BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETING SINH VIÊN THỰC HIỆN :NGUYỄN THANH NAM LỚP : 11DMA1 MSSV: 1112020083 THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: Phân Tích Chiến Lược Chiêu Thị Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel CHUYÊN NGÀNH: MARKETING GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths NGUYỄN HOÀNG NGỌC PHƯƠNG TP.HCM, Tháng … năm … A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập toàn cầu, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần, cùng với sự phát triển như vũ bão của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng được giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Điện thoại di động không còn là một đồ vật xa xỉ mà trái lại nó còn là thiết bị quan trọng của mỗi cá nhân. Với bối cảnh như thế, nhiều nhà cung cấp mạng điện thoại đồng loạt xuất hiện và cạnh tranh gay gắt như : Mobifone, Vinaphone, Viettel, Sfone Trong đó Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn và thành công nhất nước ta. Như đã biết, năm, 1995 Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), trở thành nhà khai thác viễn thông thứ hai tại Việt Nam. Đứng trước tình hình tham gia thị trường viễn thông khi mà có tới 97% thị phần đều do các doanh nghiệp thuộc VNPT nắm giữ, tuy vậy, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel lại đạt được nhiều thành công to lớn mà không phải nhà cung cấp mạng nào cũng làm được như : “Viettel vào top 10 nhà khai thác toàn cầu về lượng thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam.” Đạt được những thành công như thế là do Viettel đã tận dụng thành công sự lơi lỏng về chiến lược Marketing của đối thủ cũng như sử dụng hợp lý chiến lược Marketing cho công ty mình trong việc truyền bá hình ảnh của công ty. Trong bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về chiến lược chiêu thị củaTập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, nguyên nhân thành công của công ty, từ đó rút ra bài học cũng như kinh nghiệm cho doanh nghiệp. Mặt khác từ bài nghiên cứu trên tác giả có thể đưa ra những ý kiến nhằm giúp công ty ngày càng phát triển và bền vững trên thị trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hiểu được vai trò của chiêu thị trong việc phát triển hình ảnh của công ty. - Hệ thống hóa lại những kiến thức về môn Marketing căn bản đã học. - Rút ra bài học và kinh nghiệm từ những thành công và chưa thành công của công ty. - Đề xuất những chiến lược Marketing về chiêu thị phù hợp cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: -Ngành hàng nghiên cứu: ngành cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam. -Nhãn hiệu nghiên cứu: Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. Phạm vi nghiên cứu: -Thị trường: toàn quốc. -Thời gian: 1995-2011. -Sản phẩm: dịch vụ mạng viễn thông. 4. Phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp, thu thập các tài liệu có liên quan tới công ty, chiến lược chiêu thị của công ty để có thể đưa ra cơ sở lý luận. Các thông tin này được thu thập chủ yếu từ mạng Internet. -Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin: khảo sát thị trường thực tế rồi đưa ra nhận xét khách quan. 5. Nội dung nghiên cứu: -Khái quát, hệ thống lại kiến thức về Marketing căn bản. -Marketing – Mix -Khái quát về chiến lược chiêu thị (Promotion). -Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị của công ty. -Tổng quan thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam -Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel -Phân tích các hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. -Đánh giá việc vận dụng các công cụ trong hoạt động chiêu thị của công ty. -Sau khi phân tích, đánh giá sẽ xác định ưu, nhược điểm của công ty trong chiến lược chiêu thị, từ đó đưa ra những đề xuất để hoàn thiện chiến lược chiêu thị cho công ty. 6. Bố cục đề tài: Đề tài gồm 3 phần như sau: Phần A: Mở đầu Phần B: Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing. Chương 2:Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích chiến lược chiêu thị của công ty. Chương 3: Đề xuất giải pháp nhẳm tăng cường hiệu quả hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel . Phần C:Kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing. 1.1. Tổng quan về Marketing 1.1.1. Khái niệm Marketing 1.2. Khái quát về Marketing- mix 1.2.1. Khái niệm Marketing – mix 1.2.2. Các thành tố trong Marketing-mix 1.2.2.1.Sản phẩm (Product) 1.2.2.2.Giá (Price) 1.2.2.3.Phân phối (Place) 1.2.2.4.Chiêu thị (Promotion) 1.3. Khái quát về chiến lược chiêu thị (Promotion) 1.3.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị 1.3.2. Vai trò của chiêu thị 1.3.2.1.Đối với doanh nghiệp 1.3.2.2.Đối với người tiêu dung 1.3.2.3.Đối với xã hội 1.3.3. Chức năng của chiêu thị 1.3.4. Truyền thông marketing tổng hợp (IMC) 1.3.5. Các công cụ chiêu thị 1.3.5.1.Quảng cáo 1.3.5.2.Khuyến mại 1.3.5.3.Giao tế (PR) 1.3.5.4.Chào hàng cá nhân 1.3.5.5.Marketing trực tiếp Tóm tắt chương 1 2. Chương 2 :Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích chiến lược chiêu thị của công ty. 2.1. Tình hình thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở nước ta 2.2. Giới thiệu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel 2.2.1. Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel 2.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh của tập đoàn 2.2.3. Những đối thủ cạnh tranh của tập đoàn 2.3. Phân tích hoạt động chiêu thị cho Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội 2.3.1. Mục tiêu chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel 2.3.2. Phân tích việc sử dụng các công cụ chiêu thị trong hoạt động chiêu thị dịch vụ cung cấp mạng của công ty 2.3.2.1.Hoạt động quảng cáo 2.3.2.2.Hoạt động khuyến mại 2.3.2.3.Hoạt động giao tế (PR) Tóm tắt chương 2 3. Chương 3:Đề xuất giải pháp nhẳm tăng cường hiệu quả hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Thông Quân Đội Viettel 3.1. Đánh giá hoạt động chiêu thị của công ty cho dịch vụ cung cấp mạng viễn thông 3.2. Phân tích ma trận SWOT 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động chiêu thị Tóm tắt chương 3 C .KẾT LUẬN: Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Chiến Lược Chiêu Thị Trong Marketing. 1.1. Tổng quan về Marketing 1.1.1. Khái niệm Marketing • Peter Drucker: “Mục đích của Marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kĩ đến mức hàng hoá hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ”. • Philip Kotler: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó các cá nhân hay nhóm có thể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”. • William M.pride: “Marketing là quá trình sang tạo , phân phối, định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thỏa mãn những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động”. • Theo những quan điểm khác nhau thì có những định nghĩa khác nhau về Marketing nhưng tóm lại, khái niệm Marketing cốt lõi là: “:” Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn như cầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra và trao dổi các sản phẩm với người khác “. 1.2. Khái quát về Marketing- mix 1.2.1. Khái niệm Marketing – mix Marketing mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định. Marketing mix còn được gọi là chính sách 4Ps (Product, Price, Place, Promotion ) , mô hình này giúp doanh nghiệp xác định các sản phẩm sẽ bán, định giá bán, chọn kênh bán hàng phù hợp , đồng thời cũng chọn các hình thức truyền thông quảng cáo sản phẩm đến các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. 1.2.2. Các thành tố trong Marketing-mix 1.2.2.1.Sản phẩm (Product) Là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của người tiêu dùng, và được doanh nghiệp chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua, sử dụng hay tiêu dùng. Quyết định về sản phẩm bao gồm : chủng loại, kích cỡ, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ… 1.2.2.2.Giá (Price) Giá bán là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Quyết định về giá bao gồm : mức giá, chiết khấu, phương pháp định giá … 1.2.2.3.Phân phối (Place) Phân phối là một hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Kênh phân phối đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua ,nó có thể bao gồm bất kì cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Quyết định phân phối bao gồm : lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa …. 1.2.2.4.Chiêu thị (Promotion) Chiêu thị là tất cả các hoạt động nhằm giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn , tạo ấn tượng tốt và khuyến khích tiêu thụ. Để phát huy một cách tối đa hiệu quả của hoạt động Marketing cần có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối các chính sách trên, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ nhau để cùng đạt được mục tiêu chung về Marketing. 1.3. Chiến lược chiêu thị (Promotion) 1.3.1. Khái niệm về chiến lược chiêu thị “Promotion” là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng chỉ thành tố thứ tư trong Maketing – mix, hiện nay thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách: xúc tiến, cổ động, truyền thông khuyến mại, chiêu thị, và gần đây người ta sử dụng thuật ngữ “truyền thông maketing”. 1.3.2. Vai trò của chiêu thị Chiêu thị có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn giúp cho người tiêu dung và xã hội nhiều ích lợi. 1.3.2.1.Đối với doanh nghiệp o Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần. o Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách hàng mới. o Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến lược định vị. o Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối. o Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý… 1.3.2.2.Đối với người tiêu dùng o Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm. o Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dung nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường. o Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng. o Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động maketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.3.2.3.Đối với xã hội o Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình phục vụ xã hội tốt hơn. o Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan ( nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR ) Tạo động lực cho sự cạnh tranh. o Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế. 1.3.3. Chức năng của chiêu thị Chiêu thị có thực hiện các chức năng sau: Thông tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở. Kích thích: khuyến khích người tiêu dung, trung gian, nhân viên bán hàng Liên kết, tạo quan hệ: liên kết thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dung và các nhóm công chúng. 1.3.4. Truyền thông marketing tổng hợp (IMC) Truyền thông Maketing đang đối mặt với những thay đổi của môi trường truyền thông. Một là thị trường phân khúc nhỏ hơn, buộc các nhà maketing phải xây dựng mối quan hệ gần gũi và có phương thức tiếp cận các phân khúc ngày càng nhỏ này, và hai là những tiến bộ công nghệ thông tin dẫn đến tốc độ phân nhỏ các thị trường. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin, xuất hiện những phương tiện truyền thông mới, các nhà maketing ngày càng có nhiều sự lựa chọn để quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Điều này làm cho doanh nghiệp chuyển từ truyền thông diện rộng sang truyền thông cho các phân khúc nhỏ, thậm chí truyền thông trực tiếp một đối một. Khi chuyển từ truyền thông diện rộng sang truyền thông theo mục tiêu doanh nghiệp phải xem xét cẩn thận, phối hợp các công cụ chiêu thị trong một kế hoạch nhằm phát huy hiệu quả, tăng tính đồng bộ và hiệu quả công hưởng khi phối hợp các công cụ chiêu thị trong một kế hoạch mà ta gọi là “truyền thông maketing tổng hợp IMC (integrated maketing communication)”. Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As) đã đưa ra một định nghĩa về I.M.C như sau: “Truyền thông maketing tổng hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông maketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như: quảng cáo, khuyến mại, giao tế, chào hàng, maketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, nhất quán, hiệu quả tối đa”. 1.3.5. Các công cụ chiêu thị 1.3.5.1.Quảng cáo Khái niệm Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo ( Định nghĩa của AMA ). Cũng có nhiều định nghĩa khác như: +Quảng cáo là sử dụng các phương tiện truyền thông có trả tiền để truyền tin về sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng trong những khoảng thời gian và không gian nhất định. +Quảng cáo là thông điệp bán hàng qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền. Chức năng của quảng cáo: • Chức năng thông tin: thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, giá cả, chất lượng, địa điểm phân phối.v.v. • Chức năng thuyết phục: tác động đến tâm lý của người nhận tin, làm thay đổi nhận thức của họ đối với sản phẩm, thuyết phục họ đi đến một hành động cụ thể.Chức năng nhắc nhở: đối với các nhãn hiệu đã có uy tín, quảng cáo nhằm nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm, duy trì niềm tin của họ đối với nhãn hiệu. Các phương tiện thông tin quảng cáo: Quảng cáo được thực hiện thông qua các phương tiện chủ yếu sau: +Báo chí: là phương tiện phổ biến và quan trọng nhất, có phạm vi rộng và chi phí không quá cao, có thể đưa thông tin đến các loại độc giả riêng biệt. +Radio: có tầm hoạt động lớn, chi phí rẻ, tuy nhiên do chỉ có âm thanh nên hạn chế về khả năng gây ảnh hưởng. +Truyền hình: là phương tiện quảng cáo cho phép kết hợp âm thanh, màu sắc, hình ảnh có hiệu quả nhất, có phạm vi hoạt động rộng, cho [...]... đó, Viettel có 20 triệu, MobiFone 13,5 triệu, VinaPhone hơn 12 triệu và S-Fone hơn 3 triệu 2.3 Phân tích hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội 2.3.1 Mục tiêu chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel Tạo được hình ảnh đẹp của Viettel trên thị trường và trong long người tiêu dùng Giúp khách hàng nhớ đến Viettel nhằm tạo ra hành vi tiêu dùng cho khách hàng Cung cấp thông. .. Quân Đội Viettel 2.2.1 Tổng quan về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel • Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập • Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) , chính thức được công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp... truyền thông marketing phù hợp và mục tiêu marketing của doanh nghiệp Sử dụng các công cụ chiêu thị trong hoạt động marketing vừa mang tính khoa học vừa là một nghệ thuật- nghệ thuật sang tạo và ứng xử của nhà marketing trước những thay đổi, biến động của thị trường để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Chương 2: Giới thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích chiến lược chiêu thị của... Các chương trình này rất có ý nghĩa và phù hợp với khách hàng mà Viettel hướng tới là đối tượng sinh viên, học sinh, những người có thu nhập thấp và có nhu cầu nhắn tin và truy cập mạng phục vụ cho việc học tập Qua đó Viettel đã áp dụng chiến lược giá rẻ ưu đãi cũng như chiến lược sản phẩm để phục vụ cho chiến lược chiêu thị, từ đó tăng lược khách hàng cho công ty Cộng ngay tiền vào tài khoản và ngày... hoạt động chiêu thị Tóm tắt chương Chiêu thị - một thành tố trong marketing- mix, nó thực hiện chức năng truyền thông và hỗ trợ cho các thành tố khác trong marketing – mix, giúp công ty thực hiện tốt mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh của đơn vị Chiêu thị thực chất là một hoạt động truyền thông, do đó để có thể đạt hiệu quả truyền thông cao, cần hiểu rõ các yếu tố và quá trình truyền thông diễn... và cách làm người lính: Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội Truyền thống: kỷ luật, đoàn kết, chấp nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn, gắn bó máu thịt Cách làm: quyết đoán, nhanh, triệt để Viettel là ngôi nhà chung:Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Tập đoàn, phải chung tay xây dựng và phải tôn trọng lẫn nhau Các cá nhân,... Mobifone, Viettel và Vinafone đã bị thu hẹp dần Thị trường đạt đến mức bão hòa thì bất cứ một động thái nào có liên quan đến chất lượng hay chăm sóc khách hàng của nhà mạng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển, giữ chân khách hàng Đây là áp lực buộc các nhà mạng phải nỗ lực ở mức cao nhất trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng 2.2 Giới thiệu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. .. cho người tiêu dùng về các dịch vụ của Viettel Nắm được ý kiến và phản hồi của khách hàng về dịch vụ 2.3.2 Phân tích việc sử dụng các công cụ chiêu thị trong hoạt động chiêu thị dịch vụ cung cấp mạng của công ty 2.3.2.1.Hoạt động quảng cáo Hoạt động quảng cáo được Viettel sử dụng trên rất nhiều phương tiện: -Nhóm phương tiện quảng cáo trên tạp chí, ấn phẩm : Tiếp thị & gia đình, các chuyên mục quảng... 10 sự kiện
công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ • Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và... ấn trên thị trường đành phải chuyển hướng chiến lược EVN tập trung vào điện thoại cố định không dây Còn HT Mobile đang trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ GSM sau hơn một năm cung cấp dịch vụ CDMA không thành công Có thể đến giữa năm nay nhà cung cấp này mới tham gia thị trường trở lại Ưu thế đang có phần nghiêng về Viettel, bởi theo số liệu về lượng thuê bao mà Bộ Thông tin và Truyền thông công . đoàn 2.3. Phân tích hoạt động chiêu thị cho Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội 2.3.1. Mục tiêu chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel 2.3.2. Phân tích việc sử dụng các công cụ chiêu thị trong. thiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel và phân tích chiến lược chiêu thị của công ty. 2.1. Tình hình thị trường cung cấp dịch vụ mạng ở nước ta 2.2. Giới thiệu về Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội. Thông Quân Đội Viettel -Phân tích các hoạt động chiêu thị của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel. -Đánh giá việc vận dụng các công cụ trong hoạt động chiêu thị của công ty. -Sau khi phân tích,