PHÒNG GIÁO DỤC THIỆU HÓA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU LONG Năm học 2006 - 2007 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2 điểm) Mỗi câu tục ngữ sau khuyên ta điều gì? a) Lá lành đùm lá rách b) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho Câu 2 (3 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn thơ sau: Bút chì xanh đỏ Em gọt hai đầu Em thử hai màu Xanh tươi đỏ thắm Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Câu 3 (3 điểm) Viết một đoạn hội thoại giữa em và bạn em có nội dung tùy chọn, trong đó có sử dụng câu hỏi. Câu 4 (4 điểm) Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng, phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy - Tiếng Việt 4 - Tập 1) Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó? Câu 5 (7 điểm) Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ bị ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên Điểm trình bày toàn bài: 1,0 điểm HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG TIẾNG VIỆT LỚP 4 Câu 1 (2 điểm) Các câu tục ngữ khuyên chúng ta: a) Mọi người phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Người có của phải biết giúp đỡ người nghèo khó. b) Để có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, chúng ta không thể không kinh qua lao động khó nhọc vất vả. Chỉ có lao động và bằng lao động mới mong có ngày an nhàn, sung sướng. * HS trả lời đúng mỗi câu: cho 1,0 điểm. Nếu học sinh hiểu ý nhưng trình bày chưa rõ ràng, lủng củng thì tùy từng bài làm cụ thể mà giám khảo tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm của câu. Câu 2 (3 điểm) Danh từ: bút chì, em, đầu, màu, làng xóm, tre, lúa, sông máng, dòng. Động từ: gọt, thử, vẽ, lượn quanh Tính từ: xanh, đỏ, xanh, tươi, đỏ thắm, xanh, mát. - Học sinh tìm đúng 7 từ: cho 1,0 điểm. Câu 3 (3 điểm) -Viết đoạn văn hội thoại có nội dung phù hợp, trôi chảy, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, có câu hỏi phù hợp: cho 3,0 điểm -Nếu chỉ có đoạn hội thoại mà không có câu hỏi hoặc ngược lại: cho 1,5 điểm. - Các trường hợp khác thì tùy từng bài làm cụ thể, giám khảo cho mức điểm phù hợp với khung điểm của câu. Câu 4 (4 điểm) - Lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung đoạn thơ: cho 1,0 điểm. - Diễn đạt làm rõ được các nội dung sau: + Hình ảnh (măng tre) “nhọn như chông” gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam): cho 1,0 điểm. + Hình ảnh (cây tre) “lưng trần phơi nắng phơi sương” có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống: cho 1,0 điểm. + Hình ảnh “có manh áo cội tre nhường cho con ” gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả (của người mẹ dành cho con); thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động: cho 1,0 điểm. Câu 5 (7 điểm) * Yêu cầu chung - Viết đúng thể loại văn kể chuyện, biết tưởng tượng để xây dựng câu chuyện theo đúng yêu cầu của đề bài - Bố cục rõ ràng, câu chuyện có diễn biến, có đầu, có kết thúc, có đủ các nhân vật theo yêu cầu của đề bài, có cốt truyện. Các chuỗi sự kiện lô gic, hợp lí. - Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng; lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp. - Thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết với các nhân vật trong truyện. * Cách cho điểm - Cho 6 - 7 điểm: Đạt các yêu cầu trên, không phạm quá 5 lỗi dùng từ, đặt câu và chính tả. - Cho 4 - 5,75 điểm: Đạt các yêu cầu 1, 2; yêu cầu 4 có thể chưa sâu sắc; yêu cầu 3 còn phạm không đến 8 lỗi. - Cho 2 - 3, 75 điểm: Có bố cục rõ ràng, có đủ các nhân vật theo yêu cầu, biết viết văn kể chuyện nhưng diễn biến câu chuyện còn nghèo, các chuỗi sự kiện chưa lô gic, chưa hợp lí. - Cho 1 - 1,75 điểm: Mặc dù bài đã có đầy đủ các nhân vật nhưng học sinh tỏ ra chưa nắm chắc phương pháp làm bài văn kể chuyện; phạm nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Cho dưới 1 điểm: Bài viết yếu, phạm nhiều lỗi. * Toàn bài trình bày sạch, đẹp ít phạm lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp cho 1,0 điểm . xây dựng câu chuyện theo đúng yêu cầu của đề bài - Bố cục rõ ràng, câu chuyện có diễn biến, có đầu, có kết thúc, có đủ các nhân vật theo yêu cầu của đề bài, có cốt truyện. Các chuỗi sự kiện lô. PHÒNG GIÁO DỤC THIỆU HÓA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU LONG Năm học 2006 - 2007 MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian