1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nhiễm Parvovirus pot

6 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 133,87 KB

Nội dung

Nhiễm Parvovirus Bệnh còn có tên là ban đỏ truyền nhiễm. Trước đây, bệnh còn được gọi là bệnh thứ 5, vì nó đứng thứ 5 trong nhóm các bệnh hay gặp nhất ở trẻ em có dấu hiệu ban đỏ tương tự nhau. 4 bệnh đầu là sởi, rubêôn, sốt tinh hồng nhiệt và bệnh Dukes. Đây là bệnh khá phổ biến nhưng nhẹ ở trẻ và ít cần điều trị. Tuy nhiên, nhiễm parvovirus ở phụ nữ có thai có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi. Nhiễm parvovirus cũng nặng hơn ở người lớn bị một số dạng thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch. Dấu hiệu và triệu chứng Hầu hết trẻ em bị nhiễm parvovirus đều thấy bình thường. Dấu hiệu và triệu chứng sớm không đặc hiệu của bệnh gồm:  Đau họng  Sốt nhẹ  Khó chịu vùng dạ dày  Đau đầu  Đỏ mắt  Mệt mỏi  Ngứa Khoảng 7-10 ngày sau, xuất hiện ban với những đặc điểm sau:  Hồng ban trên mặt chủ yếu ở 2 má  Ban màu hồng ở cánh tay, thân mình, đùi và mông Thông thường ban xuất hiện khi bệnh sắp kết thúc. Có thể nhầm ban với các dạng phát ban do virus khác hoặc dị ứng thuốc. Trẻ nhỏ cũng có các triệu chứng như trẻ lớn. Những triệu chứng ban đầu thường kéo dài 5-10 ngày. Ban có thể xuất hiện rồi hết trong khoảng 3 tuần, trở nên dễ thấy hơn khi trẻ bị nóng hoặc phơi nắng. Ở người lớn, triệu chứng chủ yếu của nhiễm parvovirus là đau khớp, kéo dài vài ngày tới vài tuần. Triệu chứng này hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh lây truyền trong khoảng 1 tuần trước khi ban xuất hiện. Khi ban đã mọc, bệnh không còn lây và không cần phải cách ly người bệnh. Nhiễm parvovirus cũng có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng ở người lớn hoặc trẻ em. Nguyên nhân Virus parvovirus người B19 là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em lứa tuổi tiểu học trong mùa dịch vào mùa đông xuân, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bệnh lây truyền từ người sang người, giống như cúm, thường qua chất tiết đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh lây trong vòng 1 tuần trước khi ban xuất hiện. Khi ban đã mọc, bệnh thường không lây nữa. Khi nào cần đi khám Nếu trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm parvovirus mà cha mẹ không chắc chắn, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ xem liệu có phải do nguyên nhân khác hay không. Cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt trên 39 o C hoặc có những lo ngại khác. Khi phụ nữ có thai nghi bị nhiễm parvovirus, hãy đến khám bác sĩ. Một số thai phụ nhiễm parvovirus có thể truyền bệnh cho con. Mặc dù đại đa số thai phụ nhiễm parvovirus sẽ sinh con khỏe mạnh bình thường, nhưng vẫn có nguy cơ thai bị bệnh nặng và thậm chí nguy hiểm tính mạng. Sàng lọc và chẩn đoán Khoảng 1/2 số người trưởng thành có miễn dịch với parvovirus. Thai phụ hoặc người bị suy giảm miễn dịch có thể xét nghiệm máu xác định xem có miễn dịch với bệnh hay không hoặc có nhiễm bệnh không. Những xét nghiệm máu thường dùng là xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu với parvovirus. Nếu xét nghiệm cho thấy đã có miễn dịch thì không cần lo ngại gì. Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định bằng chứng đang nhiễm parvovirus, cần xét nghiệm thêm xác định xem có biến chứng (như thiếu máu chẳng hạn) đi kèm, cần phải điều trị. Nếu thai phụ bị nhiễm parvovirus, cần xét nghiệm thêm, bao gồm siêu âm và xét nghiệm máu, tới 12 tuần để theo dõi khả năng biến chứng ở thai. Biến chứng Thai phụ nhiễm parvovirus B19, đặc biệt trong 3 tháng giữa, có thể có một số biến chứng cho thai. Nhiễm parvovirus ở phụ nữ mang thai có thể gây thiếu máu nặng, thậm chí làm thai chết. Thiếu máu thai nhi có thể gây suy tim ứ huyết, biểu hiện bằng thai bị phù. Bác sĩ có thể làm siêu âm để phát hiện các dấu hiệu biến chứng ở thai. Thiếu máu thai nhi, suy tim ứ huyết và phù có thể cải thiện sau vài tuần. Bác sĩ có thể chỉ định những bước điều trị các vấn đề này, như truyền máu trực tiếp cho thai hoặc kê đơn một số thuốc có thể đi qua bánh rau vào thai. Đại đa số thai phụ nhiễm parvovirus đều sinh con bình thường khỏe mạnh, nhiễm parvovirus không làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Các biến chứng khác ở người lớn: - Ở người thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm parvovirus có thể dẫn tới thiếu máu nặng. - Ở người bị suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm parvovirus có thể dẫn tới biến chứng cần phải điều trị. Điều trị Không có điều trị đặc hiệu cho nhiễm parvovirus, nhưng có thể làm giảm triệu chứng. Dùng acetaminophen để hạ sốt và giảm đau nhức. Không được dùng aspirin cho trẻ vì có thể làm khởi phát hội chứng Reye. Không cần điều trị ban. Không cần cách ly trẻ bị bệnh. Cha mẹ thường không biết là trẻ nhiễm parvovirus cho đến khi ban mọc, mà đến lúc nay, trẻ không còn làm lây bệnh nữa. Nếu phụ nữ có thai bị nhiễm parvovirus, bác sĩ sẽ theo dõi tác động đến thai nhi. Điều trị có thể bao gồm truyền máu và dùng thuốc nếu thai bị thiếu máu, suy tim ứ huyết và phù. . Khi phụ nữ có thai nghi bị nhiễm parvovirus, hãy đến khám bác sĩ. Một số thai phụ nhiễm parvovirus có thể truyền bệnh cho con. Mặc dù đại đa số thai phụ nhiễm parvovirus sẽ sinh con khỏe mạnh. nhiễm parvovirus đều sinh con bình thường khỏe mạnh, nhiễm parvovirus không làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Các biến chứng khác ở người lớn: - Ở người thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm. parvovirus có thể dẫn tới thiếu máu nặng. - Ở người bị suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm parvovirus có thể dẫn tới biến chứng cần phải điều trị. Điều trị Không có điều trị đặc hiệu cho nhiễm parvovirus,

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21