Giáo án bàn tay nặn bột môn sinh học lớp 8

14 14.7K 92
Giáo án bàn tay nặn bột  môn sinh học lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dưới đây là các tiết soạn theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Sinh học lớp 8 BÀI 21. HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP 1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:  Giúp GV tiếp cận và thực hành dạy học theo phương pháp BTNB  Người học có cơ hội và điều kiện nghiên cứu, thực hành những vấn đề: - Cơ chế hô hấp ở người - Trao đổi khí trong quá trình hô hấp - Khả năng hô hấp của mỗi người 2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP: Vật liệu: (dự trù cho 5 nhóm học viên) - Chai nhựa 1,5 lít và chai nhỏ 0,5 lít, rỗng 15 cái mỗi loại - Bóng bay nhỏ 50 quả - Bóng bay to 05 quả - Băng dính nhỏ 10 cuộn - Băng dính to 05 cuộn - Nút mềm 20 cái - Ống hút 100 cái - Âu nhựa nhỏ 05 cái - Bơm bóng bay 05 cái - Dây chun 50 cái - Kéo 05 cái - Nước tinh khiết 5 lít - Nước vôi trong 5 lít - Hột cườm một xâu - Chỉ 05 cuộn - Ống dây bằng nhựa mềm (đường kính 1cm) dài 2m - Sáp nặn 05 hộp - Bút dạ xanh, đỏ 10 cái hai màu 3. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC CỤ THỂ (theo 5 bước) Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát 1 GV đặt vấn đề bằng câu hỏi: Làm thế nào để ta có thể thở ra và hít vào? Chúng ta thở ra và hít vào như thế nào? Chúng ta thở ra và hít vào những loại khí gì? Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS Tổ chức cho học viên trao đổi trong nhóm - Mỗi HS tự ghi vào vở thực nghiệm câu trả lời (viết hoặc vẽ sơ đồ) - Mỗi nhóm trình bày câu trả lời chung của nhóm. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ sự khác nhau giữa các nhóm. Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: + Em hãy thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì. + Em hãy làm một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì. - HS trao đổi để vẽ mô hình dự định thiết kế, các bước tiến hành, các vật liệu cần chuẩn bị (ghi tất cả những nội dung đã thảo luận vào vở thực nghiệm). - HS ghi chép lại những thay đổi và những khó khăn trong quá trình thực hiện yêu cầu. - Lưu ý: Một nhóm có thể có nhiều mô hình khác nhau. Làm xong mô hình 1 rồi mới chuyển sang mô hình 2. GV quan sát các nhóm, tiên lượng trước những tình huống, khó khăn phát sinh. Trường hợp mô hình đã thiết kế không khả thi, GV gợi ý để nhóm chuyển hướng. Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu - Các nhóm thiết kế một dụng cụ mô tả được cơ chế hô hấp của người và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì. - Các nhóm thiết kế một dụng cụ có thể đo được lượng khí chứa trong phổi và một dụng cụ cho biết chất khí khi thở ra là khí gì. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm việc. - HS trình bày kết quả theo cách: 01 người trình bày, 01 người lên viết các thông tin lên bảng và những người khác hỗ trợ để trình diễn sản phẩm trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến phản hồi. Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức - GV tổng kết và cung cấp tài liệu chuẩn về quá trình hô hấp: do sự chênh lệch áp suất giữa môi trường và cơ quan hô hấp dẫn tới sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. - HS đọc lại tài liệu và thảo luận nhóm để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. - Ghi vào vở thực nghiệm - Trả lời các câu hỏi: 2 Cơ chế thở bằng bụng như thế nào? Làm sao biết khí thở ra là CO 2 ? Sự giống và khác nhau giữa mô hình và hệ hô hấp thật? Vai trò của quá trình hô hấp? - GV đưa ra câu hỏi liên hệ thực tế, khắc sâu kiến thức cho người học. BÀI 28. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON 1. MỤC TIÊU : - Trình bày được quá trình tiêu hoá ơ ruột non, bao gồm: + Các hoạt động tiêu hoá + Các cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. + Tác dụng và kết quả của hoạt động. - Rèn luyện kỹ năng tư duy, dự đoán, vẽ sơ đồ. 2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP: Chuẩn bị của GV: - Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình trong SGK của bài. - Mô hình cấu tạo hệ tiêu hoá người. - Băng video hoặc đĩa CD minh hoạ quá trình tiêu hoá ở ruột non, chủ yếu là các hoạt động tiêu hoá hoá học. 3. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC : Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát - GV đặt vấn đề sau khi kiểm tra bài cũ về tiêu hoá ở dạ dày: Sau tiêu hoá ở dạ dày, còn có những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp? Các chất này được tiêu hoá trong ruột non như thế nào? Tại sao lại được tiêu hoá như vậy? Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân vẽ cấu tạo của hệ tiêu hoá hoặc ruột non, viết các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non vào vở thí nghiệm. Có thể theo bảng (cột 1 và 2): Đặc điểm của ruột non làm cơ sở cho dự đoán Các hoạt động tiêu hoá dự đoán Các hoạt động tiêu hoá có thật (1) (2) (3) 3 - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình về cấu tạo của ruột non và các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở ruột non. - (HS có thể nêu ý kiến khác nhau) Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết - GV tập hợp các ý kiến ban đầu của HS thành các nhóm biểu tượng ban đầu, hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất câu hỏi nghi vấn liên quan đến nội dung kiến thức về tiêu hoá ở ruột non. GV tập hợp câu hỏi các nhóm và chỉnh sửa câu hỏi phù hợp với nội dung bài học. (Các câu hỏi liên quan như: - Hoạt động tiêu hoá ở ruột non là gì? - Các cơ quan, bộ phận nào đóng vai trò chủ yếu? - Kết quả hoạt động tiêu hoá ở ruột non là gì? - Hoạt động tiêu hoá ở ruột non có gì khác so với tiêu hoá ở dạ dày và ở khoang miệng? - …) - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án kiểm chứng: Làm thế nào để trả lời các câu hỏi chúng ta đã đặt ra? (HS có thể đề xuất nhiều phương pháp khác nhau). - GV phân tích chọn phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết hợp với tranh và mô hình hiện có (các phương pháp khác sẽ tốn kém và tốn thời gian). Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết - GV đề nghị các nhóm HS nghiên cứu tài liệu, kết hợp với tranh và mô hình để trả lời các câu hỏi. Yêu cầu: mô tả được hoạt động tiêu hoá các chất ở ruột non và có vai trò của các enzim trong dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột… và kết quả của hoạt động tiêu hoá. - GV có thể cho HS xem băng hình, đĩa CD đã chuẩn bị. Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - GV hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức và hoàn chỉnh cột (3) của bảng: Đặc điểm của ruột non làm cơ sở cho dự đoán Các hoạt động tiêu hoá dự đoán Các hoạt động tiêu hoá có thật (1) (2) (3) 4 Bài 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được điểm giống và khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. - Xác định được vị trí một số tuyến nội tiết chính của cơ thể trên hình vẽ. - Nêu rõ tính chất, vai trò của hoocmon từ đó khái quát hoá thành tầm quan trọng của hệ nội tiết. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và phân tích hình vẽ. - Rèn kỹ năng thảo luận và trình bày. II. Phương pháp - Quan sát tìm tòi. III. CHUẨN BỊ: - GV: H55.1, H55.2, H55.3, bảng phụ và phiếu học tập. - HS: Xem lại “ Điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng”. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Bước 1 - Đưa ra tình huống xuất phát GV đặt vấn đề bằng hệ thống câu hỏi: Vì sao nhà nước vận động toàn dân dùng muối iốt? Mô tả bệnh tiểu đường? Mô tả bệnh bazơđô? Nguyên nhân gây các bệnh này là gì? GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về bệnh do ảnh hưởng của hệ nội tiết để HS quan sát. Bước 2 - Hình thành biểu tượng ban đầu của HS Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về các vấn đề vừa nêu. Làm thế nào để xuất hiện thuật ngữ “hoocmon”, “hệ nội tiết”. - Mỗi HS tự ghi vào vở thực nghiệm câu trả lời (viết hoặc vẽ sơ đồ). - Mỗi nhóm trình bày câu trả lời chung của nhóm. So sánh kết quả giữa các nhóm. Nêu rõ sự khác nhau giữa các nhóm. Bước 3 - Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Xác định trên hình vẽ vị trí của một số tuyến nội tiết. Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Vẽ sơ đồ mũi tên chỉ đường đi của sản phẩm tiết từ tuyến tới cơ quan đích. 5 Phân biệt các tuyến: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến ức; tuyến nước bọt, tuyến vị, các tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn; tuyến tuỵ, tuyến sinh dục, … Bước 4 - Tìm tòi - nghiên cứu Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hệ nội tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hệ cơ quan nào có vai trò điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể? Lấy ví dụ về sự điều hoà quá trình sinh lý bằng cơ chế thể dịch? Mức độ tác động của hệ nội tiết và hệ thần kinh có gì khác? Gợi ý: Tốc độ tác dụng, thời gian, diện tác động. Các bộ phận nào cấu tạo nên hệ nội tiết ? Cho ví dụ? - Hệ thần kinh. Ngoài hệ thần kinh còn có hệ nội tiết tham gia điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể thông qua cơ chế thể dịch. - Hoocmon Insulin→máu→Điều hoà quá trình chuyển hoá gluxit. - Tốc độ chậm hơn cơ chế phản xạ của hệ thần kinh nhưng thời gian lâu hơn, diện tác động rộng (tác động đến nhiều bộ phận) trong khi đó hệ thần kinh chỉ điều khiển tác động từng vùng. - Các tuyến nội tiết. Ví dụ: Tuyến yên, tuyến tuỵ, tuyến trên thận Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo hình 55.1, hình 55.2, yêu cầu HS quan sát, chú ý so sánh cấu tạo tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. - GV: Tế bào tuyến tiết các sản phẩm tiết, đường đi sản phẩm tiết được thể hiện bằng chiều mũi tên. - Yêu cầu HS quan sát chiều mũi tên. ? Nêu rõ sự khác biệt giữa con đường vận chuyển sản phẩm tiết của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? ? Kể tên các tuyến mà em đã biết? GV Treo hình 53.3 giới thiệu các tuyến nội tiết: chú ý một số tuyến vừa nội tiết HS quan sát tranh: - Giống: đều có tế bào tuyến tiết hoocmôn - Khác: Tuyến ngoại tiết có ống dẫn chất tiết. Tuyến nội tiết: Không có ống dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh tế bào tuyến. HS phân tích tranh: - Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết được chuyển theo ống dẫn đến các cơ quan. - Tuyến nội tiết: Sản phẩm tiết được chuyển trực tiếp vào máu đến các cơ quan. - Tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến yên. 6 vừa ngoại tiết: tuyến tuỵ, tuyến sinh dục. - Yêu cầu thảo luận nhóm và xếp các tuyến có trên hình 55.3 vào 3 nhóm tuyến nôị tiết đã học. - Chia góc phải bảng thành 3 cột Cột a: Tuyến nội tiết Cột b: Tuyến ngoại tiết Cột c: Tuyến nội tiết và ngoại tiết - Yêu cầu các nhóm bổ sung để hoàn chỉnh - Thảo luận nhóm, dự đoán hoạt động các tuyến. - Đại diện 3 nhóm thực hiện 3 cột + cột a: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận, tuyến ức + cột b: tuyến nước bọt, tuyến vị, các tuyến ruột, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn + cột c: tuyến tuỵ, tuyến sinh dục Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất của hoocmon Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Hoocmôn là gì? - GV lưu ý với HS : Tuyến ngoại tiết tiết các chất dịch còn chỉ có tuyến nội tiết mới tiết hoocmôn - GV đưa ví dụ: 1. Gluco Insulin Glicogen + FSH →trứng chín ( insulin/ tuyến tuỵ chỉ có tác dụng này) 2. 1/1000 mg Ađrênalin → tăng nhịp tim, tăng đường huyết. 3. Insulin ở bò làm chuyển hoá: Gluco→glicogen ở người. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin độc lập , thảo luận nhóm, tự tìm các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống - Hướng dẫn: Lưu ý các cụm từ in nghiêng để tìm ra các tính chất của hoocmôn - Treo bảng phụ, nội dung: + Ví dụ (1) minh hoạ cho (a) của hoocmôn + Ví dụ (2) chứng minh rằng hoocmôn có (b) + Ví dụ (3) cho thấy hoocmôn (c) - Hoocmôn là chất hoá học do tuyến nội tiết tiết ra - HS theo dõi. - Thảo luận nhóm và ghi 3 cụm từ đã chọn lên giấy A 4 7 - Yêu cầu các nhóm thông báo kết quả ? Vậy hoocmôn có những tính chất nào? ? Dựa vào tính đặc hiệu của hoocmôn, có thể dự đoán xem hoocmôn tác dụng theo cơ chế nào? - Mở rộng: Các hoocmôn hầu hết do quá trình sinh tổng hợp tạo ra, tuy nhiên nhờ vào kỹ thuật gen và công nghệ sinh học hiện nay người ta có thể tổng hợp được một số hoocmôn. Cơ quan tiếp nhận hoocmôn gọi là cơ quan đích hay mục tiêu - Các nhóm đều đưa dáp án trên giấy A 4 - Đáp án đúng: (a): tính đặc hiệu (b): có hoạt tính sinh học cao (c): không đặc trưng cho loài - HS tự rút ra kết luận về tính chất của hoocmôn - Chìa khoá - ổ khoá giữa cấu trúc hoocmôn và tế bào của cơ quan đích Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của hoocmôn Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Vì một lý do nào đó, lượng đường trong máu tăng đột ngột, cơ thể có thể có quá trình nào? ? Khi lượng đường trong máu giảm, quá trình nào sẽ xảy ra? ? Có nhận xét gì về hoạt động của 2 chất insulin và glucagôn? - GV: sự tiết glucagon còn có sự tham gia của tuyến trên thận, điều khiển 2 tuyến này là tuyến yên ( cơ chế điều khiển học ở bài sau) - Yêu cầu thảo luận nhóm về vai trò của hoocmôn ? Điều gì sẽ xảy ra nếu cân bằng nội tiết bị phá vỡ? ? Mối quan hệ giữa hoạt động của hoocmôn và tuyến nội tiết là gì? ? Ngoài những tác dụng chính đó, - Kích thích tuyến tuỵ sản xuất insulin làm giảm lượng đường trong máu - Kích thích tuyến tuỵ sản xuất glucagôn làm tăng lượng đường trong máu - Đối lập nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng là điều hoà lượng đường trong máu. - Thảo luận nhóm + Điều hoà nồng độ các chất có trong máu + điều khiển, phối hợp hoạt động các tuyến nội tiết (vd: tuyến tuỵ và tuyến trên thận) nhằm đảm bảo các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. - Bệnh lý: đái đường, bướu cổ - Thực chất vai trò của tuyến nội tiết chính là vai trò của hoocmôn - Vai trò khác: + Điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường: thân nhiệt, chống stress 8 hoocmôn còn có tác dụng gì? + Sinh trưởng và phát triển + Điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng: sự tăng hoặc giảm quá trình đồng hoá và dị hoá Bước 5 - Kết luận, hệ thống hóa kiến thức - Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết.Chức năng: Điều hoà các quá trình sinh lý một cách chậm, kéo dài trên diện rộng. - Có 2 loại tuyến tiết: Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. + Giống: đều tiết các chất điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. + Khác: .Tuyến ngoại tiết có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tiết được chuyển theo ống dẫn đến các cơ quan. .Tuyến nội tiết: Không có ống dẫn chất tiết, chỉ có mao mạch bao quanh tế bào tuyến. Sản phẩm tiết được chuyển trực tiếp vào máu rồi đến các cơ quan. - Một số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. - Hoocmôn có bản chất hoá học, là sản phẩm tiết của hệ nội tiết - Hoocmôn có những tính chất sau: + Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ có tác dụng lên 1 hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó được máu mang đi khắp cơ thể + Có hoạt tính sinh học cao: Với liều lượng rất nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao + Không đặc trưng cho loài: Hoocmôn của loài này vẫn có hiệu quả khi đưa vào máu của loài khác. - Tác dụng sinh lý của hoocmôn : + Điều hoà các quá trình sinh lý. + Điều hoà nồng độ các chất nhằm đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể. IV- Kiểm tra - đánh giá - Củng cố 1.Phát phiếu học tập cho cá nhân HS Hoàn thành bảng sau Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết 1) Cấu tạo 2) Chức năng 3) Sản phẩm tiết 4) Con đường vận chuyển sản phẩm 9 Đáp án Đặc điểm so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết 1) Cấu tạo 2) Chức năng 3) Sản phẩm tiết 4) Con đường vận chuyển sản phẩm Tế bào tuyến Mao mạch bao quanh tế bào tuyến Điều hoà các quá trình sinh lý Ôn định môi trường trong Hoocmôn Đổ trực tiếp vào máu→cơ quan Tế bào tuyến ống dẫn chất tiết Tham gia vào các phản ứng hoá học Bài tiết sản phẩm thải Enzim và một số chất khác Đổ vào ống dẫn →cơ quan 2. Điều phát biểu nào dưới đây là đúng ? Hãy đánh dấu x vào ô ở đầu câu trả lời đúng ? a Tuyến nội tiết có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lý. b Tuyến nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa trong cơ thể. c Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn chuyển theo đường máu đến các cơ quan đích. d Tuyến nội tiết sản xuất các enzym tác động tới quá trình trao đổi chất. V. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 1 và 2. Đọc mục em có biết. - Tìm hiểu xem: Vì sao nhà nước vận động toàn dân dùng muối iốt. BÀI : CẤU TẠO CỦA DẠY DÀY I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Trình bày được những cấu tạo cơ bản của dạ dày. 2.Kỹ năng: - Vẽ mô phỏng cấu tạo để tư duy dự đoán tiêu hóa của dạ dày. - Rèn luyện kĩ năng nói và viết.( Cách trình bày nội dung vào vở thực hành) 3. Kỹ năng sống: 10 [...]... -Khuyến khích HS nêu những Hoạt động của học sinh Nôi dung( vở thực hành của HS) -HS vẽ cấu tạo -Hình vẽ trong, ngoài của dạ dày -Dựa theo suy nghĩ, dự đoán -Ghi ra những câu cấu tạo dạ dày để hỏi thắc mắc vẽ hình 11 Lưu ý -GV theo dõi, xem nhanh các hình vẽ, phân chia các hình của học sinh theo nhóm sao cho đầu của học sinh suy nghĩ -Dự đoán một số thắc mắc của học sinh: + Hình dạng của dạ dày như thế... năng phân tích, suy luận II.THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh in màu hoặc hình vẽ phòng to hình SGK bài 27 và một số hình ảnh về cấu tạo của dạ dày -Băng hình minh họa hoạt động tiêu hóa ở dạ dày 2 Chuẩn bị của học sinh: -Giấy bút để vẽ cấu tạo của dạ dày ( hoặc vẽ trên vở) III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: -Giới thiệu: -Kiểm tra sĩ số của học sinh 2.Bài cũ: Câu 1: Hãy kể tên các... thiết và sánh những điểm thiết kế giống và khác phươn nhau giữa các g án hình để xây kiểm dựng các giả chứng thiết -Gợi mở, dẫn dắt học sinh đưa ra các giả thiết và phương án kiểm chứng Bước -Yêu cầu hs 4: Tìm nghiên cứu tòi thông tin SGK nghiên và các hình ảnh cứu để trả lời các câu nhìn thấy sự khác biệt rõ nét nhất -HS đề xuất các giả thiết và phương án kiểm chứng -Dự đoán một số phương án: *Gỉa... -Phía nối với thực quản là tâm vị, -Dạ dày là một túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít -Phía nối với thực quản là tâm vị, phía nối với tá tràng là môn vị -Thành có 4 lớp: +Lớp màng +Lớp cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) +Lớp dưới niêm mạc +Lớp niêm mạc( chứa tế bào tiết chất nhầy, TB tiết pepsincôgen, TB tiết HCl) -Do chất nhầy tiết ra phủ bề mặt niêm mạc ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin... các kiến thức lĩnh hội dưới lời văn viết -Với cấu tạo như vậy thì tiêu hóa ở dạy dày diễn ra như thế nào?( sẽ tìm hiểu ở tiết sau) phía nối với tá tràng là môn vị -Thành có 4 lớp: +Lớp màng +Lớp cơ ( cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) +Lớp dưới niêm mạc +Lớp niêm mạc 4 Dặn dò: - 14 ... nhóm thức ăn? Trả lời: -Chất bột( G): cơm, bánh mì… -Chất béo(L): dầu thực vật, mỡ động vật -Chất đạm( P): thịt, tôm… - Vitamin và chất khoáng: đu đủ… Câu 2: Ở khoang miệng thức ăn nào được tiêu hóa? Trả lời: Một phần tinh bột được enzyme amilaza biến đổi thành đường mantôzơ 3.Bài mới: Các bước Bước 1: đưa ra tình huống xuât phát Bước 2: Hình thành biểu tượng ban Hoạt động của giáo viên -Sau khi tiêu hóa... số phương án: *Gỉa thiết: +Dung tích: lớn hoặc nhỏ….(lít) +Cấu tạo trong: có thức ăn hoặc không có thức ăn hoặc có các máy xay… -HS ghi các giả thiết và phương án kiểm chứng vào vở -GV xây dựng các quy trình để chứng minh dựa vào các phương án kiểm chứng *Kiểm chứng: + Mổ dạ dày để quan sát +Quan sát phim, hình về dạ dày -Ghi chép nhanh các thông tin theo yêu cầu -GV thuyết minh nội dung của các hình... của dạ dày và ghi chép +Vị trí 2 đầu của dạ dày +Cấu tạo trong của dạ dày +Vì sao lớp niêm mạc của dạ dày được bảo vệ không bị phân hủy bởi các axit tiêu hóa? Bước 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức ? Trình bày cấu tạo của dạ dày -Yêu cầu HS rút ra kết luận dựa vào kiến thức đã được kiểm chức bằng thí nghiệm kết thúc bài học -HS trả lời( câu từ ngắn gọn, dễ hiểu) -hs tự ghi nội dung vào vở thực hành . theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Sinh học lớp 8 BÀI 21. HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP 1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:  Giúp GV tiếp cận và thực hành dạy học theo phương pháp BTNB  Người học có cơ hội và. của hoocmôn - Treo bảng phụ, nội dung: + Ví dụ (1) minh hoạ cho (a) của hoocmôn + Ví dụ (2) chứng minh rằng hoocmôn có (b) + Ví dụ (3) cho thấy hoocmôn (c) - Hoocmôn là chất hoá học do tuyến. quả ? Vậy hoocmôn có những tính chất nào? ? Dựa vào tính đặc hiệu của hoocmôn, có thể dự đoán xem hoocmôn tác dụng theo cơ chế nào? - Mở rộng: Các hoocmôn hầu hết do quá trình sinh tổng hợp

Ngày đăng: 25/01/2015, 16:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. Phương pháp

    • Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của hoocmôn

      • IV- Kiểm tra - đánh giá - Củng cố

        • Hoàn thành bảng sau

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan