1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TỰ TỬ (SUICIDE) ppt

11 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 127,41 KB

Nội dung

TỰ TỬ (SUICIDE) Phần 2 16/ NGUY CƠ TOAN TÍNH TỰ TỬ VÀ KHẢ NĂNG CỨU THOÁT ẢNH HƯỞNG LÊN ĐÁNH GIÁ TỰ TỬ NHƯ THỂ NÀO? - Nói chung một toan tính tự tử có mức độ nghiêm trọng và đầy rủi ro được xem là dấu hiệu báo trước các toan tính tự tử tiếp theo có khả năng xảy ra, hơn là một toan tính nhỏ. - Một toan tính tự tử được thực hiện mà có thể cứu thoát được, thường liên kết với nguy cơ tự tử thành công lần sau thấp hơn. 17/ MỐI LỢI THỨ CẤP (SECONDARY GAIN) LÀ GÌ KHI TOAN TÍNH TỰ TỬ? - Đôi khi, một toan tính tự tử nhằm vào một mục đích nào đó hơn là tìm cái chết. Mục tiêu này được gọi là mối lợi thứ cấp (secondary gain : bénéfice secondaire), có thể là để tìm sự chú ý của bố mẹ, bạn bè hoặc của người yêu. - Nếu toan tính tự tử mà mục tiêu duy nhất là cái chết, thì khả năng tự tử thành công về sau là lớn. - Với sự gia tăng tỷ lê tự tử thành công trong giới trẻ, người y sĩ phải cẩn trọng khi cho rằng những toan tính tự tử là do mong muốn được chú ý hoặc nhằm vào mối lợi thứ cấp. Cần thực hiện một đánh giá đầy đủ trước khi đi đến kết luận như vậy. 18/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ VÀ CẢM XÚC CỦA BỆNH NHÂN TỰ TỬ? - Bệnh nhân có vẻ bị kiệt sức, không nơi nương tựa, vô vọng, hoặc đơn độc thường có nguy cơ tự tử cao. - Bệnh nhân toan tính tự tử vì tức giận, hoặc trong cố gắng tìm cách phục thù thường có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân trầm tĩnh, buồn rầu, mệt mỏi hoặc vô cảm. 19/ TẠI SAO TÌM HIỂU VỀ MỘT KẾ HOẠCH TỰ TỬ LÀ QUAN TRỌNG? - Đừng bao giờ do dự hỏi bệnh nhân về bất cứ kế hoạch tự tử nào. - Bệnh nhân tiếp tục bày tỏ ý định tự tử sau một lần toan tính thường có nguy cơ sẽ thực hiện một toan tính tiếp theo. Nguy cơ cao nhất nếu kế hoạch tỏ ra chi tiết, hung bạo và khả dĩ thực hiện. - một kế hoạch được xác định và có mạch lạc , có dự kiến các phương tiện tự tử (uống thuốc, trầm mình, treo cổ ), có chuẩn bị (mua súng, viết di chúc) là những chỉ dấu nói lên quyết tâm của người tự tử. 20/ TRƯỚC MỘT BỆNH NHÂN BIỂU LỘ Ý ĐỊNH TỰ TỬ, THÁI ĐỘ PHẢI NHƯ THỂ NÀO? NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM : - sai lầm khi nghĩ rằng nói về tự tử với một bệnh nhân có thể khiến gây nên hành động tự tử trên bệnh nhân này. - sai lầm khi nghĩ rằng các bệnh nhân nói sẽ tự tử hiếm khi sẽ chuyển qua thành hành động - không bao giờ được xem thường những lời nói tự tử. - sự bày tỏ những ý định tự tử (idées suicidaires) tự nó không đủ để đánh giá nguy cơ. - điều quan trọng cần nhớ là không có sự tương quan giữa sự bày tỏ ý muốn chết với thực tế thực hiện ý muốn này. - xử trí một bệnh nhân có ý nghĩ tự tử luôn luôn là một việc khó khăn. Người thầy thuốc có cảm giác nếu đặt câu hỏi với bệnh nhân, điều này có thể khiến bệnh nhân chuyển ý nghĩ thành hành động tự tử. Trái lại, trước các dấu chứng trầm uất và/hoặc lo âu, người thầy thuốc phải làm dễ sự biểu lộ các ý nghĩ tự tử bằng cách hỏi bệnh nhân có nghĩ đến hoặc đã nghĩ đến tự tử hay không, có bị xâm chiếm bởi những ý nghĩ đen tối hay không. Phương cách này nói chung có tác dụng làm dễ, làm cởi mở những điều tâm sự và có thể tạo tiền đề cho điều trị. - bệnh nhân trầm cảm u sầu (dépression mélancolique) thường che dấu ý định tự tử (détermination muette), trái lại bệnh nhân bị hystérie lại biểu lộ thái quá ý định này (chantage au suicide). - bệnh nhân hystérique có thể chuyển ý định tự tử qua hành động dễ dàng trong khi bệnh nhân bị trầm cảm u sầu bị ngăn cản hành động do sự ức chế tâm thần vận động (inhibition psychomotrice). 21/ NÓI CHUNG NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO CẦN PHẢI NHẬP VIỆN? - CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI: nhập viện sau toan tính tự tử thường là những trường hợp sau đây: bệnh loạn tâm thần (psychosis), một toan tính tự tử có kế hoạch trước, hung bạo và suýt nữa gây thiệt mạng, ý nghĩ tự tử liên tục với những kế hoạch định rõ cho một toan tính khác. - CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI: tuổi lớn hơn 45, tỷ xuất nguy cơ/khả năng cứu thoát cao, bệnh tâm thần nặng, nghiện rượu, nghiện thuốc, sống đơn độc với nương tựa xã hội kém, và không nơi nương tựa, vô vọng hoặc suy kiệt. 22/ CÁC CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN CỦA MỘT BỆNH NHÂN CÓ Ý ĐỊNH TỰ TỬ ĐẾN PHÒNG CẤP CỨU? - nguy cơ tự tử sắp xảy ra tức thời. - tình hình bất an nghiêm trọng nếu để bệnh nhân xuất viện. - Quyết định nhập viện một bệnh nhân có ý định tự tử phải xét đến những yếu tố sau đây: - có hay không một rối loạn bệnh học tâm thần nghiêm trọng. - các tiền sử cá nhân hoặc gia đình về toan tính tu tử và/hoặc tự tử. - việc sử dụng có tính cách bệnh lý rượu và/hoặc các chất dưỡng thần (psychotropes). - tuổi của bệnh nhân (tỷ lệ tử vong do tự tử gia tăng với tuổi). - quyết tâm của bệnh nhân. - sự hiện diện của yếu to làm dễ. - môi trường của bệnh nhân. 23/ NẾU NHẬP VIỆN LÀ CẦN THIẾT, CẦN PHẢI LÀM GÌ NẾU BỆNH NHÂN TỪ CHỐI? - Lập giấy chứng nhận nhập viện theo yêu cầu của một đệ tam nhân (certificat d'hospitalisation sur demande d'un tiers) (HDT). 24/ CÁC CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT ĐỆ TAM NHÂN? - mọi bệnh nhân mà những rối loạn làm cho sự ưng thuận (consentement) không thể thực hiện được và tình trạng đòi hỏi điều trị tức thời cùng với theo dõi thường xuyên trong môi trường bệnh viện. 25/ AI CÓ THỂ YÊU CẦU NHẬP VIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỘT ĐỆ TAM NHÂN? - một người thứ ba hoặc 2 BS (không nhất thiết phải là một chuyên khoa tâm thần) . - người thứ ba có thể là một thành viên của gia đình, một người bạn, một người khả dĩ hành động vì lợi ích của bệnh nhân 26/ CÁC CHỈ ĐỊNH THEO DÕI NGOẠI TRÚ MỘT BỆNH NHÂN CÓ Ý ĐỊNH TỰ TỬ ĐẾN PHÒNG CẤP CỨU: - những người xung quanh thương mến, thông cảm và luôn luôn hiện diện. - bầu không khí bớt bi thảm hóa (ambiance dédramatisée) nhưng ý thức được vấn đề. - tiếp xúc tốt và đáp ứng dương tính với tâm lý trị liệu pháp (soutien psychothérapeute). 27/ CÓ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ AN THẦN Ở PHÒNG CẤP CỨU KHÔNG? - nguy cơ chuyển qua hành động tự - cơn lo sợ mạnh (crise d’angoisse intense). 28/ CÓ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ CHỐNG TRÂM CẢM Ở PHÒNG CẤP CỨU KHÔNG? - Không có chỉ định. 29/ CÓ ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI ĐỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ TỰ TỬ KHÔNG? - Lithium trong bệnh loạn tâm thần thao cuồng-trầm cảm (manic- depressive psychosis). - điều trị cho phép giảm tỷ lệ nguy cơ tự tử xuống tỷ lệ gần với nguy cơ xảy ra ở dân thường. BS NGUYỄN VĂN THỊNH (11/9/2007) Y Dược Ngày Nay: Bài Y Khoa Thực Hành này có tính chất Chuyên Môn, đặc biệt dành cho những chuyên viên y tế. Tự Tử Bs Thái Minh Trung Bài viết của BS Thịnh rất đầy đủ. Trung xin bổ túc thêm vài ý kiến để trả lời những câu hỏi của BS Ngô. Trung giới hạn thảo luận bịnh trầm cảm mà thôi. Theo article này thì 45% bịnh nhân đã gặp BS gia đình một tháng trước khi họ tự tử và đến 77% đã gặp BS gia đình trong vòng một năm trước khi họ tự tử. Chính vì thế mà suicide screening rất quan trọng. Những người trung niên đang bị khủng hoảng tinh thần hay người cao niên bị bịnh đau đớn kinh niên là những người cần được quan sát kỹ lưỡng vì họ ở trong nhóm có nguy cơ tự tử cao. Sự tồn tại của sự hổ trợ gia đình hay xã hội (tham gia các đoàn thể xã hội hay tôn giáo) là một yếu tố quan trọng. Nguy cơ tự tử rất cao ở những người sống cô lập. Nếu họ có tiền sử bịnh trầm cảm hay đã có hành động tự tử trước đó thì nguy cơ thực hiện tự tử rất cao. Khi bịnh nhân có hành động tự tử (suicide attempt) thì nhất thiết gia đình phải đưa người đó đến phòng cấp cứu để được chuyên viên tâm lý phỏng vấn và cho nhập viện để quan sát. Cái nguy cơ của người trung niên và cao niên thuộc phái nam thành công tự tử (suicide completion) cao hơn là nữ. Nếu người đó không tự nguyện nhập viện thì sẽ được BS tâm thần bắt buộc nhập viện để quan sát trong 3 ngày. Sau đó nếu BS muốn bịnh nhân ở thêm mà bịnh nhân không muốn thì bịnh nhân có thể trình bày hoàn cảnh mình trước quan tòa và tòa án sẽ phán xét cho xuất viện hay không. Có những trường hợp BN không muốn ở trong bịnh viện tâm thần và nói dối BS hay quan tòa là mình không còn ý định tự tử và được cho xuất viện. Khi về nhà, đương đầu lại với những hoàn cảnh khó khăn thì BN tự tử lần thứ nhì và thành công lần này. Nói một cách khác khi BN thật sự muốn tự tử thì BS khó có thể giúp được. Những trường hợp BS giúp được là BN dùng ý định tự tử như một lời cầu cứu để được giúp đỡ. Cách đáp ứng và trị liệu: Chẩn bịnh, BS gia đình cần phân biệt bịnh trầm cảm (unipolar depression) với trầm cảm do bịnh tình cảm lưởng cực (Bipolar depression). Người bị bipolar cho uống thuốc trầm cảm sẽ có nhiều nguy cơ tự tử. Tư vấn và giới thiệu BN với các cơ quan xã hội để được giúp đở về tiền bịnh, housing Trị bằng thuốc men như thuốc an thần và loại thuốc SSRI cho người bị suy sụp tinh thần. [...]... tố như bảo hiểm của BN có chịu trả tiền nhập viện lâu hay không, lời khai bịnh, sự thành thật của BN, tiền sử (past history) và sự định bịnh của BS Tỷ lệ tự tử: Nghe nói các nước Bắc Âu và nước Pháp có tỷ lệ tự tử cao hơn các nước khác Ðề phòng tự tử: Ta cần giáo dục quần chúng về bịnh tâm thần để cho những triệu chứng của bịnh tâm thần được chấp nhận Có rất nhiều trường hợp BN sợ BS gán cho mình là . TỰ TỬ (SUICIDE) Phần 2 16/ NGUY CƠ TOAN TÍNH TỰ TỬ VÀ KHẢ NĂNG CỨU THOÁT ẢNH HƯỞNG LÊN ĐÁNH GIÁ TỰ TỬ NHƯ THỂ NÀO? - Nói chung một toan tính tự tử có mức độ nghiêm trọng. VÀ CẢM XÚC CỦA BỆNH NHÂN TỰ TỬ? - Bệnh nhân có vẻ bị kiệt sức, không nơi nương tựa, vô vọng, hoặc đơn độc thường có nguy cơ tự tử cao. - Bệnh nhân toan tính tự tử vì tức giận, hoặc trong. hoặc của người yêu. - Nếu toan tính tự tử mà mục tiêu duy nhất là cái chết, thì khả năng tự tử thành công về sau là lớn. - Với sự gia tăng tỷ lê tự tử thành công trong giới trẻ, người y sĩ

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w