một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc tày trường

60 1.5K 1
một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc tày trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung - giảng viên khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tây Bắc, người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa Tiểu Học - Mầm Non những người trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian em học tập tại trường. Xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh trường tiểu học xã Thượng Lâm – huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tiễn dạy học chính cho HS DTTS. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể lớp K51 ĐHGD Tiểu Học B, cũng như gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn ! Sơn La, ngày … tháng …năm 2014 Người thực hiện : Trần Thị Đẹp DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa GD – ĐT: Giáo dục và đào tạo DTTS: Dân tộc thiểu số HSDT: Học sinh dân tộc TMĐ: Tiếng mẹ đẻ TV: Tiếng Việt VD: Ví dụ NXB: Nhà xuất bản MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 3.1. Mục đích nghiên cứu 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 4.2. Khách thể nghiên cứu 4 5. Giả thiết khoa học 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Cấu trúc đề tài 5 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1.1. Cơ sở lí luận 6 1.1.1. Vị trí tính chất của việc dạy học chính tả ở nhà trường tiểu học 6 1.1.2. Nhiệm vụ của dạy chính tả ở trường tiểu học 8 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc dạy học chính tả 10 1.2. Cơ sở thực tế 13 1.2.1. Điều kiện thực tiễn của trường 13 1.2.2. Khó khăn 14 1.2.3 Thực trạng dạy - học chính tả trong nhà trường 15 1.2.4. Khảo sát thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh dân tộc Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 19 TIỂU KẾT 27 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HSDT TÀY TRƢỜNG TIỂU HỌC XÃ THƢỢNG LÂM, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG 28 2.1. Giáo dục cho HS về tầm quan trọng của chính tả 28 2.2. Rèn luyện kĩ năng phát âm đúng 28 2.2.1. Khắc phục về lỗi phụ âm đầu 29 2.2.2. Khắc phục về lỗi phần vần 30 2.2.3. Khắc phục lỗi về thanh điệu 31 2.3. Tạo môi trường học Tiếng Việt trong nhà trường 33 2.3.1. Tạo cảnh quan Tiếng Việt trong và ngoài lớp học 33 2.3.2. Tăng cường hoạt động giao tiếp 34 2.4. Cách sử dụng quy tắc viết hoa 36 2.4.1. Quy tắc viết hoa tên người 36 2.4.2. Quy tắc viết hoa địa danh 37 2.4.3. Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội 37 2.4.4. Quy tắc viết hoa trong phép đặt câu, viết hoa tỏ thái độ kính trọng, viết hoa tên riêng của các sự vật khác 37 2.4.5. Viết hoa các trường hợp khác 38 2.4.6. Hướng dẫn HS thực hiện quy tắc viết hoa trong giờ chính tả 38 2.5. Tạo hứng thú học tập và phát huy tính chủ động tích cực của HS trong dạy học chính tả 39 2.6. Sử dụng các mẹo luật, quy tắc chính tả 41 TIỂU KẾT 45 CHƢƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 46 3.1. Mục đích thể nghiệm sư phạm 46 3.2. Đối tượng, thời gian, địa bàn thể nghiệm 46 3.2.1. Đối tượng thể nghiệm 46 3.2.2. Địa bàn thể nghiệm 46 3.2.3. Nội dung, phương pháp thể nghiệm 46 3.2.4. Kết quả thể nghiệm 51 TIỂU KẾT 53 PHẦN KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đảng ta đã nhận định " Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân", nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới. Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. 1.2. HSDT khi tới trường mới bắt đầu tiếp xúc, làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng Việt. Các em không có thời gian để học nói TV trước, cũng không có điều kiện để tiếp xúc để được mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như HS người Kinh. Ngay từ khi tới trường, các em phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Các em phải làm quen với một hệ thống âm không hoàn toàn giống với tiếng mẹ đẻ. Thực tế áp dụng những yêu cầu trên vào giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó cũng ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn học khác. Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời thì sẽ làm mất đi sự thống nhất của tiếng Việt. Lâm Bình là một huyện xa nhất của tỉnh Tuyên Quang. Lâm Bình có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên HS và người dân chịu ảnh hưởng của phương ngữ. Tâm lí HSDT rụt rè hay xấu hổ, các em chưa có thói quen nói TV nên thường ngại nói, khi có cơ hội các em thường quay về với tiếng mẹ đẻ quen thuộc của mình, kể cả trong lớp học. 2 HSDT vì chưa làm chủ được TV nên thiếu chủ động, thường thụ động trả lời câu hỏi, không mấy khi dám đặt câu hỏi. 1.3. Được sinh ra và lớn lên tại Lâm Bình tôi thấy các em HS người dân tộc trong quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ hàng ngày còn mắc nhiều lỗi chính tả mà nguyên nhân chủ yếu là do trước khi vào bậc tiểu học, HS thường sử dụng tiếng địa phương quá nhiều. Để có một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS dân tộc Tày trường Tiểu học Thượng Lâm với mục đích là để nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho HS chúng tôi mạnh dạn chọn nội dung “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”. Để làm đề tài nghiên cứu, cũng là nêu lên thực tế và biện pháp khắc phục các lỗi đó, không ngoài mong muốn là đưa các em HS người dân tộc thu hẹp khoảng cách về nhận thức đối với HS là người dân tộc Kinh. 2. Lịch sử vấn đề Thực tiễn đề tài này, các tác giả đã quan tâm nghiên cứu các công trình sau: Cuốn “Chữ viết và dạy Chữ viết ở tiểu học” Lê A (1982), NXB ĐHSP, tác giả đã đề cập tới vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Chính tả ở tiểu học, cơ sở khoa học của việc dạy học chính tả, chương trình SGK dạy chính tả. “Dạy học chính tả ở tiểu học” Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (1995), NXB GD, tác giả đã đề cập đến khái niệm chính tả, vị trí của phân môn Chính tả, những nhiệm vụ và mục tiêu của phân môn Chính tả ở Tiểu học. Cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học” Bộ GD-ĐT, dự án phát triển GV tiểu học, NXB GD, Hà Nội, (2005), tác giả đã chỉ ra những đổi mới trong nội dung và phương pháp bài dạy phân môn chính tả theo chương trình sách giáo khoa mới. Nắm được bản chất và phương pháp dạy học chính tả theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho HS dân tộc cấp Tiểu học’’ Bộ GD -ĐT, dự án phát triển GV tiểu học, NXB GD, Hà Nội (2006), tác giả đã đề cập tới những mục tiêu cơ bản của dạy môn Chính tả cho HS dân tộc thiểu số, chỉ ra một hạn chế trong việc thực hiện các yêu cầu phân môn Chính tả ở vùng 3 dân tộc. Tài liệu còn đề cập đến những nguyên nhân cơ bản nhất của việc mắc lỗi chính tả của HS dân tộc thiểu số. Cuốn “Vui học tiếng Việt”-Trần Mạnh Hưởng, tập 1(2002), NXB-GD, tác giả nhấn mạnh những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt những hiểu biết đã có vào xây dựng kế hoạch bài dạy của phân môn Chính tả theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Thực hành kế hoạch bài dạy đạt hiệu quả, thể hiện sự nắm vững kiến thức đã thu nhận được nhằm chủ động sáng tạo, có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào thực tế giảng dạy. Các công trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quý báu để tác giả thực hiện đề tài : “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang". 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân môn Chính tả là phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Song chất lượng dạy học chính tả ở tiểu học còn ở mức thấp, biểu hiện chung nhất của tình trạng đó là: Tình trạng mắc lỗi chính tả của HS còn phổ biến, nhất là các em HS dân tộc thiểu số ở các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền núi. Thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả hiệu quả cho HS dân tộc Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho HS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành đề tài tác giả thực hiện nhiệm vụ: - Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học chính tả ở trường Tiểu học nói chung. 4 - Khảo sát, thống kê phân loại lỗi, chỉ ra thực trạng mắc lỗi, nguyên nhân mắc lỗi của HS trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cơ bản cho HSDTTS. - Tiến hành thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm. - Tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết quả bước đầu thể nghiệm và rút ra tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Khách thể nghiên cứu Do khả năng và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, khảo sát và thực nghiệm trên HS dân tộc Tày của trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 5. Giả thiết khoa học Sửa lỗi cho HS nói chung và nhất là cho học sinh dân tộc Tày nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề được nhiều GV tiểu học miền núi Tuyên Quang quan tâm. Nên chúng tôi giả định rằng nếu xây dựng được một số biện pháp sửa lỗi chính tả một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chính tả cho HS dân tộc Tày nói riêng và trong nhà trường tiểu học nói chung. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Đại học Tây Bắc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp khái quát hóa các vấn đề tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu. - Phương pháp trắc nghiệm. 5 Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê và phân loại lỗi chính tả cơ bản HS dân tộc Tày thường mắc phải, nắm được thực trạng, nguyên nhân mắc lỗi để từ đó đề xuất biện pháp khắc phục. 6.3. Phương pháp toán học Sử dụng thống kê để xử lí thông tin, số liệu. 6.4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm Tổng kết, đánh giá kết quả của đề tài và những mặt còn hạn chế, rút kinh nghiệm. 6.5. Phương pháp thể nghiệm Trên cơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS dân tộc Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đã tiến hành thiết kế và dạy thể nghiệm. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận nội dung chính của đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Phần đầu giới thiệu một cách khái quát nhất hệ thống khái niệm cơ bản, vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Chính tả trong trường Tiểu học. Phần cơ sở thực tiễn chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy và học trong nhà trường chỉ ra thực trạng mắc lỗi của HSDT Tày. Trên cơ sở đó làm nền tảng và tiền đề cho vấn đề nghiên cứu cũng như làm cơ sở xây dựng biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS. Chương 2: Biện pháp sữa lỗi chính tả cho HS Trong chương 2 nghiên cứu tầm quan trọng của chính tả đối với học sinh và đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả giúp các em HSDT Tày có cách học hiệu quả nhất và hạn chế được các lỗi chính tả. Chương 3: Thể nghiệm sư phạm Xác định mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm, nội dung và các phương pháp thể nghiệm. Sau đó thiết kế và tiến hành dạy thể nghiệm, từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 6 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vị trí tính chất của việc dạy học chính tả ở nhà trường tiểu học 1.1.1.1. Chính tả là gì? Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Nó là phương tiện thuận lợi cho việc lưu truyền thông tin, đảm bảo cho người viết, người đọc thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép con người vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo. Một ngôn ngữ văn hóa không thể không có chính tả thống nhất, chính tả thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hóa phát triển của một dân tộc. 1.1.1.2. Thế nào là chuẩn chính tả? Thật vậy muốn thống nhất được chính tả thì phải có chuẩn chính tả. Chuẩn chính tả là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Chuẩn chính tả phải được quy định rõ ràng, chi tiết tới từng từ của tiếng Việt và phải được mọi người tuân theo. Vấn đề đặt ra là chuẩn chính tả phải được xây dựng sao cho hợp lí, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, chẳng hạn không thể viết là “dáo dục, iêu ghét ” Mà phải viết là “giáo dục, yêu ghét …” Chuẩn chính tả có tính chất ổn định cao, rất ít thay đổi, thường giữ nguyên trong thời gian dài nên thường tạo thành thói quen, tạo nên tâm lí trong lối viết của người bản ngữ. Mặc dù vậy, chuẩn chính tả không phải là bất biến, khi chuẩn chính tả đã lỗi thời sẽ dần dần được thay thế bằng chuẩn chính tả mới. [...]... thành kỹ năng, kĩ xảo chính tả cho HS 1.1.2 Nhiệm vụ của dạy chính tả ở trường tiểu học 1.1.2.1 Hình thành quy tắc và rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp HS nắm vững được quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng chính tả, kết hợp dạy học chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng phát âm, củng cố vốn từ, trau dồi kiến thức và kĩ năng suy đoán rèn luyện một số thao tác... HS dân tộc hay mắc phải, dựa trên quá trình điều tra, khảo sát ngoài trường phổ thông Thực trạng nói trên là cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS dân tộc ở chương kế tiếp 27 Formatted: Font: Times New Roman, Font color: Auto CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HSDT TÀY TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ THƯỢNG LÂM, HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 Giáo dục cho. .. việc viết chính tả nói riêng và việc viết chữ nói chung thì các em mới tập trung rèn luyện viết chữ đúng ở mọi lúc, mọi nơi và tiến tới viết đẹp Đối với học sinh DTTS Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang để rèn cho HS ý thức trong việc viết chính tả theo chúng tôi, trước hết phải ý thức rằng việc viết đúng chính tả là một yêu cầu cấp thiết Có một số HS nhiều khi viết. .. tâm đến chính tả ở góc độ cho biết chữ và là một môn học bắt buộc phải học trong nhà trường, chứ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học chính tả, chưa thực sự quan tâm đến các lỗi mà mình mắc phải lúc viết, sử dụng chính tả sao cho đúng chuẩn Thứ hai: Học quy tắc chính tả tiếng Việt là một khó khăn đối với các em HS dân tộc Tày 17 Đối với các em HS là dân tộc kinh ở các lớp đầu cấp việc học quy... cũng như trong dạy học ở nhà trường, trong đó chính tả là một kĩ năng vô cùng quan trọng là rèn luyện cho HS Trong thực tiễn dạy học Chính tả cùng với Tập viết, Tập đọc, tập nói giúp cho người đọc chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hóa, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập Từ đó hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt (đặc biệt là kĩ năng viết) góp phần rèn luyện cho HS thao tác tư... mới có thể dần hình thành cho các em ý thức viết đúng chính tả, rèn chính tả và sửa lỗi chính tả Từ đó tình trạng lỗi chính tả của HS sẽ được đẩy lùi dần 2.2 Rèn luyện kĩ năng phát âm đúng Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm về cơ bản phát âm thế nào thì viết như thế Nhưng chữ Quốc ngữ còn có nhiều quy tắc hay còn gọi là luật chính tả riêng Người viết nếu quên quy tắc sẽ viết sai chính tả Mặt khác, Tiếng Việt... pháp để rèn luyện chính tả cho HS tiểu học Trong đó cách không có ý thức thường được sử dụng đối với các lớp đầu cấp, cách có ý thức thường sử dụng ở các lớp cuối cấp 1.1.3.2 Cơ sở ngôn ngữ học Từ cơ sở tâm lí học đã nêu trên, để hạn chế được lỗi chính tả cho HS, người GV cần nắm chắc, hiểu, vận dụng và giảng dạy cho HS một số nguyên tắc chính tả tiếng Việt sau đây: Một là: Chính tả tiếng Việt là chính. .. tả và sửa lỗi chính tả cho HSDT Tày nói riêng và học sinh trường tiểu học Thượng Lâm nói riêng Bởi đây là một trong những trường thuộc địa bàn miền núi, trình độ dân trí còn thấp, số lượng học sinh DTTS chiếm khá đông Chính vì thế mà việc rèn cho các em viết đúng, đọc đúng là rất quan trọng để các em học tập tốt hơn, nâng cao việc tiếp thu tri thức khoa học để trở thành con người có ích cho xã hội góp... trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 10%) Như vậy, các em dành thời gian quá ít cho việc học chính tả, rèn luyện kĩ năng viết chính tả và cho việc phát âm do đó khi viết các em mắc rất nhiều lỗi Đó cũng là một phần do các em chưa có ý thức thường xuyên tự giác học tập, học hỏi những vấn đề liên quan đến chính tả Đó cũng là lí do khiến các em mắc nhiều khi viết chữ 26 Formatted: Font: Times... dùng khi viết Do các em không có ý thức, mà viết chữ một cách tùy tiện Vì thế GV phải chú ý chỉ ra tác hại của việc viết sai chính tả trong các bài viết của HS, nếu các em viết sai chính tả sẽ làm cho người tiếp nhận hiểu sai điều mình muốn nói và đôi khi chính bản thân các em cũng không hiểu được, đọc được điều mình viết ra Biện pháp giáo dục ý thức cho HS dân tộc về tầm quan trọng của chính tả Formatted: . tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh. Kết hợp rèn luyện một số kĩ. quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng chính tả, kết hợp dạy học chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng phát âm, củng cố vốn từ, trau dồi kiến thức và kĩ năng suy đoán rèn luyện một số thao. nghiên cứu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường Tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Khách thể nghiên cứu Do khả năng và

Ngày đăng: 26/11/2014, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan