1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NÚT GIAO THÔNG pptx

59 5.1K 124

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

Nội dung

Chương 5: NÚT GIAO THÔNG (8 tiết) §1. Khái niệm chung về nút giao thông (2 tiết) I. Các khái niệm cơ bản về nút giao thông. II. Mục tiêu và các yếu tố phải xét khi thiết kế nút giao thông. III. Những nguyên tắc thiết kế nút giao thông. IV. Phân loại nút giao thông. V. Lựa chọn loại hình nút giao thông. §2. Thiết kế nút giao thông cùng mức (2 tiết). I. Các dạng nút giao thông cùng mức và phạm vi áp dụng. II. Các thông số kỹ thuật. §3. Thiết kế nút giao thông cùng mức kênh hóa (1 tiết). I. Các nguyên tắc kênh hóa. II. Chiều rộng làn xe rẽ trong nút giao thông kênh hóa. III. Đảo trong nút giao thông. §4 Nút giao thông hình xuyến (1 tiết). I. Khái niệm. II. Những ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. III. Các thông số kỹ thuật. §5. Nút giao thông khác mức (1 tiết) I. Khái niệm và phạm vi áp dụng. II. Các yếu tố kỹ thuật của nút giao thông khác mức. *************************** 1 Chương 5: Nút giao thông §1. Khái niệm và phương pháp thiết kế nút giao thông. I. Các khái niệm cơ bản về nút giao thông. Nút giao thông là nơi giao nhau trên cùng một mặt phẳng hoặc các mặt phẳng khác nhau giữa các đường ô tô hoặc giữa đường ô tô và đường sắt, tại đó xe tiếp tục hoặc đổi hướng cuộc hành trình. 1. Đặc điểm của nút giao thông. - Tại nút giao thông xe cộ nhiều, thành phần xe phức tạp, khách bộ hành qua đường đông; - Số lượng điểm xung đột giữa các dòng xe tại nút giao thông lớn, hình thành các điểm giao cắt, điểm nhập dòng, tách dòng. - Diện tích nút giao thông nhỏ hẹp. - Có hiện tượng cản trở lẫn nhau giữa các phương tiện GT, giữa xe và người qua đường nên thường xuyên gây tai nạn, ùn tắc giao thông, giảm khả năng thông hành, tăng lượng khí thải. 2. Xe thiết kế: Xe thiết kế là loại xe phổ biến trong dòng xe, dùng để tính toán các yếu tố của đường. Trên mạng lưới đường đô thị có các loại xe thiết kế là: • Xe con: bao gồm các loại xe ô tô có kích thước nhỏ, xe chở khách dưới 8 chỗ, xe tải nhỏ có mui (PCU). • Xe tải: gồm xe tải đơn (SU), xe tải liên hợp (WB). • Xe buýt: gồm xe buýt đơn (BUS), xe buýt có khớp kéo (A-BUS). • Xe hai bánh: xe đạp, xe gắn máy. Việc lựa chọn loại xe thiết kế tùy thuộc vào loại đường, và khả năng đáp ứng về mặt kinh tế - kỹ thuật, hay do người có thẩm quyền đầu tư quyết định. 2 3. Tốc độ thiết kế: Tốc độ thiết kế là tốc độ dùng để tính toán các yếu tố hình học chủ yếu của đường. Tốc độ thiết kế kiến nghị phải phù hợp với loại đường, các điều kiện về địa hình, việc sử dụng đất bên đường. Với luồng xe đi thẳng, dùng tốc độ thiết kế của cấp đường đi qua. Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế bằng 60% tốc độ thiết kế của đường chính qua nút. Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế có 2 trường hợp: - Thiết kế tối thiểu không quá 15 km/h. - Thiết kế nâng cao không vượt 40% tốc độ thiết kế của đường ngoài nút. 4. Hành lang hoặc dải xe chạy: Khi gần đến nút giao thông, các dòng xe cùng hướng được phân bố trên các hành lang (các dải) có cùng chức năng: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải. Hành lang có thể cấu tạo 1 làn xe hoặc nhiều làn xe. 5. Đảo giao thông(có 3 loại): - Đảo phân cách: được dùng trên đường để phân cách các dòng xe có chiều chạy ngược nhau, phân cách dòng xe cơ giới và dòng xe thô sơ, để hướng dẫn xe rẽ trái và là nơi trú chân cho bộ hành khi qua đường ở những NGT rộng. - Đảo dẫn hướng: + Đảo tam giác để hướng dẫn xe rẽ phải + Đảo giọt nước bố trí trên đường phụ để hướng dẫn xe rẽ trái từ đường chính vào đường phụ và từ đường phụ ra đường chính. + Hình dạng của đảo được thiết kế theo dạng quỹ đạo xe chạy khi rẽ - Đảo trú chân: phục vụ cho khách bộ hành. Đảo có thể được bó vỉa, trồng cỏ, trồng hoa hoặc kẻ bằng vạch sơn trên mặt đường. 6. Dải phụ: 3 - Di ph cho xe ch r trỏi: c b trớ trờn ng chớnh khi lu lng xe chy trờn ng chớnh ln v lng xe r trỏi t ng chớnh vo ng ph l ỏng k. - Di chuyn tip tc cho xe r phi: m bo giao thụng trờn ng chớnh khụng b nh hng do xe trờn ng chớnh r phi vo ng ph v t ng ph r phi vo ng chớnh ngi ta b trớ di chuyn tip (di ph) cho xe r phi. Cú 2 loi di chuyn tip, ú l: + Di tng tc: cho xe r phi t ng ph vo ng chớnh. + Di gim tc: cho xe r phi t ng chớnh vo ng ph. 7 6 1 2 1 3 5 4 Hình 4 - 3: Các yếu tố chính của một nút giao thông cùng mức 1- đảo phân cách ; 2- đoạn vát chuyển tiếp vào dải chờ xe rẽ trái 3- dải phụ cho xe chờ rẽ trái ; 4- kẻ vạch sơn trên phần xe chạy 5- dải cho xe rẽ phải trên đ9ờng chính ; 6- đảo tam giác ; 7- đảo giọt n9ớc Hỡnh 5-3. Cỏc yu t chớnh ca mt nỳt giao thụng cựng mc 1 - o phõn cỏch; 2 - on chuyn tip; 3 - on ch r trỏi; 4 - vch k sn trờn phn xe chy; 5 - di cho xe r phi trờn ng chớnh; 6 - o tam giỏc; 7 - o git nc 7. im xung t trong nỳt giao thụng: Do xe chy theo cỏc hng khỏc nhau, ti nỳt giao thụng thng xuyờn xy ra cỏc tỡnh hung xung t ti cỏc im giao ct dũng xe. Cỏc im ú c gi l cỏc im xung t, cỏc dũng xe c gi l dũng xung t. Tớnh cht cỏc im xung t ph thuc vo hng chy ca cỏc dũng xung t. Cú cỏc dng im xung t nh sau: im tỏch dũng, im nhp dũng, im ct. 4 Các điểm xung đột này chính là nguyên nhân làm giảm tốc độ xe chạy và gây ra tai nạn. Số điểm xung đột càng nhiều, tình trạng giao thông càng phức tạp. Trong các điểm xung đột, điểm cắt, nhất là điểm cắt khi rẽ trái, có ảnh hưởng lớn nhất, rồi đến điểm nhập dòng, và cuối cùng là điểm tách dòng. Vì thế khi thiết kế và tổ chức giao thông tại nút, nhiệm vụ chủ yếu là làm giảm tối đa các điểm xung đột. Số điểm xung đột phụ thuộc vào số đường giao nhau và cách quản lý giao thông tại nút. 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 22 1 2 1 2 33 3 3 H×nh 4 - 4: C¸c ®iÓm xung ®ét trªn nót giao th«ng cïng møc Các điểm xung đột trên nút giao thông cùng mức 1 - điểm tách dòng; 2 - điểm nhập dòng; 3 - điểm giao cắt Nếu gọi n t , n n , n c là số điểm tách, nhập và cắt của một nút giao thông. Lấy điểm tách làm chuẩn, có hệ số bằng 1 thì để đánh giá mức độ phức tạp của nút người ta tính: M= n t + 3n n + 5n c Các tiêu chí đánh giá mức độ phức tạp như sau: + M<10: nút rất đơn giản. + M=10~25: nút đơn giản. + M=25~55: nút phức tạp. Các biện pháp làm giảm số lượng các điểm xung đột: • Đặt đèn tín hiệu (hoặc sự tham gia của cảnh sát giao thông) điều khiển xe chạy, phân luồng xe chạy theo thời gian. 5 • Bố trí hợp lý các đảo giao thông, đảm bảo xe chạy có tổ chức, biến điểm cắt thành điểm tách hoặc nhập dòng (nút hình xuyến), giảm bớt ảnh hưởng lẫn nhau khi xe chạy qua nút. • Dùng nút giao thông khác mức có thể xóa bỏ các điểm cắt, chỉ còn các điểm tách nhập. II. Mục tiêu và các yếu tố phải xét khi thiết kế nút giao thông. 1. Mục tiêu thiết kế nút: Nút giao thông là nơi tập trung nhiều xung đột, nhiều tai nạn, gây nên ách tắc. Nhiệm vụ thiết kế nút giao thông là giải quyết các xung đột hoặc triệt để hoặc có mức độ nhằm đáp ứng các mục tiêu: - Đảm bảo lưu lượng xe thông qua nút lớn nhất làm tăng khả năng thông hành chung của mạng lưới đường đô thị. - Đảm bảo an toàn giao thông. - Có hiệu quả về kinh tế - xã hội. - Đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường. Hai mục tiêu đầu tiên là quan trọng hàng đầu nhất thiết phải đảm bảo. 2. Các nhân tố phải xét khi thiết kế nút giao thông. a). Các nhân tố về giao thông: • Chức năng của các đường giao nhau trong mạng lưới đường. • Lưu lượng xe: xe qua nút, xe các luồng rẽ, hiện tại, dự báo (20 năm cho xây dựng cơ bản, 5 năm cho tổ chức giao thông ngắn hạn), lưu lượng xe trung bình ngày đêm, lưu lượng xe giờ cao điểm. • Thành phần dòng xe, đặc tính của các xe đặc biệt. • Lưu lượng khách bộ hành qua nút; • Các bến đỗ xe trong phạm vi của nút nếu có. 6 b. Các nhân tố về vật lý: • Địa hình vùng đặt nút và các điều kiện tự nhiên. • Các quy hoạch trong vùng, điều kiện thoát nước. • Góc giao các tuyến và khả năng khải thiện. • Các yêu cầu về môi trường và mỹ quan. c. Các nhân tố về kinh tế: • Các chi phí xây dựng, bảo dưỡng. • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. • Các chỉ tiêu phân tích kinh tế kỹ thuật. d. Các nhân tố về cảnh quan: e. Các nhân tố về con người: • Thói quen, ý thức kỷ luật, kỹ năng của đội ngũ lái xe. • Ý thức kỷ luật, trình độ dân trí của người tham gia giao thông và cư dân ven đường. III. Những nguyên tắc thiết kế nút giao thông: 1. Yêu cầu cơ bản khi thiết kế nút giao thông cùng mức là đảm bảo người và xe cộ và khách bộ hành đi lại an toàn thông suốt, đảm bảo thoát nước mặt nhanh chóng và kiến trúc đô thị hài hòa. 2. Nội dung chủ yếu thiết kế nút giao thông: • Chọn hình thức nút giao thông, xác định kích thước các bộ phận của nút (chiều rộng phần xe chạy, đảo giao thông, dải trồng cây, bán kính bó vỉa, …). Đây là nội dung đầu tiên của việc thiết kế nút vì khả năng thông xe và độ an toàn tại nút phần lớn quyết định ở hình thức nút và cách tổ chức giao thông. 7 • Bố trí hợp lý các thiết bị giao thông: đèn tín hiệu, dấu hiệu giao thông, đèn chiếu sáng, chỗ người qua đường, điểm đỗ xe công cộng,… • Thiết kế chiều đứng nút giao thông, bố trí các giếng thu nước, các cống thoát nước. 3. Các nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông: • Đảm bảo cho người lái xe nhận biết kịp thời nút khi tới gần để chuẩn bị tư tưởng và có thể nhận biết được ngay đường đi lối lại khi tới nút, không do dự, không bị ngộ nhận sai phương hướng. Để có thể biết là sắp tới nút có thể bố trí đảo ở nút, trên đó có thể trồng cây thấp, tượng đài, dùng dấu hiệu giao thông, ban đêm nút được chiếu sáng nhiều hơn. • Đảm bảo tầm nhìn để người lái xe có thể dễ dàng nhìn thấy xe đi trên tuyến khác và định lượng được tốc độ của xe đó. Không được để xe đỗ gần nút, các biển quảng cáo, biển báo giao thông, cây trồng không được che khuất tầm nhìn. Trong phạm vi trường nhìn các chướng ngại vật phải được dỡ bỏ để đảm bảo có chiều cao thấp hơn 0,3m so với tầm mắt của lái xe. • Đảm bảo cho các dòng xe cắt nhau một góc 90 độ hoặc gần 90 độ. Giao nhau một góc như vậy, người lái xe có thể nhìn tốt hơn, định lượng được tốt hơn vận tốc xe chạy trên đường ngang. Mặt khác, với góc giao như vậy có thể giảm được chiều dài qua đường. • Bố trí nút trên đoạn đường thẳng, tránh bố trí trên đoạn đường vòng và trên đoạn dốc có độ dốc > 2%. • Giảm nhỏ diện tích mặt đường ở nút. Nếu diện tích mặt đường quá rộng sẽ dẫn đến kéo dài thời gian xe chạy qua nút, không an toàn cho người qua đường. Tuy nhiên diện tích nút không thiết kế quá nhỏ vì sẽ gây ùn tắc giao thông và giảm khả năng thông hành. • Khoảng cách giữa các nút trong đô thị không nên nhỏ hơn 400m, ngoài đô thị không nên nhỏ hơn 2km đối với đường cấp III, và 5 km đối với đường cấp I,II. 8 • Bố trí hợp lý các đảo giao thông với tác dụng vạch giới hạn đường xe chạy, hướng dẫn xe chạy, làm chỗ trú chân tạm thời cho người qua đường, đồng thời là nơi bố trí biển bảo giao thông, đèn giao thông, cột điện,…Tuy nhiên nếu quá lạm dụng mà bố trí nhiều đảo tại nút sẽ làm cho lái xe mất phương hướng và làm mất mỹ quan. • Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho các xe rời khỏi nút. • Đảm bảo chiếu sáng nút ban đêm để đảm bảo an toàn xe chạy và làm tăng vẻ đẹp đường phố. IV. Phân loại nút giao thông. 1. Theo kiểu giao cắt: - Nút giao cùng mức. - Nút giao khác mức: nút giao triệt để và không triệt để. 2. Theo hình thức điều khiển: - Nút giao thông có đèn điều khiển. - Nút giao thông không có đèn điều khiển. 3. Theo phương pháp hóa giả các xung đột tại nút: - Nút giao thông khác mức: dùng công trình (hầm hay cầu) cách ly các dòng xe để hóa giải xung đột. Có hai loại chính:  Nút khác mức liên thông: trong nút có nhánh nối để xe có thể chuyển hướng.  Nút vượt (nút trực thông): không có nhánh nối, các luồng xe chủ yếu qua nút nhờ công trình để cách ly các luồng xe khác. - Nút giao cùng mức:  Nút đơn giản: các xung đột tại nút vẫn có thể chấp nhận, được áp dụng khi lượng xe rẽ dưới 30 xcqd/h và tốc độ xe rẽ dưới 25 km/h. Loại hình này có thể mở rộng hoặc không mở rộng. 9  Nút kênh hóa: là nút mà một số dòng xe trong nút được phân chia sử dụng kênh, làn riêng. Khi phân chia dùng các đảo (tam giác, giọt nước, trung tâm) để che lấp không gian trống ở mặt đường.  Nút hình xuyến: chuyển các xung đột nguy hiểm kiểu giao cắt thành xung đột trộn dòng.  Nút điều khiển bằng đèn tín hiệu: cách ly các luồng xe xung đột bằng cách phân chia theo thời gian. Loại hình này không khuyến khích sử dụng trên đường ô tô, nhất là khi tốc độ tính toán trên 60 km/h. V. Lựa chọn loại hình nút giao thông. 1. Các lý thuyết áp dụng: Việc áp dụng các loại hình nút giao thông hợp lý dựa trên lưu lượng xe chạy trên đường chính cũng như đường phụ. Các nhà nghiên cứu về giao thông trên cơ sở lý thuyết và quan trắc thực tiễn trong nhiều năm đưa ra các biểu đồ phạm vi áp dụng cho nút giao thông. Dưới đây đưa ra hai biểu đồ đề nghị cho phạm vi áp dụng các loại hình nút giao thông của Евгений Михайлович Лобанов, và Валерий Фидорович Бабков. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1000 1500 2000 2500 xe/ngµy 500 L9u l9îng xe ch¹y trªn ®9êng phô, L9u l9îng xe ch¹y trªn ®9êng chÝnh, xe/ngµy 4 3 2 1 H×nh 4 - 1: Ph¹m vi sö dông c¸c lo¹i nót giao th«ng (E.M. Lobanov) Phạm vi sử dụng các loại nút giao thông (Е.М. Лобанов) Trong đó: 1 – Nút giao cùng mức đơn giản 10 [...]... Nỳt giao cựng mc cú o dn hng trờn ng ph v tng bỏn kớnh r phi 3 Nỳt giao cựng mc cú o dn hng c trờn ng chớnh v trờn ng ph, cú di chuyn tip tc trờn ng chớnh 4 Nỳt giao khỏc mc VIII 8 VII 6 2 Nph, 10 xe/ngđ 10 VI 4 2 II IV I V III 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2 Nch, 10 xe/ngđ Hình 4 - 2: Phạm vi sử dụng các loại nút giao thông (V.F Bapkov) Hỡnh 5-2 Phm vi s dng cỏc loi nỳt giao thụng ca . Trong ú: I Nỳt giao. .. n gin II Nỳt giao cựng mc cú phõn lung v o dn hng trờn ng ph III Nỳt giao cựng mc cú phõn lung v o dn hng c trờn ng chớnh v ng ph, cú di chuyn tc trờn ng chớnh IV Nỳt giao hỡnh vũng xuyn V Nỳt giao hỡnh vũng xuyn cú u tiờn cho hng cú lu lng xe ln VI Nỳt giao hỡnh vũng xuyn cú o trung tõm ng kớnh nh VII Nỳt giao hỡnh vũng xuyn G1 ca ci to nõng cp thnh nỳt giao khỏc mc VIII Nỳt giao khỏc mc 2... khin giao thụng bng ốn tớn hiu trỏnh ựn tc giao thụng Khi iu khin giao thụng bng ốn tớn hiu, kh nng thụng xe cng thp hn nỳt giao thụng loi 2, 3 do din tớch ca nỳt ln Cn rt thn trng khi quyt nh s dng nỳt giao thụng loi ny b) Khi bỏn kớnh o R > 15 m: nỳt giao thụng c gi l nỳt giao thụng hỡnh xuyn, v c chia thnh nỳt giao thụng hỡnh xuyn nh v hỡnh xuyn ln Nỳt giao thụng hỡnh xuyn nh 15 m< R . nguyên tắc thiết kế nút giao thông. IV. Phân loại nút giao thông. V. Lựa chọn loại hình nút giao thông. §2. Thiết kế nút giao thông cùng mức (2 tiết). I. Các dạng nút giao thông cùng mức và phạm. của nút giao thông khác mức. *************************** 1 Chương 5: Nút giao thông §1. Khái niệm và phương pháp thiết kế nút giao thông. I. Các khái niệm cơ bản về nút giao thông. Nút giao thông. nút giao thông. 1. Theo kiểu giao cắt: - Nút giao cùng mức. - Nút giao khác mức: nút giao triệt để và không triệt để. 2. Theo hình thức điều khiển: - Nút giao thông có đèn điều khiển. - Nút giao

Ngày đăng: 01/08/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w