ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỊT SIÊU THỊT THƯƠNG PHẨM SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN TỪ TRỨNG LOẠI THẢI SAU ẤP NỞ

18 777 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỊT   SIÊU THỊT THƯƠNG PHẨM SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN  TỪ TRỨNG LOẠI THẢI SAU ẤP NỞ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua việc đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt Super M nuôi thương phẩm sử dụng nguồn thức ăn từ trứng loại thải sau ấp nở nhằm tận thu một lượng lớn trứng thải loại để làm thức ăn cho vịt siêu thịt nuôi thương phẩm.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN TRƯỜNG THCS PHÚ YÊN ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỊT SIÊU THỊT THƯƠNG PHẨM SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN TỪ TRỨNG LOẠI THẢI SAU ẤP NỞ Lĩnh vực: Khoa học động vật NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Bình - Giáo viên Trường THCS Phú Yên, Phú Xuyên, TP Hà Nội TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Thế Truyền – Lớp 9B 2. Nguyễn Duy Khánh – Lớp 9B Hà Nội, tháng 12 năm 2014 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Áp dụng khoa học kĩ thuật trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường đó là mục tiêu của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong một quy trình sản xuất ngoài tính toán nguyên liệu đầu vào, áp dụng công nghệ, lựa chọn nhân công hợp lí để tạo ra sản phẩm tốt thì khâu xử lí chất thải cũng vô cùng quan trọng nó góp phần làm hạ giá thành sản phẩm nếu chất thải đó lại là nguyên liệu cho một quy trình sản xuất khác và hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường. Trong hơn thập kỷ qua chăn nuôi thuỷ cầm đã có số lượng tăng bình quân mỗi năm gần 7%, hiện nay số lượng thuỷ cầm của Việt Nam bình quân trên 80 triệu con (chủ yếu là vịt và ngan) là một nước đứng thứ 2 thế giới về số lượng thuỷ cầm. Sản lượng thịt hơi của thuỷ cầm đạt gần 2 trăm ngàn tấn, cung cấp khoảng gần 2 tỷ quả trứng. Năng suất thịt và trứng của các loại thuỷ cầm tăng nhanh. Trong đó chăn nuôi vịt chiếm tỉ trọng lớn. Trong ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi vịt nói riêng, thức ăn đóng vai trò quan trọng để có sản phẩm an toàn. Đối với vịt có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu, sản phẩm phụ nông nghiệp cho vịt ăn hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nhưng nuôi vịt nên tận dụng các loại thức ăn mà địa phương sẵn có thì giá thành hạ. Những nguyên liệu thức ăn dùng được cho vịt: Gạo, thóc, ngô, đỗ tương, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, bã bia bã rượu, khoai, rau bèo … nếu thức ăn được nấu chín thì khả năng tiêu hoá và hấp thụ tôt hơn và có hiệu quả kinh tế hơn. Nhân dân xã Phú Yên đa số sống bằng nghề nông, kết hợp chăn nuôi. Khoảng hơn chục năm trở lại đây khu ấp nở giống gia cầm Đại xuyên, Phú Yên rất phát triển, hàng trăm hộ dân mỗi hộ có khoảng gần một chục lò ấp, mỗi ngày nở ra hàng chục vạn con gà, vịt, ngan cung cấp con giống gia cầm cho cả nước. Kèm theo đó là một lượng lớn trứng thải loại (trứng không nở được - trứng tắc) sau quá trình ấp nở mà không được xử dụng hợp lí gây mùi hôi thối, ô nhiễm cho môi trường. Trên thực tế phần lớn trứng thải loại trên được làm thức ăn cho cá, nếu làm như vậy chắc chắn gây ô nhiễm môi trường nước. Với lượng trứng tắc nhiều như thế thì có thể nuôi được một lượng lớn gia cầm. Được sự giúp đỡ của cô giáo và Trung Tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên em chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt siêu thịt thương phẩm sử dụng nguồn thức ăn từ trứng loại thải sau ấp nở”. -2- II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở nghiên cứu hàm lượng chất dinh dưỡng của trứng thải loại - trứng tắc, ngô, thóc và nhu cầu dinh dưỡng của vịt nuôi thương phẩm (nuôi thịt) của vịt siêu thịt Super M để chế biến ra thức ăn ở dạng viên cho vịt. Nếu đề tài thành công thì sản phẩm tạo thành là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho vịt nuôi, đảm bảo an toàn sinh học, giá thành rẻ, thời gian nuôi ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt góp phần xử lí trứng thải loại sau ấp nở, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường sau quy trình sản xuất con giống gia cầm. III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua việc đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của vịt Super M nuôi thương phẩm sử dụng nguồn thức ăn từ trứng loại thải sau ấp nở nhằm tận thu một lượng lớn trứng thải loại để làm thức ăn cho vịt siêu thịt nuôi thương phẩm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Nghiên cứu tài liệu + Quan sát thực tế + Khoa học thực nghiệm + So sánh, đối chứng. V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu mới trên chất thải của quá trình sản suất con giống gia cầm là trứng loại thải (trứng tắc) sau ấp nở để làm thức ăn cho vịt siêu thịt nuôi thương phẩm. -3- B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Trứng gia cầm thải sau khi ấp nở (trứng ngan, vịt, gà) - Ngô, thóc - Vịt siêu thịt CV. SuperM thương phẩm II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của trứng gia cầm thải sau khi ấp nở kết hợp với thành phần dinh dưỡng của ngô, thóc và nhu cầu về dinh dưỡng của vịt nuôi thương phẩm Super M đưa ra công thức trộn hỗn hợp để chế biến thành sản phẩm làm thức ăn (dạng cám viên) cho vịt nuôi thương phẩm Super M - Xác định thành phần của cám viên - Áp dụng nuôi trên vịt thương phẩm CV. Super M - Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế sau khi nuôi vịt thương phẩm CV. Super M. III. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NGÀNH CHĂN NUÔI THỦY CẦM VÀ THỨC ĂN CHO VỊT NUÔI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Ngành chăn nuôi của nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Song vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ, còn chủ yếu vẫn là các hộ chăn nuôi gia đình. Chăn nuôi vịt ở nước ta có từ lâu đời chủ yếu là chăn thả, thức ăn phụ thuộc vào mùa thu hoạch lúa, trước đây nguồn thức ăn của vịt chủ yếu là thóc, ngô phụ thêm là cá tép, thời gian nuôi vịt dài từ 5 đến 6 tháng năng suất thấp cho từ 1,2 kg ( vịt Cỏ) 1,8kg (vịt Bầu/ 1con). Hiện nay chăn nuôi đi vào chuyên môn hóa hơn, các trang trại lớn nuôi hàng vạn con, các hộ chăn nuôi gia đình nuôi từ vài trăm đến vài ngàn con. Thức ăn cho vịt nuôi là cám dạng viên (cám viên) cho vịt ăn thẳng không phải cho ăn thêm bất cứ thức ăn nào khác. Do nhập khẩu, lai tạo được nhiều giống vịt có thời gian sinh trưởng ngắn, kết hợp thức ăn chế biến sẵn nên năng suất tăng gấp chục lần so với trước. Chăn nuôi ở một số hộ gia đình có số lượng ít một vài chục con đến khoảng trăm con vẫn còn tận dụng nguồn thức ăn là gạo lật nấu cơm cho vịt con ăn; thóc sống hoặc luộc, ngô bung trộn với bột cá, đỗ tương, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc cho vịt choai Dùng thêm rau xanh, bã bia thức ăn mang tính tận dụng. Với hình thức này được cho sản phẩm thịt SẠCH trên thị trường -4- hiện nay nhưng chỉ áp dụng được với quy mô nhỏ vì không chủ động được nguồn thức ăn, nguồn thức ăn sẵn có nhiều nhất là thóc nhưng cho vịt ăn chủ yếu là thóc thì các loại vịt siêu thịt cho năng suất thấp và chất lượng thịt cho tỉ lệ mỡ cao, hiệu quả kinh tế thấp. 1.2. THỨC ĂN CHO VỊT NUÔI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.2.1 Thức ăn năng lượng Còn gọi là thức ăn carohydrat, gồm các loại ngũ cốc và sản xuất phụ phẩm của chúng, có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Trung bình thức ăn có chứa 12% protein thô. 75-80% lượng protein của nhóm thức ăn này chất lượng không cao vì thiếu lizin, metionin và triptophan. Liazin là axit amin hạn chế đầu tiên, do đó có thể thay thế thức ăn này bằng thức ăn khác không làm tăng và giảm đáng kể chất lượng protein của khẩu phần. Hàm lượng chất béo trung bình của loại thức ăn này là 2-5%. Tuy nhiên cũng có một số sản phẩm phụ như cám lụa (của lúa) chứa 23% dầu. Chất béo trong thức ăn cơ sở phần lớn được tạo thành từ axit béo không no. Thức ăn loại này giàu photpho, nhưng nghèo canxi. Theo ước tính hai phần ba khối lượng thức ăn là carbohydrat, khả năng tiêu hoá khoảng 95%. Những loại thức ăn thường được sử dụng gồm các hoà thảo như: thóc, ngô, kê, cao lương và các sản phẩm phụ của chúng như cám, tấm Phổ biến vẫn là thóc và ngô. + Thóc Ở nước ta, thóc là nguồn lượng thực chính được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi vịt, đặc biệt trong phương thức chăn nuôi vịt truyền thống, hầu hết nông dân các vùng sử dụng thóc là thức ăn duy nhất để nuôi vịt, các thức ăn khác (mồi) phần lớn do vịt tự kiếm. Hiện nay trong chăn nuôi vịt thâm canh, thóc cũng được sử dụng như là một trong những thức ăn năng lượng chính. Năng lượng trao đổi của thóc là 2.630 - 2.8600 Kcal/kg ứng với 11-12 MrJ/kg chất thô. Tỷ lệ protein trung bình 7,8-8,7%, mỡ 1,2-3,5%, xơ 10-12%. Trong thóc hàm lượng lizin, acginin, tryptophan cao hơn ngô. Hàm lượng của phần lớn các nguyên tố khoáng (đa lượng và vi lượng) trong thóc rất thấp. + Ngô Ngô là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Năng lượng trao đổi của ngô 3100-3200 Kcal ứng với 13-13,5 MJ/kg vật chất khô. Hàm lượng protein 8-12%, trung bình là 9%, hàm lượng xơ thô rất thấp, 4-6%, cao hơn tỷ lệ mở trung bình của các thức ăn năng lượng. Hàm lượng mỡ cao của ngô vừa là đặc điểm tốt vừa là trở ngại khi sử dụng bởi hàm lượng mỡ cao làm cho ngô nghiền rất dễ bị ôi, mất vị ngon, hoặc làm cho ngô nóng lên, nấm dễ dàng phát triển làm giảm giá trị -5- dinh dưỡng và xuất hiện độc tốt Aflatoxin. Ngoài ra ngô rất nghèo khoáng như canxi (0,45%), mangan (7,3%/kg) - Ẩm độ trong ngô cao, biến đổi từ 8% (đối với ngô già) đến 35% (đối với ngô non). Các giống ngô này ngắn ngày chứa độ ẩm cao hơn các giống ngô dài ngày. Ngô có ẩm độ trên 15% không bảo quản được lâu, độ ẩm cao cũng làm giảm giá trị ding dưỡng của ngô. 1. 2. 2 Thức ăn protein Trong khẩu phần của vịt, khối lượng thức ăn năng lượng thường chiếm khoảng 70%. Do đó thức ăn protein chiềm không quá 30%. Thức ăn protein được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu về protein và nâng cao giá trị sinh học cho khẩu phần. Thức ăn protein được khai thác từ hai nguồn. - Protein thực vật Gồm các loai cây họ đậu và khô dầu: Đỗ tương, đỗ xanh, lạc, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc. - Protein động vật Gồm các sản phẩm chế biến từ động vật: Bột cá, bột tôm. bột thịt, bột máu đây là nguồn thức ăn giàu protein, có đủ axit amin không thay thế, các nguyên tố khoáng và nhiều vitamin quý. + Bột cá Bột cá là nguồn thức ăn protein tuyệt vời chứa đầy đủ tất cả axit amin cần thiết, đặc biệt là lizin và metionin. Thành phần dinh dưỡng trong bột cá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Bột cá chế biến từ đầu, vây, ruột cá hoặc từ cá ướp muối, giá trị ding dưỡng thấp hơn cá nhạt nguyên con. Bột cá sản xuất ở nước ta có hàm lượng protein 31-60%, khoáng 19,6-34,5%, photpho 3,5-4,8%. Hệ số tiêu hoá bột cá cao (85-90%). Bột cá nguyên liệu đắt tiền, để đảm bảo giá thành của khẩu phần, cần tính toán sử dụng một tỷ lệ hợp lý. + Bột đầu tôm Được chế biến từ đấu, càng, vỏ tôm là nguồn protein động vật giàu các nguyên tố khoáng, có giá trị trong chăn nuôi vịt, đặc biệt là vịt đẻ. Thành phần dinh dưỡng và giá trị sinh học protein của bột tôm khá cao nhưng không bằng bột cá và bột máu. Trong bột đầu tôm có 33-34% protein, trong đó có 4-5% lizin, 2,7% metionin, giàu canxi, photpho, các khoáng vi lượng và chất màu. Điều đáng quan tâm là bột đầu tôm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp , thuận tiện trong việc sử dụng cho vịt. Tuy nhiên lượng sử dụng tối đa trong khẩu phần cũng chỉ là 10%. 1.2.3 Thức ăn khoáng và vitamin -6- Thức ăn cung cấp khoáng thường được dùng trong chăn nuôi gia cầm là: các phức hợp muối có chứa canxi, photpho, muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng. + Bổ sung khoáng đa lượng Canxi cacbonat ( 3 CaCO ): dùng làm thức ăn bổ sung canxi trong khẩu phần. Canxi cacbonat có 37%Ca, 0,18% P, 0,3%Na, 0,5% K và dưới 5%Si, cho gia cầm ăn ở dạng mịn. Đá vôi: có 32-36% Ca, 1-2% Mg, 3-4% Si, Fe và S, đá vôi được sử dụng ở dạng bột như phẩm canxi cacbonat. Bột vỏ sò, vỏ trứng: Trong bột vỏ sò có 33%Ca, hơn 6% P, là nguồn bổ sung canxi rất tốt cho gia cầm. Bột xương: chế biến từ xương động vật, bột xương chứa 26-30% Ca, 14- 16% P, ngoà ra còn có Na, k và nhiều nguyên tố đa lượng khác là nguồn bổ sung canxi và photpho rất tốt cho gia cầm. + Bổ sung khoáng vi lượng Mangan sunfat (MnSO4, 5H2O): Dạng tinh thể màu hồng xám, chứa 23% Mangan, tan trong nước, dùng bổ sung Mn cho gia cầm. Có thể thay Mangan sunfat bằng Mangan cacbonat (MnCO2). Coban clorua (CoCl2 - 6 H20): Bột màu đỏ hồng, tan trong nước, chứa 24% Co, dùng bổ sung Coban vào khẩu phần gia cầm, có thể thay Coban Clorua bằng Coban cacbonat hay Coban axetat. + Thức ăn bổ sung vitamin Việc bổ sung các loại vitamin và hỗn hợp thức ăn được sử dụng dưới dạng premix vitamin và hỗn hợp đồng nhất các loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, PP kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxy hoá. Ở nước ta, premix vitamin được sản xuất theo tiêu chuẩn nhà nước TCVN -3142 - 79. Có 3 loại premix cho gà, cũng như là cho vịt ở các giai đoạn tuổi tương ứng đó là: + Premix vitamin vịt con và vịt thịt giai đoạn 1. + Premix vitamin cho vịt thịt giai đoạn 2. +Premix vitamin vịt đẻ. Ngoài 3 loại Premix vitamin trên còn có các loại chuyên dùng cho gia cầm như Fumevit. Đây là hỗn hợp vitamin A, D3, E, metionin và furazolidon phòng bệnh cầu trùng, bạch lị cho gà vịt. Bên cạnh các loại Premix sản xuất ở trong nước còn có rất nhiều premix vitamin nhập nội như Viton-5, phylazon, phylamin I, phylamix II -7- Trên đây là yêu cầu về các loại thức ăn. Khi nuôi vịt, căn cứ vào mục đích nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng mà xây dựng khẩu phần ăn cho vịt một cách hợp lý nhằm: - Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể. Nên sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn có sẵn có ở địa phương xây dựng một công thức khẩu phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vịt như bảo đảm giá thành hạ là việc làm cần thiết nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Thức ăn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi vịt bao gồm: + Thóc tẻ + Ngô vàng + Cám loại 1 + Bột cá loại 1 + Bột đầu tôm + Khô dầu đỗ tương + Premix vitamin, premix vitamin khoáng. - Trong thực tiễn, khẩu phần ăn của vịt thường được biểu thị bằng các khối lượng của các nguyên liệu trong 1kg hoặc100kg hoặc 1000kg hỗn hợp. 1.3 NGÀNH SẢN XUẤT CON GIỐNG GIA CẦM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. KHÂU XỬ LÍ TRỨNG THẢI LOẠI CÒN THẢ NỔI MANG TÍNH TỰ PHÁT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Trong những năm gần đây sản suất con giống gia cầm phát triển nhanh cả về chất và lượng đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi ở trong nước. Nhiều giống gia cầm mới ra đời có thời gian sinh trưởng ngắn, thịt ngon đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Sản xuất giống gia cầm chủ yếu tập trung ba sản phẩm gà, ngan, vịt theo ba mục tiêu. Một là chất lượng thịt cho thịt thơm, ngon vẫn là các giống gà, vịt truyền thống như gà Ri, gà Đông Tảo, gà Chọi….Vịt Cỏ, vịt Bầu Đất… Nhưng quy mô sản xuất không nhiều. Hai là sản xuất gia cầm theo dòng hướng thịt – giống gia cầm có thời gian sinh trưởng ngắn ( từ 45 ngày đến 60, 70 ngày) nhưng cho năng suất rất cao từ 2 kg (vịt kiêm dụng) đến 4kg/1con. Hình thức này hiện nay là chủ yếu, chiếm tỉ trọng cao với quy mô lớn. Ba là sản xuất gia cầm theo dòng hướng trứng – giống gia cầm cho năng suất trứng cao nhưng tiêu tốn ít thức ăn đó là giống vịt siêu trứng, gà siêu trứng. Sản xuất giống gia cầm theo hướng tập trung để dễ phân phối sản phẩm con giống như ở khu Trung tâm Vịt Đại Xuyên, gà ở khu Hoài Đức, Đan -8- Phượng……Thường gom trứng vào để 3 hoặc 4 ngày ấp 1 lần được số lượng nhiều khi mang đi tiêu thụ giảm được chi phí vận chuyển. Do đó trứng thải loại chỉ tập trung số lượng nhiều vào 2 ngày/tuần. Thành phần của trứng thải loại có hàm lượng Protein cao nên để ngoài môi trường bị thối rất nhanh đặc biệt vào mùa hạ, ở nước ta có khí hậu nóng ẩm chỉ sau vài tiếng đã bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường. Sản xuất giống gia cầm không còn sản xuất thủ công như trước đây. Công nghệ ấp nở bằng điện trong máy ấp hay lò ấp, nhiệt độ ổn định nên tỉ lệ nở rất cao ngoài tỉ lệ trứng soi (trứng không có phôi) khoảng 10% thì tỉ lệ trứng thải loại (Trứng tắc) chiếm trung bình 7%, trong đó 5% là trứng có con chuẩn bị đến ngày nở, còn lại 2% trứng chết phôi lâu ngày. Trên thực tế phần lớn trứng thải loại trên được làm thức ăn chủ yếu cho cá hoặc cá Trê lai – giống cá rất phàm ăn, ăn tạp. Trứng đem luộc chín, dầm nhỏ ra đổ xuống ao, thường trứng tắc nhiều vào 2 ngày/ tuần, để tiết kiệm chi phí bảo quản, ngày có nhiều trứng cho ăn nhiều cá ăn không hết tồn lại trong môi trường nước, ngày ít trứng thì không đủ thức ăn, như thế không chủ động nguồn thức ăn và chắc chắn gây ô nhiễm môi trường nước. 1.4. GIỐNG VỊT SIÊU THỊT SUPER M Giống vịt siêu thịt CV. Super M (Super Meat) có nguồn gốc từ Vương quốc Anh nhập vào Việt Nam vào những năm 1989, 1990, 1991, 1999, 2001, 2006, 2007, 2010 là bộ giống vịt chuyên thịt có màu trắng, chân và mỏ màu vàng nhạt, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi, năng suất trứng từ 180 - 220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt (56 ngày tuổi) hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả có khoanh vùng kiểm soát (70 ngày tuổi), đạt khối lượng 3- 3,5 kg/con. Đây là giống vịt dễ nuôi, tạp ăn, khả năng tận dụng thức ăn khá cao, nhanh lớn, chất lượng thịt ngon, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Vịt có thể trọng lớn khả năng tự kiếm mồi kém, thiên về hướng chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp, vịt có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội, nuôi kết hợp cá - vịt. -9- - Thức ăn: Thức ăn đảm bảo chất lượng với lượng protein 20-22%, từ 29 ngày tuổi đến khi giết thịt là 18%. Trong thực tế có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên vịt lớn nhanh nhưng do giá thành của cám viên cao và khi ăn cám viên vịt tiêu hóa thức ăn nhanh nên tiêu tốn thức ăn. Có thể dùng gạo lật nấu cơm cho vịt con ăn; thóc sống hoặc luộc, ngô bung cho vịt choai, hậu bị, sinh sản trộn với bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng, tôm tép, cá, giun, cua, ốc Dùng thêm rau xanh các loại bèo, các loại rau, bã bia cho vịt ăn. 1.5. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM * Bố trí thí nghiệm + Thí nghiệm bố trí theo phương pháp phân lô so sánh, mỗi lô gồm 50 vịt siêu thịt CV. Super M thương phẩm (25 vịt đực + 25 vịt mái) mỗi con được đeo một số để xác định khối lượng cơ thể hàng tuần, sử dụng 2 loại thức ăn khác nhau, lô đối chứng sử dụng cám 988 và 989 của Công ty TNHH NewHope, lô thí nghiệm sử dụng thức ăn được phối trộn và ép viên từ trứng loại thải sau ấp nở (trứng tắc), thóc và ngô. * Bố trí trộn hỗn hợp 1. Trứng tắc sau khi ra lò cho luộc lên lưu ý chỉ cho ít nước để không bị cháy nồi đun. Sau khi chín đem dầm nát 2. Thóc, ngô khô đã dược quạt sạch 3. Trộn đều hỗn hợp trên cho vào máy đùn ra cám viên 4. Bảo quản bằng cách phơi khô. CÔNG THỨC TRỘN HỖN HỢP (mỗi đơn vị tính bằng kg) - Thức ăn giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi: Trứng loại (55%), thóc (20%), ngô (25%). - Thức ăn giai đoạn từ 22 ngày tuổi đến xuất chuồng: Trứng loại (45%), thóc (25%), ngô (30%). -10- [...]... 2,54kg - Hiệu quả kinh tế của vịt CV Super M thương phẩm nuôi thịt sử dụng thức ăn phối trộn từ trứng loại thải sau ấp nở, thóc và ngô là 2.087.082 đồng khi nuôi 50 con, đối với vịt sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trên thị trường là 71.620 đồng Hiệu quả kinh tế khi nuôi vịt sử dụng thức ăn tự trộn từ nguồn trứng loại thải sau ấp nở là rất cao và đây là hướng mới để người chăn nuôi vịt tiết kiệm... (%) Kết quả bảng 2 cho thấy: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn tự phối trộn sử dụng nguyên liệu trứng loại thải sau ấp nở, thóc và ngô có giá trị dinh dưỡng của các thành phần là không có sự sai khác ý nghĩa về thống kê (P>0,05) -11- I.3 Giá thành thức ăn phối trộn sử dụng nguyên liệu trứng loại thải sau ấp nở Thức ăn phối trộn sử dụng nguyên liệu trứng loại thải sau ấp nở, thóc và ngô có giá thành... người chăn nuôi vịt tiết kiệm được chi phí sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt thịt D KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I KẾT LUẬN - Sản phẩm trứng loại thải sau ấp nở có giá trị dinh dưỡng cao với Protein là 21%, đây là nguồn nguyên liệu để cung cấp Protein cho sản xuất thức ăn, giá thành sản xuất ra 1 kg cám sử dụng các nguyên liệu trứng loại thải sau ấp nở, thóc, ngô có giá thành thấp, cám giai... loại thải, thóc, ngô và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có tiêu tốn thức ăn tương đương nhau, đến 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng tương ứng là 2,42kg và 2,41kg, tương tự ở 8 tuần tuổi là 2,55kg và 2,54kg III HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ NUÔI VỊT CV SUPER M SỬ DỤNG THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN Hiệu quả kinh tế của nuôi vịt CV Super M thương phẩm sử dụng thức ăn tự phối trộn và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được... đối của vịt CV Super M sử -14- dụng thức ăn phối trộn là 57,41g/con/ngày, vịt sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là 58,35g/con/ngày Đồ thị 2 Đồ thị biểu diễn tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt CV Super M thương phẩm Đồ thị 3 Đồ thị biểu diễn tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt CV Super M thương phẩm Qua kết quả bảng 6 cũng cho thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt CV Super M sử dụng thức ăn tự... độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt CV Super M sử dụng thức ăn phối trộn và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có tốc độ sinh trưởng tương đối tăng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 5 và đạt đỉnh cao nhất, ở vịt cho ăn thức ăn phối trộn tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 88,83g/con/ngày và vịt cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là 89,79g/con/ngày Sau đó tốc độ sinh trưởng tuyệt đối giảm dần, trung bình tốc độ sinh trưởng. .. M sử dụng thức ăn phối trộn và thức ăn hỗn hợp Thí nghiệm (kg thức Đối chứng (kg thức Tuần tuổi ăn/ kg tăng khối lượng) ăn/ kg tăng khối lượng) 1 0,26 0,25 2 0,62 0,61 3 1,12 1,11 4 1,50 1,48 5 1,72 1,72 6 2,21 2,21 7 2,42 2,41 8 2,55 2,54 Kết quả bảng 7 cho thấy: tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của vịt CV Super M sử dụng thức ăn phối trộn sử dụng các nguyên liệu trứng loại thải, thóc, ngô và thức. .. kết quả bảng 3: giá thành thức ăn vịt con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi của thức ăn tự phối trộn sử dụng các nguyên liệu sẵn có là 6.625 đồng/kg và thức ăn giai đoạn từ 22 ngày tuổi đến xuất chuồng là 6.550 đồng/kg Giá của 2 loại thức ăn tự phối trộn này thấp hơn giá trên thị trường của các sản phẩm cám hỗn hợp hoàn chỉnh cùng giai đoạn rất nhiều II KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA VỊT NUÔI THƯƠNG PHẨM CV SUPER... hàng các giá trị có chữ cái khác nhau thì sai khác với P < 0,05 Kết quả bảng 5 cho thấy: khối lượng cơ thể của vịt CV Super M sử dụng thức ăn phối trộn có sử dụng trứng loại thải sau ấp nở ở 4 tuần tuổi là 1478,4g/con và ở lô sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là 1493,6g/con, không có sự sai khác về khối lượng cơ thể của vịt CV Super M khi sử dụng 2 loại thức ăn khác nhau (P > 0,05) Qua kết quả bảng... Đồ thị 1 Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể của vịt CV Super M sử dụng thức ăn phối trộn và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh II.3 Tốc độ sinh trưởng của vịt thí nghiệm Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của vịt thí nghiệm được thể hiện ở bảng 6 và đồ thị 3, 4 Bảng 6 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của vịt CV Super M Sinh trưởng tuyệt đối Sinh trưởng tương đối (%) Tuần tuổi (gram/con/ngày)

Ngày đăng: 24/12/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan