đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên - thị trấn như quỳnh - văn lâm - hưng yên

104 913 7
đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn ngô xuyên - thị trấn như quỳnh - văn lâm - hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rau là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con người, rau cung cấp vitamin A, B, C, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe, muối khoáng và chất xơ rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người. Mặc dù chất xơ không tiêu hóa hấp thu được, không cung cấp năng lượng, nhưng nó tạo ra khối lượng chất thải lớn trong ruột, làm tăng nhu động ruột, chống táo bón. Khẩu phần ăn mà thiếu chất xơ cũng tăng tỷ lệ ung thư tiêu hóa, đại tràng, gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chất xơ còn thúc đẩy sự hấp thu của cơ thể đối với 3 nhóm thức ăn là đạm, béo, đường. Rau là loại thức ăn rẻ tiền nhưng lại có vai trò dinh dưỡng rất cao. Ở các nước phát triển trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Mỹ,… công nghệ sản xuất rau quả sạch được hoàn thiện ở trình độ cao, rau sản xuất trong nhà lưới, nhà kính và công nghệ thủy canh đạt được năng suất cao, chất lượng được kiểm soát. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến thủ đô Hà Nội và Tp. HCM vào năm 1996, 1997, sau đó chương trình rau an toàn được mở rộng ra một số tỉnh khác như: Vĩnh phúc, Hải Phòng, Đồng Nai… Hiện nay, đã có trên 30 quy trình trồng rau an toàn được ban hành dễ hiểu, dễ áp dụng. So với những năm đầu 1996 -1997 thì hiện nay chủng loại rau cao cấp được sản xuất theo quy trình trên gia tăng như Ớt ngọt, cải bắp trái vụ, dưa chuột bao tử, súp lơ xanh, măng tây, cà chua ăn tươi và cả một số loại rau gia vị… Văn Lâm là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, giáp ranh với huyện Gia Lâm - Hà Nội với lợi thế có đường Quốc lộ 5 chạy qua và gần đây hình thành khu công nghiệp chạy dọc theo Quốc lộ 5, Đường 19, Đường 206. Vốn là một huyện nông nghiệp, hiện tại diện tích đất nông nghiệp của Văn Lâm còn trên 3.500 ha đất màu mỡ, rất thuật lợi cho việc cấy lúa và trồng rau, màu. Tại đây đã hình thành vùng chuyên canh rau, màu với diện tích hàng trăm ha, tập trung ở một số xã như: Tân Quang, Lạc Đạo, Như Quỳnh,… với hệ số quay vòng đất 4 - 5 lứa rau/năm. Các chủng loại rau chính được sản xuất là su hào, cải bắp, súp lơ, cà chua, rau gia vị,… Thị trường tiêu thụ khá ổn định tại địa phương, Hà Nội. Hàng năm, Văn Lâm đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn rau các loại. 1 Thị trấn Như Quỳnh là địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển một vùng trồng rau xanh chất lượng cao như điều kiện thổ nhưỡng, nước tưới, công thức luân canh cây trồng và trình độ thâm canh của nông dân cho phép tiếp tục mở rộng diện tích rau chế biến. Bên cạnh đó Như Quỳnh ở vị trí khá thuận lợi gần thị trường Hà Nội, có khu công nghiệp, các trường chuyên nghiệp… Nắm bắt thị hiếu đó, nông dân Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập trung sản xuất rau an toàn chất lượng cao. Đây là điểm nhấn trong chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hoá mà huyện đã đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010. Xuất phát từ những điều kiện trên UBND huyện giao phòng NN&PTNT, TT Như Quỳnh kết hợp với trung tâm Khuyến nông, Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức đưa các hộ nông dân thôn Ngô Xuyên đi thăm quan thực tế một số vùng sản xuất RAT như Vân hội - Đông Anh, Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội. Tháng 5 năm 2005 mô hình sản xuất RAT chính thức bước vào trồng vụ đầu tại đồng Ngô Xuyên thị trấn Như Quỳnh, có 29 hộ tham gia trồng được 1ha gồm dưa chuột, cà chua, bắp cải. Đến này qua 4 năm thực hiện đã có 121 hộ tham gia với diện tích lên tới 6,1ha. Sản xuất RAT đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, bình quân 1 sào canh tác 1 năm cho thu nhập khoảng 13 - 15 triệu đồng. Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay, 1 ha trồng rau an toàn sử dụng thường xuyên từ 20 - 30 lao động. Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn tại Thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI * Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình sản xuất rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại địa phương. * Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại địa phương từ 2005 - 2008. - Phân tích tác động xã hộ của mô hình. - Đánh giá được tính bền vững của mô hình. - Đề ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH 2.1.1. Những vấn đề chung về mô hình 2.1.1.1. Khái niệm mô hình Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu [13]. Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu [20]. Mô hình cũng được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu [2] và cũng là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế. Như vậy, mô hình có thể các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó là tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu [5]. Trong thực tế, để khái quát hoá các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau. Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm mà chúng tôi đều thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu [8]. 3 - Mô hình sản xuất: Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đó chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu được cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường nay thay vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công dụng đa năng, đó thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại. Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [15]. Ví dụ mô hình sản xuất rau giống trong nhà lưới được thực hiện đầu tiên tại nhà bà Nguyễn Thị Tâm từ năm 2006 dưới sự hỗ trợ của Sở KHCN tỉnh, nhằm cung cấp giống cho các hộ tham ra sản xuất mô hình rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh. 2.1.1.2. Vai trò của mô hình: Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hoá hệ thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra laị sự đúng đắn của các số liệu quan sát được và các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản ký hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống. Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đó có. 2.1.1.3. Các nhân tố trong mô hình sản xuất rau an toàn Các nhân tố trong mô hình sản xuất rau an toàn gồm chủ thể sản xuất và khách thể sản xuất. 4 Tác động Giữa chủ thể và khách thể sản xuất có một mối liên hệ, mối liên hệ đó thể hiện bằng mức độ tác động giữa chủ thể và khách thể. Sự mô phỏng mô hình sản xuất RAT được thể hiện qua hình 2.1: Môi trường sản xuất Tự nhiên KT- XH Kỹ thuật Hình 2.1: Sơ đồ mô phỏng các nhân tố tham gia mô hình sản xuất RAT - Chủ thể sản xuất: Mô hình sản xuất nói chung và mô hình sản xuất rau an toàn nói riêng là một chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có xu hướng tập chung vào chủ thể sản xuất. Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động của mô hình, chủ thể ở mô hình sản xuất RAT là các chủ hộ và các thành viên tham gia mô hình sản xuất RAT. Chủ thể trực tiếp điều tiết các hoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định của mô hình. - Khách thể sản xuất: Khách thể sản xuất Chủ thể sản xuất 5 Hệ thống tư liệu lao động Đối tượng lao động Sản phẩm Thị trường Chủ hộ và các thành viên tham gia trong mô hình sản xuất RAT Sử dụng Khách thể sản xuất là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể. Khách thể có thể tác động trở lại đối với chủ thể. Khách thể có tác động nhất định tới sự tồn tại và phát triển của mô hình. Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm. Khách thể của mô hình sản xuất RAT là hệ thống tư liệu lao động (công cụ sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) và đối tượng lao động (RAT). 2.1.2. Đánh giá mô hình 2.1.2.1. Khái niệm đánh giá - Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu. - Đánh giá là so sánh những gì đó thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đó đạt được. - Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động khuyến nông so với kế hoạch ban đầu. - Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau: + Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định: Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không. Mức độ mà mô hình đó đạt được so với mục tiêu đặt ra thông qua các hoạt động đó chỉ ra trong tài liệu của mô hình. + Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách có hệ thống các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm chậm tiến độ thực hiện nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời. + Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu theo phương pháp thống kê. + Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn. + Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động. 2.1.2.2. Các loại đánh giá Đánh giá có nhiều dạng khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại chính như sau: Đánh giá tiền khả thi/khả thi: - Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của mô hình, để xem xét xem liệu mô hình có thể thực hiện được hay không trong điều kiện nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả 6 năng thực hiện của mô hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt mô hình có được đưa vào thực hiện hay không. Đánh giá thực hiện: - Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định. Tùy theo loại mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần. Mục đích của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo. - Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc quá trình thực hiện mô hình. Đây là đánh giá toàn diện các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện mô hình, những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và chưa thành công, nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các mô hình. - Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của mô hình có đúng thời gian dự định hay không, nhanh chậm thế nào… - Đánh giá tính hình chỉ tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí chi tiêu tiền có đúng theo nguyên tắc đó được quy định hay không để có những điều chỉnh và rút kinh nghiệm. - Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô hình trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó. - Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại những kỹ thuật mà mô hình đưa vào có phải là mới không. Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đó đặt ra không. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta đều phải quan tâm tới vấn đề môi trường. - Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình có thể áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không. 7 - Đánh giá tác động. - Đánh giá trong và đánh giá ngoài do nguồn gốc xuất xứ của đoàn đánh giá. Tổng kết: Thông thường sau khi kết thúc một mô hình, người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lại quá trình thực hiện, đánh giá về những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình tiếp theo. Tổ chức hội nghị tổng kết thường bao gồm các việc sau: - Xác định những người tham gia - Thành lập Ban tổ chức hội nghị - Công tác chuẩn bị hội nghị - Các nội dung chính của hội nghị Trong tổng kết, một văn kiện quan trọng cần được chuẩn bị và thông qua đó là báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết cần đạt mục tiêu: - Đánh giá thành tựu, các hoạt động đó hoàn thành, đồng thời phân tích các thiếu sót, tồn tại, để rút ra bài học kinh nghiệm. - Mục tiêu, kế hoạch cho giai đoạn kế tiếp. 2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá Khái niệm tiêu chí: - Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng được dựng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một dự án nào đó. Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá. - Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng. Là các tiêu chí có thể đo đếm được, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng và trên hiện trường: sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng suất cây trồng… - Đối với các chỉ tiêu định tính Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu việc xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám sát cũng như của người dân. 8 Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá: Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đó đề ra: diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn… - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông: tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình khuyến nông đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn, độ phì, độ che phủ ), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đẳng giới ). - Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ cho quá trình xem xét, phân tích hoạt động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân. Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng Xác định các vấn đề cần được giải quyết là việc làm cần thiết trong mọi công tác đánh giá. Sau đây là nhóm câu hỏi cơ bản sẽ được đặt ra: Tính thích ứng - Mô hình có ý nghĩa trong môi trường hoàn cảnh của nó không? - Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển, liệu mục đích, mục tiêu chung và các kết quả của mô hình có phù hợp với các nhu cầu, mong muốn của những người được hưởng lợi từ mô hình án hay không? Sự tác động - Điều gì sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra như là một kết quả/hậu quả của mô hình? - Các tác động liên quan: liệu có một sự thay đổi tích cực nào tác động lên đời sống xã hội sau khi các can thiệp được thực hiện? Khi xem xét cần chú ý tới tác động đó được dự kiến hoặc không được dự kiến. Tính hiệu quả - Mục đích và kết quả của mô hình đó đạt được hay có thể đạt được tới mức độ nào? - Tính hiệu quả mô tả các kết quả đạt được tốt như thế nào để giúp cho việc đạt tới mục đích của mô hình. 9 Tính bền vững - Các yếu tố được đánh giá là bền vững là: môi trường chính sách, tính khả thi về kinh tế - tài chính, năng lực thể chế, khía cạnh văn hóa - xã hội, sự tham gia, quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ thích hợp? - Điều gì sẽ diễn ra đối với các tác động tích cực của mô hình sau khi sự hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc? Tại địa phương đã có các chính sách hỗ trợ kinh phí cho sự phát triển sản xuất rau an toàn: kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng (xây cống, làm đường điện phục vụ sản xuất, khoan giếng, nhà lưới, nhà chờ), hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu rau quả. Tính hiệu lực Hiệu lực của một mô hình nào đó là giới hạn tác động của nó theo thời gian, không gian (lãnh thổ) và phạm vi đối tượng của mô hình. 2.1.3. Hiệu quả sản xuất Là sự phản ánh chung giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra mối quan hệ mật thiết giữa chúng. Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn tại cơ sở trong một điều kiện nhất định để đạt được hiệu quả cao với chi phí thấp. Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó được xác định bằng chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được trong một lĩnh vực nhất định, hiệu quả sản xuất được xác định bằng nội dung kinh tế xã hội. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chính là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế và bản chất của nó Việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội phải xuất phát từ những luận điểm của triết học Mác và những luận điểm của thuyết hệ thống. Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của qui luận tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội, Mác cho rằng: Qui luận tiết kiệm thời gian là qui luận có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều phải tuân thủ theo qui luận đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh của xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Với mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất hay nói khác đi trong một số lượng thời gian nhất định, kết quả đạt được phải cao nhất. Như vậy hiệu quả là một phạm trù phản ánh yêu cầu của qui luận tiết kiệm thời gian [19]. 10 [...]... định sản xuất + Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Lâm còn thiếu Công tác thông tin thị trường giá cả chưa theo kịp thực tiễn sản xuất 36 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số mô hình điển hình về sản xuất rau an toàn và sản xuất thường tại các hộ sản xuất rau tại thôn Ngô Xuyên - Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên. .. Thời gian nghiên cứu: đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 09 tháng 02 năm 2009 đến 07 tháng 06 năm 2009 Về không gian: Các hộ sản xuất rau an toàn và rau thường tại Thôn Ngô Xuyên - Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương từ 2005 - 2008 gồm các nội dung như: Diện tich trồng, Năng suất và Sản lượng - Đánh giá hiệu quả kinh... dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn Cho đến nay đã có 28 mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô từ 1.000 m2 - 10 ha được xây dựng tại 400 vùng sản xuất rau an toàn của Hà Nội với nội dung đa dạng: Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm; Mô hình trồng rau thuỷ canh; Mô hình trồng rau quanh năm, an toàn, Cũng trên địa bàn Hà Nội, các dự án quốc tế như. .. của sản xuất rau an toàn và rau thường + Chi phí sản xuất cho 1 sào trồng rau an toàn, rau thường + Hạch toán kinh tế cho 1 sào trồng rau an toàn, rau thường + Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn - Phân tích tác động xã hội và tính bền vững sản xuất rau an toàn + Số hộ tham gia mô hình + Tạo ra phương thức sản xuất mới cho người dân địa phương + Tạo việc làm cho người dân địa phương + Sản. .. kinh tế thị trường hiện này thì điều quan tâm nhất của các nhà sản xuất ra những loại rau an toàn với chi phí ít nhất mà đem lại hiệu quả cao nhất Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu được với lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm rau an toàn đó.Thể hiện qua dạng thức thứ nhất của hiệu quả sau: H =Q/C Max Trong đó - H hiệu sản xuất - Q là kết quả sản xuất (có thể là sản lượng,... lan toả và nhân rộng các mô hình sản xuất rau chất lượng cao ở nhiều địa phương Nếu năm 2005 Lâm Đồng chỉ mới xây dựng được 6 mô hình thì đến năm 2007 đã có 70 mô hình rau Hiện nay, toàn tỉnh có 240 ha rau sản xuất trong nhà lưới, nhà kính và 1.235 ha diện tích rau sản xuất theo hướng NNCNC (chiếm trên 10% diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh), 3.300 ha rau được sản xuất theo hướng an toàn Hiệu quả sản. .. và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn giai đoạn 200 5- 2010 Trong xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao ngày càng lớn Nắm bắt được thị hiếu đó, nông dân Thôn Ngô Xuyên - Như Quỳnh - Văn Lâm đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập trung sản xuất rau an toàn chất lượng cao Đây là... của người sản xuất rau an toàn tăng và chi phí sản xuất giảm đi, tạo lòng tin cho người sản xuất Trong công thức trên ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chi phí sản xuất rau an toàn với kết quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ với sản xuất Tuỳ thuộc vào mục đích đối tượng nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn chỉ tiêu tính toán đánh gía cho phù hợp Gồm các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng... phương + Sản xuất ra 1 sản phẩm mới cho người tiêu dùng + Khả năng tồn tại và nhân rộng của mô hình Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại Thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên trong những năm tiếp theo Đây là nội dung được rút ra từ kết quả nghiên cứu của 3 nội dung trên 3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ... phát triển sản xuất rau an toàn - Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng 2.1.5 Khái niệm và đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất rau an toàn * Khái niệm về rau an toàn Theo quan điểm của hầu hết nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn là rau không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất, bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hoá . sản xuất rau an toàn tại Thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên . 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI * Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình sản xuất. hình sản xuất rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại địa phương. *. mô hình. - Đề ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại thôn Ngô Xuyên - thị trấn Như Quỳnh - Văn Lâm - Hưng Yên. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.

Ngày đăng: 15/01/2015, 14:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Canh tác: Chưa có hộ gia đình nào trồng luân phiên cây rau với lúa nước trên mảnh đất chuyên rau hoặc sau thu hoạch ngâm ruộng ngập nước để cải thiện lý tính của đất, hạn chế tác hại của cỏ dại và đặc biệt phòng ngừa sâu bệnh hại. Chỉ có 5,26 - 50% số hộ bón vôi vào đất trước khi trồng cây để bù lượng can xi mất đi do cây trồng trước sử dụng đồng thời hạn chế bệnh hại trên các cây trồng chính: cà chua, dưa chuột, súp lơ, cải bắp.

  • Thời vụ

  • Tên mẫu

  • Pb (mg /kg sản phẩm)

  • Cd (mg/ kg sản phẩm)

  • As (mg /kg sản phẩm)

  • E. Coli (TB/ 100 g tươi)

  • Sal. (TB/ 100 g tươi

  • Tỉ lệ (%) ức chế men AchE với

  • %

  • 4

  • Ca++

  • meq/100g

  • Mg++

  • As

  • g/l

  • Hg

  • g/l

  • Pb

  • mg/kg

  • Cd

  • mg/kg

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan