nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới afb(+) dương tính và kiến thức về bệnh lao

35 1.1K 9
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới afb(+) dương tính và kiến thức về bệnh lao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Bệnh lao đã được loài người biết đến từ trước công nguyên. Trong một thời gian dài người ta xem bệnh lao là một bệnh di truyền không thể chữa được. Có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về bệnh lao nhưng mãi đến năm 1882 Robert Kock tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn lao, đã mở ra một kỷ nguyên mới về chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh lao [1,2]. Với sù ra đời của hàng loạt thuốc chống lao, đồng thời với việc áp dụng rộng rãi việc tiêm phòng lao cho trẻ em bằng vaccin BCG đã làm thay đổi tình hình dịch tễ bệnh lao [3]. Tuy nhiên, do tính chất và đặc điểm lây truyền của bệnh lao làm nhiều người mắc, tỷ lệ tử vong cao nên bệnh lao ngày nay vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến xã hội loài người. Tháng 4/1993 Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đã báo động đến chính phủ các quốc gia trên toàn cầu về nguy cơ quay lại của bệnh lao và sự gia tăng của nó [3,6,13]. Ở Việt Nam, bệnh lao vẫn còn phổ biến và là một trong 22 quốc gia có bệnh lao ở mức độ trầm trọng nhất thế giới. Bệnh lao là một bệnh xã hội, bệnh tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế xã hội, chế độ xã hội, mức sống, hoàn cảnh sinh hoạt, các hiện tượng xã hội như thiên tai, chiến tranh, những nước có nhiều người nhiễm HIV, đều ảnh hưởng đến tình hình bệnh lao. Điều đáng chú ý là 95% số bệnh nhân lao và 98% trường hợp tử vong do lao đều ở các nước đang phát triển, bệnh nhân tử vong thường ở lứa tuổi 15-65 (80%) đó cũng là lứa tuổi lao động [7]. Nh vậy bệnh lao trở thành một gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế. 1 Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây rất khác nhau. Lao phổi là thể lao dễ đưa vi khuẩn ra môi trường bên ngoài vì vậy lao phổi là nguồn lây quan trọng nhất. Nhưng ngay đối với bệnh nhân lao phổi thì mức độ lây cũng khác nhau. Những bệnh nhân lao phổi phát hiện vi khuẩn lao (AFB+) trong đờm bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp thì khả năng lây cho người khác gấp đến 10 lần các bệnh nhân lao phổi phải nuôi cấy mới phát hiện được vi khuẩn lao hoặc không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm. Bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm phát hiện được bằng phương pháp soi kính trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (còn gọi là nguồn lây chính) [8]. Chương trình chống lao quốc gia ở nước ta đang tập chung phát hiện và điều trị cho những bệnh nhân này. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng về tỷ lệ tử vong. Thêm vào đó, những trường hợp lao phổi chưa được điều trị sẽ làm lây truyền bệnh lao trong cộng đồng. Hiện tại việc phát hiện, chẩn đoán bệnh nhân lao nói chung và lao phổi AFB (+) nói riêng còn chậm trễ chính vì vậy những bệnh nhân này lại là nguồn lây nguy hiểm lây bệnh cho cộng đồng. Việc nghiên cứu những đặc điểm ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) để góp phần phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời những bệnh nhân này là rất cần thiết. Ở Hoà Bình đã có một số công trình nghiên cứu về lao phổi nhưng chưa thấy công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về lao phổi mới AFB (+). Vì vậy chóng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X -quang ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+). 2 2. Xác định thời gian chậm trễ trong chẩn đoán ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Hòa Bình, năm 2010 CHƯƠNG 1 TổNG QUAN 1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay. 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới: Bệnh lao đã tồn tại trong xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay và là một bệnh hết sức phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi châu lục, mọi quốc gia trên thế giới [2]. Trước năm 1944, khi chưa có các thuốc chống lao đặc hiệu ra đời bệnh lao được coi là một trong “ Tứ chứng nan y” và là nỗi khiếp đảm của loài người. Năm1944, thuốc kháng sinh Streptomycin ra đời, tiếp sau đó vào những năm 50 và 60, hàng loạt thuốc chống lao khác được phát minh và đưa vào sử dụng như PAS, INH, EMB, PZA, RMP đã cải thiện hẳn tình hình bệnh lao. Việc áp dụng điều trị lao bằng công thức đa hoá trị ngắn hạn làm cho hiệu quả bệnh lao được nâng cao rõ rệt ở nhiều nước công nghiệp phát triển đã đặt vấn đề thanh toán bệnh lao vào những năm cuối thế kỷ 20 [14,15]. Đến năm 1990, hội nghị toàn cầu về bệnh lao lần thứ 23 tại Boston Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng tình hình bệnh lao không những không thuyên giảm mà còn có xu hướng gia tăng ở nhiều nước [14]. Năm 1993, WHO đã báo động tới chính phủ các quốc gia trên toàn cầu về nguy cơ quay trở lại của bệnh lao và sự gia tăng của bệnh [3, 6, 13]. Theo báo cáo của TCYTTG - 2008 [3] đã ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao như sau: 3 + 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao. + 9,2 triệu người bệnh nhân lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân. + 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành. + 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000) bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+). + 1,7 triệu người chết do lao. + 98% số người chết ở các nước đang phát triển. 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam: Năm 2006, dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với tổ chức y tế thế giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao như sau: - Dân số: 86,2 triệu dân - Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể; 173/100.000 dân - Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới: 77/100.000 dân - Tỷ lệ hiện mắc các thể 225/100.000 dân - Tỷ lệ tử vong do lao: 23/1000.000 dân - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở bệnh nhân lao mới: 2,7% - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19% Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao trên thế giới [3]. Còng theo số liệu của Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG), số bệnh nhân lao phát hiện năm sau thường cao hơn năm trước. 4 1.1.3. Tình hình bệnh lao ở Hoà Bình: - Hòa Bình là một tỉnh miền núi, với dân số gần 1 triệu người, 70% là người dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây cùng với đà phát triển chung, nghành y tế đã có những tiến bộ đáng kể tuy nhiên cũng như tình hình mắc bệnh lao của cả nước số bệnh nhân lao mới mắc trên địa bàn cũng có chiều hướng gia tăng. - Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Hoà Bình, và Bệnh viện Lao tỉnh Hòa Bình số bệnh nhân mắc lao được phát hiện trong những năm gần đây ngày một tăng. 1.2. Một số nét về vi khuẩn lao và bệnh lao phổi: 1.2.1. Một số nét về vi khuẩn lao: Vi khuẩn lao do Robert Koch tìm ra vào năm 1882 vì vậy còn được gọi là Bacilie de Koch (viết tắt là BK). Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriae, dài từ 3 đến 5 Micromet, rộng 0,3- 0,5 Micromet, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, chúng đứng riêng rẽ hoặc thành từng đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl- Neelsen, không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của fucsin [7]. * Một số đặc điểm sinh học. - Sự bền vững của vi khuẩn với môi trường bên ngoài: ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3-4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn bị chết trong vòng 1,5 giê. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại được 2-3 phót. Ở 42 0 C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80 0 C. Đờm của bệnh nhân lao trong phòng tối, Èm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Nhưng khi đun sôi đờm trong 5 phút chúng đã bị chết; với cồn 90 0 vi khuẩn tồn tại được 3 phót, trong acid Phenic 5% vi khuẩn chết ngay sau 1 phót [7]. 5 - Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí, trong môi trường phát triển cần có đủ oxy. Do đó vi khuẩn thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn nhiều nhất là ở trong các hang lao có phế quản thông. - Trong điều kiện bình thường vi khuẩn lao sinh sản chậm (trung bình 20-24giờ/1lần) nhưng có khi hàng tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu mà không bị chết (vi khuẩn tồn tại dai dẳng) khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển [7]. * Vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn lao - Có nhiều loại kháng thuốc trong đó có kháng thuốc tự nhiên: Khi vi khuẩn đạt được một số nhất định thì có một vi khuẩn (do đột biến trong gen ) kháng lại thuốc chống lao, tỷ lệ đột biến này tuỳ vào từng loại thuốc. Với Rifampicin (R) tỷ lệ đột biến là 10 -8 nghĩa là khi có 10 +8 vi khuẩn trong tổn thương (tương đương với số lượng vi khuẩn trong hang lao có đường kính 2cm, có phế quản thông) thì có một vi khuẩn kháng lại R. Tỷ lệ đột biến còn Ýt hơn đối với INH (10 -6 ) PZA(10 -6 ), S (10 -6 ), E(10 -6 ). 1.2.2. Một số nét về bệnh lao phổi: Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân lao. Lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất, đặc biệt là những người bệnh xét nghiệm đờm soi kính trực tiếp có vi khuẩn AFB (+). Đây là nguồn lây chủ yếu làm cho bệnh lao tồn tại ở mọi quốc gia qua nhiều thế kỷ. Vì vậy phát hiện sớm và điều trị khỏi cho những bệnh nhân này là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và là nhiệm vụ quan trọng của chương trình chống lao quốc gia ở nước ta, còng như nhiều nước trên thế giới [9]. 6 * Bệnh cảnh lâm sàng của lao phổi rất đa dạng và thường diễn biến mãn tính. Nếu được phát hiện sớm thì lao phổi điều trị sẽ có kết quả tốt, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có nhiều biến chứng, kết quả điều trị sẽ hạn chế, người bệnh có thể trở thành nguồn lây với chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. * Tuổi mắc bệnh: Bệnh hay gặp ở người lớn. Ở trẻ, lao phổi có thể gặp ở trẻ lớn (trung bình từ 10- 14 tuổi). * Các yếu tố thuận lợi: - Nguồn lây: Những người tiếp xúc với nguồn lây, đặc biệt là tiếp xúc lâu dài và trực tiếp thì càng dễ bị bệnh. Người bệnh khi ho bắn ra các hạt rất nhỏ, trong các hạt nhỏ này có vi khuẩn lao, các hạt này lơ lửng trong không khí, phân tán xung quanh bệnh nhân, người lành hít vào các hạt này khi thở có thể bị bệnh. - Một số bệnh, hoặc cơ thể trong các trạng thái đặc biệt cũng là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao: Bệnh bụi phổi, bệnh phổi do siêu vi trùng, bệnh đái tháo đường, bệnh loét dạ dày tá tràng, nhiễm HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, nghiện rượu, người già - Mức sống thấp, chiến tranh, trạng thái tinh thần căng thẳng đÒu là yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh lao nói chung và lao phổi nói riêng. * Vị trí tổn thương: Lao phổi hay bắt đầu từ vùng đỉnh phổi và vùng dưới đòn (phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên phổi). Có 2 cơ chế được giải thích về điều này, thứ nhất là vùng này có nhiều oxy so với các vùng phổi khác (vi khuẩn 7 lao là vi khuẩn hiếu khí) và do cấu trúc về giải phẫu hệ mạch máu ở đây, làm cho dòng máu chảy chậm so với các vùng khác, vì vậy vi khuẩn dễ dừng lại gây bệnh. 8 * Những tổn thương cơ bản của lao phổi trên X- quang - Thâm nhiễm: Thường là một đám mờ nhạt ở dưới xương đòn, kích thước khác nhau, giới hạn không rõ, đôi khi tổn thương tập trung thành đám mờ tròn (đường kính trung bình 1-2 cm) được gọi là thâm nhiễm Assmann - Nốt: Kích thước nốt có thể khác nhau, trung bình 5-10 mm, các nốt có thể rải rác khắp 2 phổi hoặc tập trung nhiều hơn ở một vùng của phổi. - Hang: Trên phim là một hình sáng, bờ khép kín. Kích thước hang có thể to, nhỏ khác nhau. Những hang mới có thành dầy, còn hang cũ thành mỏng và độ cản quang đậm. Các tổn thương trên đây hay xen kẽ nhau: Xung quanh hang có thể có thâm nhiễm và nốt. Ngoài 3 loại tổn thương cơ bản trên đây có thể có những tổn thương xơ hình dạng phức tạp, có khi chỉ là một vài dải xơ, có khi là những đám xơ rộng co kéo cả một thuỳ hoặc một phổi ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của phổi. Theo hiệp hội lồng ngực Mỹ (ATS) phân mức độ tổn thương của phổi trên phim X-Quang nh sau [14]. - Tổn thương nhỏ: Tổn thương không có hang ở 1 bên phổi hoặc 2 bên phổi, nhưng bề rộng của tổn thương khi gộp lại không vượt quá diện tích phổi nằm trên một đường ngang qua khớp ức sườn 2. - Tổn thương vừa: Gồm các tổn thương rải rác, diện tích cộng lại không vượt quá 1 phổi. Nếu tổn thương liên kết với nhau thì cũng không vượt quá 1/3 một phổi. Khi có hang thì đường kính các hang cộng lại không quá 4 cm. - Tổn thương rộng: Khi tổn thương vượt quá giới hạn trên. 9 CHƯƠNG 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện lao và bệnh phổi Tỉnh Hòa Bình. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: - Bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện lao tỉnh Hoà Bình từ 01/ 10/ 2010 đến 30/ 9/ 2011. - Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chẩn đoán lao phổi mới AFB (+) dùa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chống lao quốc tế (HHCLQT) và CTCLQG [3,4] Thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: + Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau. + Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh tổn thương lao trên X- quang phổi. + Có 1 tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy (+) . Bệnh nhân được chọn vào đối tượng nghiên cứu khi có 1 trong các tiêu chuẩn trên đồng thời kèm theo có tiền sử chưa bao giờ dùng thuốc lao hoặc mới dùng thuốc lao dưới 1 tháng. - Tiêu chuẩn loaị trừ: Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp: - Bệnh nhân lao phổi AFB (+) nhưng có thời gian đã điều trị lao không rõ ràng. 10 [...]... c chn oỏn xỏc nh lao phi AFB (+): / / Tn thng rng MC LC t vn 1 TNG QUAN 3 1.1 Tỡnh hỡnh bnh lao hin nay .3 1.1.1 Tỡnh hỡnh bnh lao trờn th gii: 3 1.1.2 Tỡnh hỡnh bnh lao Vit Nam: 4 1.1.3 Tỡnh hỡnh bnh lao Ho Bỡnh: 5 1.2 Mt s nột v vi khun lao v bnh lao phi: 5 1.2.1 Mt s nột v vi khun lao: 5 1.2.2 Mt s nột v bnh lao phi: 6... TING VIT 1 Ngụ Ngc Am (2006), Bnh hc lao, Nh xut bn y hc H Ni, tr 18-28 2 Nguyn Vit C (2006), Bnh hc lao, Nh xut bn y hc Tr 12-17 3 Chng trỡnh chng lao quc gia Vit Nam (2009), Nh xut bn y hc, tr 17-28 4 Chng trỡnh chng lao quc gia (2001), Ti liu hng dn bnh lao, Nh xut bn y hc, tr 19-29 5 c Hin (1994), Bnh hc lao v bnh phi tp 1, X-quang trong chn oỏn lao phi, Vin Lao v Bnh phi Tr 43-64 6 Nguyn Quc Minh... 2.8.1 Nghiên cứuThông tinTHONG TIN lõm sng: Trc tip hi bnh, thm khỏm v lm bnh ỏn theo mu bnh ỏn nghiờn cu ó c xõy dng v tp hun cho cỏc bỏc s tham gia vo nghiờn cu bnh vin lao tnh Hũa Bỡnh thng nht ó chun b trc (ph lc) 2.8.2 Nghiên cứuThông tinTHONG TIN cn lõm sng 2.8.2.1 Xột nghim m tỡm AFB Bnh nhõn c lm xột nghim m bng phng phỏp soi trc tip vi k thut Ziehl- Neelsen ti khoa Vi sinh Bnh vin lao tnh... cn lõm sng lao phi mi AFB dng tớnh v kin thc v bnh lao bnh nhõn l sinh viờn lun vn thc s y hc Trng i hc y H Ni 7 Phan Thu Phng, Chu Th Hnh, Ngụ Quý Chõu (7-2010), c im lõm sng, cn lõm sng bnh lao phi AFB m dng tớnh iu tr ti khoa hụ hp bnh vin Bch Mai Y hc lõm sng, Tr 23-33 8 Trn Vn Sỏng (1998), Bnh lao, quỏ kh, hin ti v tng lai Nh xut bn y hc Tr 21-32, 63-66 9 Trn Vn Sỏng (2006), Bnh hc lao Nh xut... 1,96 p = 0,5 (t l gy sỳt bnh nhõn lao khong 50%) chớnh xỏc tuyt i d= 0,05 Ta cú: 0,5 (1- 0,5) n = 1,962 = 385 0,0052 Do cú th cú t l bnh nhõn t chi tham gia nghiờn cu, mt s i tng khụng iu kin la chn (tiờu chun loi tr), chỳng tụi d kin s la chn 410 bnh nhõn (cng thờm 6%) 12 + Chn mu: Trung bỡnh s bnh nhõn lao phi mi AFB(+) thu nhn iu tr ti bnh vin lao tnh Hũa Bỡnh trong mt nm khong... s bnh nhõn c chn oỏn lao phi mi AFB(+) trong thi gian nghiờn cu lm i tng nghiờn cu 2.3.3 Bi n s v cỏc ch s : Mc tiờu nghiờn cu Phng Nhúm Bin s/ nh bin s ch s ngha - Tui im lõm im i - gii sng, tng hỡnh nh - Phng - Nh phõn vn - Ni gii thiu - a danh - Danh mc - Liờn tc tiờn ti khi trong c chn chn AFB(+) - nam/n triu chng u chm tr phi mi - Liờn tc t khi xut hin - Ngy thi gian nhõn lao cụng c - Nm - Thi... Khụng hỳt thuc Tng số Bng 3.6 Ni gii thiu bnh nhõn n bnh vin lao tnh Hũa Bỡnh Ni gii thiu T n Trm y t Y t t nhõn S bnh nhõn (n) T l% 19 Bnh vin huyn/ TTYT d phũng Tng số 20 Bng 3.7 Lý do vo vin Lý do S bnh nhõn (n) T l% St Ho kộo di Ho ra mỏu Khú th au ngc Sỳt cõn Khỏc Tng số Bng 3 8 Triu chng lõm sng ca bnh lao phi khi bt u c chn oỏn phỏt hin bnh lao Triu chng St Sỳt cõn Ho ra mỏu Ho kộo di au ngc Khú... Bng 3.17 Thời gian chm trễ trong chẩn oỏn bnh nhõn lao phi AFB (+) Bnh nhõn Thi gian S bnh nhõn (n) T l% < 2 thỏng 2 thỏng Tng số Bng 3.18 Thi gian chm tr trong chn oỏn bnh nhõn lao phi AFB (+) theo gii Thi gian Gii Nam n < 2 thỏng 2 thỏng 25 % n N % n Tng số % (So sỏnh X gia nam v n: s dng T- test) Bng 3.19 Thi gian chm tr trong chn oỏn bnh nhõn lao phi AFB (+) theo ngh nghip Thi gian < 2 thỏng... trong chn oỏn bnh nhõn lao phi mi AFB (+) Hũa Bỡnh nm 2010 - So sỏnh i chiu kt qu thu c trờn c s tng quan D KIN KT LUN Theo 2 mc tiờu ra: + c im lõm sng, c im X quang, kt qu xột nghim m + Thi gian chm tr trong chn oỏn bnh nhõn lao phi mi AFB (+) Hũa Bỡnh nm 2010 D KIN KIN NGH Da vo kt qu nghiờn cu thu c khuyn cỏo cho cỏc bỏc s v c im lõm sng v hỡnh nh X quang ca bnh nhõn lao phi mi AFB (+) cú gỡ... cỏc nhúm) 2.5 Thi gian nghiờn c u: T 01/ 01/ 2011 n n 30/ 9/ 2011 2.6 Khớa cnh o c: - ti c tin hnh vi s ng ý ca Bnh vin lao tnh Hũa Bỡnh v ca ngi bnh Bnh nhõn c quyn t chi tham gia nghiờn cu - Sau khi cú kt qu nghiờn cu, nhúm nghiờn cu cú trỏch nhim phn hi kt qu li cho Bnh vin lao tnh Hũa Bỡnh v i tng nghiờn cu - i tng nghiờn cu c t vn v phũng bnh, c iu tr v cỏc thụng tin ca i tng nghiờn cu c gi bớ . tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện lao và bệnh phổi Tỉnh Hòa Bình. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: - Bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh. nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X -quang ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+). 2 2. Xác định thời gian chậm trễ trong chẩn đoán ở bệnh nhân lao phổi mới. số nét về bệnh lao phổi: Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh học lao, chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân lao. Lao phổi là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất, đặc biệt

Ngày đăng: 13/01/2015, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả:

  • + Chọn mẫu:

  • 1.1.1. - Kü thuËt chän mÉu: LÊy mÉu thuËn tiÖn .

  • Theo 2 mục tiêu đề ra:

  • Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được để khuyến cáo cho các bác sĩ về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X quang của bệnh nhân lao phối mới AFB (+) có gì khác so với y văn trước đây không; Từ thực tế chậm trễ trong chẩn đoán kiến nghị một ý kiến nhằm phát hiện sớm bệnh lao phổi, hạn chế sự lây lan ra cộng đồng.phòng bệnh do tiếng ồn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan