Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
354,97 KB
Nội dung
Mehmed II Sultan Thổ Nhĩ Kỳ Sultan Mehmed II, tranh sơn dầu trên vải bạt, Gentille Bellini (1480). Nay được lưu giữ ở Phòng tranh Quốc gia (Luân Đôn) Sultan của đế quốc Ottoman Trị vì 3 tháng 2, 1451 – 3 tháng 5, 1481 Tiền nhiệm Murad II Kế nhiệm Bayezid II Vợ Amina Gul-Bahar Gulshah Hatun Sitti Mukrime Hatun Hatun Çiçek Helene Hatun Anna Hatun Hatun Alexias [hiện]Hậu duệ Hoàng tộc Họ Osman Thân phụ Murad II Thân mẫu Huma Hatun Sinh 30 tháng 3 năm 1432 Erdine, Thổ Nhĩ Kỳ Mất 3 tháng 5 năm 1481 Hünkârcayırı, gần Gebze, Thổ Nhĩ Kỳ Tôn giáo Hồi giáo Chữ ký Mehmed II (Tiếng Thổ Ottoman: ﺪﻤﺤﻣ ﻰﻧﺎﺜﻟا Memed-i sānī, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II. Mehmet), (còn được biết như Méchmét vô địch, [1] tức el-Fāti (ﺢﺗﺎﻔﻟا) trong tiếng Thổ Ottoman, hay, Fatih Sultan Mehmet trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; còn gọi là Mahomet II [2][3] ở châu Âu thời cận đại) (30 tháng 3 năm 1432, Edirne – 3 tháng 5 năm 1481, Hünkârçayırı, gần Gebze) là vị Sultan thứ bảy của đế quốc Ottoman (Rûm trước cuộc chinh phạt) trong một thời gian ngắn từ năm 1444 tới tháng 9 năm 1446, và sau đó là từ tháng 2 năm 1451 tới 1481. Ở tuổi of 21, ông chinh phạt Constantinopolis, dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Mehmet tiếp tục chinh chiến ở châu Á, thống nhất lại Tiểu Á, và mở rộng lãnh thổ tới Beograd ở châu Âu. Sau đó, ông hợp nhất chính sách trị dân cũ của Đông La Mã với chính sách trị dân của nhà Ottoman. Mehmet II không được xem là vị vua người dân tộc Turk đầu tiên của Constantinopolis, nhưng không lạ gì vì trước ông, Leo IV người Khazar, theo đạo Thiên Chúa, là Hoàng đế La Mã trên danh nghĩa. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn nói được các tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý,… [4] Mục lục 1 Thiếu thời 2 Trị vì lần đầu (1444 - 1446) 3 Khoảng thời gian chuẩn bị tích cực cho việc kế ngôi (1446 - 1451) 4 Trị vì lần thứ hai (1451 - 1481) 5 Mở rộng bờ cõi o 5.1 Sự thất thủ Constantinopolis o 5.2 Chinh chiến ở châu Á o 5.3 Chinh chiến ở châu Âu o 5.4 Kết quả 6 Các chính sách đối nội o 6.1 Chính sách hành chính o 6.2 Chính sách quân sự o 6.3 Pháp luật và quan hệ phong kiến dưới thời Mehmed II o 6.4 Chính sách tôn giáo o 6.5 Văn hóa - Giáo dục 7 Qua đời 8 Xem thêm 9 Tài liệu tham khảo 10 Chú thích 11 Liên kết ngoài [ ] Thiếu thời Mehmed II là con trai thứ ba của Murad II (1404 - 1451), vị vua thứ sáu của Đế quốc Ottoman. Ngay từ nhỏ, Mehmed đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi, trong khi đó những người anh trước của ông thường hay gầy yếu bệnh tật. Vì vậy, dù mẹ của Mehmed, Huma Hatun chỉ là một nữ nô, Mehmed lại được cha đặc biệt thương yêu và tin tưởng, chính Murad đã lấy tên cha mình là vua Mehmed I (1413-1420) để đặt cho con trai mình, với mong muốn đứa trẻ sau này sẽ làm nên nghiệp lớn như người ông nội của nó. [4] Khi Mehmed vừa bập bẹ biết nói thì Murad đã vời các thầy giáo giỏi nhất nước vào làm gia sư cho con trai mình. Tiếp theo, Murad II sắp xếp cho Mehmed vào học một trường học đặc biệt ở nội cung, đó cũng là nơi học của con cháu của các nhà quý tộc hoặc những đứa trẻ thông minh lanh lợi, con của các tù binh. Việc này nhằm giúp cho Mehmed kết giao với những người bạn tài năng để sau này họ sẽ giúp đỡ ông làm nên nghiệp lớn. Đồng thời, khi bắt đầu trưởng thành thì Mehmed được vua cha cử đi làm tổng trấn tỉnh Manisa tại Tiểu Á để học tập kinh nghiệm trị quốc. [4] [ ] Trị vì lần đầu (1444 - 1446) Năm 1444, Murad II đã cảm thấy quá mệt mỏi với các công việc triều chính và chiến tranh nên quyết định về phủ Manisa an hưởng tuổi già, và truyền ngôi cho Mehmed. Về phần vua con, được sự giúp đỡ của các thầy học và các đại thần, ông dần dần đã nắm được cách trị vì đất nước. Nhưng giữa lúc đó thì một sự biến quan trọng xảy ra: vua Władysław III của Ba Lan và Hungary gây chiến. Ông này trước đây đã phát động Thập tự chinh đánh bại quân Ottoman và kí hòa ước Segedin với Murad, nay nhân cơ hội Mehmed còn nhỏ tuổi liền cất binh, xé bỏ hòa ước Segedin, lấy cớ là hòa ước này do Władysław ký với Murad và khi Murad đã thoái vị thì nó không còn hiệu lực nữa. Được cộng hòa Venezia, Giáo hoàng, hoàng đế Đông La Mã và một số thế lực châu Âu khác ủng hộ, Władysław III đã tổ chức được một cuộc Thập tự chinh lớn. Thập tự quân nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Ottoman và áp sát trọng trấn Varna nằm trên bờ Hắc Hải. [4] Đồng thời, một số quan lại địa phương cũng nhân cơ hội tuyên bố độc lập. Trước tình hình đó, Mehmed buộc phải vội vã phi ngựa tới phủ Manisa mời vua cha về chấp chính. Sau đó, Murad II đã xuất quân đánh tan tác đạo Thập tự quân tại trận Varna (1444), Władysław III cũng tử trận. Mối họa xâm lược bị đẩy lùi. Sang năm sau, Murad II lại trao quyền cho vua con rồi quay về Manisa. [4] Tuy nhiên, một bộ phận Cấm vệ quân Janissary lại nổi loạn, tỏ ý không phục ấu chúa và đòi Murad quay trở lại ngôi vị. Không còn cách nào khác, tháng 5 năm 1446 Mehmed II lại phải đích thân ra Manisa mời vua cha về lên ngôi thêm một lần nữa. [4] [ ] Khoảng thời gian chuẩn bị tích cực cho việc kế ngôi (1446 - 1451) Sau hai cuộc phong ba nói trên, Mehmed cảm thấy rất rõ là với trình độ hiện có của mình, việc cai trị một tỉnh nhỏ thì được chứ cai trị một đất nước rộng lớn thì rõ ràng là ông chưa đủ sức. Vì vậy, sau đó ông đã ra sức học hỏi thêm kiến thức và chăm chỉ làm việc để bồi dưỡng kinh nghiệm cho mình. Trong thời gian này, Mehmed đọc rất nhiều truyện ký về Alexandros Đại đế cũng như các tướng lĩnh La Mã nổi tiếng để từ đó rút ra kinh nghiệm về cách trị quốc cũng như các tri thức quân sự , chiến thuật, chiến lược, hậu cần… Ông cũng ra sức học thêm nhiều ngôn ngữ, ví dụ tiếng Ả Rập, Hy Lạp, Ba Tư, Serbia, Ý v.v… vì ông ý thức rõ rằng, quốc gia Ottoman nằm giáp giới giữa châu Âu và châu Á nên tình hình dân tộc và ngôn ngữ ở khu vực này khá đa dạng và phức tạp. Ngoài ra ông cũng rất yêu thích thi ca, thuộc lòng các bài thơ cổ Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, bản thân Mehmed cũng là một nhà thơ. Mehmed còn là một người làm vườn giỏi, ông thường thư giãn bằng cách trồng tỉa vườn hoa và vườn cây ăn quả ở nội cung. Triết học cũng thu hút niềm yêu thích của Mehmed, nhất là triết học Aristotle và triết học Khắc kỉ (Stoicism). Dần dần, sau năm năm, Mehmed từ một thiếu niên còn rất ngây thơ đã trở thành một thanh niên tài năng có học vấn rất uyên bác. [4] [ ] Trị vì lần thứ hai (1451 - 1481) Ngày 18 tháng 2 năm 1451, Murad II lâm bệnh và qua đời tại Edirne. Mehmed hay tin, lập tức cùng những người thân tín phi ngựa bất kể ngày đêm đến thủ đô, chấm dứt bổn phận của tổng trấn Manisa. Ngày 18 tháng 2 năm 1451, ông lên ngôi ở Edirne, trở thành vua thứ bảy của đế quốc Ottoman. Ngay ngày hôm đó, Mehmed đã hạ lệnh giết chết một người em trai cùng cha khác mẹ mới tám tháng tuổi của mình vì người em trai này, con của Murad II với một công chúa người Serbia, là một kẻ thù tiềm tàng trong việc tranh ngôi của Mehmed II. Vài năm sau ông còn ra một chiếu thư mà khiến ai cũng rùng mình, quy định rằng các hoàng đế nhà Ottoman có quyền giết chết các anh em của mình để duy trì hoàng vị và an ninh quốc gia. [4] Đây cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng tộc Osman sau này. Từ đó, Mehmed hoàn toàn thay đổi cá tính, từ một con người nho nhã nhu nhược trở thành kẻ quyết tâm dùng cường quyền để mở rộng và củng cố nền thống trị của mình. [ ] Mở rộng bờ cõi [ ] Sự thất thủ Constantinopolis Bài chi tiết: Sự thất thủ của Constantinopolis Mehmed II hạ thành Constantinopolis, họa phẩm của Fausto Zonaro Một trong những mục tiêu đầu tiên mà Mehmed II nhắm tới chính là lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã, lúc này chỉ còn kinh đô Constantinopolis và một số vùng phụ cận nhỏ xung quanh. Tới lúc Mehmed II lên ngôi, đế quốc Ottoman đã có lãnh thổ hết sức to lớn nằm vắt ngang châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, tại trung tâm của đế quốc vẫn tồn tại lãnh thổ chưa chịu khuất phục của người Byzantine. Sự tồn tại này của chẳng khác chi một cây đinh đóng chặt vào ngay giữa quả tim của đế quốc. Vì vậy các vua nhà Ottoman đã từng nhiều lần có ý đồ nhổ bỏ chiếc đinh này khỏi lãnh thổ của mình. Ông cố của Mehmed là Bayezid I (1389 - 1402) đã từng mấy lần đem quân vây đánh Constantinopolis. Cha của Mehmed là Murad II cũng đã từng có lần bao vây ngôi thành suốt hai tháng. Nhưng vì địa thế hiểm trở cũng như sự vững chãi của các tường thành mà tất cả những nỗ lực này đều không thành công. Nay Mehmed II một lần nữa chuẩn bị lực lượng vây đánh Constantinopolis, quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. [4] Vì vậy không ngạc nhiên khi Mehmed rất khát khao làm chủ được Constantinopolis và biến nó thành thủ đô của Hồi giáo, điều này thể hiện qua hai câu nói: “ Trẫm chỉ có một mong muốn duy nhất. Hãy tặng Constantinopolis cho trẫm. ” —Mehmed II, [5] “ Thời đại hiện nay đã thay đổi rồi, ta muốn đi từ phía Đông sang phía Tây, cũng giống như trước kia người Tây phương đi đến Đông phương. Trên thế giới này chỉ có thể có một đế quốc, chỉ có thể có một tôn giáo, chỉ có thể có một vương quốc. Muốn thực hiện được sự liên hệ đó thì trên đời này không có địa phương nào thích hợp hơn là Constantinopolis. ” —Mehmed II, [4] Năm 1451, Mehmed ráo riết củng cố hải quân Ottoman, và chuẩn bị cuộc chinh phạt Constantinopolis. Ở eo biển Bosporus chật hẹp, trước kia Bayezid I đã xây thành Anadoluhisarı ở phần châu Á; Mehmed dựng nên một ngôi thành vững chắc hơn, Rumelihisarı ở phần châu Âu, thế là ông hoàn toàn làm chủ eo biển Bosporus. Để xây ngôi thành này, Mehmet hạ lệnh đánh thuế lên những chiếc thuyền chạy trong phạm vi tầm ngắm của đại bác họ. Một tàu thuỷ Venezia đòi ông phải ngưng làm việc đó, bị đánh chìm với một phát bắn. [6] Ngày 6 tháng 4 năm 1453, Mehmed II và quân đội bắt đầu vây thành Constantinopolis. Ngày 29 tháng 5 năm 1453, Mehmed và quân đội đến sát chân thành nhưng đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân hoàng đế Constantinus XI. Nhưng với ưu thế quá vượt trội về quân số cũng như trang bị, sau những cuộc giao chiến khốc liệt, quân Ottoman cuối cùng cũng tràn được vào thành. [5] Tuyệt vọng, hoàng đế Constantinus XI thốt lên: “Thành đã mất thì ta còn sống làm gì nữa!” rồi xông thẳng vào biển quân Ottoman và hy sinh. Thế là thành Constantinopolis thất thủ. Quân Ottoman tàn phá ngôi thành và bắt 6000 người làm nô lệ. [5] Nhưng sau đó, Mehmed thiên đô về Constantinopolis. Ngày 30 tháng 5 năm 1453, Mehmed chuyển đại thánh đường St. Sophia thành một Hagia Sophia, một thánh đường Hồi giáo, và bắt đầu xây dựng một thủ đô mới. Sau chiến thắng Constantinopolis, Mehmed II xưng hiệu “Hoàng đế La Mã” (Kayser-i Rûm), dù điều này không được công nhận bởi các vương quốc Tây Âu, giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp hay các cộng đồng người Hy Lạp khác. [ ] Chinh chiến ở châu Á Cuộc chinh phạt Constantinopolis khiến cho Mehmed II chuyển sự chú ý của mình sang phía đông. Trước đó, ông cố của Mehmed là Bayezid I đã thống nhất được Tiểu Á, nhưng cuộc tấn công của Đế quốc Timur đã phá nát Vương quốc Ottoman và khiến các vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông bán đảo Tiểu Á ly khai trở lại. Chính vì vậy, Mehmed II quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. Trước hết, ông chinh phạt các xứ của người Thổ, sau đó tiến lên phía Bắc và tiêu diệt Đế quốc Trebizond của người Đông La Mã vào năm 1461. Tiếp theo, Mehmed lại đánh nhau với xứ Ak Konyulu (hay còn được gọi là White Sheep) đang thống trị khu vực Đông Tiểu Á và Armenia. Lúc bấy giờ, với mục đích giảm nhẹ áp lực của Đế quốc Ottoman lên các thuộc địa của mình tại bán đảo Balkan, Cộng hòa Venezia đã xúi giục vua Ak Konyulu là Uzun Hasan gây chiến với Mehmed, đồng thời viện trợ vũ khí cho Hasan. Để đối phó với Hasan, [...]... quân Ottoman, đồng thời với nguồn nước trở nên thiếu hụt và hoàng thân Stefan III lại nhận được 3 vạn viện binh do cựu thù của Mehmed, Vlad III Dracula chỉ huy Mehmed II buộc phải bỏ dở chiến dịch và quân đội Ottoman triệt thoái Năm 1480, Mehmed II chinh phạt bán đảo Ý, để thực hiện mưu đồ “thống nhất Đế quốc La Mã cổ đại” của Mehmed Thoạt đầu, quân Ottoman dễ dàng đánh chiếm thành phố Otranto vào năm... một cuộc tranh chấp về cống vật của vương quốc Bosnia, Mehmed đã chinh phạt Bosnia và nhanh chóng toàn thắng, vua cuối cùng của Bosnia là Stjepan Tomasevic bại vong Ông cũng gây chiến với chư hầu cũ của mình là vương công Vlad III Dracula xứ Wallachia Năm 1462 Mehmed II đã gặt hái thảm bại khi bị Vlad tấn công trong cuộc tấn công ban đêm Thế rồi, Mehmed chuyển sang giúp đỡ anh trai Vlad là Radu để trả... Scholarios và Mehmed II Có một điều đáng chú ý là thái độ của Mehmed II đối với tôn giáo rất là khoan dung và rộng rãi so với nhiều bậc đế vương cùng thời Ông đã chấp nhận Chính thống giáo Đông phương, cho phép cho các giáo trưởng Thiên Chúa giáo truyền đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ Ông đối xử rất khoan hồng với giáo dân và giáo hội Thiên Chúa giáo tại Constantinopolis và trên toàn đế quốc Mehmed II cho phép cộng... quốc Ottoman trong suốt một thời gian dài [ ] Kết quả Những cuộc chiến của Mehmed II tại châu Âu chứng tỏ sự hiện diện của người Thổ ở đó không phải là nhất thời Dưới thời Mehmed II, quân Ottoman chưa thể chiếm ưu thế trội hơn hẳn quân các nước vùng Balkan, nhưng cuộc chiến hãy còn tiếp diễn Kết quả của các cuộc chinh phạt trên là Mehmed đã nắm trong tay một Đế quốc Ottoman hết sức rộng lớn, gồm 28 tỉnh... nhà thờ Mehmed II, [4] ” Mehmed cũng đã tuyển mộ đội tân binh đến từ Devshirme Trong đội quân này có nhiều giáo dân Thiên Chúa giáo trẻ tuổi Đội quân này được chia làm 2 nhóm: các lính tráng có đủ tư cách nhất sẽ được phục vụ nhà vua trong cung điện; những người kém tài hơn nhưng có thể lực tốt thì sẽ được gia nhập toán Cấm vệ quân janissary của vua [ ] Văn hóa - Giáo dục Tranh vẽ Mehmed II, trong... Tập ảnh Sarayi Ngay từ thời niên thiếu, Mehmed II đã bộc lộ một sự yêu thích đặc biệt về văn học và nghệ thuật Sau này khi lên làm vua, ông mời nhiều danh họa Ý, người theo chủ nghĩa nhân văn và nhà triết học Hy Lạp đến cung điện, nói đúng hơn là chung quanh Mehmed thường tụ tập rất nhiều văn nhân học giả, cùng nhau bàn chuyện quốc sự hay làm thơ, vẽ tranh Mehmed II cũng đã sáng tác một tập thơ thể hiện... thời kỳ cai trị của mình Mehmed II luôn luôn phải đối phó với những cuộc đấu tranh quyền lực trong triều đình Đặc biệt nghiêm trọng, năm 1472 các đại thần phản loạn từng tổ chức âm mưu phế bỏ Mehmed để lập Cem, một đứa con nhỏ của ông lên ngôi, nhưng may mắn thay âm mưu bị phát hiện và những người dính líu đều bị trừng phạt Vì vậy, từ một vị vua cởi mở, ưa kết giao, Mehmed II về cuối đời trở nên hết... một ngoại tộc thành dân tộc chủ thể của Tiểu Á Có thể nói, việc chinh phạt của Mehmed tại châu Á đã xúc tiến cho sự thành hình của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.[4] [ ] Chinh chiến ở châu Âu Tiếp đó, năm 1460 Mehmed II lại xua quân xâm chiếm lãnh địa của người Byzantine ở châu Âu là Morea trên bán đảo Peloponnese Đến năm sau, Mehmed lại xâm chiếm Đế quốc Trebizond ở châu Á Kết quả là hai lãnh địa cuối.. .Mehmed II đã phải huy động một đạo quân hùng mạnh với rất nhiều nhân lực và vật lực của toàn đế quốc, ngay cả hai người con trai là Mustafa và Bayezid cùng với quan chưởng ấn cũng trực tiếp tham gia chiến đấu.[4] Cuối cùng, quân Ottoman đại thắng trong trận Otlukbeli năm 1473 Đến đây, Mehmed II đã nắm được quyền kiểm soát toàn bộ vùng Tiểu Á, đồng... vào kỵ binh Số kỵ binh do các lãnh chúa phong kiến cung cấp cho quân đội Ngoài ra, Mehmed cũng tổ chức một đội kỵ binh thường trực, tuyển mộ từ Cấm vệ quân hoặc những người hầu.[4] Hải quân Ottoman mãi tới thời sultan Mehmed II mới được xem là một lực lượng chính quy, và nó bắt đầu phát triển mạnh mẽ cũng vào thời của ông Mehmed đã bắt đầu cho xây dựng một số xưởng đóng thuyền chiến trên các cảnh ven . thân Stefan III lại nhận được 3 vạn viện binh do cựu thù của Mehmed, Vlad III Dracula chỉ huy. Mehmed II buộc phải bỏ dở chiến dịch và quân đội Ottoman triệt thoái. Năm 1480, Mehmed II chinh. dưới thời Mehmed II o 6.4 Chính sách tôn giáo o 6.5 Văn hóa - Giáo dục 7 Qua đời 8 Xem thêm 9 Tài liệu tham khảo 10 Chú thích 11 Liên kết ngoài [ ] Thiếu thời Mehmed II là con. tình hình đó, Mehmed buộc phải vội vã phi ngựa tới phủ Manisa mời vua cha về chấp chính. Sau đó, Murad II đã xuất quân đánh tan tác đạo Thập tự quân tại trận Varna (1444), Władysław III cũng tử