nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường

43 938 1
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) lứa tuổi vị thành niên bắt đầu từ 10-19 tuổi. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó đánh dấu bằng những thay đổi xen lẫn nhau về mặt thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản sang phức tạp. Khác với các thời kỳ phát triển khác của trẻ. Lứa tuổi vị thành niên là lúc trẻ phần nhiều tự quyết định việc ăn uống của mình và có khả năng tự chăm sóc cho bản thân vì vậy sự quan tâm của cha mẹ về chế độ ăn của trẻ ít đi. Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và dinh dưỡng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể, hoàn thiện các cơ quan, chức phận [17]. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tiềm lực sức khoẻ, sự phát triển não bộ và tư duy. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng học tập, lao động, sáng tạo và gây tổn thất về mặt kinh tế [10]. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho lứa tuổi này và cho cả cộng đồng, hiện nay Nhà nước đã bắt đầu đưa giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ vào trong nhà trường và đã có hiệu quả. ở Việt Nam các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học đường nói chung còn rất ít, đối với lứa tuổi vị thành niên ở trung học cơ sở đã có một số nghiên cứu nhưng chỉ mới chú trọng nhiều đến vấn đề phát triển thể lực mà chưa đề cập tới tình trạng dinh dưỡng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng tới khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, những tập tính lựa chọn thức ăn, ứng xử của trẻ ở lứa tuổi này về cách ăn uống. - 1 - 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tập tính dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên tại một trường Trung học cơ sở nội thành Hà Nội. 2. Mục tiêu cụ thể. • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vị thành niên tại một trường trung học cơ sở nội thành Hà Nội. • Xác định tần suất xuất hiện thực phẩm; thói quen ăn uống và kiến thức, hành vi về ăn uống của lứa tuổi vị thành niên nội thành Hà Nội. • Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên. - 2 - Chương i Tổng quan 1.1. Khái niệm về sức khoẻ . Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì sức khoẻ không phải đơn thuần chỉ là không có bệnh tật mà là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội [1]. Vì vậy sức khoẻ được coi là tài sản quí giá của con người, sức khoẻ đã có và tồn tại từ khi con người sinh ra cho đến khi chết, nhưng mức độ thì thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời [9]. Nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể ở lứa tuổi đang lớn và những yếu tố ảnh hưởng lên quá trình này có ý nghĩa lí luận và thực tế lớn lao. một trong những nội dung quan trọng của môn hình thái người là nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng và các kích thước nhân trắc của cơ thể. Trong quá trình phát triển bắt đầu từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, chứa đựng hàng loạt các biến đổi xâu sắc, đặc biệt là trong thời kì dậy thì. Vì vậy các nhà sinh học, y học, giáo dục học trên thế giới đều quan tâm đến [17] . 1.2. Lứa tuổi vị thành niên . lứa tuổi vị thành niên kéo dài trong khoảng 10 năm từ 10 đến 19 tuổi [28]. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó được đánh dấu bằng những thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ đơn giản sang phức tap . đây là lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao (34%) dân số thế giới. Lứa tuổi này được quan tâm bởi nó không những chiếm một tỉ lệ khá cao trong tháp dân số, mà tỉ lệ của lứa tuổi này tăng nhanh đáng kể so với các nhóm tuổi khác. Giữa những năm của thập kỉ 60 và 80 trong khi dân số thế giới tăng 46% thì lứa tuổi vị thành niên tăng 66%. Có một tỉ lệ rất cao thanh thiếu niên sống ở các nước đang phát triển và tỉ lệ này tăng lên rất nhanh.Theo thông kê năm 1980 có 77% dân số là ở lứa tuổi vị thành niên sống ở các nước đang phát triển và sẽ tăng lên 83% vào năm - 3 - 2000 [23,25]. hơn nữa đây là lứa tuổi dậy thì đó là giai đoạn đánh dấu sự chín muồi, sự trưởng thành của trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi nữ vị thành niên là yếu tố quan trọng góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt thường có hành kinh sớm so với các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng kém. Tốc độ tăng trưởng nói chung ở thiếu nữ hành kinh sớm cao hơn so với những thiếu nữ có hành kinh muộn. Tuy nhiên cả hai nhóm đủ và thiếu dinh dưỡng cuối cùng đều đạt được chiều cao tương tự trong thời kỳ vị thành niên. Mặc dù phát triển có thể xảy ra sớm hay muộn hơn và thời gian phát triển cũng có sự khác nhau[24]. Các dịch vụ sức khoẻ hiện nay mới chỉ quan tâm tới bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi mà chưa quan tâm một cách đầy đủ đến đối tượng quan trọng này, đặc biệt các nước đang phát triển. Để lại những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết [23,25] . Do vậy vấn đề sức khoẻ và phát triển đối với lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi đặt ra vấn đề cấp bách cho xã hội . 1.3. Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên . đứng về góc độ sinh học lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể. Tầm vóc thấp (còi cọc) ở tuổi vị thành niên được coi là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ, nó phản ánh quá trình tích luỹ chồng chất của sự thiếu ăn và môi trường sống kém. Người ta cho rằng 25% chiều cao có được của con người đạt được ở lứa tuổi vị thành niên, kết thúc tuổi dậy thì cũng là kết thúc tăng trưởng về chiều cao[17]. 1.3.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng. Lứa tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển rất nhanh (vượt trội) cân nặng cũng như chiều cao, cả về cơ bắp lẫn dự trữ mỡ vì vậy nếu bị thiếu ăn, thiếu - 4 - chăm sóc cũng dễ bị thiếu dinh dưỡng (trọng lượng thấp) và cũng là vấn đề cần quan tâm [17]. Theo Ye Gang thì các số đó về nhân trắc (cân nặng/ chiều cao) là rất cơ bản, tiện lợi đánh giá tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi này. Tình trạng dinh dưỡng kém được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) (cân nặng/ chiều cao 2 ). Tình trạng dinh dưỡng của quân thể phản ánh quá trình nuôi dưỡng, môi trường và bệnh tật trước đây, vì vậy trong giai đoạn tuổi vị thành niên nếu dinh dưỡng kém sau này khi mang thai sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai làm giảm trọng lượng sơ sinh của trẻ [17]. ở các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em học đường vẫn còn khá cao đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo. Lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng trừ khi có nạn đói vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển chậm hơn so với thời kỳ trẻ < 5 tuổi, và chúng có thể đòi ăn khi chúng đói. Các nguyên nhân gây nên thiếu dinh dưỡng ở trẻ em học đường có thể là: - Có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lúc bé. - Do chế độ ăn hiện tại quá kém. - Chúng có thể bị đói: Do bữa sáng không ăn hoặc ăn quá ít và trẻ bị đói vào giữa buổi mà thường gọi là đói ngắn kỳ. - Nhiều đứa trẻ phải đi bộ quá xa để đến lớp hoặc trở về nhà quá muộn vì quãng đường dài làm cho đưá trẻ mệt không muốn ăn [29]. Những trẻ học đường có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng là: - Trẻ từ các gia đình nghèo: bố, mẹ thất nghiệp. - Có bố hoặc mẹ bị chết hoặc bị bệnh. - Trẻ thường phải tự chăm lo cho bản thân mình do bố mẹ đi làm xa. - Trẻ sống trong vùng bị thiếu ăn. - Trẻ ăn nhiều quà vặt như kẹo hoặc nước ngọt, thường là những trẻ ở thành thị mà bố mẹ thường đi làm xa hoặc thường vắng nhà [29]. - 5 - Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài cho thấy tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻ em vị thành niên 12-18 tuổi theo chỉ số BMI khá phổ biến. Nepal 36%, ấn Độ 33%. ở Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu về lứa tuổi học đường. Mondiere năm 1875 đo chiều cao của 3774 trẻ em miền Nam Việt Nam, nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh Hà Nội 1943 của Đỗ Xuân Hợp. Đến 1985 là nghiên cứu của Hà Huy Khôi và Bùi Thị Nhu Thuận thì cho thấy: tuy trọng lượng và chiều cao của học sinh Hà Nội thấp hơn so với NCHS, nhưng cao hơn so với HSSHVN (1975) và Đỗ Xuân Hợp (1943) và các số liệu đã công bố trước đây. Nghiên cứu này đã chỉ ra khác biệt rõ ràng giữa trẻ em nông thôn và thành phố. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Hà Nội cao hơn hẳn trẻ em nông thôn [24]. Nghiên cứu của Trần Văn Dần và cộng sự về sự phát triển thể lực của học sinh 6-14 tuổi sau một thập kỷ (81-90) thấy rằng không có sự khác biệt giữa nam và nữ về chiều cao và cân nặng, học sinh Hà Nội nói chung thời điểm 1990 đều cao hơn 1981, sự gia tăng về chiều cao nhanh, sự gia tăng về cân nặng chậm. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa trẻ em nông thôn và trẻ em thành phố, trẻ em thành phố có xu hướng phát triển thể lực tốt hơn ở nông thôn ở mọi lứa tuổi [2]. Một nghiên cứu khác của Trần Văn Dần và cộng sự về sự phát triển thể lực của học sinh 8-14 tuổi trên một số vùng dân cư miền Bắc thập kỷ 90 cũng cho thấy có sự gia tăng về chiều cao của cả học sinh nông thôn và thành phố, cân nặng gia tăng rõ ở trẻ em thành phố [3]. Theo dõi tình hình phát triển thể lực của học sinh Hà Nội của Viện Dinh dưỡng 1995 so với số liệu 1985 của Hà Huy Khôi và Bùi Thị Nhu Thuận, sau 10 năm tốc độ tăng về chiều cao trung bình là 5-6 cm và phát triển chiều cao ở trẻ trai tốt hơn trẻ gái ở các lứa tuổi. Các tác giả Thẩm Hoàng Điệp 1992, Phan Thị Thuỷ 1996 cho thấy chiều cao trẻ em Hà Nội tăng cực đại vào khoảng 11-12 tuổi thì sự gia tăng về chiều cao của trẻ em vùng ven biển Lệ Thuỷ, Quảng Bình thấp hơn (15 tuổi) [5,17]. - 6 - Nghiên cứu của nhiều tác giả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở thành thị, và đặc biệt ở Hà Nội như Bùi Thị Nhu Thuận và một số tác giả khác ở lứa tuổi từ 6-18 tuổi cao hơn HSSHVN. Trong khi đó nghiên cứu của Trần Đình Long, Lương Bích Hồng thì các chỉ số nghiên cứu thu được kém HSSH VN năm 1975 [12,13,14,18]. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng khác nhau đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. ở Hà Nội, đỉnh tăng trưởng trẻ gái đếm sớm hơn 11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh tăng trưởng liên quan đến tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và đến trước tuổi dậy thì hoàn toàn. Trong khi đó theo nghiên cứu của Phan Thị Thuỷ ở Quảng Bình thì sự tăng trưởng này muộn hơn (15 tuổi) [5,12,13,17,18]. Các công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng năm 1994 ở Hà Nội của Cao Quốc Việt; nghiên cứu năm 1996 của Phan Thị Thuỷ ở Quảng Bình [17,18] cho thấy tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt ở các vùng kinh tế, xã hội khác nhau. Một nghiên cứu mới đây năm 1999 của Viện Dinh dưỡng ở Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ, Tiền Giang có sự khác biệt về giới ở toàn bộ các nhóm tuổi. Cân nặng và chiều cao của học sinh Hà Nội đều cao hơn so với học sinh các khu vực khác theo thứ tự là Đồng bằng sông Cửu Long, nông thôn đồng bằng Sông Hồng và trung du Bắc Bộ [16]. 1.3.2. Tình trạng thừa cân và béo phì. Béo phì là một tình trạng sức khoẻ có nguyên nhân dinh dưỡng. Cân nặng của cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Người ta thấy đối với sức khoẻ, người càng béo thì các nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, đái đường hay bị các rối loạn dạ dày, ruột, sỏi mật Theo Popkin ở Mỹ béo phì là 26% [26]. - 7 - ở nước ta nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển tiếp, với sự phân cực ngày càng tăng giữa giàu và nghèo đã ảnh hưởng không ít đến dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ. Bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao, tỷ lệ thừa cân và béo phì đã có xu hướng gia tăng đặc biệt là tại các đô thị lớn [7]. Theo số liệu năm 1990 của FAO, tỷ lệ béo phì chung ở thành thị nước ta là 1,57%, tăng gấp 4 lần so với năm 1985 là 0,4% [22]. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng. 1.4.1. Yếu tố kinh tế, xã hội. Một trong những biểu hiện của tình trạng kinh tế - xã hội đó là thu nhập. Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (1991) về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế - xã hội đến sự phát triển của trẻ học đường ở Banglades cho thấy trẻ từ các gia đình có thu nhập cao có cân nặng và chiều cao theo tuổi cao hơn so với trẻ từ các gia đình có thu nhập thấp [19]. Một nghiên cứu khác ở Thái Lan cũng thấy rằng tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tuổi học đường cần được lưu tâm, học sinh ở tầng lớp xã hội thấp có tỷ lệ mắc các bệnh thiếu dinh dưỡng cao [21]. Một nghiên cứu ở Anh về vấn đề liên quan giữa tình trạng thất nghiệp của bố các em, những trẻ em bố bị thất nghiệp có chiều cao thấp hơn so với những trẻ em có bố đi làm việc. Một nghiên cứu ở Malaysia (1997) cho thấy các gia đình có thu nhập thấp thì có nguy cơ nhẹ cân và thấp còi hơn hẳn gia đình có thu nhập cao[6]. Kích cỡ gia đình cũng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các tác giả còn cho thấy tình trạng học vấn của cha mẹ có liên quan đến chất lượng bữa ăn của trẻ [6]. 1.4.2. Khẩu phần: Để đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt, yếu tố quan trọng hàng đầu là chế độ dinh dưỡng. Ngay từ thời xa xưa, các nhà y học cổ đại đã biết được vai trò của dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh. - 8 - Hyporcat khuyên rằng tuỳ theo tuổi tác, công việc, thời tiết nên ăn nhiều, ít, ăn một lúc hay giải rác ra nhiều bữa. Trong việc điều trị ông viết: “Thức ăn cho bệnh nhân là một phương tiện điều trị đó là các chất dinh dưỡng”, “hạn chế ăn một số chất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mãn tính”.[17]. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ăn uống hợp lý là yếu tố căn bản nhất cho sự tăng trưởng và phát triển. Năng lượng prôtêin, chất béo, vitamin và các yếu tố vi lượng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối để trẻ em, nhất là lứa tuổi vị thành niên phát triển đầy đủ và tăng cường dự trữ các chất trong cơ thể[31]. 