Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản 1-3 dưới bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy HK-ESWL-V

91 2.1K 4
Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản 1-3 dưới bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy HK-ESWL-V

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 đặt vấn đề Sỏi tiết niệu là mét bệnh phổ biến trên thế giới, đứng hàng đầu trong các bệnh tiết niệu. Việt nam là một nước nằm ở vùng có mật độ sỏi cao [13]. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sỏi tiết niệu chiếm 30%- 40% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh về tiết niệu. Theo Ngô Gia Hy [13], trong số sỏi tiết niệu, sỏi thận chiếm tỷ lệ 40%, sỏi niệu quản chiếm 28,27%, sỏi bàng quang chiếm 28,31% và sỏi niệu đạo chiếm 5,43%. Sỏi niệu quản đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận, 80% sỏi niệu quản là sỏi từ thận di chuyển xuống, còn lại là sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng, hẹp niệu quản. Sỏi niệu quản có thể gặp ở 1/3 trên, 1/3 giữa, và sỏi niệu quản 1/3 dưới. Sỏi niệu quản 1/3 dưới cũng như ở vị trí khác của niệu quản đều gây ra những biến chứng nguy hiểm như ứ nước, ứ mủ thận đặc biệt là khi gây tắc niệu quản trên bệnh nhân sỏi nệu quản hai bên hoặc sỏỉ niệu quản trên thận đơn độc thì gây vô niệu, suy thận cấp, đồng thời gây viêm xơ chít hẹp niệu quản ở vị trí sỏi. Sỏi niệu quản nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng phương pháp thường đưa đến kết quả khả quan. Điều trị sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản 1/3 dưới nói riêng có nhiều phương pháp, trong đó điều trị nội khoa và bằng phẫu thuật được tiến hành từ rất lâu. Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà việc điều trị sỏi niệu quản đã áp dụng các phương pháp điều trị Ýt sang chấn như: phẫu thuật nội soi qua ổ bụng hoặc sau phúc mạc lấy sỏi và phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng đã thu được những thành công nhất định rút ngắn thời gian nằm viện. Hiện nay tán sỏi ngoài cơ thể còng là phương pháp điều trị Ýt sang chấn, được ưa chuộng do nó có nhiều ưu điểm, phương pháp này điều trị cho khoảng 70-75% bệnh nhân sỏi tiết niệu[34]. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện lần đầu vào năm 1980 tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, sau đó phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cho tới nay 2 trong số các trường hợp sỏi tiết niệu phải can thiệp ngoại khoa, nếu kết hợp phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với các phương pháp khác như tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi niệu quản thì tiến hành mổ mổ lấy sỏi chỉ còn lại 5% [14],[15],[78]. Ở Việt Nam máy tán sỏi ngoài cơ thể được trang bị và sử dụng đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh năm 1990. Đến nay nhiều trung tâm y tế trong cả nước đã được trang bị (Quy Nhơn, Thái Nguyên, Huế, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện 108, bệnh viện 103 ) Tháng 1/2006 Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí được trang bị máy tán sỏi ngoài cơ thể (HK ESWL-V) do Trung Quốc sản xuất, từ đó cho đến nay đã tán sỏi cho nhiều bệnh nhân sỏi niệu quản trong đó có không Ýt số bệnh nhân có sỏi niệu quản 1/3 dưới và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, bên cạnh đó còn một số trường hợp thất bại phải chuyển phương pháp điều trị khác. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy HK-ESWL-V tại Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí” với hai mục đích: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. 2. Tìm hiểu một sè yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của phương pháp trên. 3 Chương 1 Tổng quan 1.1. Giải phẫu và sinh lý niệu quản 1.1.1. Giải phẫu niệu quản. 1.1.1.1. Hình thể chung. Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang dài chõng 25 cm. Niệu quản nằm Ðp vào thành bụng đi thẳng xuống eo trên, sau khi đã bắt cheó các động mạch chậu chạy vào chậu hông để chếch ra trước và đổ vào bàng quang. Theo chiều dài, niệu quản có 4 chỗ hẹp sinh lý: nơi nối tiếp bể thận – niệu quản (2 cm); chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu (4 cm), chỗ nối tiếp niệu quản - bàng quang, lỗ niệu quản (3- 4 cm). Các đoạn khác của niệu quản có đường kính lớn hơn [31]. 1.1.1.2. Liên quan. Niệu quản được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có liên quan đến các cơ quan lân cận. * Đoạn thắt lưng: dài 9 - 11 cm, nằm trước cơ đái chậu, có các dây thần kinh đám rối thắt lưng (thần kinh sinh dục đùi). Phía trong bên trái là động mạch chủ, bên phải là tĩnh mạch chủ. Niệu quản nằm sau phúc mạc, cùng đi song song với niệu quản xuống hố chậu có tĩnh mạch sinh dục, trong phúc mạc là đại tràng [32] . * Đoạn chậu: dài 3 – 4 cm, có liên quan với: - Động mạch chậu: bên trái, niệu quản bắt chéo động mạch chậu gốc trên chỗ phân nhánh 1,5 cm; bên phải, niệu quản bắt chéo động mạch chậu dưới chỗ phân nhánh 1,5 cm. Cả hai niệu quản chỗ bắt chéo động mạch chậu gốc và động mạch chậu ngoài đều cách đường giữa khoảng 4,5 cm. Khi tìm niệu quản thì tìm bắt chéo động mạch tương đương 4,5 cm cách đường giữa hay ụ nhô. 4 - Phúc mạc: niệu quản nằm ngay sau phúc mạc, dính vào mặt sau phúc mạc, nên khi đẩy phúc mạc thường đẩy theo niệu quản, bên trong phúc mạc là đại tràng. * Đoạn chậu hông: dài 12- 14 cm. Niệu quản chậu hông nằm sát vào thành bên chậu hông, chia làm hai khúc: khúc thành và khúc tạng. Sự liên quan có khác nhau giữa nam và nữ [32]. - Khúc thành: niệu quản thường chạy dọc theo động mạch chậu trong và liên quan với mặt bên trực tràng. - Khúc tạng: + Ở nam: niệu quản chạy vào trước trực tràng, lách giữa bàng quang và túi tinh. Niệu quản bắt chéo ống tinh ở phiá sau. Ngoài ra, còn hệ thống mạch máu tiểu khung rất phong phó. + Ở nữ: sau khi rời thành chậu hông, niệu quản đi vào đáy của dây chằng rộng tới mặt bên của âm đạo, rồi đổ ra phía trước âm đạo và sau bàng quang. Khi qua phần giữa dây chằng rộng, niệu quản từ trong – trên xuống bắt chéo động mạch tử cung (từ ngoài- sau vượt ra trước vào trong niệu quản để đi vào tử cung). * Đoạn bàng quang: dài từ 1 – 1,5 cm. Niệu quản đi vào thành bàng quang có độ chếch xuống dưới vào trong, tạo thành một van sinh lý có tác dụng tránh trào ngược bàng quang – niệu quản. 1.1.1.3. Mạch máu Động mạch niệu quản được cung cấp máu bởi nhiều nguồn khác nhau: - Nhánh từ động mạch thận cấp máu cho 1/3 trên niệu quản và bể thận. - Các nhánh nhỏ từ động mạch chủ, động mạch chậu mạc treo tràng dưới, chậu trong, động mạch thừng tinh hay buồng trứng cấp máu cho 1/ 3 dưới niệu quản. 5 - Các nhánh từ động mạch bàng quang, động mạch châu trong cho 1/3 dưới niệu quản [32] - Các nhánh nối tiếp nhau dọc theo niệu quản tạo thành một lưới mạch xung quanh niệu quản rất phong phó. - Các tĩnh mạch từ niệu quản đổ về tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu dưới hoặc tĩnh mạch thận ở trên. Hình1.1 Niệu quản và liên quan (Nguồn: Atlas giải phẫu người của Netter F.H., Nhà xuất bản Y học, 2009). 