một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học

118 694 0
một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học tài liệu, giáo án, bài giảng , luậ...

COONGJ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG XUÂN DŨNG M M Ộ Ộ T T S S Ố Ố B B I I Ệ Ệ N N P P H H Á Á P P B B Ồ Ồ I I D D Ư Ư Ỡ Ỡ N N G G N N Ă Ă N N G G L L Ự Ự C C K K I I Ế Ế N N T T Ạ Ạ O O K K I I Ế Ế N N T T H H Ứ Ứ C C T T O O Á Á N N H H Ọ Ọ C C C C H H O O H H Ọ Ọ C C S S I I N N H H T T I I Ể Ể U U H H Ọ Ọ C C CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (CẤP TIỂU HỌC) MÃ SỐ: 60 14 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐÀO TAM VINH - 2007 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 5 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 1.1.2. Một số khái niệm 8 1.1.3. Các quan niệm về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ 10 1.1.4. Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học 12 1.1.5. Quan điểm về dạy - học kiến tạo 14 1.1.6. Dạy và học toán ở Tiểu học theo quan điểm kiến tạo 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1. Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học 19 1.2.2. Đặc điểm môn Toán ở Tiểu học 19 1.2.3. Một số dạng toán thường gặp 21 1.2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy - học toán 24 1.2.5. Thực trạng hoạt động dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo 26 1.3. Kết luận chương 1 28 Chƣơng 2. Một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học 30 2.1. Một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức Toán học 30 2.1.1. Nhóm các năng lực nắm vững kiến thức nền tảng 30 2.1.2. Nhóm các năng lực phát hiện vấn đề 31 2.1.3. Nhóm các năng lực giải quyết vấn đề 34 2.1.4. Nhóm các năng lực đánh giá, phê phán 36 2.2. Nội dung dạy học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4, 5 37 2.2.1. Nội dung dạy - học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4 37 2.2.2. Nội dung dạy - học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 5 37 2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán theo quan điểm kiến tạo 38 2.4. Định hướng về phương pháp dạy học toán lớp 4, 5 39 2.4.1. Về phương pháp dạy học bài mới 40 2.4.2. Về phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung 41 2.5. Một số biện pháp dạy - học nhằm bồi dưỡng năng lực kiến tạo 42 2.5.1. Căn cứ đề xuất biện pháp 42 2.5.2. Các biện pháp dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo 44 Biện pháp 1 44 Biện pháp 2 49 Biện pháp 3 53 Biện pháp 4 56 2.6. Kết luận chương 2 66 Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 67 3.1. Mục đích thực nghiệm 67 3.2. Nội dung thực nghiệm 67 3.3. Các công thức sử dụng để xử lý số liệu 67 3.4. Thực nghiệm dạy học khái niệm toán 68 3.5. Thực nghiệm dạy học giải toán 77 3.6. Kết luận chương 3 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 81 2. Kiến nghị 82 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Đề tài “Năng lực kiến tạo và một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học” được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Tác giả luận văn xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS.NGƯT. Đào Tam, người đã định hướng ý tưởng và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hình thành, triển khai và hoàn thiện đề tài. Tác giả luận văn cũng bày tỏ và trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy chuyên đề Cao học Tiểu học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tác giải trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn tới tập thể lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tân Kỳ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực nghiệm ở cơ sở. Tác giả luận văn trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo các trường Tiểu học Giai Xuân, Tiểu học Tân Xuân, Tiểu học Nghĩa Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực nghiệm và hoàn thiện luận văn. Vinh, ngày 30/11/2007 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTLCT Chức năng tâm lý cấp thấp CNTLCC Chức năng tâm lý cấp cao TĐHT Trình độ hiện tại VPTGN Vùng phát triển gần nhất B 1 ; B 2 … Bước 1; Bước 2; …. TH Tiểu học TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XX đánh dấu một sự khởi đầu của các trường phát tâm lý học nói chung, tâm lý học mang quan điểm kiến tạo nói riêng. Tâm lý học liên tưởng, tâm lý học phát sinh, tâm lý học hoạt động là những trường phái trong nhiều trường phái tâm lý được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó có khoa học giáo dục. Ở nước ta đã có nhiều nhà khoa học sư phạm quan tâm nghiên cứu tư tưởng của các trường phái tâm lý nói trên, ứng dụng quan điểm kiến tạo nhận thức vào dạy - học nói chung, dạy - học toán nói riêng ở tất cả các cấp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, tư tưởng kiến tạo trong các trường phái trên mang tính trừu tượng cao, mặt khác, việc nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Cho nên, việc tiếp cận những quan điểm này vào dạy - học quả là một vấn đề khó khăn và nan giải, không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định hoặc chưa bao quát hết tất cả các cấp học. Chương trình môn Toán ở Tiểu học về cơ bản được xây dựng trên cơ sở các hoạt động của người học và người dạy, thể hiện quan điểm kiến tạo. Mỗi kiến thức toán trong chương trình được thiết kế dưới dạng cung cấp thông tin và chỉ dẫn các hoạt động học tập, nhằm làm cho người học, bằng hoạt động của mình, dưới sự điểu khiển của giáo viên, tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân. Tuy nhiên, có rất nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở các trường Tiểu học, vì nhiều lý do, chưa có sự nhận thức đúng đắn về quan điển kiến tạo trong nội dung và chương trình môn Toán, dẫn đến việc đổi mới chậm được thực hiện, trong đó có đổi mới về phương pháp dạy - học. Hoạt động dạy - học toán của một số không ít 2 giáo viên còn mang tính cung cấp kiến thức, ứng dụng vào các tình huống hơn là việc tổ chức hình thành kiến thức một cách tự nhiên, khoa học cho học sinh, trên cơ sở đó để phát triển kiến thức cho người học. Hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học một phần phụ thuộc vào các năng lực học tập của các em, trong đó có năng lực kiến tạo - một loại năng lực tự tạo, là sản phẩm của quá trình dạy - học. Nên hoạt động dạy học phải chú trọng vào việc hình thành và phát triển các thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo, từ đó các em có thể vận dụng năng lực đó vào trong quá trình kiến tạo việc hiểu toán của mình. Việc nghiên cứu quan điểm kiến tạo trong các trường phái tâm lý học hiện đại, đến thời điểm hiện nay ở nước ta vẫn còn mang tính chất chung chung, chủ yếu thiên về việc tiếp cận nghiên cứu nhằm xác định một số luận điểm cơ bản của hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo, hoặc thiết kế một số hoạt động dạy học theo quan điểm kiến tạo ở một số chủ đề toán ở các cấp trên Tiểu học. Gần đây có một vài tác giả quan tâm nghiên cứu quan điểm kiến tạo nhằm xác định một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh, nhưng chủ yếu vẫn tiếp cận ở các cấp học trên Tiểu học. Sự cần thiết tiếp cận nghiên cứu xác định năng lực kiến tạo kiến thức nói chung, kiến thức toán cho học sinh Tiểu học nói riêng là vấn đề cần quan tâm hiện nay. Với tư tưởng đó, chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học" nhằm xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo và lựa chọn một số biện pháp nhằm bồi dưỡng những năng lực đó cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học toán ở Tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: 2.1. Xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh Tiểu học. 3 2.2. Lựa chọn, xây dựng một số biện pháp nhằm bồi dưỡng, phát triển hệ thống những năng lực đó cho học sinh Tiểu học. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học toán của giáo viên và học sinh Tiểu học thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực kiến tạo kiến thức Toán học và biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 4.1. Nghiên cứu các quan điểm về trí tuệ trong Tâm lý học và lý luận dạy học nói chung, dạy học toán để làm căn cứ đề xuất các thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức Toán học. 4.2. Khảo sát nội dung, chương trình toán ở Tiểu học, thực trạng dạy và học toán theo quan điểm kiến tạo ở các trường Tiểu học vùng khó khăn thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 4.2. Xác định một số biện pháp dạy - học, xây dựng kế hoạch bài học, tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhằm mục đích tiếp cận nghiên cứu trí tuệ trong các trường phái Triết học, Tâm lý học để làm căn cứ xác định các năng lực kiến tạo; đồng thời nghiên cứu lý luận dạy học nói dung, dạy học toán (nói riêng) theo quan điểm kiến tạo để làm cơ sở tiếp cận một số biện pháp dạy học thích hợp vào dạy và học toán ở Tiểu học. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 Nhằm mục đích khảo sát hoạt động dạy và học toán ở các trường Tiểu học thuộc vùng khó khăn huyện Tân Kỳ làm cơ sở xác định thực trạng dạy và học toán theo quan điểm kiến tạo. 5.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Nhằm mục đích thống kê các số liệu thu được qua tìm hiểu thực trạng, các kết quả điều tra trước và sau thực nghiệm, làm cơ sở đánh giá tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học của đề tài. 6. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học toán theo quan điểm kiến tạo ở các trường Tiểu học thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Làm rõ thực trạng dạy và học toán theo quan điểm kiến tạo ở một số trường Tiểu học thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 7.2. Xác định được một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh Tiểu học. 7.3. Xây dựng một số biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học. 8. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được một số thành tố của năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh Tiểu học, từ đó xây dựng một số biện pháp bồi dưỡng năng lực đó cho học sinh Tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán ở Tiểu học. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 5 Chương 2: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. [...]... cận nghiên cứu lý thuyết kiến tạo nhằm xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh Tiểu học, từ đó lựa chọn một số biện pháp nhằm bồi dưỡng, phát triển những năng lực đó cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học 1.1.2 Một số khái niệm 1.1.2.1 Kiến tạo Theo từ điển Tiếng Việt, kiến tạo là xây dựng nên Đây là một động từ chỉ hoạt động... linh hoạt, sáng tạo hơn Do vậy, nó là cơ sở để giáo viên bồi dưỡng hệ thống những năng lực kiến tạo cho học sinh Tiểu học 1.2.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo Dạy học toán theo quan điểm kiến tạo là quá trình giáo viên chuyển các kiến thức toán ở trong sách giáo khoa cần hình thành cho học sinh thành các tình huống toán học, tổ chức cho học sinh thực hiện... thuận lợi cho việc phát hiện và đề xuất hệ thống năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học Mỗi một dạng toán thể hiện một nhóm các năng lực khác nhau, muốn giải quyết được các bài toán này, học sinh phải có những năng lực kiến tạo tương ứng Các dạng bài toán này tồn tại bên cạnh nhau, hỗ trợ cho nhau để khi giải 27 quyết được nó, cũng đồng thời trí tuệ học sinh được nâng lên một bước... thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sáng tạo toán học với tư cách là môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực toán học" "[8] Một trong những thành tố của năng lực toán học là năng lực kiến tạo kiến thức toán học Năng lực kiến tạo kiến thức toán học thể hiện ở những hoạt động trí tuệ chung: phát hiện và... dừng lại ở kỹ năng cộng số có 2 chữ số không nhớ, lên lớp trên học sinh được học phép cộng ở các vòng số lớn hơn Đặc biệt ở rộng sang cộng các tập hợp số khác nhau: số thập phân, phân số 1.2.3 Một số dạng toán thƣờng gặp Các dạng toán thường gặp biểu hiện một số năng lực kiến tạo kiến thức toán của học sinh Tiểu học Các dạng toán chủ yếu thể hiện ở các hoạt động đồng hoá như sau: Ở Tiểu học, tồn tại... - Lý thuyết kiến tạo dựa trên cơ sở tất cả các tri thức đều phải là sản phẩm của hoạt động nhận thức, bằng cách xây dựng tri thức mới trên những tri thức đã được kiến tạo; Hướng thứ ba: Tiếp cận nghiên cứu học nhằm xác định các năng lực kiến tạo kiến thức toán của học sinh Trong [24], Giáo sư Đào Tam đã xác định, để kiến tạo kiến thức toán, học sinh cần có những năng lực sau đây: - Năng lực phát hiện... khác nhau, khả năng lập luận có căn cứ, thu gọn các suy luận… Năng lực kiến tạo là điều kiện để học sinh học tốt môn Toán 12 Ngày nay, việc hình thành và bồi dưỡng năng lực kiến tạo là rất quan trọng đối với học sinh Thông qua việc kiến tạo những hiểu biết cho bản thân, học sinh có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh luôn biến đổi của cuộc sống 1.1.3 Các quan niệm về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ... định và xác nhận kiến thức mới 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học Môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh: a Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản b Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống c Góp phần... triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic hợp lý, cách phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt và sáng tạo 1.2.2 Đặc điểm môn Toán ở Tiểu học Môn Toán ở Tiểu học gồm 5 mạch kiến thức: Số học các số tự nhiên, phân số, số. .. đó học sinh có thể trình bày khái niệm, kiểm chứng, bảo vệ và phê phán về khái niệm được xây dựng" và "học sinh cần phải kiến tạo cách hiểu của mình đối với mọi khái niệm toán học" Dạy theo quan điểm kiến tạo là quá trình tổ chức cho học sinh tự mình tìm tòi, phát hiện ra kiến thức Theo đó thì "Kiến tạo là một cách tiếp cận "dạy" dựa trên nghiên cứu về việc "học" với niềm tin rằng: Tri thức được tạo . " ;Một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học& quot; nhằm xác định một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo và lựa chọn một số biện pháp nhằm bồi. năng lực kiến tạo kiến thức toán học của học sinh Tiểu học, từ đó xây dựng một số biện pháp bồi dưỡng năng lực đó cho học sinh Tiểu học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán ở Tiểu. sinh Tiểu học. 7.3. Xây dựng một số biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh Tiểu học. 8. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được một số thành tố của năng

Ngày đăng: 04/01/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan