1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SÁNG KIEN GD HS

9 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH – ĐAK ĐOA. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận : Đảng và nhà nước ta đã xác định :" giáo dục và - đào tạo là quốc sách hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến vấn đề phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ". Giáo dục và đào tạo nước nhà có nhiệm vụ :"Nâng cao dân trí đào tạo nhâm lực , bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ,nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh ". Muốn thực hiện mục tiêu đó phải nói đến việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội, trong mối quan hệ này sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai trò then chốt, quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện của học sinh và có tác động đến chất lượng chung của toàn trường. 1.2 Cơ sở thực tiễn: Thực tế tại trường THCS Nguyễn Văn Linh, xã Đak Krong huyện Đăk Đoa trong những năm học vừa qua sự phối hợp giữa GVCN và gia đình học sinh chưa thật hiệu quả, sự phối hợp giữa chính quyền xã và nhà trường chưa tương xứng với tốc độ phát triển "văn hoá" của địa phương. Bản thân là người làm công tác giáo dục ở địa phương, tôi nhận thấy cần phải đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH – ĐAK ĐOA”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài nhằm giải quyết vấn đề phối hợp giáo dục giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tại trường THCS Nguyễn Văn Linh. - Góp phần cải tiến công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh với mục tiêu phát triển toàn diện. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Tìm hiểu phân tích cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề. Trang b. Tổng kết thực trạng của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường- gia dình - xã hội việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội ở trường THCS Nguyễn Văn Linh - Đak Đoa. c. Đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội ở trường THCS Nguyễn Văn Linh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau : Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu tài liệu văn bản các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: • Khảo sát, điều tra thực tế • Tổng kết kinh nghiệm. • Phỏng vấn Phương pháp toán học : Thu thập, thống kê, xử lý số liệu. PHẦN NỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH: 1.1. Nhà trường: Trang Tổ chức giáo dục có được coi là một đơn vị có tư cách pháp nhân, đặt dưới quyền của một hiệu trưởng, nhằm bảo đảm việc giáo dục học sinh (người học) và những hoạt động của học sinh, giáo viên và những thành viên khác. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghiã việt nam qui định: nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo kế hoạch của nhà nước, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, trường bán công, trường dân lập, trường tư thục … Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý của nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục, theo sự phan công phân cấp của chính phủ. (Trích từ điển giáo dục) 1.2. Gia đình: Tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm cha mẹ, con cái. (Từ điển tiếng Việt-NXB Thanh hóa – 1999) 1.3. Xã hội: 1.4. Giáo dục kết hợp ba môi trường: 1.5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp ba môi trường giáo dục: GVCN giữ vai trò chủ đạo, đồng thời phát huy tính tích cực chủ động, ý thức tự giác, tinh thần tự quản học sinh trong mọi hoạt động. 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KẾT HỢP BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH 2.1. Vài nét về trường THCS Nguyễn Văn Linh : Trang • Trường THCS Nguyễn Văn Linh là một trường nằm ở vùng III, nằm trên địa bàn dân cư phân bố tương đối rộng trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt sự quan tâm đến giáo dục chưa được chú trọng do đó sự phối hợp giáo dục giữa ba môi trường giáo dục chưa phát huy hiệu quả. 2.2. Tình hình học tập của học sinh : Theo kết quả điều tra trường THCS Nguyễn Văn Linh năm học 2005 -2006 Trường THCS Nguyễn Văn Linh là một trường nằm trên vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tổng số học sinh toàn trường 358/180 nữ học sinh dân tộc là 92 em. Đa phần học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Tổng số lớp 11 lớp trong đó : khối 6: 3lớp ; khối 7: 3lớp ; khối 8:3lớp ; khối 9: 2 lớp Trường đóng trên địa bàn trung tâm thuận lợi cho việc đi lại của học sinh, tuy nhiên một số làng người đồng bào còn ở xa trường. Ý thức học tập của học sinh chưa cao. • Chất lượng của học sinh trong học kỳ I. Năm 2005 -2006 như sau: • Học lực : • Hạnh kiểm: 2.3. Tình hình đạo đức học sinh : Trong những năm gần đây tình hình kinh tế phát triển mạnh do đó các đối tượng học sinh tiếp xúc với nhiều loại hình văn hoá khác nhau, một phần nào tác động đến đạo đức học sinh, mặc khác do sự buông lỏng quản lý của gia đình và chính quyền địa phương dẫn đến nhiều học sinh tụ tập thành lập các nhóm gây rối làm mất trật tự ở địa phương. 2.4. Sự quan tâm của gia đình đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh: Qua thâm nhập thực tế và tìm hiểu tôi nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh giao khoán việc học tập của học sinh cho nhà trường, nhiều em không có đủ dụng cụ cần thiết để học tập. Về nhà học sinh còn tham gia lao động quá sức so với lứa tuổi. Một số gia đình có điều kiện nhưng giáo dục con em không đúng phương pháp, gây ra các tác dụng ngược lại. 2.5. Về phía chính quyền địa phương: Chính quyền thiếu sự quan tâm đồng bộ; sự phối hợp giữa các ban ngành hỗ trợ choi giáo dục địa phương còn quá mờ nhạt. Các thôn làng còn yếu kém về mọi mặt, sự quan tâm đến việc học hành và hoạt động của nhà trường còn hạn chế. 2.6. Về phía GV : Phần lớn giáo viên trong trường đều trẻ, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trong công việc. Song bên cạnh vẫn còn một vài người chưa nhiệt tình thiếu chú tâm với công việc. Do đó trong công tác thực hiện kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh hàng tháng thực hiện chưa thường xuyên và đầy đủ. Trang * Tóm lại: Trong thời gian vừa qua công tác giáo dục ở địa phương chưa được các lực lượng xã hội và gia đình quan tâm. Các hoạt động giáo dục chủ yếu là do nhà trường đơn phương thực hiện. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾT HỢP BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC: Đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường cũng như ở địa phương. Góp phần trong công việc này, tôi xi được trình bày một số biện pháp theo suy nghĩ của mình như sau: 3.1 Trao đổi thông tin qua bảng điểm môn học của học sinh: Giáo viên là người đại diện cho nhà trường tiến hành thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tiếp xúc, hiểu rõ và nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh. Do đó, GVCN là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Người GV yêu nghề và mến trẻ, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục luôn có những băn khoăn về tình trạng học tập và ý thức đạo đức của học sinh hiện nay. Làm thế nào để giảm các tác động không tốt từ môi trường bên ngoài đến học sinh? Chúng ta cần có biện pháp phối hợp hoạt động giữa nhà trường (GV) và gia đình (cha mẹ học sinh) kịp thời. Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm, để đảm bảo thông tin của học sinh về đến gia đình một cách thường xuyên và để thể hiện mối quan hệ giữa GVCN với GVBM, tôi đã lập bảng theo dõi điểm cho học sinh. Bảng điểm này gắn vào đầu trang vở học bộ môn của từng học sinh và được GVCN quản lí một cách chặt chẽ. Bảng điểm là cơ sở để phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi thông tin hàng tuần. Thông qua bảng điểm phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện của con em, từ đó có ý kiến phản hồi hoặc đề xuất với nhà trường. Về phía nhà trường và giáo viên, bảng điểm rất thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá học sinh; Đồng thời, qua đó kích thích học sinh trong việc phát huy tính tích cực và hứng thú học tập, sáng tạo bằng các con điểm cộng đại số . biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh là trong quá trình giảng dạy, có những câu hỏi khó mà học sinh trả lời được; vở bài tập hoặc vở soạn mà học sinh hoàn thành tốt giáo viên có thể khuyến khích bằng cách cộng thêm điểm thưởng cho học sinh vào cột kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút. GVCN có kế hoạch để thường xuyên báo cáo kết quả học tập và rèn luyện cho BCH hội phụ huynh lớp và nhờ họ có biện pháp thông báo kịp thời tới phụ huynh học sinh. Yêu cầu phải có ý kiến phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. 3.2. Thực hiện cam kết phối hợp: Trang GVCN đại diện cho nhà trường thực hiện bản cam kết phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Nội dung bản cam kết nêu lên những vấn đề ràng buộc trong giáo dục kết hợp giữa nhà trường với gia đình, làm cho cha mẹ học sinh thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi cam kết. Thực hiện tốt việc cam kết có nghĩa là GVCN đã thu hút được một sự ủng hộ lớn từ phía gia đình học sinh. Từ việc cam kết giáo viên khơi dậy cho cha mẹ học sinh tinh thần tự giác, ý thức quan tâm đến hoạt động học tập, rèn luyện của con em mình. Họ được tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, được quan sát sự phát triển của con cái và được chia sẻ cùng thầy cô công việc nặng nhọc của các nhà giáo dục. đồng thời qua cam kết, GVCN giúp cho cha mẹ học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em. Trong quá trình giáo dục nhà trường có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính xã hội, nhưng chính gia đình – cha mẹ làm nảy sinh cho đứa trẻ những đức tính ấy. Cha mẹ cũng nên hiểu trách nhiệm của mình để cùng với nhà trường giáo dục con, em mình phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, trí tuệ. 3.3. Trang bị kiến thức cho gia đình học sinh: GVCN cần giúp cho cha mẹ học sinh có những kiến thức về giáo dục, làm cho họ quan tâm đến giáo dục và từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể để họ thực hiện: • Cần dành cho con em thời gian học tập hợp lý, giảm thời gian lao động trong gia đình. Thường xuyên kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của học sinh nhận xét vào bảng điểm đồng thời cho ý kiến phản hồi tới GV và nhà trường. • Cần khắc phục khó khăn của gia đình để đầu tư cho con em học tập. Tạo điều kiện cho các em có đủ sách vở tài liệu để học. Giúp cho học sinh có góc học tập và hướng dẫn chúng lập thời gian biểu phù hợp với điều kiện cụ thể của gia đình. • Tham gia xây dựng quĩ khuyến học của thôn làng. • Đặc biệt phải tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức • Hoàn thành bản cam kết với nhà trường trong họp phụ huynh đầu năm. Tác động của GVCN đến gia đình học sinh là quá trình làm chuyển biến nhận thức của họ đối với công tác giáo dục. GVCN cần làm cho PHHS hiểu được lợi ích của việc đầu tư cho con cái học hành để họ cùng chia sẻ và từ đó nhà trường sẽ không còn đơn phương trong công tác giáo dục và giảng dạy cho học sinh. 3.4. GVCN huy động sự giúp sức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Trang Việc phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục là biện pháp giáo dục rất quan trọng, có tính chất tổng hợp nhằm tạo ra môi trường giáo dục học sinh toàn diện. Đó là biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường, trong lớp học và ngoài nhà trường của học sinh. GVCN là cầu nối giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục và hiệu trưởng. GVCN phải biết vận động và sử dụng các lực lượng xã hội giúp cho hiệu trưởng thông qua những công việc cụ thể của lớp học. Qua những thông tin name bắt từ cha mẹ học sinh, GV có thể giúp HT nắm bắt tình hình giáo dục để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Trong quá trình thâm nhập thực tế, thăm hỏi và trao đổi với cha mẹ học sinh, GVCN thay mặt cho nhà trường trao đổi, phổ biến tuyên truyền các biện pháp giáo dục đến cho họ và các đoàn thể trong xã hội. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ : 1. Kết luận: Trong công tác giáo dục học sinh không thể thiếu sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Muốn kết quả giáo dục đạt chất lượng cao thì gia đình nhà trường và xã hội phải gắn kết với nhau. Giáo dục, giảng dạy học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục là một việc làm lâu dài và hết sức khó khăn. Việc làm này đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình vì thế hệ học sinh thân yêu. Trên đây là những kinh nghiệm và sáng kiến của bản thân trong việc quản lí và giáo dục học sinh, kính mong được trao đổi với các đồng nghiệp. 2. Kiến nghị: Bản thân giáo viên phải tận tâm với nghề, luôn có những sáng tạo, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế nơi công tác. Giáo viên phải tạo ra sự gắn kết với học sinh và gia đình học sinh ngay từ mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên trong nhà trường. Nhà trường cần có những biện pháp hợp lí tạo điều kiện cho giáo viên được phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân, cần có những yêu cầu cụ thể hơn nữa tạo ra các động lực để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch chỉ đạo cho các thôn làng xây dựng các hương ước các qui định để phối hợp giáo dục cùng với nhà trường.Xây dựng quĩ khuyến học riêng theo từng chi hội của mỗi thôn.Lấy cơ sở của việc giáo dục con em làm tiêu chí công nhận gia đình văn hoá …An ninh các thôn thường xuyên kiểm tra các tụ điểm trong thôn PHỤ LỤC 1. BẢNG ĐIỂM MÔN : Trang Stt /ngày KT Miệng KT 15 KT 45 GV nhận xét và kí Yù kiến phụ huynh 2. BẢN CAM KẾT: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc -- BẢN CAM KẾT PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG I. NHÀ TRƯỜNG: 1. Tổ chức dạy - học theo đúng qui định của bộ giáo dục và đào tạo Báo cáo thường xuyên và định kì về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cho gia đình biết. 2. Tạo điều kiện cho học sinh có điều kiện học tập và phát huy năng khiếu và khả năng của bản thân. II. GIA ĐÌNH: 1. Tạo điều kiện cho con, em có điều kiện học tập. 2. Thực hiện phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. 3. Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức. 4. Đóng góp các khoản thu nộp đủ và đúng thời gian qui định. 5. thường xuyên có ý kiến đóng góp trong việc xây dựng nhà trường phát triển toàn diện. 6. 7. 8. Trang Bản cam kết đã được thông qua trước tập thể giáo viên và hội cha mẹ học sinh, được hai thống nhất thực hiện; nếu bean nào vi phạm, làm trái những quy định của cam kết sẽ chịu trách nhiệm trước nhà trường. Đak Krong, ngày… tháng … năm …… Đại Diện Nhà Trường Phụ Huynh GVCN (Kí ghi rõ họ tên) Trang . nghiệm và sáng kiến của bản thân trong việc quản lí và giáo dục học sinh, kính mong được trao đổi với các đồng nghiệp. 2. Kiến nghị: Bản thân giáo viên phải tận tâm với nghề, luôn có những sáng tạo, linh. sinh là quá trình làm chuyển biến nhận thức của họ đối với công tác giáo dục. GVCN cần làm cho PHHS hiểu được lợi ích của việc đầu tư cho con cái học hành để họ cùng chia sẻ và từ đó nhà trường. sinh; Đồng thời, qua đó kích thích học sinh trong việc phát huy tính tích cực và hứng thú học tập, sáng tạo bằng các con điểm cộng đại số . biện pháp kích thích hứng thú học tập của học sinh là trong

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:00

Xem thêm

w