1.4.3. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và tập quán ăn uống của trẻ. Sức khoẻ của học sinh là một bộ phận quan trọng của sức khoẻ cộng đồng, các dịch vụ sức khoẻ trong nhà trường mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi vì trẻ học tập và vui chơi cùng với nhau sẽ học tập nhau và trẻ em sẽ chia sẻ những gì chúng học được cho cha mẹ và những người khác. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ cũng đã chịu phần nào chăm lo về sức khoẻ, do vậy gia đình ít quan tâm. Vì vậy trẻ có thể có những hiểu biết khác nhau về dinh dưỡng có thể có những hiểu biết đúng hoặc sai. Những hiểu biết và thói quen dinh dưỡng của trẻ ảnh hưởng đến sự lựa chọn thực phẩm, cách ăn uống của trẻ và cuối cùng là ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tập tính ăn uống của trẻ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Những trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo hoặc hay ăn snack vào ban đêm thường có dấu hiệu thừa cân, béo phì (Trần Thị Hồng Loan)[11]. Ngược lại những trẻ sợ béo thường ăn kiêng; bỏ bữa sáng thường là những trẻ thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động thể lưc, học tập ở lứa tuổi này cũng dễ gây ra những ảnh hưởng như cận thị học đường, cong vẹo cột sống[18]. - 9 - Chương ii Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trung học cơ sở từ 12 - 15 tuổi ở nội thành Hà Nội. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Trường trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên Hà Nội. 2.3. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với cuộc điêu tra cắt ngang tại thời điểm tháng 5 -2001. 2.4. Chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu điều tra nhân trắc áp dụng công thức: n = Z 2 1- α /2 2 e pq Trong đó: Z là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy với hệ số tin cậy 95%. P tỉ lệ điều tra trước là: 23% tỷ lệ thiếu cân vị thành niên. q = 1 - p e sai số mong muốn = 5% Vậy theo công thức tính cỡ mẫu n = 1,96 2 x 2 050 770230 , ,x, ≈ 280 Lấy tròn 300. 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu. • Chọn trường vào nghiên cứu. Chọn trường theo mục đích nghiên cứu là trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên. - 10 - [...]... ch s BMI cho ta xỏc nh c tỡnh trng dinh dng hin ti, v kt qu mt s iu tra cho thy tỡnh trng dinh dng ca tr em v thnh niờn (12-18 tui) theo ch s BMI thỡ trng dinh dng kộm cng khỏ ph bin : n 33%, NờPan 36%, Bộc Lin 23% iu ny cho thy t l dinh dng vựng iu tra tt hn rt nhiu so vi cỏc ni khỏc Qua õy cho thy rng tr em sng trong iu kin kinh t-xó hi tt hn thỡ cú tỡnh trng dinh dng tt hn Tỡnh trng kinh t-xó... thc ca cỏc em cng nh s quan tõm ca gia ỡnh Nhng trong bng 16 ta thy s ỏnh giỏ ỳng v bn thõn cỏc em cũn thp ỏnh giỏ ỳng v mỡnh khi nhn l bỡnh thng chim 66,9% Khi bn thõn gy vn cho l bỡnh thng v thc t tha cõn vn cho l bỡnh thng chim gn mt na (42,9%) Ta thy kin thc v dinh dng cng nh hnh vi dinh dng ca cỏc em u khỏ tt Nhng ỏnh giỏ ỳng v bn thõn cỏc em cũn thp õy mt phn kin thc t ỏnh giỏ ca cỏc em cha c... 07-07.(tr 480) 4 Vin Dinh Dng - Khoa dinh dng c s Theo dừi tỡnh hỡnh phỏt trin th lc tr em tui hc ng Vin Dinh Dng H Ni 1995 5 Thm Th Hong ip c im hỡnh thỏi th lc hc sinh trng ph thụng c s H Ni Lun ỏn PTS y dc hc 1992 6 Lờ Th Hng Tỡnh trng dinh dng v mt s yu t liờn quan ca hc sinh hai trng tiu hc ni, ngoi thnh H Ni Lun ỏn ThS dinh dng cng ng H ni 1999 (tr 13) 7 H Huy Khụi My vn dinh dng trong thi k... dy thỡ vi tỡnh trng dinh dng, trong cựng tui s tr cú tỡnh trng dinh - 32 - dng tt hn (cõn nng, chiu cao cao hn) thỡ cú hnh kinh sm hn nhng tr cú tỡnh trng dinh dng kộm 5.2 Kin ngh 5.2.1 i vi nh trng cn nõng cao nhn thc cho cỏc em hc sinh bng nhng bui hc ngoi khoỏ, nhng cuc thi tỡm hiu v dinh dng v n ung hp lý trong trng hc Y t nh trng cn kim tra sc kho nh k v thụng bỏo cho cỏc em cựng gia ỡnh bit... 47) 16 T Ng, Hunh Nam Phng, H Huy Khụi v cng s Tỡm hiu tỡnh hỡnh th lc tr em la tui hc ng Vin dinh dng Khoa Dinh dng c s 1999 17 Phan Th Thu Tỡnh trng dinh dng la tui v thnh niờn vựng ven bin L Thu Qung Bỡnh Lun ỏn ThS dinh dng cng ng H ni 1996.(tr 6,28,53) 18 Cao Quc Vit, Nguyn Phỳ t Mt s nhn xột v tng trng v hỡnh thỏi ca tr em la tui dy thỡ H Ni Hi Nhi khoa Vit Nam Tng hi Y dc hc Vit Nam xut bn... ca tr em iu tra cao hn so vi cỏc vựng sinh thỏi khỏc cựng tui v cao hn so vi cỏc nghiờn cu ca cỏc tỏc gi H Ni nhng nm trc õy nh Thm Hong ip, Trn Vn Dn, Cao Quc Vit Bng 2 cho thy phn ln cha m cỏc em u cú trỡnh cao ng, i hc 4.3.2 Mi liờn quan gia tỡnh trng dinh dng v phỏt trin sinh lý Ta thy nhng tr cựng tui cú tỡnh trng dinh dng tt thỡ cú hnh kinh sm hn v dy thỡ sm hn nhng tr cú tỡnh trng dinh. .. cao Qua iu tra cho thy s ba n chớnh ca cỏc em phn ln do cha m chun b (83,6%) Do vy m cỏc em cú mt ba n hp lý mt cỏch thng xuyờn - 30 - 4.3 cỏc yu t liờn quan ti tỡnh trng dinh dng ca tr 4.3.1 Mi liờn quan gia tỡnh trng dinh dng vi iu kin kinh t-xó hi Trong nghiờn cu ca Trn Vn Dn cho thy cỏc yu t kinh t, vn hoỏ, xó hi v gia ỡnh cú liờn quan mt thit vi tỡnh trng dinh dng ca hc sinh T Giy v H Huy Khụi cng... phỏp dch t hc dinh dng NXB Y hc H ni 1997 (tr32,96) 9 o Huy Khuờ c im hỡnh thỏi kớch thc tng trng v phỏt trin ca hc sinh ph thụng 6-17 tui H ụng Lun ỏn PTS khoa hc 1991 10 Kim Liờn v cng s Theo dừi tỡnh hỡnh phỏt trin th lc tr em tui hc ng Bỏo cỏo khoa hc Vin Dinh Dng 1995 - 35 - Trn Th Hng Loan Tỡnh trng tha cõn v cỏc yu t nguy c hc sinh 6-11 tui ti mt qun ni thnh TP.HCM.Lun ỏn Th.S Dinh dng cng... khỏc Bng 14 Kin thc v sinh v dinh dng ca hc sinh Kin thc K ỳng 4 nhúm thc nn cn thit Tht, cỏ, trng, u ph giu cht dinh dng gỡ nht ? Rau qu cung cp nhiu cht dinh dng no nht ? ỳng 247 260 % 82.2 86.6 181 60.4 Nhn xột: S hc sinh cú kin thc v hiu bit ỳng v 4 nhúm thc n cn thit chim t l cao 82,2% S tr li ỳng v nhúm thc n cung cp protit rt cao 86,6% Tuy nhiờn, s hiu bit ỳng v cỏc cht dinh dng trong rau qu cũn... Ba n cú nhiu rau xanh, qu chớn (79,5% v 79,2%) V kin thc v hnh vi v sinh v dinh dng ca tr u t mc khỏ tt v cú nh hng tt ti sc kho v tỡnh trng dinh dng ca tr Tuy tr cú kin thc tt v n ung nhng s t ỏnh giỏ v bn thõn cũn yu Cú ti gn mt na s tr nhn mỡnh l bỡnh thng trong khi ú tr thc t li gy hoc tha cõn 5.1.3 Liờn quan gia tỡnh trng dinh dng vi phỏt trin sinh lý Tui bt u cú kinh ca n trung bỡnh l 12 nm 4 thỏng, . cuối cùng là ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tập tính ăn uống của trẻ có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Những trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức. nghiên cứu về lứa tuổi học đường. Mondiere năm 1875 đo chiều cao của 3774 trẻ em miền Nam Việt Nam, nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh Hà Nội 1943 của Đỗ Xuân Hợp. Đến 1985 là nghiên. sự gia tăng về chiều cao của trẻ em vùng ven biển Lệ Thuỷ, Quảng Bình thấp hơn (15 tuổi) [5,17]. - 6 - Nghiên cứu của nhiều tác giả về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở thành thị, và đặc biệt

Ngày đăng: 16/01/2015, 07:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặt vấn đề

    • 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

      • 1. Mục tiêu tổng quát

      • 2. Mục tiêu cụ thể.

        • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng vị thành niên tại một trường trung học cơ sở nội thành Hà Nội.

        • Xác định tần suất xuất hiện thực phẩm; thói quen ăn uống và kiến thức, hành vi về ăn uống của lứa tuổi vị thành niên nội thành Hà Nội.

        • Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự phát triển và tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên.

  • Chương i

  • Tổng quan

    • 1.1. Khái niệm về sức khoẻ .

    • 1.2. Lứa tuổi vị thành niên .

    • 1.3. Tình trạng dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên .

      • 1.3.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng.

      • 1.3.2. Tình trạng thừa cân và béo phì.

    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng.

      • 1.4.1. Yếu tố kinh tế, xã hội.

      • 1.4.2. Khẩu phần:

      • 1.4.3. Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và tập quán ăn uống của trẻ.

  • Chương ii

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 2.2. Địa điểm nghiên cứu

    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu

    • 2.4. Chọn mẫu

      • 2.4.1. Cỡ mẫu điều tra nhân trắc

      • 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.

    • 2.5. Số liệu cần thu thập.

      • 2.5.1. Các chỉ số cần thu thập.

      • 2.5.2. Các phương pháp thu thập số liệu.

        • 2.5.2.1. Nhân trắc.

        • 2.5.2.2. Khẩu phần thực tế .

        • 2.5.2.3. Dấu hiệu dậy thì.

        • 2.5.2.4. Các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, gia đình và tập tính ăn uống của trẻ thông qua bộ câu hỏi.

    • 2.6. Xử lý -Thống kê số liệu.

  • Chương iii

  • Kết quả nghiên cứu

    • 3.1. Một số đặc điểm giới thiệu về trường nghiên cứu:

    • 3.2. Đặc điểm đối tượng điều tra.

    • 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

      • 3.3.1. Phát triển thể lực

      • 3.3.2. Tình trạng phát triển sinh lý của học sinh nữ .

    • 3.4. Tần xuất xuất hiện thực phẩm và tập tính ăn uống của trẻ và kiến thức, hành vi về vệ sinh và dinh dưỡng.

      • 3.4.1. Tần xuất xuất hiện thực phẩm trong tháng

      • 3.4.2. Tập tính ăn uống của trẻ

  • Chương iv

  • Bàn luận

    • 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh

      • 4.1.1. Sự phát triển về thể lực

      • 4.1.2. Sự phát triển sinh lý của nữ sinh.

    • 4.2. Kiến thức, hành vi, tập tính ăn uống và khẩu phần của trẻ vị thành niên.

      • 4.2.1. Kiến thức hành vi tập tính ăn uống

      • 4.2.2. Khẩu phần

    • 4.3. các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

      • 4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với điều kiện kinh tế-xã hội

      • 4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và phát triển sinh lý

  • Chương V

  • Kết luận và kiến nghị

    • 5.1. Kết luận

      • 5.1.1. Tình trạng dinh dưỡng.

      • 5.1.2. Tập tính ăn uống của trẻ.

      • 5.1.3. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với phát triển sinh lý.

    • 5.2. Kiến nghị

  • Tài liệu tham khảo

    • Tài liệu tiếng việt

    • Tài liệu tiếng Anh

  • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan