Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ HỌC SINH SINH VIÊN PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢ
Trang 1Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ HỌC SINH SINH VIÊN
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIẾN BIẾN HÒA BÌNH”
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ PHÚ YÊN
Trong thế giới ngày nay, những mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại những biểu hiện dưới sắc thái mới; cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên thế giới vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau Tuy vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực đang mở ra những cơ hội và thách thức mới Thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế và các vấn đề thi ên tai, dịch bệnh, những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất
ổn định do cạnh tranh lợi ích chiến lược giữa các nước lớn Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương
Trong bối cảnh quốc tế mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường xuyên thay đổi chiến lược và phương thức chống phá cách mạng nước ta, chúng sử dụng
phương thức phi vũ trang, với thực hiện chiến lược hết sức nguy hiểm là “diễn biến hòa
bình”(DBHB), gây bạo loạn lật đổ Các thế lực phản động, thù địch tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của nước
ta Do vậy, phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng và được
chúng ta nhận thức đầy đủ hơn Đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị , tư tưởng văn hóa , đối ngoại là những nội dung và phương thức cần được đặc biệt chú trọng trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa
Mặt khác, chúng ta cần đặc biệt coi trọng việc “tự bảo vệ” trong mỗi con người,
mỗi tổ chức, trong mỗi ngành, mỗi cấp; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được tiến hành ngay từ cơ sở
Vì vậy, đối với Trường Cao đẳng nghề Phú yên, là một đơn vị sự nghiệp giáo dục cần ra sức giáo dục cho cán bộ công nhân viên chức và học sinh sinh viên về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta, giáo dục việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn
để đề phòng và chống lại các thế lực thù địch đang tìm cách chống phá cách mạng nước
ta bằng mọi thủ đoạn, trong đó đặc biệt thủ đoạn của chiến lược “DBHB”, BLLĐ
Để làm được như vậy, trước hết ta cần có những hiểu biết chung về “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ:
Trang 2“DBHB” là chiến lược cơ bản của Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực phản động, nhằm lật đổ chính trị-xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các phương pháp phi quân sự” Như vậy, nội dung chính của
“DBHB”:
Một là, sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong, nhằm tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài “tự do”,
“dân chủ”, “nhân quyền”
Hai là,kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc
Ba là, triệt để khai thác và lợi dụng khó khăn, sai sót của Nhà nước, tạo nên sức ép ngày càng lớn buộc lãnh đạo Nhà nước phải từng bước chuyển hoá, thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập
Bốn là, tác động của chiến lược “DBHB” là một trong những nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của XHCN ở Đông Âu và Liên Xô năm 1991
Còn bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động, gây rối trật tự an ninh xã hội, nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ, thiết lập chính quyền phản động ở địa phương và Trung ương Bạo loạn lật đổ (BLLĐ) là một thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực phản động trong chiến lược “DBHB” để xoá bỏ CNXH ở Việt Nam
BLLĐ có những đặc trưng riêng như BLLĐ là hoạt động bằng bạo lực có tổ chức của CNĐQ và lực lượng phản động để chống phá các nước tiến bộ trước hết là các nước XHCN; Mục đích của BLLĐ nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ, thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hoặc Trung ương; DBHB là quá trình tạo nên những điều kiện, thời
cơ cho BLLĐ; Cả DBHB và BLLĐ đều cùng bản chất phản Cách mạng trong âm mưu chống phá các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN
Chúng ta có thể tóm tăt quá trình hính thành và phát triển của DBHB như sau: Thứ nhất là giai đoạn từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỷ XX: Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, CNXH phát triển thành hệ thống các nước XHCN, làm thay đổi căn bản tình hình so sánh lực lượng trên Thế giới; Đế quốc Mĩ thực thi chiến lược toàn cầu “ngăn chặn”, nhằm ngăn chặn Cộng sản, làm suy yếu, thu hẹp ảnh hưởng của Liên Xô và các nước XHCN; Ngày 22/12/1946 người đại diện của Mỹ ở Liên
Xô đã trình lên chính phủ Mỹ kế hoạch chống Liên Xô toàn diện: bao vây quân sự; phong toả kinh tế; lật đổ chính trị; có thể dùng vũ lực can thiệp, kế hoạch đó được gọi là:”ngăn chặn phi vũ trang”; Đa-lét giám đốc CIA cho rằng: lấy uy hiếp quân sự làm hậu thuẫn để tập trung xâm nhập về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá đối với các nước XHCN, khiến các nước này tan rã từ bên trong, rút ngắn tuổi thọ của chủ nghĩa cộng sản
Như vậy, đến thập kỉ 50, ý tưởng DBHB đã được bổ sung cho chiến lược tiến công
quân sự
Trang 3Những năm 60 tổng thống Kenedy đưa ra chiến lược hoà bình, với chính sách “mũi tên và cành ô liu” Từ đây, DBHB bước đầu trở thành chiến lược của CNĐQ và luôn đi bên cạnh sức mạnh quân sự; Những năm 70, tổng thống Nixon (R.Nich-xơn) với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” Mỹ vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự, vừa mua chuộc bằng lợi ích kinh tế nhằm khắc phục các nước Trên thực tế, một mặt tiếp xúc hoà hoãn với các nước XHCN
Thứ hai là giai đoạn từ những năm 80, của thế kỷ XX đến nay: Những năm 80, các nước XHCN thực hiện cải tổ, cải cách, đổi mới, đây là một chủ trương đúng đắn làm cho XHCN phát triển Nhưng quá trình thực hiện, có một số sai lầm, địch ráo riết tiến công nhằm làm các nước XHCN sụp đổ; Năm 1988, R Nixon xuất bản cuốn sách
“1999 chiến thắng không cần chiến tranh” Đó là cơ sở làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược DBHB về lí luận; Năm 1989, tổng thống George Bush xúc tiến nhanh chiến lược toàn cầu “Vượt trên ngăn chặn” DBHB được CNĐQ thực hiện ráo riết, nó trở thành một chiến lược tiến công mạnh mẽ vào các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô
Như vậy, “DBHB” là một biện pháp, một thủ đoạn dần dần phát triển thành một
chiến lược hoàn chỉnh nằm trong chiến lược toàn cầu phản Cách mạng của CNĐQ, đứng đầu là Mỹ
Ngày nay, CNĐQ vẫn nuôi tham vọng thống trị thế giới, mưu đồ xóa bỏ các nước XHCN còn lại Chúng điều chỉnh chiến lược toàn cầu thành “dính líu”, “khuyếch trương”, ”chủ động”, ”can thiệp sớm” Vì vậy chúng ta luôn cảnh giác, chuẩn bị đất nước, chủ động đánh bại chiến lược “DBHB”
Vì sao Mỹ và các thế lực thù địch luôn chống phá Việt Nam?
Bởi vì: Việt Nam là ngọn cờ đấu tranh cho độc lập dân tộc, đang kiên quyết nhất trong chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược; Nếu xoá bỏ được CNXH ở Việt Nam, sẽ có nhiều thuận lợi xoá bỏ CNXH ở các nước còn lại, uy hiếp độc lập dân tộc của các nước khác; Xoá CNXH Việt Nam, Mỹ hy vọng xóa được “hội chứng Việt Nam”trên đất Mỹ
Mỹ cho rằng: Việt Nam có một Đảng Cộng sản truyền thống, có đội ngũ kế cận
vững vàng; Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm rất chắc ngọn cờ dân tộc; CNXH ở Việt Nam vững vàng và tiến lên; Lòng tin của nhân dân Việt Nam vào Đảng Cộng sản và CNXH ngày càng được củng cố
Chính vì vậy, hiện nay Mỹ và các thế lực thù địch thực hiện “DBHB”, BLLĐ, Chống phá Việt Nam nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, kéo Việt Nam đi vào quĩ đạo của chúng Mục tiêu đó không hề thay đổi và chúng luôn coi Việt Nam là trọng điểm để xóa
bỏ CNXH ở Việt Nam càng nhanh càng tốt với phương châm: “Mềm, ngầm, sâu”: DBHB
là chính kết hợp răn đe quân sự có lựa chọn và khi có thời cơ, xây dựng lực lượng phản động người Việt Nam ở trong và ngoài nước để chống phá; Phá hoại càng cao, càng sâu càng tốt, phá có trọng điểm, chui sâu leo cao vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, LLVT Lấy phá hoại kinh tế là trọng tâm
Trang 4Và sử dụng những thủ đoạn hoạt động chủ yếu:
Thứ nhất, chống phá về chính trị tư tưởng:
Trọng tâm là xoá bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cách làm:tuyên truyền, xuyên tạc, hạ thấp đi đến vô hiệu hoá các nội dung trên
Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong hệ thống chính trị, làm mất hiệu lực nguyên tắc tập trung dân chủ Cách làm: bôi nhọ xuyên tạc đi đến làm mất hiệu lực nguyên tắc đó
Phá vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân, các tổ chức chính trị - xã hội Cách làm, xuyên tạc, chia rẽ, làm cho nội bộ ta không tin nhau Nếu có thời cơ cài cắm những quan điểm mơ hồ, những phần tử cơ hội, thực hiện kế hoạch “kén làm tổ”, “chui sâu, leo cao”
để ngầm phá ta từ bên trong lâu dài
Thứ hai, hoạt động phá hoại kinh tế
Mục tiêu chính phá hoại kinh tế là lấy việc chống phá từ bên trong kết hợp với điều kiện bên ngoài để tạo ra áp lực với nền kinh tế nước ta
Hiện nay, chúng tập trung phá vỡ quan hệ sản xuất XHCN của ta Cách làm: bằng nhiều thủ đoạn rất xảo quyệt Trong đó coi trọng mở rộng kinh tế tư bản, tư nhân, kinh tế thị trường tự do, thu hẹp và làm suy yếu thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, tiến tới phủ định định hướng XHCN trong nền kinh tế nhiều thành phần của ta, thiết lập nền kinh tế tư bản dưới sự điều khiển của Mỹ ở Việt Nam
Thứ ba, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá ta
Vấn đề dân tộc: Kẻ thù triệt để khai thác các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra Mục đích: để chia rẽ khối đoàn kết, tạo dựng những mâu thuẫn mới, kích đông tư tưởng hẹp hòi dân tộc, xúi dục một số dân tộc thiểu số đấu tranh với Đảng, Nhà nước ta để đòi cái gọi la: “độc lập quốc gia tự trị”, đòi “dân chủ”, tôn trọng “quyền” của các dân tộc, nhằm gây rối loạn tình hình an ninh xã hội
Đặc biệt chúng chú trọng yếu tố tâm lý và sự dồn nén khó khăn về đời sống tinh thần, vật chất Mục đích, để tạo dựng xu hướng bất bình với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN
Vấn đề tôn giáo: Triệt để lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta Mục đích, để truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống CNXH Tích cực hoạt động, nhất là hoạt động phá hoại Mục đích, phối hợp lực lượng phản động trong nước với lực lượng tôn giáo chống Cộng quốc tế, đẩy mạnh hoạt động phá hoại để tạo ra thực lực để trở thành lực lượng đối trọng với Nhà nước ta
Phương hướng hoạt động chủ yếu của chúng là đấu tranh ôn hoà đòi tự do tôn giáo, dẫn đến đấu tranh đòi tự do dân chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, đến đòi hỏi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cuối cùng kết hợp với sự chỉ đạo, giúp đỡ, viện trợ của CNĐQ và các thế lực phản động bên ngoài sẽ giành thắng lợi qua bầu cử
Thứ tư, xâm nhập về văn hoá
Trang 5Kẻ thù tiến công vào nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Mục đích, làm phai mờ những giá trị văn hóa truyền thống Cách mạng của chúng ta, kết hợp với việc gieo rắc văn hóa phản động, nhằm chuyển đổi văn hoá Việt Nam thành
“thuộc địa văn hoá” của CNĐQ
Thứ năm, vô hiệu hoá LLVT: Kẻ thù tập trung phá hai lực lượng chủ yếu la Quân đội
nhân dân và công an nhân dân; Mục đích, phá vỡ hệ tư tưởng, tổ chức của quân đội và công an Làm cho lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu, xói mòn về đạo đức… để dẫn tới phủ định sự lảnh đạo của Đảng, và chế độ”phi chính trị hoá”, mất phương hướng và
thay đổi bản chất Cách mạng của mình; Cách làm: xuyên tạc, bôi nhọ bản chất truyền
thống tốt đẹp của quân đội, công an, phá vỡ khối đại đoàn kết, chia rẽ nội bộ, quân đội với Đảng vơí nhân dân…Hiện nay, chúng đặc biệt chú ý đến trạng thái tâm lí để truyền đạt, xuyên tạc vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân dân Đặc lợi ích kinh tế đối lập với lợi ích quốc phòng Đối lập giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm phủ định vai trò của quốc phòng trong sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta
Thứ sáu, kích động, phối hợp hành động của lực lượng phản động trong nước và phản
động ngoài nước
Kẻ thù rất coi trọng lực lượng phản động trong nước, nhằm tạo dựng lực lượng trực tiếp chống phá ta từ bên trong
Thủ đoạn hành động: Vừa xảo quyệt vừa tinh vi để giành mục tiêu cụ thể, như: kinh tế, dân chủ, nhân quyền, công bằng xã hội, nhằm phục hồi tư tưởng chống cộng; Trọng điểm chiến lược của bọn phản động người Việt sống ở nước ngoài chống ta là:
“giữ vững chiến tuyến chống Cộng tại hải ngoại - tấn công mãnh liệt vào Việt cộng tại quốc nội”; Đối với tín đồ, đòi tự do tôn giáo, hành đạo, hủy bỏ “hệ thống tôn giáo quốc doanh”; Đối với dân, đòi dân chủ, dân sinh…; Đối với văn nghệ sĩ, trí thức, đòi tự do ngôn luận, hội họp ; Chúng sử dụng các lực lượng trong nước, để làm cầu nối giữa các
tổ chức phản động trong nước và tổ chức phản động ngoài nước, vừa phối hợp hoạt động, vừa tập trung lực lượng
Từ những cở sở lý luận như đã trình bày ở trên, chúng ta hãy nhìn lại công tác phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ trong tỉnh Phú Yên nói chung và đối với đơn vị trường Cao đẳng nghề Phú Yên ra sao?
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc & Gia Lai, Đông giáp Biển Đông
Diện tích tự nhiên: 5.045km2, dân số trung bình 885 nghìn người (số liệu năm 2009), có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu, các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tuy An
Thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Tp Tuy Hòa nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, cách TP Hồ Chí Minh 561km, cách
Trang 6Vân Phong (Khánh Hòa) 40 km Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên
thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường biển
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với 3 dạng địa hình chính: Núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển Rừng và đất rừng chiếm 3/4 diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên 504.531ha, trong đó đất dùng vào nông nghiệp: 124.814ha, đất lâm nghiệp: 165.915ha, đất chuyên dùng: 17.363ha, đất thổ cư: 4.203ha, đất trống chưa
sử dụng: 192.233ha
Biển có khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác như:
sò, điệp, yến sào ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa sông có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên trên 2.700ha
Diện tích có rừng 165.915 ha, trong đó rừng tự nhiên 142.688 ha với trữ lượng gỗ
14 triệu m3, rừng trồng: 23.224ha, đất chưa sử dụng dự kiến trồng rừng nguyên liệu giấy trên 65 nghìn ha
Dân số trung bình năm 2008: 847 nghìn người, lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số, với đặc tính cần cù, khéo léo, trung thực và hiếu học Hiện có trên 11.500 người
có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; trên17.500 người có trình độ trung học chuyên nghiệp; trên 30.000 công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề khá
Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ ở các ngành học, gồm: 265 trường phổ thông, 1 phân viện của Học viện ngân hàng, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trung tâm đào tạo nghề cấp tỉnh và nhiều cơ sở đào tạo khác, hằng năm đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho tỉnh
và khu vực
Hệ thống giao thông khá thuận lợi, Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, nối liền Phú Yên với thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Quốc lộ 25 và Tỉnh lộ 645 từ Tuy Hòa đi Gia Lai, Đắc Lắc đã được đầu tư nâng cấp, trong tương lai sẽ nối Đông Bắc Campuchia và Nam Lào Hệ thống đường nội tỉnh được bố trí hợp lý và được nâng cấp kiên cố hóa, đảm bảo thông suốt đến các huyện, xã Đường sắt chạy qua tỉnh dài 120km, qua các ga lớn: La Hai, Chí Thạnh, Tuy Hòa, Phú Hiệp Sân bay Tuy Hòa được đầu
tư hoạt động trở lại, trong tương lai sẽ nâng cấp và mở rộng thêm các chuyến bay trong
và ngoài nước Cảng Vũng Rô nằm ở phía Nam tỉnh có độ sâu trên 10m nằm trong hệ thống cảng biển Quốc gia, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường sắt từ Tuy Hòa đi Tây Nguyên; tuyến đường ống dẫn dầu
từ cảng Vũng Rô đi Tây Nguyên
Trang 7*Nông nghiệp: Có sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất cây trồng và vật nuôi.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 1.248 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 2%/năm
Diện tích gieo trồng cây lương thực hằng năm khoảng 60 - 65 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 335 nghìn tấn, trong đó lúa chiếm 91% diện tích và 97% sản lượng
Trong các loại cây công nghiệp ngắn ngày, mía chiếm trên 50% diện tích, năng suất đạt 45tấn/ha/năm, còn lại là các loại cây: mè, đậu, thuốc lá
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 23,2% Toàn tỉnh hiện
có 2.596 con trâu, 188.269 con bò, 187 nghìn con lợn và 1,92 triệu gia cầm
* Lâm nghiệp: Năm 2004 đã trồng 3.000ha rừng tập trung; 2,5 triệu cây phân tán
nâng tổng số diện tích rừng trồng đến nay khoảng 26.000ha Khai thác gỗ rừng tự nhiên 4.200m3, gỗ củi rừng trồng 6.900m3
* Thuỷ sản : Sản lượng khai thác năm 2004 đạt 33.900 tấn, nuôi trồng đạt 3.826 tấn
với diện tích nuôi trồng 2.700 ha Đặc biệt năm 2004 sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương đạt 4.150 tấn, nuôi tôm hùm biển trên 15.000 lồng, sản lượng gần 700 tấn
Trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả
về số và chất lượng, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên 6.863 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.776 tỷ đồng tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước Các ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh: Chế biến nhân hạt điều, đúc kim loại, mây tre lá, giày dép xuất khẩu, nước khoáng, bia, hải sản đông lạnh
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ năm trước Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 48,8 triệu USD, tăng 41,6%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu 44,3 triệu USD, chiếm 90,8% tổng số, các mặt hàng chủ yếu: nhân hạt điều, thủy sản, cà phê, hàng dệt may
Đây là một tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ còn chậm phát triển, có trật tự an toàn xã hội khá ổn định, tuy nhiên vào tháng 6/2006 cũng đã xảy ra một vụ bạo loạn khá nghiêm trọng tại Huyện Tuy An làm mất ổn định trong thời gian hơn 3 ngày, gây thiệt hại về kinh tế, cơ sở vật chất; những kẻ quá khích đã đập phá cơ quan Công An Huyện Tuy An, đập phá xe ô-tô, gây cản trở lưu thông xe cộ trên tuyến quốc lộ 1A gần 1 ngày; trong số những kẻ quá khích này có lực lượng học sinh sinh viên bị kẻ xấu lôi kéo…
Ở đây, tôi muốn quan tâm đến lực lượng học sinh sinh viên, vì chưa được chuẩn bị
kỹ về mặt nhận thức, chưa nhận diện được kẻ thù, và vì tuổi trẻ nên bốc đồng và dễ bị lôi kéo bởi kẻ xấu
Trang 8Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV quan tâm chưa đúng mức, vai trò của các đoàn thể trong nhà trường chưa phát huy hết tác dụng, đặc biệt là vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản HCM
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, cá nhân là một cấp ủy, là người lãnh đạo của nhà trường, tôi xác định rằng việc đề phòng và chống lại các thủ đoạn chiến lược
“DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch trong thời gian tới đỗi với nhà trường đặc biệt trong lực lượng HSSV là vô cung quan trọng
Trước hết xin giới thiệu về trường Cao đẳng nghề một số nét sau:
Trường Dạy nghề tỉnh Phú Yên được thành lập theo quyết định số
1232/2001/UB-QĐ ngày 07/5/2001 của UBND tỉnh Phú Yên và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2001 Trong những năm hoạt động, được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ngành chức năng mà trực tiếp là Sở Lao động Thương Binh & Xã hội tỉnh (LĐTB-XH) Phú Yên, trường đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình, cơ sở vật chất; về trang thiết bị trường Cao đẳng nghề Phú Yên (CĐN) từ năm 2001- 2010 là trường trọng điểm quốc gia được Bộ LĐTB-XH đầu tư
Để phù hợp với tên gọi theo Luật Giáo dục và quyết định số 05/2006/QĐ – BLĐTB-XH ngày 10/7/2006 về việc ban hành quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường CĐN, trường Trung cấp nghề (TCN) của Bộ LĐTB-XH; trường đã xây dựng đề án số 01/ĐA – TDN ngày 05/09/2006 và trình Sở LĐTB-XH tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên theo số 22/TTr –TDN ngày 28/8/2006 về việc đổi tên trường Dạy nghề tỉnh Phú Yên thành trường TCN Kỹ nghệ - Nghiệp vụ tỉnh Phú Yên Ngày 26/10/2006 trường Dạy nghề tỉnh Phú Yên được đổi tên thành trường TCN Kỹ nghệ - Nghiệp vụ Phú Yên theo quyết định số 1665/2006/QĐ – UBND
Nhằm phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN) để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, cơ cấu vùng miền, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo và thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ – BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ LĐTB-XH về Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, Trung tâm dạy nghề đến năm 2010 Trường tiếp tục xây dựng đề án kế hoạch nâng cấp trường TCN Kỹ nghệ - nghiệp vụ Phú Yên lên thành trường CĐN Phú Yên và trình Sở LĐTB-XH tỉnh Phú Yên số 34/TTr-TDN về việc xin phê duyệt đề án nâng trường TCN lên trường CĐN Phú Yên
Ngày 03/7/2007 Bộ LĐTB-XH có quyết định số 917/QĐ-BLĐTBXH thành lập trường CĐN Phú Yên trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề Kỹ nghệ - Nghiệp vụ Phú Yên
Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường chia ra thành hai giai đoạn:
Giai đoạn từ 2001 đến tháng 6-2007:
Đào tạo công nhân kỹ thuật chính qui bậc 3/7 các ngành nghề khối công nghiệp,
Trang 9Tham gia bồi dưỡng nâng bậc thợ.
Đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề, các nghề theo nhu cầu xã hội
Đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động
Liên kết Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh đào tạo hệ Đại học Khối K và Khối A các nghề: Điện công nghiệp, Cơ khí động lực
Dạy các nghề phổ thông để giải quyết việc làm cho người chưa có việc làm, người lao động bị mất việc làm hoặc các nghề khác đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; Dạy nghề kết hợp với sử dụng người học nghề làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác
xã sau thời gian học nghề; đào tạo lại nghề để chuyển sang nghề khác trong doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nữ;
Dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các Trung tâm dịch vụ việc làm, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới và các cơ sở dịch vụ khác;
Dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia;
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho giáo viên (GV), nhân viên nghiệp vụ, công nhân làm việc tại các CSDN của nước ngoài;
Người lao động được phép học nghề theo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn theo chương trình dạy nghề do Bộ LĐTB-XH quy định Sau khi học hết chương trình nếu có đủ điều kiện thì được quyền dự thi, kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp nghề hoặc chứng chỉ nghề
Giai đoạn từ tháng 7-2007 đến nay:
Đào tạo nghề 3 cấp trình độ: CĐN, TCN và sơ cấp nghề theo qui định
Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ
sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và người lao động
Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo;
tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật
Liên kết Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh đào tạo hệ Đại học Khối K và Khối A các nghề: Điện công nghiệp, Cơ khí động lực
Hiện nay trường Cao đẳng nghề Phú Yên có tổng số cán bộ công nhân viên chức là
140 người và số học sinh sinh trên 1500 người cấp ủy và lãnh đạo nhà trường cần đưa ra những giải pháp gì để phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ trong thời gian đến?
Một là, đối với Cấp ủy chi bộ nhà trường, phải xây dựng chi bộ luôn thật sự trong sạch vững mạnh, tôn trọng quyền làm chủ và lợi ích của tập thể cán bộ CNVC và học sinh sinh viên, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo và tổ chức có hiệu quả việc chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để lôi kéo cán
bộ và chống phá ta; Thực hiện phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính,
đi đôi với giữ gìn kỉ cương, kỉ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm; Tiếp tục lãnh đạo, chỉ
Trang 10đạo cho toàn đơn vị thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có hiệu quả hơn nữa
Hai là, đối với Ban giám hiệu nhà trường, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ, ngoài công tác chuyên môn cần thực sự chăm lo giải quyết có hiệu quả hơn nữa những bức xúc, khó khăn về đời sống và cùng với tổ chức Công đoàn nhà trường quan tâm đến những nguyện vọng chính đáng như môi trường làm việc, tiền công, tiền lương… hạn chế những mâu thuẩn nội bộ của CNVC, LĐ; Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch; tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh sinh viên trong phòng chống chiến lược trên của địch; phối kết hợp với lực lượng công an cơ sở, chính quyền địa phương và gia đình quản lí chặt chẽ học sinh nội, ngoại trú để chủ động phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời
Ba là, đối với tổ chức Công đoàn cơ sở, thực hiện đầy đủ 3 chức năng của công đoàn: tuyên truyền giáo dục, tham gia quản lý và chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ viên chức, lao động đặc biệt công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng theo các Nghị quyết của Đảng và của công đoàn cấp trên; Thường xuyên bồi dưỡng trí tuệ, lập trường quan điểm và phẩm chất đạo đức cho mọi người Giữ vững niềm tin, kiên trì mục tiêu xây dựng CNXH đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đến thắng lợi
Bốn là, đối với tổ chức Đoàn Thanh niên CSHCM, đây là một tổ chức chính trị trong nhà trường mà nồng cốt là lực lượng trẻ, phải là nơi tập hợp, tuyên truyền và giáo dục lòng yêu nước, yêu dân tộc và yêu chủ nghĩa xã hội đối với lực lượng thanh niên trong toàn trường, là môi trường hoạt động để rèn luyện ý chí tiến công, nhận thức về tổ chức Đảng, nhận thức về chủ nghĩa xã hội… đòi hỏi mỗi Đoàn viên cần nắm vững, hiểu đúng, đủ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở đó quán triệt sâu sắc và góp phần tổ chức thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực tế công tác và học tập đồng thời xây dựng lối sống văn hoá, văn minh lành mạnh, trật tự, kỉ cương phù hợp với tình hình thực tế của đất nước Bồi dưỡng lối sống mới XHCN
Năm là, đối vơi học sinh sinh viên,nhận thức được bản chất, âm mưu thủ đoạn“DBHB”, BLLĐ của kẻ thù; Trách nhiệm của người trí thức trẻ trước cuộc đấu tranh chống chiến lược “DBHB”, BLLĐ….; Bản thân luôn nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình, bảo
vệ tổ chức mà mình tham gia sinh hoạt; Chủ động giải quyết các mối quan hệ cá nhân, Nhà trường, xã hội
Tóm lại, CNĐQ và các thế lực phản động dùng nhiều thủ đoạn, trên tất cả các
lĩnh vực để chống ta Chúng hết sức chú ý đẩy mạnh, mở rộng quá trình “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” từ trong nội bộ ta Đồng thời với việc gây tình huống, tạo cớ để nhân danh các tổ chức quốc tế nhảy vào can thiệp, vào công việc nội bộ của ta, kể cả can thiệp bằng quân sự