Giáo án địa lí lớp 12 cơ bản chi tiết

123 2.9K 1
Giáo án địa lí lớp 12 cơ bản chi tiết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ngày soạn: 13/8/2012 Tiết 1 - Bài 1 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP A. Mục tiêu. Sau bài học này, HS cần: 1. Kiến thức: - Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kt - xh. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới của đất nước ta. - Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. 2. Kĩ năng: - Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập. 3. Thái độ: - Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước. B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Một số tư liệu về hội nhập quốc tế và khu vực. 2. Chuẩn bị của trò: - Vở ghi, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS trong lớp tóm tắt lại chương trình địa lí lớp 11. 3. Giảng bài mới: * Mở bài: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập với thế giới và khu vực. Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 1 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát hình 1.1 ở sgk trả lời một số câu hỏi sau: + Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề Đổi mới nền kinh tế-xã hội? + Đường lối Đổi mới từ Đại hội Đảng VI đưa nền kinh tế, xã hội nước ta phát triển theo xu thế nào? + Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu gì? - HS đọc sgk và tóm tắt. GV gọi 2 HS ghi tóm tắt lên bảng. - GV nhận xét. Giảng giải. * Hoạt động 2: Cả lớp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực: + Bối cảnh, thành tựu đạt được? - HS đọc sgk, hiểu biết tìm hiểu và tóm tắt các ý chính. - GV chốt ý và giải thích với HS: VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) vào tháng 11-2006, nhưng chỉ khi quốc hội VN thông qua, đến tháng 1-2007 VN mới trở thành thành viên chính thức của WTO. - GV giải thích cho HS các nguồn vốn: - GV cho HS phân tích Hình 1.2 để 1. Công cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội. a. Bối cảnh. - Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì lên tới ba con số. b. Diễn biến. - Công cuộc Đổi mới được manh nha năm 1979, đầu tiên là lĩnh vực nông nghiệp. - Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế. + Dân chủ hóa đời sống kt-xh. +Phát triển nền kt hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu. - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kt- xh kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức độ một con số. - Tốc độ tăng trưởng kt khá cao. - Cơ cấu kt chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. - Cơ cấu kt theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực. a. Bối cảnh. - Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt. - VN và HK bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995. - Nước ta trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. - Nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 7-11-2006. b. Thành tựu. - Nước ta đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI). - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế- kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu vực… Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 2 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 thấy ý nghĩa của việc phát triển nhiều thành phần kt, góp phần huy động vốn tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kt, tăng nhanh GDP. * Hoạt động 3: Cá nhân. - GV đặt câu hỏi: Em cho biết định hướng chính của VN trong giai đoạn hiện nay là gì? - HS đọc sgk, và hiểu biêt phát biểu. - GV giảng giải cho HS hiểu rõ về các chính sách. - Đẩy mạnh ngoại thương, VN đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng. 3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường. 4. Củng cố. - Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? - Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta? 5. Dặn dò. - Về nhà trả lời các câu hỏi ở sgk. - Đọc trước bài 2, chuẩn bị át lát địa lí 12. Ngày … tháng…. năm 2012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 3 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 Ngày soạn:19/8/2012 Tiết 2- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiết 1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ. 2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á, xác định được hệ tọa độ địa lí. 3. Thái độ, hành vi: - Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2. Kiểm tra bài cũ: * Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? * Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta? 3. Giảng bài mới: * Mở bài: GV giới thiệu khái quát về đất nước VN: Hình dáng, diện tích, thuộc châu lục và khu vực nào trên thế giới…. Từ đó cho HS biết bài học hôm nay sẽ cho các em biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 4 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp. - Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta? + Nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển? - Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả lời và đưa ra ý kiến. - Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp chỉ bản đồ. * Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm. - Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận theo nội dung được phân: + Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ vùng đất? + Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển? + Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời? - Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa 12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm bổ sung. - Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan trọng ở trên đất liền? ( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai… + Lào: Cầu Treo, Lao Bảo… + Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh Xương…) 1. Vị trí địa lí. - Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA. - Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền) *Trên đất liền: + Điểm cực bắc: 23 0 23’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang. + Điểm cực nam: 8 0 34’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Điểm cực tây: 102 0 19’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Điểm cực đông: 109 0 24’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa. *Trên biển: kéo dài đến 6 0 50’B và khoảng từ 101 0 Đ đến 117 0 20’Đ - Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thaí Bình Dương rộng lớn. - Việt Nam nằm trên đường hằng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng. - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT). 2. Phạm vi lãnh thổ. a. Vùng đất. - Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích: 331.212km2 (niên giám thống kê 2006). (Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km 2 ) - Có 4500km đường biên giới trên đất liền: Trung Quốc 1400km, Lào gần 2100km, CamPuChia trên 1100km. - Đường bờ biển dài 3260km, cong như chữ S, chạy từ Móng Cái(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). - Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông, có 2 quần đảo lớn ngoài khơi xa trên Biển Đông: Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng). Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 5 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 b. Vùng biển. * Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km 2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. + Vùng biển nước ta gồm: - Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí. - Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. - Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở). - Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m. -> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển Đông. c. Vùng tròi. - Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. 4. Củng cố. - Câu 1: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á. 5. Dặn dò. - Tìm hiểu ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam. Ngày … tháng…. năm 2012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 6 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 Ngày soạn: 26/8/2012 Tiết 2- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiết 2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kt-xh và quốc phòng. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích các kênh chữ và hình vẽ. 3. Thái độ, hành vi: - Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí VN? - GV: Nêu phạm vi lãnh thổ vùng đất và vùng biển của nước ta? 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động : Cá nhân/ Cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc sgk, hiểu biết và quan sát bản đồ, kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau: + Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với tự nhiên như thế nào? + Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với nền 1. Vị trí địa lí. 2. Phạm vi lãnh thổ. a. Vùng đất. b. Vùng biển. c. Vùng tròi 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam. a. Ý nghĩa tự nhiên. * Thuận lợi: + Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23 0 23’B - 8 0 34’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 7 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 kinh tế, văn hóa,xã hội và quốc phòng như thế nào? - HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi. - GV chuẩn kiến thức, và đặt câu hỏi thêm: + Vì sao VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? (GV giải thích: do vị trí nước ta: *Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới. * Tiếp giáp với biển Đông, nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào.) + Kể tên một số cảng biển, sân bay quan trọng của VN? * Cảng biển: Hải phòng, Cái Lân, Chân Mây, Cam Ranh, Sài Gòn, Cần Thơ…. * Sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. + Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền. + Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn kháng sản năng lượng và kim loại màu. + Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú. + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo. * Khó khăn: - Có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ, lụt… b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng. * Về kinh tế: + VN nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng => giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ ra biển cho các nước Lào, TL, CPC, TQ. + Phát triển nền kt đa dạng, kt mở, hội nhập vào thế giới… * Về văn hóa – xã hội: vị trí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA. Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 8 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 * Quốc phòng: biển Đông với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kt và bảo vệ đất nc. b/ Khó khăn: - Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân hóa mùa của khí hậu, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên. - Nước ta có diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển dài, hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thể việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn. - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển. 4. Củng cố. - Câu 1: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN? 5. Dặn dò - Chuẩn bị một số dụng cụ cho bài thực hành: Thước kẻ, bút chì, giấy A4… Ngày … tháng…. năm 2012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 9 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013 Ngày soạn:02/9/2012 Tiết 4 – Bài 3 THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM A.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: 1.Kiến thức: - Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí VN và một số địa danh quan trọng 2. Kĩ năng: - Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và một số đối tượng địa lí. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. - Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (phóng to trên khổ giấy A 4 ), 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. - Giấy A 4 , Bút chì, Thước kẻ C. Tiến trình bài học. 1. Tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số Học sinh vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí? 3. Bài mới: * Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành: Vẽ lược đồ VN, điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng của VN. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính *Hoạt động 1: Cả lớp. - GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông. - HS vẽ trên giấy A 4 I.Vẽ lược đồ 1. Vẽ khung ô vuông - Gồm 40 ô vuông (5 x 8) mỗi chiều tương ứng 2 0 kinh tuyến và 2 0 vĩ tuyến. - Lưới ô vuông thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến từ 102 0 Đ- 112 0 Đ và từ 8 0 B đến 24 0 B - Đánh số thứ tự: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 10 [...]... dụng bản đồ tự nhiên VN để trình bày và GT sự phân hóa của thiên nhiên theo BN và theo Đ-T B Chuẩn bị của thầy và trò 1 Chuẩn bị của thầy: - Át lát địa lí 12, - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 2 Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12 C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 33 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012. .. Xã hội 27 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 - Thấy được lợi ích của thiên nhiên t°ẩm gió mùa của nước ta trong đ/s sinh hoạt và sản xuất B Chuẩn bị của thầy và trò 1 Chuẩn bị của thầy: - Giáo án + Bản đồ địa lí TNVN + Bản đồ khí hậu 2 Chuẩn bị của trò: - SGK + Atlát địa lí Việt Nam C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2 Kiểm tra... thầy: - Bản đồ tự nhiên VN - Át lát địa lí 12 2 Chuẩn bị của trò: - SGK, át lát địa lí 12 C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2 Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở thực hành 1 số HS, chấm lấy điểm 15 phút 3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 13 GA Địa lí 12 - Cơ bản * Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp - GV treo bản. .. thổ Ngày … tháng… năm 2 012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 12 GA Địa lí 12 - Cơ bản Ngày soạn:09/9/2 012 THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 Tiết 5 – Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TIẾT 1) A Mục tiêu 1 Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi 2 Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình khu... - Bản đồ địa lý TNVN; Một số tranh ảnh về địa hình,sông ngòi,các hệ sinh thái rừng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (nếu có) 2 Chuẩn bị của trò - Đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong bài 10, Átlát địa lý Việt Nam C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2 Kiểm tra bài cũ: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 30 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012. .. đặc điểm địa hình VN? + CM sự đa dạng của địa hình? +Kể tên những cánh cung vùng ĐB? + Hãy xác định những dãy núi lớn của vùng Tây Bắc? + Nhận xét độ cao và hướng núi giữa BTS và NTS? 5.Dặn dò - Học các câu hỏi trong sgk - Đọc trước bài 7 Ngày … tháng… năm 2 012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 16 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 Ngày soạn:16/9/2 012 Tiết 6 –... của thầy và trò 1 Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ tự nhiên VN Át lát địa lí VN 2 Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí VN 12 Sách giáo khoa địa lí 12 C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2 Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm địa hình VN? Chỉ và đọc tên các dãy núi cánh cung ở nước ta? - Nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng dãy núi giữa TSB và TSN? + Độ cao: TSB... của thầy và trò 1 Chuẩn bị của thầy: - Đề kiểm tra 2 Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí VN 12 - Giấy kiểm tra, bút…… C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 Sĩ số HS vắng 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Giảng bài mới: Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 23 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 A XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp Nhận biết Thông hiểu độ Nội dung Việt... và trò 1 Chuẩn bị của thầy: - BDĐLTNVN, một số hình ảnh về địa hình , rừng ngập mặn, thiên tai, ô nhiễm vùng ven biển 2 Chuẩn bị của trò: - SGK, Atlat, đọc trước bài C Tiến trình bài học 1 Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 20 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 12A4 12A7 2 Kiểm tra bài cũ: Không 3 Giảng bài mới * Mở bài: Biển... khí hậu, địa hình và hệ sinh thái? e Rèn kĩ năng vẽ và phân tích số liệu: Tổ: Xã hội 22 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 4 Củng cố Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam , kiến thức đã học và những hiểu biết, hãy:Chứng minh rằng Việt Nam là quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua các yếu tố khí hậu, địa hình và hệ sinh thái? 5 Hướng dẫn về nhà Ngày soạn: 06/09/2 012 Tiết 8 . chuẩn bị át lát địa lí 12. Ngày … tháng…. năm 2 012 Kí duyệt giáo án Nguyễn Thị Thu Hương Tổ: Xã hội 3 GA Địa lí 12 - Cơ bản THPT Tam Nông - Năm học: 2 012 - 2013 Ngày soạn:19/8/2 012 Tiết 2- Bài. thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 . thầy: - Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12 2. Chuẩn bị của trò: - Át lát địa lí 12, sgk địa 12. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7

Ngày đăng: 04/01/2015, 21:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiết 31 - Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

    • I. Mục tiêu.

    • II. Chuẩn bị của thầy và trò.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan