nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn thể dục qua xây dựng phiếu rèn luyện thân thể đối với học sinh lớp 6a3 trường thcs bàu năng nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn thể dục qua xây dựng phiếu rèn luyện

15 2.4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 24/12/2014, 21:05

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn thể dục qua xây dựng phiếu rèn luyện thân thể đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng Họ và tên: Huỳnh Công Luận. Chức vụ: GV 1. Lý do chọn đề tài: Trong thực tế Học sinh có ý thức tự giác tích cực tập luyện thể dục nhưng chưa cao. 2. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. Quan sát,kiểm tra, kiểm nghiệm:điều tra: phân tích, so sánh, đối chiếu… để làm rõ vấn đề. 3. Đề tài đưa ra phương pháp mới: Xây dựng phiếu rèn luyện thân thể để nâng cao ý thức tự giác tích cực học tập Thể dục đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. 4. Hiệu quả áp dụng: Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn thể dục qua xây dựng phiếu rèn luyện thân thể đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng 5. Phạm vi áp dụng: Áp cho Giáo viên dạy Thể dục trong và ngoài nhà trường Dương Minh Châu, ngày 08 tháng 03 năm 2011 Người thực hiện Huỳnh Công Luận I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của Xã hội, sự phát triển của giáo dục nói chung, đối với môn Thể dục cũng có nhiều đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy tích cực để giúp cho HS: - Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. - Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về Thể dục thể thao. - Biết vận dụng ở mực nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. Để phát huy được tính tự giác tích cực của người học, bản thân người dạy phải không ngừng nâng cao nhận thức của mình về trình độ chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp thật tích cực . Trong thực tế nói chung và ở trường THCS Bàu Năng nói riêng, chúng ta đã áp dụng nhiều phương pháp đổi mới và kết quả là: Học sinh có ý thức tự giác tích cực tập luyện thể dục nhưng với số lượng chưa cao. Từ thực tế trên, trong năm học 2010 – 2011, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối vơi học sinh trường THCS Bàu Năng”. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng và xây dựng phiếu rèn luyện thân thể để Nâng cao ý thức tự giác tích cực học tập Thể dục đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. 2 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: Quan sát qua thái độ, hành vi biểu hiện của HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. - Phương pháp kiểm tra, thực nghiệm : Qua trao đổi, kiểm tra đồng thời so sánh lại kết quả ban đầu để thu thập được thông tin, số liệu chính xác. - Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: Nhờ những phương pháp trên tôi đã xây dựng phiếu rèn luyện thân thể cho mỗi học sinh lớp 6A3 và tổ chức thực hiện nhằm Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối vơi học sinh trường THCS Bàu Năng. - Phương pháp điều tra: thông qua việc kiểm tra ý thức học tập Thể dục đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. cùng với việc trao đổi, đàm thoại ở các học sinh ở đầu năm ( tháng 9 ) và cuối năm ( tháng 3 ) để từ đó đối chiếu kiểm nghiệm lại việc nghiên cứu và thực hiện của mình. - Ngoài ra tôi còn áp dụng các biện pháp phân tích, so sánh, đối chiếu… để làm rõ vấn đề. - Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các tài liệu: Giáo trình phương pháp môn Thể dục của Phan Thế Nguyện trường ĐH SP TDTT TP. Hồ Chí Minh, tài liệu bồi dưỡng Giáo viên Thể dục THCS… 5. Giả thuyết khoa học Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng tích cực nhằm nâng cao ý thức tự giác, tích cực học môn thể dục đối với học sinh thông qua xây dựng phiếu rèn luyện thân thể II. NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Các văn bản chỉ đạo : Văn kiện đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu … chuẩn bị tốt cho hành trang thế hệ trẻ đi vào thế kỉ XXI …” Đồng thời đã khẳng định rõ “sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp các ngành , các đoàn thể …”.Vì thế việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho thế hệ trẻ hết sức quan trọng và cần thiết . Ngày 29/4/1993 Bộ giáo dục đào tạo đã ra quyết định số 931/RLTT về việc ban hành quy chế về công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp: “ Giáo dục thể chất trong hệ thống nhà trường từ Mầm Non đến Đại Học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện”. Ngày 24/3/1994 Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã ra chỉ thị số 36-CT/TW về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng … “phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe….” 1.2 Các quan niệm khác: Lúc sinh thời Hồ Chí Minh đã từng phát động phong trào thể dục thể thao trong quần chúng rộng rãi với mục đích “Khỏe vì nước”. Có sức khỏe để giành độc lập, giữ nền độc lập và xây dựng đất nước. Kế tục sự nghiệp của Người, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vị trí của giáo dục thể chất và thể thao học đường như một mặt quan trong trong giáo dục toàn diện của nhà Trường Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. 2. Cơ sở thực tiễn: 4 Trường THCS Bàu Năng có trên 800 học sinh. Trong những năm qua trường đã đào tạo nhiều học sinh giỏi, phục vụ cho công tác giáo dục ở các trường trong Huyện. Trường THCS Bàu Năng đạt được danh hiệu 3 năm là trường tiên tiến cấp Tỉnh. Đội ngũ giáo viên luôn tận tụy, sáng tạo trong giảng công tác giảng dạy. Để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy của Đảng và Nhân dân giao phó. Thực tế của đơn vị nói chung và với bộ môn Thể dục nói riêng, trước sự quan tâm của ngành, của nhà trường, cùng với sự đầu tư nỗ lực của giáo viên cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, kết quả nhận thấy: Học sinh có ý thức tự giác tích cực tập luyện thể dục nhưng hiệu quả chưa cao. Để phát huy ý thức tự giác tích cực tập luyện thể dục của học sinh. Bản thân tôi đã tìm hiểu và xây dựng phiếu rèn luyện thân thể và áp dụng cho học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng và nhận thấy có tiến bộ hơn. Trong thời gian qua tôi đã áp dụng một số biện pháp: 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Vấn đề cần đặt ra : 3.1.1. Về phía nhà trường: Sân bãi chật hẹp, chưa có bóng mát Dụng cụ dạy học bộ môn còn thiếu thốn, một số trong quá trình sử dụng giảng dạy bị hư hỏng không đủ bộ. 3.1.2. Về phía giáo viên: Chuẩn bị, đầu tư tốt giờ dạy trên lớp, có đầy đủ giáo án và đồ dùng dạy học. 3.1.3. Về phía học sinh: Chưa xác định đúng đắn mục tiêu rèn luyện thân thể. Chưa ý thức tự giác tập luyện ở trường cũng như ở nhà. Tư tưởng còn xem nhẹ bộ môn. Chưa nắm được tiêu chuẩn rèn luyện cũng như kết quả rèn luyện của mình. Chưa có tinh thần tự giác học tập rèn luyện, thi đua để cùng nhau tiến bộ. Hoàn cảnh gia đình của một số em học sinh còn khó khăn, nhà ở xa trường nên đi học chưa đều ( thể dục học trái buổi ) 5 3.1.4. Về phía gia đình: Chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học Thể dục của con em mình. Xem môn thể dục là môn phụ. 3.2. Giải pháp: 3.2.1. Đối với giáo viên: Xác định rõ vai trò nhiệm vụ của mình, nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý, trình độ thể lực, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của lứa tuổi. Giúp học sinh biết cách thực hiện động tác, tuần tự động tác để tiến tới thực hiện động tác,. Phát huy tính chủ đạo của mình vì nó luôn đứng vào vị trí trọng yếu và là tiền đề cho sự phát huy tính tự giác tích cực của người học. Vận dụng phương pháp sao cho giờ học sinh động hấp dẫn, Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập với nhiều hình thức đa dạng phong phú phù hợp đặc trưng của từng bài học tạo hứng thú học sinh tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lí. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm kĩ năng của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Đánh giá học sinh đúng thực trạng, kịp thời có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá không chỉ kết quả cuối cùng mà cần chú ý cả quá trình học học tập của các em 3.2.2. Đối với nhà trường: Đầu tư trang thiết bị dụng cụ bộ môn Thể dục trong thời gian tới. Đề ra những giải pháp hợp lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục 3.2.3. Đối với học sinh: Học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học trong tập luyện Cần xác định đúng mục tiêu rèn luyện thân thể. Nắm được Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kết quả rèn luyện thân thể của mình. Tích cực học tập rèn luyện ở trường và ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên để nâng cao trình độ thể lực. 3.2.4. Đối với gia đình: 6 Nhận thức và hướng con em mình tích cực tham gia học tập, hoạt động chung của nhà trường Luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, rèn luyện tốt. 3.3. Quá trình thực hiện: Qua nghiên cứu chương trình, tài liệu và thực trạng. Ngoài việc đầu tư, chuẩn bị tốt giờ dạy là công việc tất yếu cần phải làm. Để nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng tôi đã tiến hành : 3.3.1. Giúp cho học sinh xác định được mục tiêu, lợi ích của việc Rèn luyện thân thể và nhiệm vụ của chính mình trong việc học tập môn Thể dục. Mục tiêu: Cùng với mục tiêu chung của giáo dục THCS Giáo viên cần phải giúp cho học sinh thông suốt mục tiêu của việc rèn luyện thân thể. Biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật thói quen tự giác tích cực tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. Có tăng tiến về thể lực, biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường, mục tiêu môn học thể dục THCS thì mục tiêu cơ bản nhất của rèn luyện thân thể là: để phát triển thể chất để học tập và rèn luyện tốt trở thành người có ích cho xã hội. Lợi ích: - Góp phần hình thành nhân cách của học sinh: + Cái quý nhất của con người là sức khoẻ và trí tuệ. Có sức khỏe tốt thì tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển tốt và ngược lại. Từ đó sẽ học tốt và rèn luyện tốt trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có sức khỏe tốt phải siêng năng tậäp luyện TDTT. + Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực… đó chính là góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách. + Tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch giúp cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và làm việc khoa học. 7 + Tập luyện TDTT có tác dụng phòng chống, chữa bệnh và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể: Sức nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo chính xác. - Tác dụng của TDTT đến cơ thể: Nếu tập luyện thường xuyên, đúng khoa học sẽ làm cho cơ phát triển, thể hiện sức nhanh, bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên. Làm cho xương phát triển nhanh và trẻ lâu, khả năng chống đỡ tăng lên. Làm cho tim khỏe lên, lồng ngực và phổi nở ra, làm ảnh hưởng tốt đến chức năng tuần hoàn, hô hấp và quá trình trao đổi chất. Từ đó có sức khỏe tốt. Nhiệm vụ: Giáo viên giúp cho học sinh hiểu rõ nhiệm vụ của mình và trả lời được câu hỏi: Học tập cho ai và học để làm gì ? Tự giác tích cực học môn Thể dục ở trên lớp và tự học ngoài giờ có sự hướng dẫn của giáo viên , giáo dục thái độ tự giác và hứng thú trong tập luyện thông qua những biểu hiện như học sinh gắng sức, khắc phục khó khăn trong trập luyện ( thời tiết, lượng vận động…) sáng tạo trong việc giải quyết nhiệm vụ tập luyện. Có tinh thần tập thể, giúp đỡ bạn và có ứng xử đúng khi tập luyện, thi đấu TDTT. Biết tự kiểm tra sức khỏe và theo dõi sức khỏe bằng đo mạch, đặc biệt là qua phiếu rèn luyện thân thể. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Biết giữ gìn sức khỏe, không dùng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích. 3.3.2. Giúp cho học sinh nắm được Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và kết quả rèn luyện thân thể của mình: Sau khi giúp cho học sinh thấy rõ mục tiêu, lợi ích nhiệm vụ của mình trong học tập bộ môn Thể dục. Căn cứ theo chương trình,tôi đã nghiên cứu xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể cho từng học sinh ở lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. TRƯỜNG THCS BÀU NĂNG. Lớp: 6A3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN THÂN THỂ Họ và tên:______________ T T MÔN Tiêu chuẩn Kết quả Xếp loại Nhận xét Ghi chú Nam Nữ Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB 8 1 Bài TD KT KT KT KT KT KT Kthuật 3 Chạy 500m (s) 110 120 130 119 129 139 6 Chạy 60m (s) 6.5 6.7 6.9 6.7 6.9 7.1 7 Bóng chuyền Chuyền bóng (quả) 4 3 2 4 3 2 Kthuật Bên cạnh đó, để học sinh nắm được kết quả học tập của mình sau mỗi buổi học được kịp thời để từ đó biết rèn luyện thêm trong thời gian ở nhà qua phiếu: TRƯỜNG THCS BÀU NĂNG. Lớp: 6A3. PHIẾU ĐÁNH GIÁ RÈN LUYỆN THÂN THỂ Họ và tên:______________ Tuần Đánh giá kết quả Môn Ghi Chú Bài TD Chạy 500m (s) Chạy 60m (s) B.chuyền Phát bóng (quả) 1 Kết quả Nhận xét 2 Kết quả Nhận xét 3 Kết quả Nhận xét 4 Kết quả Nhận xét 5 Kết quả Nhận xét 6 Kết quả Nhận xét 7 Kết quả Nhận xét 8 Kết quả Nhận xét 9 Kết quả Nhận xét 10 Kết quả Nhận xét 11 Kết quả Nhận xét 13 Kết quả 9 Nhận xét 14 Kết quả Nhận xét 15 Kết quả Nhận xét 16 Kết quả Nhận xét 17 Kết quả Nhận xét 18 Kết quả Nhận xét 19 Kết quả Nhận xét 20 Kết quả Nhận xét 21 Kết quả Nhận xét 22 Kết quả Nhận xét 23 Kết quả Nhận xét 24 Kết quả Nhận xét 25 Kết quả Nhận xét 26 Kết quả Nhận xét 27 Kết quả Nhận xét 28 Kết quả K.Tra traTra Kết quả Nhận xét Sau khi xây dựng mẫu phiếu đánh giá rèn luyện thân thể cho học sinh, giáo viên tiến hành hướng dẫn giúp cho các em biết cách theo dõi và cập nhật, biết tự nhận xét đánh giá quá trình học tập rèn luyện của mình. 3.3.3. Qua kết quả mà học sinh đã tự đánh giá qua phiếu rèn luyện thân thể. Bản thân giáo viên không ngừng kiểm tra, tuyên dương, động viên và khơi dậy tinh thần thi đua học tập của tập thể, tinh thần đoàn kết tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. 10 [...]... dụng đề tài: Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng Tôi nhận thấy rằng ý thực tự giác học tích cực học tập rèn luyện của học sinh đã được nâng cao rõ rệt * Kết quả kiểm tra học kỳI: Thời gian Đầu năm HKI Tổng số 40 40 Giỏi 8 14 % 20 20 Khá 22 20 % 55 50 TB 10 6 % 25 25 4.1 Tự đánh giá kiểm tra: Qua kết quả... xây dựng xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng đã làm nâng cao ý thức tự giác tích cực học tập rèn luyện của học sinh, giúp cho các em nắm rõ mục tiêu, lợi ích của môn học, biết tự đánh giá và tích cực học tập và rèn luyện để nâng cao thành tích Kết quả học tập được nâng lên 4.2 Đề xuất: Xuất phát từ thực tiễn trong quá trình giảng dạy, nhằm phát triển rèn. .. nghiệm bản thân (Còn hạn chế), để tiếp tục Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối vơi học sinh trường THCS Bàu Năng Hướng nghiên cứu tiếp đề tài tiếp theo của tôi là: Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua việc tổ chức thi đua học tập 13 MỤC LỤC I MỞ ĐẦU: 1 2 3 4 5 Trang: 1 Lý do chọn đề tài: Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên... quan, công bằng kịp thời và không bỏ sót, phải có tác dụng giáo dục học sinh, giúp học sinh sửa chửa thiếu sót kịp thời Chính vì thế mà ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng đã được nâng cao 3.4 Những biện pháp thực hiện: Đã được áp dụng đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng 4 Kết quả thực hiện: Từ đầu năm học. .. lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng Tôi có thể khẳng định rằng đề tài Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng có thể thực hiện được lâu dài và áp dụng được cho tất cả các đơn vị trong thời gian sắp tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong trường học 3 Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Qua thực tế và... học sinh để từ đó có biện pháp thích hợp và nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục - Tăng cường phát huy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chủ đạo của người giáo viên với tinh thần tự giác tích cực của học sinh thì hiệu quả của buổi học được nâng cao 2 Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Từ thực trạng nêu trên và qua quá trình nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề tài này với học sinh lớp 6A3 trường. .. thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng Tôi đã rút ra được kinh nghiệm: - Tranh thủ tham mưu và sự ủng hộ của Ban giám hiệu về công tác giáo dục thể chất trường học cũng như trong quá trình giảng dạy bộ môn Thể dục - Bản thân cần phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt... viên Thể dục 6 của NXB Giáo dục 2/ Sách Giáo viên Thể dục 7 của NXB Giáo dục 3/ Sách Giáo viên Thể dục 8 của NXB Giáo dục 4/ Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên THCS môn Thể dục của SDG & ĐT Tây Ninh 5/ Giáo trình Phương pháp môn thể dục của Phan Thế Nguyên 6/ Các tài liệu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục TDTT 7/ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn thể dục THCS 8/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. .. các lớp học chuyên đề cho giáo viên để xây dựng nhiều phương pháp dạy học mới có tính ứng dụng phù hợp với học sinh Kết hợp bồi dưỡng nội dung với bồi dưỡng phương pháp dạy học và sử dụng dồ dùng dạy học, kết hợp bồi dưỡng trong hè với bồi dưỡng trong năm học, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng 12 III KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu thực hiện đề tài: Nâng cao ý thức tự giác tích cực học. .. dạy, nhằm phát triển rèn luyện thân thể trong nhà trường Tôi mong rằng Ban giám hiệu nhà trường cũng như Phòng giáo dục xem xét trang bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho trường để đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hổ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay dổi dễ dàng, linh hoạt phù hợp với học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt . và xây dựng phiếu rèn luyện thân thể để Nâng cao ý thức tự giác tích cực học tập Thể dục đối với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. 2 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6A3 trường THCS. này với học sinh lớp 6A3 trường THCS Bàu Năng. Tôi có thể khẳng định rằng đề tài Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối với HS lớp 6A3. đã xây dựng phiếu rèn luyện thân thể cho mỗi học sinh lớp 6A3 và tổ chức thực hiện nhằm Nâng cao ý thức tự giác tích cực học môn Thể dục qua xây dựng phiếu đánh giá rèn luyện thân thể đối vơi học

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    • MỤC LỤC

    • II. NỘI DUNG: Trang: 3

    • III. KẾT LUẬN: Trang: 13

Tài liệu liên quan