1.1.2. Sinh lý niệu quản. Hoạt động sinh lý của niệu quản liên quan chặt chẽ với hoạt động của thận để thực hiện chức năng đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Trước đây có quan niệm bể thận như một cái bơm đẩy nước tiểu xuống bàng quang với áp lực 25 cm H 2 O. Ngày nay, các nghiên cứu đã chứng minh là niệu quản hoạt động như một máy tạo nhịp. Ngay sau khi nước tiểu được 6 đẩy từ bể thận xuống niệu quản, đoạn tiếp nối bể thận – niệu quản đóng lại, sóng nhu động đẩy giọt nước tiểu đi, nhưng luôn tạo ra một đoạn lòng niệu quản khép lại ở phía trước để ngăn cản nước tiểu trào ngược lại và cứ thế một nhu động khác đưa tiếp giọt nước tiểu khác xuống dưới ( hình 1.2) Hình 1.2. Sù di chuyển của giọt nước tiểu. A Giọt nước tiểu di chuyển bình thường. B. Giọt nước tiểu liền nhau. C. Giọt nước tiểu gần liên tục khi lợi tiểu. Co bóp của niệu quản là động lực đẩy nứơc tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Đồng thời có tác dụng chống trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận. áp lực bên trong niệu quản lúc co bóp tăng dần chênh lệch nhau khá rõ: từ 20 – 30 cm H 2 0 ở đoạn thắt lưng đến 30-40 cm H 2 0 ở đoạn chậu và đến 40- 50 cm H 2 0 ở đoạn chậu hông. Sự hoạt động nhịp nhàng di chuyển nước tiểu trong từng đoạn niệu quản là nhê sự vận động của hệ thống cơ thắt và các thớ cơ tạo thành ống niệu quản. Trong điều kiện bình thường, tần số co bóp của từng đoạn trên đường tiết niệu giảm dần từ đài thận đến niệu quản. Hoạt động co bóp này phụ thuộc 7 vào sự bài tiết và áp lực trong bàng quang. Tần số co bóp của bể thận có thể tăng gấp 2- 3 lần, di chuyển từ đài bể thận tới niệu quản, nhưng nhịp độ co bóp của niệu quản vẫn giữ nguyên. Riêng thể tích giọt nước tiểu thì ngay sau khi tần số co bóp tăng, khối lượng giọt nước tiểu tăng và như vậy mỗi nhu động co bóp thêm một lượng nước tiểu, trong khi tốc độ di chuyển không thay đổi. Các giọt nước tiểu sẽ dài hơn, rộng hơn nhưng vẫn cách nhau, giữ cho không có hiện tượng trào ngược. Sự hoạt động này còn phụ thuộc vào điều kiện bàng quang đầy nước tiểu hay rỗng, cũng như trên đường tiết niệu có bị cản trở hay không. 1.2. Bệnh lý sỏi thận và niệu quản. 1.2.1. Thành phần hoá học của sỏi và sinh lý bệnh đường tiết niệu do sỏi niệu quản. Sỏi tiết niệu là bệnh khá phổ biến trên thế giới, nhất là các nước ở vùng nhiệt đới. Trong sỏi có 90% là trọng lượng tinh thể, 5 % là nước, 3% là protein, 2% là các thành phần khác như cacbonat, citrat, kim loại kiềm [39], [56] [48], [66]… Nhìn chung sái calci oxalat và phosphat chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), rồi đến amoni magie phosphat (15%), acid uric 2- 3%, cystin 1%. Trong hội thảo về sỏi tiết niệu ở Việt Nam tháng 12/93 thì thành phần của sỏi tiết niệu ở bắc Việt Nam như sau: sái oxalat calci kết hợp với calci phosphat 80%, sái calci phosphat 17%, sái acid uric và cystin 3%, [18], [31]. Phần lớn sỏi niệu quản do sỏi thận rơi xuống (80% số trường hợp ). Một số sỏi niệu quản được sinh tại chỗ do niệu quản dị dạng: phình to, niệu quản tách đôi niệu quản sau tĩnh mạch chủ. Trong số sỏi thận rơi xuống niệu quản thì phần lớn (80%) xuống bàng quang ra ngoài… số còn lại(20%) thường dừng lại ở đoạn niệu quản bị hẹp ( niệu quản bắt chéo động mạch chậu, niệu quản sát thành bàng quang). Các sỏi lớn, đường kính trên 1 cm, xù xì, có thể dừng lại bất thường, gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn niệu quản [18]. 8 Tắc nghẽn niệu quản do sỏi trước tiên gây tăng áp lực trong niệu quản, bên trong bể thận, rồi lan truyền đến ống thận. Nếu sỏi gây tắc niệu quản thì gây biến chứng rất nhanh và nặng đến thận: giãn to đài, bể thận. NÕu kèm theo nhiễm khuẩn thì nhu mô thận xẽ bị viêm và dẫn tới xơ hoá [56]. Sỏi cọ xát niệu quản gây tổn thương niệu quản, gây phản xạ co thắt đường dẫn niệu trên, làm ứ đọng nước tiểu và gây ra cơn đau quặn thận. Theo Gasman D và cs. Khi áp lực trong bể thận và đài thận tăng tới ngưỡng 65 mm nước, khi đó thận tiết ra prostaglandin E2 gây đau. Gree và Kiviat (1975) quan sát thấy sau 3 ngày niệu quản bị tắc, lớp cơ của niệu quản phì đại giãn và nhẽo. Nếu sỏi vẫn nằm ở vị trí cũ và tiếp tục tắc tiếp hai tuần nữa thì có sự lắng đọng tổ chức liên kết giữa các bó cơ và rõ rệt nhất là tuần thứ 8. Nếu có sự nhiễm khuẩn thì chức năng của thận càng bị suy giảm nhanh. Về vị trí thấy 70 – 75% sỏi niệu quản nằm ở 1/3 dưói, 25% nằm ở 1/3 trên, và 1/3 giữa. Lamotte F. và cs. [83] theo dõi 137 bệnh nhân sỏi niệu quản (152 viên sỏi) thấy rằng 44% trường hợp sỏi nằm ở niệu quản đoạn thắt lưng, 10 nằm ở đoạn chậu, 46% nằm ở đoạn chậu hông. Đa sè sỏi có hình bầu dục nhẵn hoặc xù xì, đường kính trên dưới 1 cm. Sái oxalat canxi có mầu đen, rắn, sỏi phosphat canxi có mầu trắng ngà. Sỏi niệu quản thường chỉ có 1 viên, đôi khi có 2 viên, có trường hợp xếp thành chuỗi gọi là “chuỗi sỏi niệu quản”. 1.2.2. Nguyên nhân cơ chế hình thành sỏi Có nhiều yếu tố liên quan đến sự hình thành sỏi đã được nêu lên: địa dư và khí hậu, dân tộc, điều kiện làm việc, chế độ ăn uống Những vùng có nhiều sỏi nhất là Ên Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Ai Cập, Hy Lạp , Anh Hiện nay cơ chế hình thành sỏi chưa được xác định rõ ràng, có rất nhiều thuyết được các tác giả đưa ra như một số thuyết sau: 9 Kết thể Carr: Carr nhận thấy rằng ở một số người hay bị sỏi thận tái phát, ở đầu của những ống góp, ở quanh các gai thận tạo thành sỏi nhỏ, tròn cứng. Các thể này được cấu tạo bởi calcium phosphat và mucoprotein [15], [20] Đám Randall: khi niêm mạc bị viêm mãn tính, niêm mạc trở lên sần sùi(mảng Randall) nên các tinh thể dễ gắn vào và kết tụ lại thành các đám vôi hoá sau đó sẽ bong ra rơi xuống đài thận tạo thành sỏi nhỏ và niêm mạc ở nơi sỏi bong ra sần sùi và đó lại là nơi hình thành sỏi Thuyết “keo- tinh thể”: trong nước tiểu nhiều chất muối tồn tại dưới dạng tinh thể, các tinh thể này được bao bọc bởi một lớp chất keo (albumin, mucin, mucoprotein). Các chất keo này ngăn cản không cho các tinh thể dính vào nhau. Do một nguyên nhân nào đó (nhiễm khuẩn niệu, có vật ngoại lai trong đường niệu ) làm giảm chất keo che chở, hoặc tăng các chất tinh thể quá cao, các tinh thể sẽ kết hợp lại hình thành sỏi. [6], [25] Thuyết “hạt nhân”: mỗi viên sỏi đều được hình thành từ một “hạt nhân” ban đầu, đó là các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu. Những hạt nhân này là “cốt” để các muối canxi, phospho, magie bám vào, bồi đày dần dần tạo lên sỏi [6]. Thuyết nhiễm khuẩn xác đinh tương quan nhân - quả giữa nhiễm khuẩn niệu và sỏi. Nhiễm khuẩn niệu tạo ra nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhân hình thành sỏi. Mặt khác, một số chủng vi khuẩn (Proteur, Pseudomonas ) có thể phân huỷ men Ure bởi men Urenase tạo thành các gốc amoni, phosphat tạo điều kiện hình thành sỏi [25]. Một số tác giả khác cho rằng sỏi được hình thành trong nhu mô từ những tế bào của tháp thận, hoại tử tháp thận [20], [27]. Trên thực tế, mỗi thuyết hình thành sỏi chỉ giải thích được một khía cạnh, một giai đoạn của quá trình phức tạp hình thành sỏi tiết niệu. Các lý thuyết này hỗ trợ, bổ xung cho nhau trong quá trình hình thành sỏi. 1.2.3. Các biến chứng chính của sỏi niệu quản. 10 Tại chỗ sỏi niệu quản gây thương tổn cấp tính: niêm mạc niệu quản bị viêm phù nề, xơ hoá, thành niệu quản dầy. Đoạn niệu quản phía trên chỗ có sỏi bị giãn to, đài bể thận cũng giãn to dần, gây ứ nước, ứ mủ thận, mô thận bị phá huỷ. Trong khi đó, đoạn niệu quản phía dưới sỏi có thể bình thường, nếu viên sỏi chưa ở đấy lâu, nhưng thường hẹp lại do viêm nhiễm lâu. 1.2.3.1. Thận to do ứ nước hoặc mủ: Đây là biến chứng hay gặp, thận to có thể một bên hoặc hai bên do sỏi ở một hoặc hai bên. Theo Vanegas tỷ lệ thận to do sỏi niệu quản là 79/171 trường hợp (46,37%); Dương Văn Thanh [24] là 36/39 trường hợp và Lê Văn Vệ [23] là 38,62%. 1.2.3.2. Suy thận cấp và mãn tính: Suy thận là biến chứng nặng và hay gặp ở sỏi niệu quản hai bên hoặc trên thận đơn độc. Biểu hiện là vô niệu và thiểu niệu là một biến chứng rất nặng, cần được xử trí cấp cứu, gặp trong thận đơn độc, sỏi thận hai bên hoặc sỏi niệu quản hai bên mà viên sỏi rơi xuống gây tắc đường bài niệu cấp tính. Hiện nay, các tác giả cho rằng khi lượng nứơc tiểu ≤ 20 ml/ giờ được coi là vô niệu, thiểu niệu khi lượng nước tiểu / 24h < 500 ml. Joual A. và cs. (1997) thấy tỷ lệ vô niệu do sỏi niệu quản là 52%, sỏi thận, sỏi cả hai bên là 54%. Nghiên cứu của Dương Đăng Hỷ (1985) cho thấy tỷ lệ vô niệu do sỏi niệu quản hai bên là 12/37 trường hợp (32,5%). Fenlly R. C đã gặp 75/209 trường hợp (35,88) sỏi niệu quản gây tắc niệu quản, suy thận mạn. Về lâm sàng, do thận đã bị mất chức năng hoặc thương tổn nên khả năng bài tiết của thận suy giảm nhiều hoặc hoàn toàn. Các chất độc không được đào thải ra ngoài gây nhiễm độc cơ thể, hậu quả là tử vong. Các tác giả Nguyễn Bửu Triều [28], [29], Ngô Gia Hy [13], Trần Quán Anh [3], đều nhấn mạnh đến biến chứng này và nhắc nhở phải loại bỏ sớm sỏi, nguyên nhân gây tắc nghẽn, nhiễm khuẩn niệu và suy thận. 1.2.3.3.Viêm thận - bể thận do sái: [...]... trường hợp sỏi niệu quản Tại Anh, Gnanpragasam V J và cs [47] tán sỏi ngoài cơ thể cho 180 bệnh nhân sỏi niệu quản (196 viên sỏi) , theo dõi 3 tháng thấy tỷ lệ hết sỏi là 88%, có 21 bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể thất bại phải chuyển sang tán sỏi qua niệu quản Các tác giả thấy rằng tỷ lệ hết sỏi là 90% đối với sỏi niệu quản trên, 89% với sỏi niệu quản 1/3 giữa và 86% với sỏi niệu quản ở đoạn 1/3 dưới Những... thuật khác như: lấy, tán sỏi qua da, lấy, tán sỏi qua ống nội soi niệu quản Hiện nay, có khoảng 70% trường hợp 22 sỏi tiết niệu được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể [64], [71], [72] Cùng với việc phát triển của kỹ thuật y học, các công trình nghiên cứu về ứng dụng và kết quả điều trị của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đối với sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng cũng ngày... Tại Pháp, trong 7 năm (1990 – 1997), Lamotte F và cs [63] phân tích kết quả điều trị sỏi niệu quản ở 137 bệnh nhân (152 viên sỏi) , trong đó có 103 bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể 1 lần và 31 bệnh nhân được tán sỏi ngoài cơ thể 2 lần Kết quả điều trị đạt 97%, trong đó 91% đối với sỏi niệu quản đoạn chậu, đạt 100% là sỏi niệu quản vùng thắt lưng và chậu hông Tác giả cho rằng tán sỏi ngoài cơ thể. .. sau tán sỏi, thiểu niệu ở bệnh nhân thận đơn độc và chuỗi sỏi sau tán ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu Các tác giả cũng cho rằng vấn đề quang trọng là điều trị nhiễm khuẩn niệu triệt để trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể Ở Oman, Al Busaidy S S và cs [35] đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể cho 63 trẻ em sỏi niệu quản (76 niệu quản) trong đó có 14 sỏi niệu quản trên, 13 sỏi niệu quản giữa và 44 sỏi. .. ngoài cơ thể Ở Nhật Bản, tác giả Inaba Y [39] từ năm 1986 đến 1993 đã tán sỏi ngoài cơ thể cho 238 bệnh nhân sỏi niệu quản thấy đạt kết quả 91,9% trong đó sỏi niệu quản 1/ 3 giữa và 1/3 dưới là 86,2% - 85,2% Matsuoka Y và cs [59] đã tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể bằng phương pháp áp sứ điện trên máy ESL – 500 A cho 2019 bệnh nhân sỏi tiết niệu (815 23 bệnh nhân sỏi thận và 1.204 bệnh nhân sỏi niệu quản) ... điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu bằng phẫu thuật mở ngày càng giảm, còn tỷ lệ tán sỏi ngoài cơ thể ngày càng gia tăng Hiện nay ở các nước phát triển tỷ lệ điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể khoảng 70%; lấy sỏi thận qua da khoảng 15%; tán sỏi nội soi ngược dòng 10% và tỷ lệ mổ lấy sỏi chỉ còn khoảng 5% [84] 1.5 Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) được đánh giá là... lấy sỏi niệu quản được áp dụng cho các trường hợp sỏi, nhất là sỏi to đường kính > 1 cm, cứng hoặc đã áp dụng các phương pháp khác thất bại như điều trị nội, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi thất bại hoặc có các dị tật niệu quản, bàng quang như xơ hoá niệu quản gây hẹp nhất là đoạn cuối niệu quản đổ vào bàng quang [13], [31] 1.4.3 Tán sái qua nội soi niệu quản ngược dòng Lấy qua niệu quản. .. nội soi niệu quản mới được áp dụng rộng rãi Phương pháp này điều trị được khoảng 10% số bệnh nhân sỏi tiết niệu cần được can thiệp (chủ yếu là sỏi niệu quản 1/3 dưới) [43], [48] Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng được áp dụng cho các trường hợp: sỏi bể thận rơi xuống niệu quản (đặc biệt là sỏi niệu quản 1/3 dưới) , chống chỉ định của phương pháp này là khi có nhiễm khuẩn niệu, đường niệu bên dưới bị... hình tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể trên thế giới và Việt Nam 1.5.4.1 Tình hình tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể trên thế giới Phải nói rằng trong số các tiến bộ kỹ thuật y học thế giới trong thế kỷ 20, đây là một trong những phương pháp đạt được nhiều thành công Kể từ khi trường hợp sỏi thận đầu tiên được điều trị thành công bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Munich, hàng loạt bệnh nhân đã được điều. .. phát hiện các sỏi niệu quản ở nội thành bàng quang, nhất là sỏi nằm ngay lỗ niệu quản hoặc sỏi không cản quang [2] Nhìn chung, việc chẩn đoán sỏi niệu quản thường dựa vào cận lâm sàng, đặc biệt là chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị và chụp UIV 1.4 Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1.4.1 Điều trị nội khoa Sỏi niệu quản là loại sỏi phá huỷ thận nặng và nhanh nhất, nên chỉ điều trị sỏi khi còn . sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy HK- ESWL-V tại Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí” với hai mục đích: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới. sớm và điều trị kịp thời đúng phương pháp thường đưa đến kết quả khả quan. Điều trị sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản 1/3 dưới nói riêng có nhiều phương pháp, trong đó điều trị nội. sỏi niệu đạo chiếm 5,43%. Sỏi niệu quản đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận, 80% sỏi niệu quản là sỏi từ thận di chuyển xuống, còn lại là sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng, hẹp niệu quản. Sỏi niệu quản

Ngày đăng: 13/01/2015, 21:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Giải phẫu niệu quản.

  • 1.1.2. Sinh lý niệu quản.

  • 1.2.1. Thành phần hoá học của sỏi và sinh lý bệnh đường tiết niệu do sỏi niệu quản.

  • 1.2.2. Nguyên nhân cơ chế hình thành sỏi

  • 1.2.3. Các biến chứng chính của sỏi niệu quản.

  • 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng.

  • 1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng.

  • 1.4.1. Điều trị nội khoa.

  • 1.4.2. Điều trị phẫu thuật lấy sỏi niệu quản.

  • 1.4.3. Tán sái qua nội soi niệu quản ngược dòng.

  • 1.4.4. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

  • 1.5.1. Lịch sử của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

  • 1.5.2. Nguyên lý và kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể .

  • 1.5.3. Chỉ định và chống chỉ định tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể [44], [45], [75].

  • 1.5.4. Tình hình tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể trên thế giới và Việt Nam.

  • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.

  • 2.1.2. Chống chỉ định.

  • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

  • 2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu.

  • 2.2.3. Chẩn đoán sỏi niệu quản.

  • 2.2.4. Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể.

  • 2.2.5. Đánh giá kết quả.

  • 2.2.6. Tìm hiểu một sè yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

  • 3.1.1. Tuối.

  • 3.1.2. Giới tính.

  • 3.1.3. Bên niệu quản có sái.

  • 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của sỏi niệu quản 1/3 dưới.

  • 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của sỏi niệu quản 1/3 dưới.

  • 3.3.1 Kết quả chung.

  • 3.3.2.Thời gian tán sỏi .

  • 3.3.3. Số sóng xung sử dụng và cường độ tán.

  • 3.3.4. Biến chứng.

  • 3.3.5. Kết quả kiểm tra.

  • 3.4.1. Kết quả theo vị trí sỏi niệu quản.

  • 3.4.2. KÕt quả theo mức độ giãn thận.

  • 3.4.3. Kết quả theo kích thước sỏi.

  • 3.4.5. Kết quả theo mức độ cản quang của sỏi.

  • 3.4.6. Kết quả theo số lượng sỏi.

  • 4.1.1. Tuối.

  • 4.1.2. Giới.

  • 4.2.1. Lâm sàng.

  • 4.2.2. Cận lâm sàng.

  • 4.3.1 Phương pháp vô cảm.

  • 4.3.2. Phương pháp định vị sỏi.

  • 4.4.1. Số sóng xung và cường độ sóng.

  • 4.4.2. Thời gian tán sỏi.

  • 4.4.3. Kết quả điều trị.

  • 4.4.4. Biến chứng.

  • 4.4.5. Kết quả khám lại.

  • 4.5.1. Kết quả theo vị trí sỏi niệu quản

  • 4.5.2. Kết quả tán sỏi theo mức độ giãn thận trên siêu âm.

  • 4.5.3. Kết quả theo kích thước sỏi.

  • 4.5.4 Kết quả theo số lượng sỏi.

  • Qua nghiên cứu của chúng tôi hầu hết số bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 dưới được tán sỏi là có 1 viên (96,1%), chỉ có 3,9% bệnh nhân có 2 viên sỏi

  • Trong trường hợp BN có 2 viên sỏi, do tiêu chuẩn chọn BN của chúng tôi là 2 viên sỏi phải nằm cạnh nhau. Trong sè 3 BN có 2 viên sỏi thì viên phía trên thường có kích thước nhỏ hơn so với viên phía dưới nên trong quá trình tán sỏi chúng tôi ưu tiên tán viên phía dưới trước sau đó mới tán viên thứ 2 ở trên và qua kết quả chúng tôi thấy BN hết sỏi đồng thời cả 2 viên một lúc.

  • 4.5.5. Kết quả theo chức năng thận.

  • 4.5.6. Kết quả theo mức độ cản quang của sỏi.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan