Chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7

40 8.4K 12
Chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Mục tiêu1. Kiến thức. Củng cố kiến thức cho HS về từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy.2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy.3. Thái độ. Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

Tiết: 7 + 8+ 9 TỪ, TỪ MƯỢN, NGHĨA CỦA TỪ, TỪ NHIỀU NGHĨA TỪ GHÉP, TỪ LÁY I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy. 3. Thái độ. - Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ và cấu tạo của từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa. III. Tiến trình bài dạy. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung + CH: Em hiểu từ là gì? + CH: Hãy lấy ví dụ về từ? + CH: Thế nào là từ mượn? + CH: Trong tiếng Việt từ mượn nào là quan trọng nhất? I. Từ . 1. Từ là gì? - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Ví dụ: Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. II. Từ mượn. 1. Từ mượn là gì? - Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiaanj tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị . Đó là các từ mượn. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán ( Gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Anh, Nga - Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết 8 + CH: Em hãy lấy ví dụ về từ mượn tiếng Hán Việt và từ mượn của một số ngôn ngữ khác? + CH: Thế nào là nghĩa của từ? + CH: Lấy một vài ví dụ về từ và giải thích nghĩa của từ đó? + CH: Thế nào là từ nhiều nghĩa? + CH: Lấy ví dụ về từ có một nghĩa và từ có nhiều nghĩa? + CH: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Ví dụ: - Mượn từ Hán Việt: Giang sơn, phi cơ, hải cẩu, cứu hỏa, hắc ám - Mượn từ ngôn ngữ khác: cattut (vỏ đạn), xirô ( nước ngọt), pianô ( dương cầm), ra-đi-ô ( đài) III. Nghĩa của từ. 1. Nghĩa của từ là gì? - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị. Ví dụ: - Tập quán: Thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc ) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. - Kính trọng: Có thái độ coi trọng đối với người lớn tuổi, người giỏi giang, người có công IV. Từ nhiều nghĩa. 1. Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Ví dụ: - Từ một nghĩa: cá chép, rau muống, tủ lạnh - Từ nhiều nghĩa: + Thầy giáo hỏi, nam không trả lời được, cứ đứng gãi tai. + Cái ấm này bị gãy tai rồi. 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều nghĩa có: + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: 9 + CH: Lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? + CH: Thế nào là từ ghép? + CH: Em hãy lấy một vài ví dụ về từ ghép? + CH: Thế nào là từ ghép chính phụ, cho ví dụ? + CH: Thế nào là từ ghép đẳng lập, cho ví dụ? + CH: Thế nào là từ láy? + CH: Có mấy loại từ láy, đó là những loại nào, cho ví dụ? - Nam bị đau mắt. - Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa. V. Từ ghép. 1. Khái niệm. - Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có ghép lại, làm thành gọi là từ ghép. - Có hai loại từ ghép: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. + Từ ghép chính phụ: Là ghép các tiếng không ngang hàng nhau. Tiếng chính làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính. Ví dụ: Bút: Bút chì, bút máy, bút bi… Mưa: Mưa rào, mưa phùn, mưa dầm… + Từ ghép đẳng lập: Là ghép các tiếng có nghĩa ngang hàng nhau, giữa các tiếng dùng để ghép có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp. Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn khái quát hơn nghĩa của các tiếng dùng để ghép. Có thể đảo vị trí trước sau các tiếng được ghép. Ví dụ: Quần + áo: Quần áo, áo quần. Ca + hát: Ca hát, hát ca. Xinh + tươi: Xinh tươi, tươi xinh. VI. Từ láy. 1. Khái niệm. - Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hò phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. Ví dụ: + Khéo: Khéo léo. + Đẹp : Đẹp đẽ, đèm đẹp. + Nhẹ: Nhẹ nhàng, nhè nhẹ… - Có hai loại từ láy: Láy hoàn toàn và láy bộ phận. Ví dụ: 10 + Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: Xanh xanh, vui vui… + Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: Đo dỏ, trăng trắng, cỏn con, nhè nhẹ… + Láy phụ âm đầu: Phất phơ, phấp phới, chen chúc… + Láy vần: Lao xao, lom khom, lầm rầm…. - Giá trị của từ láy: Gợi tả và biểu cảm. - Tác dụng: Làm cho câu văn giàu hình tượng, nhạc điệu và gợi cảm. 4. Củng cố: - CH: Thế nào là từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy. Giảng: . .2011. Tiết: 10+11+12 ĐẠI TỪ, ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ, QUAN HỆ TỪ TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM, THÀNH NGỮ I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Củng cố kiến thức cho HS về từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng nhận biết sử dụng đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ. 3. Thái độ. - Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ III. Tiến trình bài dạy. 1Tổ chức. 2. Kiểm tra. 1. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Đại từ. 11 + CH: Đại từ là gì? + CH: Đại từ được chia làm mấy ngôi? + CH: Đặt câu với đại từ dùng để trỏ? + CH: Xác định đại từ có trong ví dụ? + CH: Thế nào là điệp ngữ? 1. Khái niệm. - Đại từ là từ dùng để trỏ hay hỏi về người, sự vật, hiện tượng trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. Ví dụ: Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người - Đại từ nhân xưng chia làm ba ngôi: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba. Và chia làm hai số: số ít và số nhiều. - Đại từ dùng để trỏ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ… - Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người: Ông, bà, cháu, chú… cũng được sử dụng như đại từ nhân xưng. Ví dụ: Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu. Ví dụ: Phũ phàng chi bấy hoá công Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. - Trỏ vị trí của sự vật trong không gian, thời gian: đây ,đó, kia, ấy, này, nọ… * Đại từ dùng để hỏi: - Hỏi về người, sự vật: Ai, gì. - Hỏi về số lượng: Bao nhiêu, mấy… - Hỏi về không gian, thời gian: Đâu, bao giờ. Ví dụ: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu ( Ca dao) Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn ( Ca dao) II. Điệp ngữ. 1.Khái niệm. - Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lạ một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ. - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ. 12 + CH: Điệp ngữ được chia làm mấy loại? + CH: Khi sử dụng điệp ngữ cần chú ý những gì? + CH: Chơi chữ là gì? + CH: Chơi chữ thường được dùng trong thể loại văn học nào? nhân vật nào trong chèo thường hay sử dụng lối chơi chữ? Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù xa - Các loại điệp ngữ.: + Điệp ngữ cách quãng. + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng) Ví dụ: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. ( Phạm Tiến Duật) Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy ( Phạm Tiến Duật) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. * Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu. III. Chơi chữ. 1. Khái niệm. - Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị. Ví dụ: Nửa đêm, giờ tí, canh ba Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi -> Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơiI chữ. - Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ ( vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ. - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. - Dùng lối nói lái. Mang theo một cái phong bì 13 + CH: Quan hệ từ là gì? + CH: Quan hệ từ gồm có mấy loại? + CH: Xác định quan hệ từ có trong ví dụ? + CH: Thế nào là từ đồng nghĩa? + CH: Từ đồng nghĩa gồm có mấy loại? + CH: Xác định từ đồng nghĩa có trong ví dụ? Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên. - Dùng từ động âm. Bà già đi chợ cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. ( Ca dao) IV. Quan hệ từ. 1. Khái niệm. - Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ, đoạn câu với đoạn câu, câu với câu góp phần làm cho câu trọn nghĩa, hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt. Ví dụ: + Cảnh đẹp như tranh. + Các liệt sĩ đã hiến dâng xương máu cho độc lập, tự do của tổ quốc. - Quan hệ từ gồm hai loại: Giới từ và liên từ. + Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ như: Của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do, như, ở… Ví dụ: Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm. + Liên từ: Là từ để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập như: Và, với, cùng, hay, hoặc, như, mà, chứ, thì, hễ, giá, giả sử, tuy, dù…. V. Từ đồng nghĩa. 1. Khái niệm. - Từ đồng ngghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: + Mùa hè- mùa hạ. + Quả - trái. - Có hai loại đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. + Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tương tự nhau, không có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: + Nông trường ta rộng mênh mông. Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài + Cửa bồng vội mở rèm châu 14 + CH: Thế nào là từ trái nghĩa? + CH: Xác định từ trái nghĩa có trong ví dụ? + CH: Xác định từ trái nghĩa có trong ví dụ? Dùng từ trái nghĩa trong ví dụ trên có tác dụng gì? + CH: Thế nào là từ đồng âm? + CH: Giải thích nghĩa của ví dụ ? + CH: Giải thích nghĩa của từ đồng âm có trong ví dụ và cho biết nó thuộc từ loại nào? + CH: Thế nào là thành ngữ? + CH: Hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ sau? Trời cao sông rộng một màu bao la. VI. Từ trái nghĩa. 1. Khái niệm. - Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên cơ sở chung nào đó. Ví dụ: + Chúng tôi không sợ chết chính là chúng tôi muốn sống. + Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. - dùng từ trái nghĩa có tác dụng tạo nên tính cân sứng trong thơ văn, biét sử dụng từ trái nghĩa đúng chỗ câu văn sẽ thêm sinh động, tư tưởng, tình cảm trở nên sâu sắc. Ví dụ: Dòng sông bên lở bên bồi. Bên lở thì đục, bên bồi thì trong. VII. Từ đồng âm. 1. Khái niệm. - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau. Ví dụ: Cái cuốc, tổ quốc, chim cuốc. - Từ đồng âm chỉ có thể hiểu được đúng nghĩa qua các từ cùng đi với nó trong câu, nhờ hoàn cảnh giao tiếp( ngữ cảnh, hoàn cảnh) mà ta có thể nhận diện được nghĩa của từ đồng âm. Ví dụ: + Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. + Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. VIII. Thành ngữ. 1. Khái niệm. - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh Ví dụ: - Sơn hào hải vị: Các sản phẩm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển. - Nem công chả phượng: Món ăn ngon, quí hiếm, sang trọng. - Khoẻ như voi: Rất khoẻ - Tứ cố vô thân: Không có ai thân thích, ruột 15 thịt, không nhà cửa. - Da mồi tóc sương: Da có vết nám đen, tóc đã bạc-> Tuổi cao sức yếu. 4. Củng cố: - CH: từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ, quan hệ từ. Giảng: . .2011. Tiết: 13+14+15 VĂN BẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Học sinh nắm được một số điều về văn bản, cách liên kết văn bản, bố cục và mạch lạc trong văn bản, cách tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản. 3. Thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập lý thuyết văn bản. III. Tiến trình bài dạy. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung + CH: Văn bản là gì? + CH : Hãy nêu một vài ví dụ về văn bản ? + CH : Tính chất của văn bản như thế nào ? I. Một vài điều cần biết về văn bản. 1. Văn bản là gì? - Văn bản là các tác phẩm văn học và văn kiện ghi bằng giấy tờ. Ví dụ: - Bài ca dao “ Công cha như núi Thái Sơn”, Tập thơ “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là những văn bản văn chương. - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là những văn kiện có nghĩa lịch sử trọng đại. - Một bài văn của học sinh, một truyện vui viết trên báo tường cũng được xem là văn bản. 2. Tính chất của văn bản. - Văn bản là một thể thống nhất và trọn vẹn về nội dung nghĩa, hoàn chỉnh về 16 + CH : Hãy chỉ ra những tính chất văn bản của bài ca dao ? -> Hai câu đầu ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn qua sự so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra. Hai câu cuối nói về đạo làm con phải một lòng thờ mẹ kính cha, săn sóc phụng dưỡng cha mẹ. Đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Đó là nội dung y nghĩa vừa thống nhất, vừa trọn vẹn. -> Về hình thức lại hoàn chỉnh, nó được viết theo thể thơ lục bát, có 4 câu, 28 chữ. Vừa có vần chân vừa có vần lưng ( sơn - nguồn / ra - cha – là). Lại có cách ví von so sánh cụ thể, hình tượng. + CH: Chủ đề là gì? + CH : Câu văn, đoạn văn đóng vai trò gì trong việc tạo lập văn bản ? + CH : Liên kết văn bản là gì ? hình thức. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 3. Chủ đề. - Chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu lên trong văn bản. Ví dụ: - Cuộc chia tay của những con búp bê nêu lên sự đau buồn, mất mát của những đứa con thơ khi cha mẹ li hôn, tình thương anh em trong bi kịch gia đình. 4. Câu văn, đoạn văn. - Tất cả các loại văn bản đều gồm một số câu và đoạn văn( trừ tục ngữ không có đoạn văn). Câu văn đoạn văn là những tế bào gắn bó hữu cơ trong cơ thể văn bản. Chưa biết đặt câu, dựng đoạn văn thì khó mà hình thành được văn bản. - Đoạn văn gồm một số câu, biểu đạt một khía cạnh, một ý nhỏ của văn bản. Ví dụ: Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học chăm làm; nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm “ nghìn việc tốt” II. Liên kết văn bản. 1. Liên kết văn bản là gì? - Liên kết văn bản là nói và viết tạo nên sự 17 [...]... của bài văn biểu cảm VI Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 1 Thế nào là văn biểu cảm về tác phẩm văn học + CH: Thế nào là văn biểu cảm về tác - Là văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? phẩm văn học Qua bài văn, ta nói lên những cảm xúc, ý nghĩ của mình về cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể, đã làm cho ta xúc động 2 Các bước làm bài văn biểu cảm về + CH: Khi làm bài văn biểu... văn hoàn chỉnh 3 Đề 3 Từ các văn bản Mẹ tôi, những câu hát về tình cảm gia đình, bạn đến chơi nhà (ngữ văn 7) hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc 28 được sống giữa tình yêu của mọi người * Tìm hiểu đề - Tình cảm giữa những người thân được thể hiện trong các văn bản Mẹ tôi, + CH: Đề yêu cầu biểu cảm vấn đề nào? những câu hát về tình cảm gia đình, bạn đến chơi nhà ( ngữ văn 7) ... nghệ thuật - Nhiều từ ngữ hợp lại theo quy tắc ngữ pháp mới thành câu Nhiều câu phối hợp với nhau tạo nên đoạn văn Nhiều đoạn văn phối hợp với nhau tạo thành văn bản Do đó, các từ ngữ, các câu văn, các đoạn văn trong một văn bản phải được liên kết với nhau, gắn liền với nhau Sự liên kết từ, ngữ, câu, đoạn trong văn bản gọi là sự liên kết hình thức nghệ thuật 4 Tác dụng của liên kết văn bản - Liên kết... 16+ 17+ 18 VĂN BIỂU CẢM I Mục tiêu 1 Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm, đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm, cách lập ý của bài văn biểu cảm, các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm 2 Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm 3 Thái độ - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học II Chuẩn bị - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo - HS: Ôn tập lý thuyết văn. .. viết thành bài văn hoàn chỉnh 4 Củng cố: - CH: Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Dựa vào dàn ý phần luyện tập viết đề 1, 3 thành hai bài văn hoàn chỉnh Giảng: 2011 Tiết: 22+23+24 LUYỆN TẬP LÀM VĂN BIỂU CẢM I Mục tiêu 1 Kiến thức - Củng cố một số nội dung về đề văn biểu cảm và cách lập ý, cách làm bài văn biểu cảm 2 Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm... lí thì bài văn mới có sức thuyết phục 3 Tìm hiểu đề văn nghị luận - Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp Ví dụ: + Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn + Chứng minh câu tục ngữ: Tốt gỗ... CH: Phần mở bài của văn chứng minh cần phải nêu vấn đề gì? + CH: Phần thân bài của văn chứng minh cần phải làm gì? + CH: Phần kết bài của văn chứng minh cần phải chốt lại những gì? + CH: Nêu các bước làm một bài văn chứng minh? + CH: Thế nào là văn giải thích? + CH: Hãy nêu các phương pháp khi làm văn giải thích? + CH: Muốn tìm lí lẽ trong văn giải thích ta phải làm gì? 37 câu văn, câu thơ phải chép... 4 Dàn ý của bài văn giải thích - Mở bài: + CH: Phần mở bài của văn giải thích cần + Dẫn dắt vào đề: Nêu mục đích, xuất phải nêu vấn đề gì? xứ của vấn đề cần giải thích ( nếu mở bài trực tiếp thì không cần dẫn dắt vấn đề) + Nêu vấn đề cần giải thích: Giới thiệu câu trích Có thể giới hạn vấn đề cần giải thích - Thân bài: + Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ + CH: Phần thân bài của văn giải thích khó... chặt chẽ II Văn chứng minh + CH: Thế nào là văn chứng minh? 1 Thế nào là văn chứng minh? - Là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận diểm cần được chứng minh là đáng tin cậy để thuyết phục người đọc, người nghe - Ví dụ: Chứng minh rằng văn thơ bồi + CH: Với đề bài đã cho em lấy nguồn đắp tâm hồn ta dẫn chứng ở đâu? + Văn học dân gian? + Văn học trung đại? + Văn học Việt... người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng 4 Củng cố: - CH: Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? 5 Hướng dẫn về nhà: - Dựa vào dàn ý phần luyện tập viết đề 1, 3 thành hai bài văn hoàn chỉnh Giảng: 2011 Tiết: 25+26+ 27 VĂN NGHỊ LUẬN I Mục tiêu 1 . đình. 4. Câu văn, đoạn văn. - Tất cả các loại văn bản đều gồm một số câu và đoạn văn( trừ tục ngữ không có đoạn văn) . Câu văn đoạn văn là những tế bào gắn bó hữu cơ trong cơ thể văn bản. Chưa. dao) II. Điệp ngữ. 1.Khái niệm. - Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lạ một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ. - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn. từ ngữ hợp lại theo quy tắc ngữ pháp mới thành câu. Nhiều câu phối hợp với nhau tạo nên đoạn văn. Nhiều đoạn văn phối hợp với nhau tạo thành văn bản. Do đó, các từ ngữ, các câu văn, các đoạn văn

Ngày đăng: 04/09/2014, 20:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

  • I. Mục tiêu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan