: Phân tích Kĩ thuật2 0 3.3 Vai trò và vị trí của phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán - Thứ nhất Phân tích kỹ thuật là dựa vào dữ liệu quá khứ của giá để dự đoán xu hướng tương lai của giá Đó là định nghĩa cơ bản nhất, ngắn gọn nhất về phân tích kỹ thuật Như vậy chúng... quan hệ cổ đông → Báo cáo tài chính Chương III: Phân tích Kĩ thuật1 7 III .Phân tích kỹ thuật 3.1 Khái niệm Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu xu hướng lên xuông của thị trường chứng khoán và khuynh hướng lên xuống của giá của một loại chứng khoán nhất định để xem xét thời điểm thích hợp cho việc mua bán chứng khoán 3.2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 3.2.1 Lý thuyết Dow Lý thuyết Dow là cơ. .. những gì xảy ra Phân tích kỹ thuật sẽ là căn cứ để chúng ta đưa ra các quyết định của xem nên đầu tư vào loại trái phiếu nào Dự báo bị sai (trong trường hợp đã sử dụng đúng phân tích kỹ thuật) cũng là một điểm rất quan trọng, chứa đựng những thông tin quý giá Để dự báo xu hướng của giá, người ta sử dụng các kỹ thuật phân tích và công cụ phân tích Các kỹ thuật phân tích có thể là đồ thị giá (Price Chart,... chúng ta nghiên cứu, cũng như kết quả phân tích kỹ thuật phải trả lời được câu hỏi giá sẽ thế nào - Thứ hai, phân tích kỹ thuật dự báo xu hướng tương lai của giá Xu hướng (trend) rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật, nhất là xu hướng của giá trong quá khứ - Thứ ba, chúng ta thấy được phân tích kỹ thuật là dự báo Giá không nhất thiết phải đi theo đúng phân tích kỹ thuật mà cũng có thể có sai lệch,... thực và đầy đủ biến động giá của thị trường Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán Chương III: Phân tích Kĩ thuật2 3 hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn Nhược điểm: Biểu đồ dạng thanh chắn thường khó sử dụng khó nhìn đặc biệt là với người mới tiếp xúc phân tích kĩ thuật. .. Giả thuyết thị trường hiệu quả: kì vọng hợp lý trong thị trường tài chính Động lực để làm cân bằng kì vọng với dự đoán tốt nhất đặc biệt lớn trong thị trường tài chính Trong những thị trường này, mọi người với dự đoán tốt hơn về tương lai sẽ trở nên giầu hơn Ứng dụng của học thuyết kì vọng hợp lý đối với thị trường tài chính được gọi là giả thiết thị trường hiệu quả hay học thuyết về thị trường vốn... các đường (Line), các hình (Form) Trên đây, chúng ta đã bàn về những khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật Đó là sử dụng các kỹ thuật và công cụ phân tích dữ liệu giá quá khứ để dự báo xu hướng tương lai của giá 3.4 Các loại biểu đồ: Hiện nay trên Thị trường chứng khoán có loại biểu đồ được các chuyên viên phân tích dùng ba loại biểu đồ: Biểu đồ dạng đường( Line Chart), biểu đồ dạng then chắn(Bar... đường thường được dùng trên thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên Chương III: Phân tích Kĩ thuật2 1 nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị trường chứng khoán dùng phương thức khớp lệnh liên tục Ví dụ về dạng biểu đồ dạng đường (line chart): Chương III: Phân tích Kĩ thuật2 2 Ưu điểm: Của loại biểu... các SỞ giao dịch Chứng khoán đều quy định đối với những giao dịch lô lẻ Các giao dịch này diễn ra trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thỏa thuận giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán Giao dịch lô lẻ không được đưa vào so ghép lệnh trên hệ thông định giá của thị trường tập trung Chương III: Phân tích Kĩ thuật1 9 Gía thực hiện trong các giao dịch... của thị trường tài chính sẽ được thành lập để dự đoán tốt nhất của thu nhập một chứng khoán sử dụng tất cả các thông tin có được bằng với thu nhập cân bằng của chứng khoán Lý do căn bản đằng sau học thuyết: Để thấy tại sao giả thiết thị trường hiệu quả hữu dụng, chúng ta sử dụng khái niệm “ sự buôn bán chứng khoán trên các thị trường khác nhau để hưởng lợi- mua chứng khoán trên một thị trường và sau . từ thị trường chứng khoán và 3 phương pháp xử lý thông tin hiệu quả, đó là: Phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và học thuyết kỳ vọng hợp lý. . 4Chương II: Phân tích cơ bản II Phân tích cơ bản 2.1. tin của thị trường chứng khoán là hệ thống các chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, là những chỉ tiêu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoán và tình. suất cao hơn. 20Chương III: Phân tích Kĩ thuật 3.3 Vai trò và vị trí của phân tích kỹ thuật trong phân tích đầu tư chứng khoán - Thứ nhất .Phân tích kỹ thuật là dựa vào dữ liệu quá khứ của giá

Ngày đăng: 04/02/2015, 06:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II Phân tích cơ bản

    • Phân tích thu nhập và Kết quả kinh doanh:

    • Phân tích nợ và khả năng thanh toán

    • 2.3 Nguồn thông tin :

  • III.Phân tích kỹ thuật

    • 3.1 Khái niệm

    • 3.2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật

      • 3.2.1 Lý thuyết Dow

    • 3. 4 Nguồn thông tin:

  • IV Họchuyết kì vọng hợp lý

    • 4.1. Thị trường xác định giá cổ phiếu như thế nào ?

    • 4.2. Học thuyết kì vọng hợp lý.

    • 4.3. Giả thuyết thị trường hiệu quả: kì vọng hợp lý trong thị trường tài chính

    • 4.4. Ứng dụng : hướng dẫn thực tế cho đầu tư trên thị trường cổ phiếu.

      • 4.4.1 Những bản báo cáo được công khai bởi những nhà tư vấn đầu tư.

      • 4.4.2 Bạn có nên hoài nghi về một gợi ý tốt.

      • 4.4.3 Giá chứng khoán có thường tăng khi có một thông tin tốt

      • 4.4.4 Gợi ý của thị trường hiệu quả cho nhà đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan