Nếu trong những năm 90 của thế kỷ trước, hãng sản xuất điện thoại di động Nokia của Phần Lan được coi là làm ăn phát đạt nhất châu Âu, thì chỉ một thập niên sau đó, việc kinh doanh của hãng lại trở nên bi bét nhất. Chính sự thành bại này của Nokia đang giúp châu Âu rút ra được những bài học quý báu. Sự nổi lên của Nokia trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động trong thập niên 90 là minh chứng điển hình giúp châu Âu khẳng định vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Ngay từ khi mới ra đời, ĐTDĐ Nokia đã xây dựng được một thương hiệu hùng mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động tại hầu hết các nước trên thế giới. Trong con mắt chính giới, sự lớn mạnh của Nokia chính là biểu tượng thịnh vượng của châu Âu thế kỷ XXI. Trong bài phát biểu năm 2002, Chủ tịch Ủy ban châu Âu lúc đó là Romano Prodi nhấn mạnh sự thành công của Nokia và đối thủ là Ericsson AB (Thụy Điển) cho thấy năng lực của châu Âu trong việc nghiên cứu , phát triển và ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, do “ngủ quên trong chiến thắng” và không chịu đổi mới, nên Nokia đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong 3 năm trở lại đây, doanh thu và uy tín của hãng đã sụt giảm mạnh, đặc biệt khi Apple Inc. của Mỹ tung ra điện thoại thông minh iPhone vào tháng 1/2007, cổ phiếu của Nokia đã giảm tới 47%. Trong bảng xếp hạng các thương hiệu ăn nên làm ra nhất thế giới năm 2010 do hãng nghiên cứu thị trường Millwrard Brown Optimor thực hiện, Nokia đã giảm tới 30 bậc, tụt xuống vị trí thứ 43. Mặc dù vẫn chiếm tới 1/3 doanh số điện thoại toàn cầu, song dường như Nokia lại đang bị mắc kẹt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong khi các hãng sản xuất đồ điện tử của Hàn Quốc - trong đó có Samsung Electronics Co. - dẫn đầu thị trường, thì chiếc điện thoại iPhone của Apple và BlackBerry của Research In Motion Ltd đang thống trị dòng điện thoại thông minh cao cấp. Theo giới phân tích, chính sự thủ cựu trong chính sách kinh doanh cũng như tự mãn, không chịu đổi mới, không liên kết với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã khiến uy tín, doanh thu, lợi nhuận, cổ phiếu… của Nokia suy giảm. Để tránh trượt vào vết xe đổ của Nokia, các công ty của châu Âu cần rút ra những bài học sau: - Một là Nokia nhanh chóng leo lên đỉnh cao của thành công, song lại sớm thỏa mãn với thành quả của mình, chỉ chú tâm đến thị trường cổ phiếu mà không đầu tư nghiên cứu để tung ra các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng. - Hai là Nokia đã quá trung thành với kiểu mẫu điện thoại đơn thuần chỉ có chức năng nghe, gọi, nên đã bỏ qua các nhu cầu thiết yếu của các khách hàng “thời @” đó là check email, tìm địa điểm vui chơi, giải trí và tham gia vào các trang mạng như Twitter, Facebook. - Ba là Nokia không chịu hợp tác để cùng phát triển với các công ty trong ngành. Việc xây dựng được một thương hiệu hùng mạnh tại Phần Lan đã làm Nokia xao nhãng việc liên kết với các website, các nhà sản xuất thiết bị điện tử. Nokia đã lãng quên các ý tưởng đổi mới. Có lẽ cơ hội sửa chữa những sai lầm, đảo ngược tình thế của Nokia đã trở nên mong manh, song châu Âu hiện vẫn còn rất nhiều các công ty hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế như dầu mỏ, máy bay, dược phẩm, ô tô và dịch vụ tài chính. Châu Âu cần dành nhiều thời gian phân tích, đánh giá những thành công và thất bại của Nokia. Có như vậy, châu Âu có thể củng cố được vị thế của mình trên trường quốc tế. Theo Tầm Nhìn Cập nhật: 17/09/2010 TIN MỚI HƠN » DHG - Vượt thử thách trong vinh quang » Chương trình tiết kiệm điện của EVN : Hiệu quả từ khâu tuyên truyền » 20 năm gắn bó với bánh răng cao su » Thép Pomina lợi nhuận quý 3 giảm 53% » Cơ điện Việt Nam: 9 tháng lợi nhuận hợp nhất gần 39 tỷ đồng » VCB: Lợi nhuận quý 3/2010 giảm 136 tỷ đồng so với cùng kỳ » Kem đánh răng