Ngày đăng: 23/01/2015, 20:17
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG: “Nâng cao chất lượng học tập lịch sử việt nam giai đoạn 1946-1954 của học sinh lớp 12-trường thpt trần suyền thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)” Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Phú Hòa, năm 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG i 1. TÓM TẮT: 1 2. GIỚI THIỆU 2 2.1 Hiện trạng: 2 2.2 Giải pháp thay thế: 3 2.3 Vấn đề nghiên cứu: 4 2.4 Giả thuyết nghiên cứu: 4 3. PHƯƠNG PHÁP 5 3.1 Khách thể nghiên cứu: 5 3.2. Thiết kế: 5 Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 5 3.3. Quy trình nghiên cứu 6 Bảng 3. Thời gian thực nghiệm 6 3.4. Đo lường 7 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 7 4.1. Phân tích dữ liệu 7 Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 7 4.2. Bàn luận kết quả 9 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10 5.1. Kết luận: 10 5.2. Khuyến nghị 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC 12 PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 13 PHỤ LỤC 2 : ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG) 29 PHỤ LỤC 3: ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT PHỤC VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG ( SAU TÁC ĐỘNG) 32 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 34 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương 5 Bảng 3. Thời gian thực nghiệm 6 Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động 7 i Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. TÓM TẮT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng trở thành xu thế tất yếu, là công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Trong dạy học lịch sử, đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc hàng đầu có ý nghĩa quan trọng nằm tạo biểu tượng lịch sử cụ thể và khắc phục tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử cho học sinh. Trong đó, bản đồ giáo khoa là một trong những đồ dùng trực quan được sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử. Nếu sử dụng các phần mềm như Microsoft PowerPoint…để thiết kế lại những chỗ trọng tâm cần khai thác đi sâu những bản đồ, lược đồ giáo khoa trở thành những bản đồ, lược đồ động thì hiệu quả sử dụng bản đồ sẽ được nâng cao. Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử đem lại cho học sinh biểu tượng về quá khứ đã làm chỗ dựa vững chắc cho học sinh dần dần nắm được những nét khái quát, điển hình tạo nên đặc trưng của nội hàm khái niệm. Nó là phương tiện có hiệu quả để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những quy luật của sự phát triển xã hội. Đồng thời, nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử thu nhận được. Giải pháp của tôi là sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử để dạy diễn biến các chiến dịch của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào một số bài học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 thay vì chỉ sử dụng các lược đồ, bản đồ tĩnh trong sách giáo khoa và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp học sinh nắm rõ bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử là một dạng bản đồ giáo khoa điện tử, tuy nhiên nó được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, tạo nên yếu tố “điện tử” của bản đồ giáo khoa điện tử. Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 1 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 12 trường THPT Trần Suyền. Lớp 12 A2 là lớp thực nghiệm và 12 C4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 18, bài 20 (lịch sử lớp 12 –Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,7; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,05. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954 làm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Trần Suyền. 2. GIỚI THIỆU 2.1 Hiện trạng: Như chúng ta đã biết, lịch sử là một môn khoa học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Tuy nhiên, khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong đó việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trên tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Thế nhưng, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay (hệ thống bản đồ, lược đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành) là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó trong các bản đồ, lược đồ kênh chữ và các ký hiệu quá nhỏ không thể phát huy tác dụng triệt để. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ. So với yêu cầu Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 2 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đặt ra ở bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng: những phương tiện dạy học nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh Trong thực tế ở trường THPT Trần Suyền, nhiều giáo viên tuy nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng bản đồ giáo khoa nói chung, bản đồ giáo khoa điện tử nói riêng nhưng với những lý do khách quan và chủ quan, một bộ phận không nhỏ giáo viên đã bỏ qua hoặc sử dụng chưa hiệu quả phương tiện trực quan này nên chất lượng bài học lịch sử vẫn còn hạn chế, tiết học chưa thật sự thu hút và phát huy tính tính cực học tập của học sinh. Một bộ phận giáo viên và học sinh đã chủ động vẽ bản đồ giáo khoa để phục vụ các hoạt động dạy và học, tuy nhiên phần lớn các bản đồ này chưa thật sự đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ. Kết quả là học sinh có thuộc bài nhưng chưa hiểu biết sân sắc bản chất sự vật hiện tượng lịch sử nên chưa có sự yêu thích bộ môn và chưa vận dụng những tri thức ấy vào thực tế. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử thay cho bản đồ tĩnh và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức. Điều này sẽ làm bài giảng sinh động hơn hiệu, quả sử dụng bản đồ sẽ được nâng cao và phát huy tính tính cực trong học tập của học sinh. Việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử rất đa dạng, linh hoạt khi giáo viên có thể copy nó để chèn vào bài giảng điện tử của mình, hoặc có thể sử dụng nó riêng lẻ trong khi tiến hành bài giảng truyền thống. 2.2 Giải pháp thay thế: Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử ở các bài học: bài 18, bài 20 (lịch sử lớp 12) để cụ thể hoá các chiến dịch, những cuộc tiến công chiến lược, những chiến thắng tiêu biểu…của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954. Giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint trình chiếu các lược đồ, học sinh khai thác các lược đồ để phát hiện kiến thức. Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 3 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Việc ứng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu như: “Khai thác hiệu quả lược đồ giáo khoa lịch sử với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin” (2011) của Nguyễn Mạnh Hưởng, “Sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường Cao đẳng Sư phạm” (2008) của Nguyễn Thị Thanh Xuân… Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của Đoàn Văn Hưng đăng trên Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, kỷ yếu Hội thảo khoa học viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử, trong đó có đề cập đến việc xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông như “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông” (2003), “Thiết kế và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (2008) Nhìn chung, các công trình, các bài viết trên dù ở những góc độ nghiên cứu khác nhau song đều ít nhiều có đề cập đến vai trò, ý nghĩa cũng như việc sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Các công trình, các bài viết trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu giúp tôi có cơ sở để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu của mình. 2.3 Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 không? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất lượng học tập học sinh lớp 12 trường THPT Trần Suyền. Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 4 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 A2 - lớp thực nghiệm và lớp 12 C4 - lớp đối chứng ở Trường THPT Trần Suyền. - Giáo viên: Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy 7 năm trong đó 5 năm dạy khối 12, là giáo viên luôn nhiệt huyết, luôn tìm tòi áp dụng và đổi mới phương pháp nhằm nâng cáo kết quả học tập của học sinh, có tránh nhiệm cao công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Học sinh: + Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có năng lực học tập bộ môn, hầu hết học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, có ý thức trong học tập tốt. + Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 3.2. Thiết kế: Tôi sử dụng bài kiểm tra 1 tiết trong chương trình học kỳ I môn lịch sử làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,0 6,2 P = 0,56 P = 0,56 > 0,05, cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 5 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy học có sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử 03 Đối chứng 02 Dạy học không sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử 04 3.3. Quy trình nghiên cứu *Chuẩn bị bài của giáo viên: - Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế kế hoạch bài học không có sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Đối với lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử, tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng các phần mền chuyên dụng để vẽ và thiết kế bản đồ điện tử, - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Lớp Tiết theo Tên bài dạy Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 6 Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PPCT 26/11/2012 12 A 2 29 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950 (Tiết 1) 3/12/2012 12 A 2 30 Bài 18:Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946-1950 (Tiết 2) 4/12/2012 12 A 2 32 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 1) 10/12/2012 12 A 2 33 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 2) 11/12/2012 12 A 2 34 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954 (Tiết 3) 3.4. Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra một tiết của học kỳ I môn lịch sử. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài 18, bài 20 (Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1946-1954). Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Đề kiểm tra này áp dụng cho hai lớp thực nghiệp 12 A2 và đối chứng 12 C4 để kiểm chứng tác động của việc ứng dụng đề tài này. - Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, học sinh tiến hành làm bài kiểm tra học kỳ I (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích dữ liệu Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 6,05 7,7 Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh Trang 7 [...]... và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 35 (tháng 7), trang 26-29 8 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 1), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 9 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử (tập 2), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 10 Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Dự án Việt Bỉ-Bộ giáo. .. phục vụ dạy học, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử cho giáo viên với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn dạy học của các trường Trung học phổ thông trong đó có sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Tổ chức giao lưu với các trường trọng điểm về ứng dụng công nghệ thông tin ở trong và ngoài tỉnh, qua đó giáo viên... nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 7,7 − 6,05 = 0,9 1,88 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử đến kết quả học tập của lớp thực nghiệp là lớn Giả thuyết của đề tài Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử. .. chiến dịch Biên giới ? Đảng và chính phủ quyết định mở - Học sinh trả lời Giáo viên giúp học sinh chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt tìm ra đâu là chủ trương cơ bản nhất một bộ phận sinh lực địch; Khai - Giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa điện thông biên giới Việt -Trung; Mở rộng tử và kết hợp cho học sinh xem đoạn phim và củng cố căn cứ địa Việt Bắc tư liệu ngắn “Ta quyết định đánh Đông Khê” sau... thể, trực quan sinh động từ nhiều nguồn thông tin đa dạng, qua đó học sinh sẽ hiểu biết lịch sử đầy đủ, sâu sắc hơn và tạo hứng thú học tập bộ môn thiết thực góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bài học lịch sử 5.2 Khuyến nghị - Đối với giáo viên: cần phải tích cực thực hiện đối mới phương pháp dạy học, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng công... Nxb Đại học Sư phạm 11 Nguyễn Mạnh Hưởng (2011) “Khai thác hiệu quả lược đồ giáo khoa lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT” 12 Nguyễn Thị Thanh Xuân (2008) Sử dụng bản đồ lịch sử với sự hỗ trợ CNTT trong dạy học lịch sử ở trường Cao đẳng Sư phạm” Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh 11 Trang Trường THPT Trần Suyền Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC Người thực hiện: Lương Thị Hoàng Oanh 12 Trang... sau tác động của hai lớp là p = 0,00001 . sâu những bản đồ, lược đồ giáo khoa trở thành những bản đồ, lược đồ động thì hiệu quả sử dụng bản đồ sẽ được nâng cao. Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử đem lại cho học sinh biểu. cứu: Việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 không? 2.4. nghiên cứu: Sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 có nâng cao chất lượng học tập học sinh lớp 12 trường THPT
Xem thêm:
nâng cao chất lượng học tập lịch sử việt nam cho học sinh lớp 12 thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử, nâng cao chất lượng học tập lịch sử việt nam cho học sinh lớp 12 thông qua việc sử dụng một số bản đồ giáo khoa điện tử, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